Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bắt tay không hề đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.56 KB, 21 trang )

Tay bắt mặt mừng
Thuở xưa, người ta bắt tay nhau để đảm bảo rằng khơng ai cầm vũ khí trong tay. Cịn giờ
đây, chính cái bắt tay lại được coi là “vũ khí” để con người chinh phục thành cơng.

Bắt tay không hề đơn giản
Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt
hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn
hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác
nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua
cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có
thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn
tượng để lại cũng khác hẳn nhau.
Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ
nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động
trong giao tiếp.
Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc
vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn
tay tơi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa
hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay
của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”
1. Các yêu cầu đặt ra khi bắt tay
Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào
tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc
sử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó,
cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên
phát hiện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm
thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải
toả, thậm chí ngay cả khi muốn hồ giải mâu thuẫn một cách triệt để thì
theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể
thiếu.


Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một
bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng
thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa
ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người
cần bắt tay.


Kiểu chi phới
Nếu khi bắt tay lịng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương,
điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất
lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi
đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong q trình giao tiếp
bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó
sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.
Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể
hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu
khi bắt tay hai bàn tay bắt vng góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay
theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao
tiếp. Cách bắt tay vng góc với tay đối phương cũng là một cách tương
đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.
Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam
trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có
thể khơng cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời
mà thời tiết rất lạnh thì cũng khơng cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi
bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ
nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay.
Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm
hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện
trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó.
Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì

có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay
một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo
kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi
bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến
năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và
nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng
khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.
Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần
như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phịng bị đối với đối phương. Ngược
lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về
phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…
các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo,
cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm
tình” của họ.


Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị
thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn
mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên
đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ
khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt
tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì
trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.
Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính
đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên,
từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi
mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.
Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số
người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt
tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm

tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ
tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn
có được họ chào đón hay khơng, nếu bạn cảm thấy đối phương khơng có
ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử
sự hợp lý nhất.
Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào
chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí
thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hơn để
quyết định.
Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách
đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón
khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra
trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể
hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho
người khác hiểu lầm.
Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã
được nói đến ở phía trên khơng cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu
bạn là người có vị trí tơn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn
thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ
tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt.
Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ
rơi vào trường hợp khó xử.


Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương,
đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay
sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.
2. Các trường hợp nên bắt tay
- Gặp người quen lâu không gặp.
- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn

quen biết.
- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trị là chủ nhà hoặc
người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp
hoặc gặp cấp trên.
- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương
diện nào đó.
- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng
hoặc cung chúc người khác.
- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.
- Khi tặng quà hoặc nhận quà.
Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người
khác.
3. Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay
Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung,
tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:
- Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả
rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm
của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.


- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường
hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác,
việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con
mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
- Khi bắt tay khơng nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có
phụ nữ khi giao tiếp ngồi xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.

- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vơ cảm, khơng nói một lời nào
hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách
quá đáng.
- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương,
kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần
nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng
nên làm như vậy.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ,
hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay
ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi,
tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu
lầm.

Tránh bắt tay hời hợt - Nên luyện cách bắt tay
Quy tắc 2.3
Tránh bắt tay hời hợt - Nên luyện cách bắt tay
TTO - Chúng ta hay phải bắt tay và thường làm việc đó một cách vơ thức.
Trong một tuần làm việc bình thường, bạn phải bắt tay bao nhiêu lần? Bạn có
để tâm chút nào đến cái bắt tay đó khơng? Tuy nhiên cái bắt tay đó lại thể hiện
rất nhiều tín hiệu, vì thế bạn thực sự cần làm cho nó thật tự tin, thể hiện sự tin
cậy và chắc chắn.
Khi ai đó bắt tay bạn, bạn cần để lại cho họ cảm giác về sức mạnh, tự tin,
quyền lực và ấn tượng về một con người hoàn toàn làm chủ được bản thân. Đó chính là nhiệm vụ của bạn.
Nếu bạn còn nghi ngờ về ý nghĩa của cái bắt tay, hãy nhờ một người bạn bảo cho bạn biết.


Làm thế nào để cải thiện cái bắt tay? Hãy làm cho nó mạnh mẽ. Bạn có thể dùng bàn tay còn lại nắm cả tay
bạn và tay của sếp, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn. Nhưng đừng lạm dụng cử chỉ này cũng như đừng
làm họ bị đau.

Bạn ln có thể điều chỉnh cách bắt tay của mình để làm cho nó có cá tính và ấn tượng. Ơng tơi có cách bắt
tay thật tuyệt vời, ơng chỉ dùng hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa) với ngón cái để bắt và nắm chặt. Bạn sẽ
có cảm tưởng mình đang bắt tay với một bậc đế vương.
Bắt tay thuộc về nghi lễ, là thói quen đã có từ lâu. Hãy quên kiểu hai người đập lòng bàn tay vào nhau, giật
tay mạnh như trong nhạc Rock hay bất cứ loại nào giống phong cách Rap của những nhóm đường phố. Bạn
nên trung thành với kiểu bắt tay truyền thống và người ta sẽ nhớ đến bạn như một người tự tin và đáng tin
cậy.
Người có cái bắt tay đúng kiểu sẽ đưa tay ra bắt trước và lắc nhẹ. Họ thể hiện sự tự tin của mình bằng cách
giới thiệu tên đồng thời đưa tay ra bắt. Việc đó sẽ nói lên sự nhiệt tình, chân thành, thư thái, tự tin và ấn
tượng chung về khả năng quyết đốn. Họ cũng sẽ nhìn thẳng vào mắt bạn và nhắc lại tên bạn. Chúng ta
thường thích nghe tên của chính mình và đó sẽ là ấn tượng tốt.
Khi giới thiệu, câu đầu tiên vẫn sẽ là câu chào: Chào anh/chị. Bạn có thể có cách chào nào khác thân thiện
và hiện đại hơn, điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nhưng một Người tuân thủ luật chơi thường nói “chào anh/chị”
trước khi giới thiệu tên của mình. Tên của bạn bản thân nó đã mang tính trang trọng rồi. Khơng bao giờ
chào kiểu: “Chào. Tớ là Dave. Từ phòng Marketing”.
Câu chào này đủ làm người ta dễ chịu, khá thân thiện nhưng bạn sẽ chẳng tạo được ấn tượng với ai cả, bạn
chẳng thu được lợi thế gì và cịn đẩy bạn xuống ngang hