Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.71 KB, 73 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cơ giáo Đặng
Minh Hằng đã ln tận tình chỉ dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian em
thực tập và thực hiện đồ án. Em luôn ghi nhớ về cơ với sự kính trọng và biết ơn sâu
sắc.
Em xin gửi lời cảm ơn của mình tới các thầy cơ giáo trong Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, các thầy cơ ln nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đồ án.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên K51 của Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường, các bạn đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ, góp ý giúp em hồn thành đồ án.
Và em xin bày tỏ sự biết ơn của mình tới gia đình, người thân và bạn bè của
em, mọi người đã ln bên em u thương chăm sóc, tạo mọi điều kiện giúp em
hồn thành q trình học tập tại trường và có được thành quả như ngày hơm nay.
Em xin chân thành cảm ơn .!

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 201.
Sinh viên
Bùi Công Thành

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA TẠI VIỆT NAM...2
I.1. Tổng quan về ngành sản xuất sữa....................................................................2


I.2. Quy trình sản xuất............................................................................................3
I.3. Tác động đến môi trường của ngành chế biến sữa...........................................8
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA...11
II.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học...................................................11
II.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý..................................12
II.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học................................................13
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ...............................................17
III.1. Tính chất nước thải......................................................................................17
III.2. Đề xuất công nghệ xử lý..............................................................................18
III.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ.....................................................................23
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY
SỮA CÔNG SUẤT 300m3/NGÀY........................................................................26
IV.1. Hố thu.........................................................................................................27
IV.2. Song chắn rác.............................................................................................28
IV.3. Bể điều hòa..................................................................................................30
IV.4. Bơm nước thải từ hố thu sang bể điều hòa.................................................33
IV.5. Bể tuyển nổi...............................................................................................35
IV.6. Bể lắng đợt 1..............................................................................................39
IV.7. Bể Aeroten.................................................................................................43
IV.8. Bể lắng đợt 2...............................................................................................50
IV.9. Bể khử trùng...............................................................................................54
IV.10. Bê nén bùn...............................................................................................56
KẾT LUẬN............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải tại
Nhà máy sữa Nghệ An..............................................................................................................17
Bảng 4.1. Thông số thiết kế và kích thước hố thu.............................................................28
Bảng 4.2. Thơng số thiết kế và kích thước Song chắn rác...............................................29
Bảng 4.3. Số liệu thiết kế Bể điều hịa..................................................................................33
Bảng 4.4. Đợ hịa tan của khơng khí phụ tḥc vào nhiệt đợ .........................................36
Bảng 4.5. Số liệu thiết kế Bể tủn nởi................................................................................38
Bảng 4.6. Kích thước xây dựng bể lắng 1............................................................................42
Bảng 4.7. Cơng suất hịa tan oxy vào nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn. .47
Bảng 4.8. Kích thước xây dựng bể Aeroten........................................................................50
Bảng 4.9. Kích thước xây dựng bể lắng 2............................................................................54
Bảng 4.10. Các thơng số thiết kế bể khử trùng...................................................................55
Bảng 4.11. Kích thước xây dựng bể nén bùn......................................................................58

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở Việt Nam sau năm 1990.......................2
Hình 1.2. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng...............................................4
Hình 1.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa chua tiệt trùng.............................................5
Hình 1.4. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa đặc có đường..............................................7
Hình 3.1. Quy trình xử lý nước thải phương án 1..............................................................20
Hình 3.2. Quy trình xử lý nước thải phương án 2..............................................................21

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51


DANH MỤC VIẾT TẮT
BOD:
COD:
DO:
F/M:
MLSS:
MLVSS:
SS:
TCVN:

Biochemical Oxygen Demand _Nhu cầu oxy sinh hóa,mg/l
Chemical Oxygen Demand _Nhu cầu oxy hóa học, mg/l
Dissolved Oxygen _Oxy hòa tan, mg/l
Food to microorganism _Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi sinh vật
trong mơ hình
Mixed Liquor Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng trong bùn, mg/l
Mixed Liquor Volatite Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng bay hơi
trong bùn lỏng, mg/l
Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng, mg/l
Tiêu chuẩn Việt Nam.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

MỞ ĐẦU
Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt

là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng
và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Ngày nay, khi mức sống
ngày được nâng cao thì các sản phẩm sữa càng được sử dụng rộng rãi.
Cũng như các ngành công nghiệp khác, trong những năm gần đây, ngành
công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các
sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam được bày bán và tiêu thụ khắp nơi. Hiện
nay nhu cầu tiêu thụ sữa trong cả nước đạt trên 600 triệu lít/năm, năm 2008 sữa khai
thác từ đàn bị trong nước đạt trên 120 ngàn tấn (đáp ứng 24-25% nhu cầu)
Như một hệ quả tất yếu, khi có điều kiện khai thác nguyên liệu tại chỗ, ngành
công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam sẽ có đủ các điều kiện thuận lợi để phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh
dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra
nhiều chất thải góp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nhiều nhà máy không
chú trọng và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm
trọng cho những khu vực xung quanh. Điều này thúc đẩy việc đầu tư, lựa chọn và
áp dụng những kỹ thuật xử lý chất thải phù hợp để hạn chế và loại trừ các tác động
xấu đến môi trường xung quanh.
Nhà máy sữa Nghệ An được khánh thành vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có
địa chỉ đặt tại Khu Cơng Nghiệp Cửa Lị, Tỉnh Nghệ An. Trong q trình hoạt động,
Nhà máy đã đem lại nhiều lợi ích cho tỉnh cũng như địa phương. Tuy nhiên bên
cạnh đó,về vấn đề mơi trường thì hiện Nhà máy vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Do
đó tơi chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m 3/
ngày”,hy vọng sẽ góp phần giải quyết vần đề mơi trường cho Nhà máy. Mặt khác
kết quả tính tốn trong đồ án có thể được xem xét để sử dụng cho việc thiết kế hệ
thống xử lý nước thải cho các nhà máy sữa khác. Đồ án này sẽ bao gồm các nội
dung sau :
- Tổng quan về ngành chế biến sữa tại Việt Nam và quy trình sản xuất sữa.
- Các phương pháp xử lý nước thải nhà máy sữa.
- Đề xuất và tính tốn hệ thống xử lý nước thải cơng suất 300m3/ngày.
- Tính tốn chi phi kinh tế.


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA TẠI VIỆT NAM
I.1. Tổng quan về ngành sản xuất sữa
Trong công nghệ chế biến thực phẩm, sữa là sản phẩm cao cấp có giá trị dinh
dưỡng rất cao đối với cơ thể con người có tác dụng phục hồi sức khỏe cho người lao
động, dễ hấp thụ đối với người bệnh, trẻ em và người cao tuổi.
Việt Nam vốn không có ngành chăn ni trâu bị sữa truyền thống nên khơng
có các giống trâu bị sữa chun dụng đặc thù nào. Chăn ni bị sữa xuất hiện ở
Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua những năm tháng khó khăn
của đất nước, ngành chăn ni bị sữa đã đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo nhu
cầu lương thực thực phẩm cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên ngành chăn
ni bị sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990
trở lại đây.

Hình 1.1. Số lượng bị sữa và sản lượng sữa ở Việt Nam sau năm 1990.
Trong tổng đàn bị sữa trong cả nước hiện có, trên 75% tập trung ở TP Hồ Chí
Minh và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An v.v..., khoảng
20% ở các tỉnh phía Bắc, dưới 2% ở các tỉnh miền Trung và trên 2% ở Tây Nguyên.
Hiện tại, trong cơ cấu giống đàn bò sữa cả nước bò HF thuần chiếm khoảng 10% và
bò lai chiếm khoảng 90%. Chăn ni bị sữa hiện tại chủ yếu là các hộ gia đình
(95%), ngồi ra có một số ít cơ sở chăn nuôi Nhà nước và liên doanh.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN

Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

Nhìn chung, ngành chăn ni bị sữa phát triển mạnh từ đầu những năm 1990
đến 2004, nhất là từ sau khi có Quyết định 167 nói trên. Tuy nhiên, hiện tại tổng sản
lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% lượng
sữa tiêu dùng, cịn lại phải nhập khẩu từ nước ngồi. Sau một số năm phát triển quá
nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn ni bị sữa cũng đã chững lại và
bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô
ngành hàng và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn ni “hiện đại” có quy mơ
lớn
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những
năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập
ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều
doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân.
Tổng mức sản xuất sữa của Việt Nam hiện là 234.000 tấn, mới chỉ đáp ứng 22%
nhu cầu trong nước, nhưng đã giảm mức nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm từ 90%
xuống còn 78%
Sự phát triển chiến lược của ngành sữa Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu trong nước:
từ 10% (2001) lên 22% (2005), và dự kiến tăng lên 34% (2015) & 38 % (2020).
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8
kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo
dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu
nhập bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn
hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng
lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng

cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng khơng
hồn tồn thay thế được sữa.
Như một hệ quả tất yếu, khi có điều kiện khai thác nguyên liệu tại chỗ, ngành
công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam sẽ có đủ các điều kiện thuận lợi để phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh
dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra
nhiều chất thải góp phần làm ơ nhiễm môi trường tự nhiên. Nhiều nhà máy không
chú trọng và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm
trọng cho những khu vực xung quanh. Điều này thúc đẩy việc đầu tư, lựa chọn và
áp dụng những kỹ thuật xử lý chất thải phù hợp để hạn chế và loại trừ các tác động
xấu đến mơi trường xung quanh.
I.2. Quy trình sản xuất
Có khá nhiều các cơng nghệ chế biến sữa: sữa tươi tiệt trùng, sữa nguyên
kem, sữa đặc, sữa bột … Dưới đây là một vài công nghệ chế biến sữa tiêu biểu :
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

1. Quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng
Nguyên liệu
Sữa tươi,
bột sữa gầy,
bơ sữa,
đường, chất
ổn định,
Hương,

màu,
vitamin

Phối trộn
Lọc
Thanh trùng
Làm lạnh
Khuấy trộn

Nướ
c

Chuẩn hóa
Đồng hóa
Tiệt trùng
Đóng gói
Tồn trữ

Phân phối

Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
Thuyết minh quy trình cơng nghệ sản xuất:
- Ngun liệu: Sữa tươi, bột sữa gầy, nước, bơ sữa, đường, hương, màu,
vitamin, chất ổn định được trộn đều tại hệ thống phối trộn, nhiệt độ dịch được gia
nhiệt qua vỉ trao đổi nhiệt trong q trình phối trộn.
- Sau khi sữa đã tan hồn toàn, dịch được bơm qua hệ thống lọc.
- Dịch sữa được thanh trùng trong thiết bị trao đổi nhiệt dạng vỉ, lưu nhiệt
trong ống xoắn lưu nhiệt nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có trong dung dịch sữa, sau đó
được làm lạnh nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển trong quá trình chế biến, và được
bơm vào bồn trung gian.

- Sản phẩm được chuẩn hóa
- Dịch sữa được nâng nhiệt trước khi vào máy đồng hóa

Viện Khoa học và Cơng nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

- Sau đó sẽ được bơm tiệt trùng trong hệ thống tiệt trùng và bơm vào bồn tiệt
trùng
- Sữa từ bồn tiệt trùng sẽ được bơm qua các máy đóng hộp vơ trùng, được dán
ống hút, được gói lại từng tép 4 hộp, cho vào thùng carton, chất trên pallet kiểm tra
và xuất xưởng.
- Hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng tính từ ngày đóng hộp
2. Quy trình sản xuất sữa chua tiệt trùng
Sữa tươi, bơ sữa,
sữa bột gầy,
Hương, màu,
vitamin, nước

Nguyên liệu

Phối trộn
Lọc
Thanh trùng
Ủ men
Làm lạnh

Khuấy trộn

Nước

Chuẩn hóa
Đồng hóa
Tiệt trùng
Rót hộp
Sản phẩm

Hình 1.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa chua tiệt trùng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

Thuyết minh quy trình cơng nghệ sản xuất:
- Sữa bột, bột sữa gầy, nước, bơ sữa được trộn đều tại hệ thống phối trộn, nhiệt
độ dịch được gia nhiệt qua vỉ trao đổi nhiệt trong quá trình phối trộn.
- Sau khi dịch sữa đã tan, được bơm qua hệ thống lọc
- Dịch sữa được thanh trùng trong thiết bị trao đổi nhiệt dạng vỉ, lưu nhiệt
trong ống xoắn lưu nhiệt, nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có trong dịch sữa.
- Sau khi thanh trùng dịch được hạ nhiệt, được bơm vào bồn chứa trung gian
và làm nguội đến nhiệt độ cấy men bằng hệ thống trao đổi nhiệt bồn 2 vỏ.
- Khi pH đạt đến 4.00 dịch được khuấy đều, ngưng quá trình lên men
- Dịch sữa bán thành phẩm được chuẩn hóa theo tổng số chất khơ, được chỉnh
về pH 4.00

- Dịch sữa được đưa vào máy đồng hóa
- Sau đó sẽ tiệt trùng ở bồn tiệt trùng
- Sữa chua từ bồn tiệt trùng bơm qua các máy đồng hộp vô trùng, được dán
ống hút, sản phẩm được gói lại từng tép 4 hộp, cho vào thùng carton, chất trên pallet
kiểm tra và xuất xưởng.
- Hạn sử dụng của sản phẩm là 8 tháng tính từ ngày đóng hộp.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

3. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa đặc có đường

Sữa bột, Bơ,
Chất ổn định,
vitamin, nước

Đường

Nguyên liệu

Phối trộn

Trộn đường

Lọc


Đồng hóa

Tiệt trùng

Làm nguội

Cơ đặc

Nước

Chuẩn hóa

Ổn định

Rót hộp

Dán nhãn

Đóng gói

Lưu trữ

Hình 1.4. Quy trình cơng nghệ sản xuất sữa đặc có đường

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

7



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

Thuyết minh quy trình cơng nghệ:
- Ngun liệu Bột sữa, nước, bơ sữa, đường, vitamin, chất ổn định được trộn
đều tại hệ thống phối trộn theo tỷ lệ nhất định.
- Sau khi dịch sữa đã tan, được bơm qua hệ thống lọc, loại bỏ các tạp chất cơ
và bột sữa không tan trong dung dịch.
- Dịch sữa được thanh trùng trong thiết bị trao đổi nhiệt dạng vỉ, lưu nhiệt
trong ống xoắn lưu nhiệt nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có trong dịch sữa.
- Sau khi thanh trùng dịch được hạ nhiệt, được bơm vào hệ thống cô đặc và
làm nguội bằng hệ thống trao đổi nhiệt dạng vỉ.
- Chuẩn hóa sản phẩm
- Sữa đặc từ bồn sẽ được đưa qua các máy đóng hộp vơ trùng, chất trên pallet,
kiểm tra, tồn trữ và xuất xưởng.
I.3. Tác động đến môi trường của ngành chế biến sữa
1.
Phát thải vào nước
Nước thải từ các nhà máy sữa chứa chất hưu cơ và cặn bã của các chất tẩy rửa
với nồng độ và thành phần dao động tuỳ thuộc vào quy mô nhà máy và trọng tâm
nhà máy. Ở những nơi sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, việc chuyển từ sản xuất một
sản phẩm này sang một sản phẩm khác cũng có nghĩa là nguy cơ về lượng các chất tiêu
thụ oxi và nước thải lớn hơn ở những nơi chỉ sản xuất ít chủng loại sản phẩm.
Tinh chế bằng tách chiết cũng làm tăng lượng cặn ở thiết bị tách. Các thiết bị
tách thường tự làm sạch và không gây ra cặn rắn. Cặn này được trôi khỏi thiết bị
tách vào hệ thống nước thải vào những chu kỳ hoạt động nhất định và vào lúc xả
nước trước khi rửa. Loại cặn nhỏ này chứa 95% nước và tỷ lệ tiêu thụ oxi hố sinh
dự tính là 30kg BOD7/m3. Cứ 1m3 sữa tạo ra khoảng 1,3l cặn.
Việc sản xuất các chất béo thực phẩm có thể làm tăng hàm lượng chất béo
trong nước thải. Lượng nước thừa bỏ đi và cặn phomat được đỏ vào nước thải là kết

quả của khâu sản xuất phomat.
Nước thải từ các nhà máy sữa phù hợp với các nhà máy xử lý nước thải địa
phương. Tuy nhiên, nếu lượng nước thải này quá lớn có thể gây vấn đề quá tải. ảnh
hưởng của vấn đề này đối với việc xử lý nước thải là sự hình thành một số lượng
lớn các vi khuẩn. Các cặn sẽ khó lắng. Trong vịng 24h, lưu lượng dịng chảy và
lượng chất gây ô nhiễm dao động rất nhiều. pH nước thải cũng dao động nhiều như
một hậu quả của việc thải ra các dung dịch tẩy rửa acid hoặc kiềm trong các giai
đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất.
Các nhà máy có thiết bị hiện đại tạo ra lượng nước thải nhất định. Các nhà
máy sản xuất phomat, chất béo thực phẩm và các sản phẩm khác thường sử dụng
nhiều nước hơn, khoảng 2-3m3/tấn sữa, làm lượng BOD7 tăng tới 1-5kg BOD7/tấn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

sữa.Theo báo cáo, lượng chất béo trong nước thải đạt mức 45-230g chất béo/m 3.
Nhưng sự khác nhau về lượng nước tiêu thụ và mức độ ơ nhiễm, nhìn chung là do
điều kiện cụ thể của từng nơi như trang thiết bị, trọng tâm sản xuất...Do đó, cần có
sự đánh giá riêng cho từng trường hợp cụ thể.
Tải lượng ô nhiễm trung bình của nước thải từ các nhà máy sữa:
-

Lượng nước thải 1-3m3/tấn sữa

-


BOD : 0,8 – 2,5kg/tấn sữa

-

COD = 1,5BOD

-

BOD7: 500-3500 g/m3

-

Chất rắn lơ lửng 100-1000 g/m3
- Tổng lượng phospho 10-100 g/m3
- Tổng lượng Nitơ (=6%BOD) vào khoảng 15-250 g/m3

Các sản phẩm từ sữa, bơ, phomat, nước đọng lại trong sữa chua là nguồn
chính thải ra BOD trong nước thải. Sự tao thành tương đương trong thành phần là
1kg chất béo của sữa – 3kg COD, 1kg Lactose = 1,13kg COD, và 1kg Protein =1,36
kg COD.
Yêu cầu xử lý:
Nước thải sản xuất sữa ô nhiễm hữu cơ cao (BOD và COD cao). Hàm lượng N
và P trong nước thải gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải,
làm thiếu oxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật, xảy ra quá
trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước, gây mùi hôi thối.
Các chất lơ lững trong nước gây độ đục cho nguồn nước tiếp nhận.
Các chất béo tạo lớp váng trên mặt nước, gây thiếu oxy trong nước gây mùi
khó chịu.
Ngồi ra nước thải cịn chứa một số chất tẩy rữa từ q trình vệ sinh nhà, máy
móc, thiết bị… Các chất tẩy rửa, chất sát khuẩn, các chất để trung hoà, các chất làm

lạnh, các sản phẩm dầu khống.
2. Phát thải vào khơng khí
- Sự phát thải chất đặc biệt vào khơng khí chủ yếu liên quan đến khâu phun
sấy sữa, nước thừa và hoạt động của thiết bị đun trung tâm.
- Các khí thải có mùi thường không phát sinh, trừ trường hợp làm khô các loại
sản phẩm thơm khác nhau.
- Các chất làm lạnh có thể bay ra trong trường hợp có rị rỉ hoặc có sự cố xảy
ra. Các chất làm lạnh thường dùng là CFC và amoniac.
- Các khí sinh ra khi đốt bao bì hỏng.
- Bụi trong quá trình vận chuyển của nhà máy.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

3. Tiếng ồn
Tiếng ồn từ nhà máy sữa chủ yếu phát sinh từ các quạt thơng gió và ngưng tụ,
tháp làm lạnh và hoạt động vận chuyển đến/đi khỏi nhà máy.
Ðể nhằm làm giảm tiếng ồn, cần giới hạn thời gian bốc dỡ vận chuyển hàng
hoá bằng các xe tải hạng nặng, đặc biệt là vào ban đêm. ở những nơi có vấn đề về
tiếng ồn, nên chọn sử dụng những loại ít gây tiếng ồn hơn là những loại đang dùng.
Các loại tiếng ồn khác như tiếng ồn do quạt thơng gió, máy làm lạnh có thể
làm giảm bằng các phương tiện thông thường như màn cản âm, thiết bị cách âm
4. Chất thải rắn
Cặn từ thiết bị tách: Phát sinh khi tinh chế sữa bằng phương pháp tách.
Các chất thải rắn dưới dạng giấy, chất dẻo, gỗ không thể tái chế sử dụng được
tập trung ở một bãi rác thải hợp pháp và được đem thiêu huỷ.


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA

Để xử lý nước thải thường ứng dụng các phương pháp xử lý như sau: xử lý
cơ học, hóa học, hóa – lý và sinh học. Nếu việc xả nước thải vào nguồn nước với
yêu cầu xử lý cao thì tiến hành bước xử lý bổ sung sau khi đã xử lý sinh học.
Trong quá trình xử nước thải ở các cơng xử lý khác nhau có tạo ra một lượng
lớn các loại cặn: rác ở song chắn rác, cát ở bể lắng cát, cặn tươi ở bể lắng đợt 1, bùn
hoạt tính dư (hoặc màng sinh vật) ở bể lắng đợt 2, cặn ở bể tiếp xúc… cặn cần xử lý
hợp lý để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
II.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Xử lý cơ học nhằm mục đích
- Tách các chất khơng hịa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn (rác,
nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ cặn nặng như sỏi, cát, mảnh kim loại, thủy tinh…
- Điều hồ lưu lượng và nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải.
- Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các q
trình xử lý hố lý và sinh học .
1. Song chắn rác
Song chắn rác thường được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn. Tùy
theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và mịn.
Song chắn rác thơ có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác

mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Rác có thể lấy bằng phương
pháp thủ cơng hoặc thiết bị cào rác cơ khí.
2. Bể lắng cát
Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, cuội, xỉ lị hoặc các loại tạp chất vơ cơ
khác có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm
khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến cơng
trình sinh học phía sau.
3. Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải, cặn hình
thành trong q trình keo tụ tạo bông (bể lắng đợt 1) hoặc cặn sinh ra trong quá
trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân
thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

4. Quá trình lọc
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi khơng thể loại
được bằng phương pháp lắng. Q trình lọc ít khi sử dụng trong xử lý nước thải,
thường sử dụng trong trường hợp nước sau xử lý địi hỏi có chất lượng cao.
II.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý
1. Keo tụ
Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10 -4 mm thường không thể tự lắng được
mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng
biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử

lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và dính
kết các hạt cặn lơ lửng trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng
đáng kể. Do đó, các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực
hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo tụ thích hợp như :
phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt loại FeSO4, Fe2(SO4)3 hoặc loại FeCl3. Các loại phèn
này được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hịa tan.
2. Tủn nởi
Q trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha
lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp
bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề
mặt.
3. Hấp phụ
Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha khơng hịa
tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ)
sẽ đi từ pha lỏng (hoặc pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong
dung dịch đạt cân bằng. Các chất hấp phụ thường sử dụng: than hoạt tính, tro, xỉ,
mạt cưa, silicagen, keo nhơm.
4. Trao đởi ion
Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion
trong nước như Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn … cũng như các hợp chất của asen,
photpho, xyanua, chất phóng xạ. Thường sử dụng nhựa trao đổi ion nhằm khử cứng
và khử khoáng.
5. Khử trùng
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải
nhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.
Để khử trùng có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng
bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc,…nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

II.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân
hủy những chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các sinh vật sử dụng các chất khoáng
và hữu cơ để làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng
nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng sinh sản nên sinh
khối tăng lên. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2
loại :
- Phương pháp kỵ khí : Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều
kiện khơng có ơxy.
- Phương pháp hiếu khí : Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều
kiện cung cấp ôxy liên tục.
1. Phương pháp sinh học nhân tạo
a. Q trình kỵ khí
 Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc
Q trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và nước
thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn, sau khi phân hủy hỗn hợp được đưa sang
bể lắng hoặc bể tuyển nổi để tách riêng bùn và nước. Bùn tuần hoàn trở lại bể kỵ
khí, lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật khá
chậm.
 Bể xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB)
Đây là một trong những q trình kỵ khí ứng dụng rộng rãi nhất trên thế do hai đặc
điểm chính sau :
- Cả ba q trình phân hủy-lắng bùn-tách khí được lắp đặt trong cùng một cơng
trình.

- Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng vượt xa
so với bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng
Bên cạnh đó, q trình xử lý sinh học kỵ khí UASB cịn có những ưu điểm so với
q trình bùn hoạt tính hiếu khí như :
- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành.
- Ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn.
- Bùn sinh ra dễ tách nước.
- Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí metan.
 Bể lọc kỵ khí
Bể lọc kỵ khí là một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa
carbon trong nước thải. Nước thải được dẫn vào bể từ dưới lên hoặc từ trên xuống,
tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Vì vi
Viện Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

sinh vật được giữ trên bề mặt vật liệu tiếp xúc và không bị rửa trôi theo nước sau xử
lý nên thời gian lưu của tế bào sinh vật rất cao (khoảng 100 ngày).
b. Quá trình hiếu khí
 Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
Trong q trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hịa tan và khơng hịa tan
chuyển hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng
lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước chảy liên tục vào bể Aeroten, trong đó khí
được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính cung cấp ơxy cho vi sinh vật phân
hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh khối và

kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và tại đây
bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Một lượng lớn bùn hoạt tính (25 – 75% lưu lượng)
tuần hoàn về bể Aeroten để giữ ổn định mật độ vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy
nhanh chất hữu cơ. Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng bùn tươi từ bể
lắng 1 được dẫn tiếp tục đến cơng trình xử lý bùn. Một số dạng bể ứng dụng q
trình bùn hoạt tính lơ lửng như : Bể Aeroten thơng thường, bể Aeroten xáo trộn
hồn chỉnh, mương ơxy hóa, bể hoạt động gián đoạn, . . .
 Bể Aeroten xáo trộn hồn tồn
Địi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Thiết bị sục khí cơ khí
(motour và cánh khuấy) hoặc thiết bị khuếch tán khí thường được sử dụng.
 Mương oxy hóa
Là mương dẫn dạng vịng có sục khí để tạo dịng chảy trong mương có vận tốc đủ
xáo trộn bùn hoạt tính. Vận tốc trong mương thường được thiết kế lớn hơn 3 m/s để
tránh cặn lắng. Mương ơxy hóa có thể kết hợp quá trình xử lý nitơ.
 Bể hoạt động gián đoạn (SBR)
Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm
đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính
hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả q trình xảy ra trong cùng một bể và được
thực hiện lần lượt theo các bước : (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, (4) xả cạn,
(5) ngưng.
 Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
 Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.
Vật liệu tiếp xúc thường là đá có đường kính trung bình 25 – 100 mm, hoặc vật liệu
nhựa có hình dạng khác nhau, … có chiều cao từ 4 – 12 m. Nước thải được phân bố
đều trên mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hoặc vòi phun. Quần thể vi sinh vật
sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy
chất hữu cơ chứa trong nước thải. Quần thể vi sinh vật này có thể bao gồm vi khuẩn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551


14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

hiếu khí, kỵ khí và tùy tiện, nấm, tảo, và các động vật nguyên sinh, … trong đó vi
khuẩn tùy tiện chiếm ưu thế.
Phần bên ngoài lớp màng nhầy (khoảng 0,1 – 0,2 mm) là loại vi sinh hiếu khí.
Khi vi sinh phát triển, chiều dày lớp màng ngày càng tăng, vi sinh lớp ngồi tiêu thụ
hết lượng ơxy khuếch tán trước khi ơxy thấm vào bên trong. Vì vậy, gần sát bề mặt
giá thể mơi trường kỵ khí hình thành. Khi lớp màng dày, chất hữu cơ bị phân hủy
hoàn toàn ở lớp ngoài, vi sinh sống gần bề mặt giá thể thiếu nguồn cơ chất, chất
dinh dưỡng dẫn đến tình trạng phân hủy nội bào và mất đi khả năng bám dính.
Nước thải sau xử lý được thu qua hệ thống thu nước đặt bên dưới. Sau khi ra khỏi
bể, nước thải vào bể lắng đợt hai để loại bỏ màng vi sinh tách khỏi giá thể. Nước
sau xử lý có thể tuần hồn để pha lỗng nước thải đầu vào bể lọc sinh học, đồng
thời duy trì độ ẩm cho màng nhầy.
 Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)
RBC bao gồm các đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl chloride đặt gần sát
nhau. Đĩa nhúng chìm một phần trong nước thải và quay ở tốc độ chậm. Tương tự
như bể lọc sinh học, màng vi sinh hình thành và bám trên bề mặt đĩa. Khi đĩa quay,
mang sinh khối trên đĩa tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và sau đó tiếp xúc
với ơxy. Đĩa quay tạo điều kiện chuyển hóa ơxy và ln giữ sinh khối trong điều
kiện hiếu khí. Đồng thời, khi đĩa quay tạo nên lực cắt loại bỏ các màng vi sinh
khơng cịn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đưa sang bể lắng đợt
hai.
2. Phương pháp sinh học tự nhiên
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và
nguồn nước. Việc xử lý nước thải được thực hiện trên các cơng trình :

 Cánh đồng tưới
Dẫn nước thải theo hệ thống mương đất trên cánh đồng tưới, dùng bơm và
ống phân phối phun nước thải lên mặt đất. Một phần nước bốc hơi, phần còn lại
thấm vào đất để tạo độ ẩm và cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây cỏ sinh
trưởng. Phương pháp này chỉ được dùng hạn chế ở những nơi có khối lượng nước
thải nhỏ, vùng đất khô cằn xa khu dân cư, độ bốc hơi cao và đất luôn thiếu độ ẩm.
Ở cánh đồng tưới không được trồng rau xanh và cây thực phẩm vì vi khuẩn,
virút gây bệnh và kim loại nặng trong nước thải chưa được loại bỏ sẽ gây tác hại
cho sức khỏe của người sử dụng các loại rau và cây thực phẩm này.
 Xả nước thải vào ao, hồ, sông suối
Nước thải được xả vào những nơi vận chuyển và chứa nước có sẵn trong tự nhiên
để pha loãng chúng và tận dụng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

15


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 300m3/ngày - Bùi Công Thành - Lớp CNMT K51

Khi lưu lượng và tổng hàm lượng chất bẩn trong nước thải nhỏ so với lượng
nước của nguồn tiếp nhận, ơxy hịa tan có trong nước đủ để cấp cho q trình làm
sạch hiếu khí các chất hữu cơ.
 Hồ sinh học
Hệ hồ có thể phân loại như sau : (1) hồ hiếu khí, (2) hồ tùy tiện, (3) hồ kỵ khí
 Hồ hiếu khí
Có diện tích rộng, chiều sâu cạn. Chất hữu cơ trong nước thải được xử lý chủ
yếu nhờ sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn sống ở dạng lơ lửng. Ôxy cung cấp cho
vi khuẩn nhờ sự khuếch tán qua bề mặt và quang hợp của tảo. Chất dinh dưỡng và

CO2 sinh ra trong quá trình phân hũy chất hữu cơ được tảo sử dụng. Hồ hiếu khí có
hai dạng : (1) có mục đích là tối ưu sản lượng tảo, hồ này có chiều sâu cạn 0,15 –
0,45 m; (2) tối ưu lượng ôxy cung cấp cho vi khuẩn, chiều sâu hồ này khoảng 1,5
m. Để đạt hiệu quả tốt có thể cung cấp ơxy bằng cách thổi khí nhân tạo.

Hồ tùy tiện
Trong hồ tùy tiện tồn tại 03 khu vực: (1) khu vực bề mặt, nơi đó chủ yếu vi
khuẩn và tảo sống cộng sinh; (2) khu vực đáy, tích lũy cặn lắng và cặn này bị phân
hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí; (3) khu vực trung gian, chất hữu cơ trong nước thải chịu
sự phân hủy của vi khuẩn tùy tiện. Có thể sử dụng máy khuấy để tạo điều kiện hiếu
khí trên bề mặt khi tải trọng cao. Tải trọng thích hợp dao động trong khoảng 70 –
140 kg BOD5/ha ngày.

Hồ kỵ khí
Thường được áp dụng cho xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao và cặn
lơ lửng lớn, đồng thời có thể kết hợp phân hủy bùn lắng. Hồ này có chiều sâu lớn,
có thể sâu đến 9 m. Tải trọng thiết kế khoảng 220 – 560 kg BOD5/ha ngày.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN
Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

16



×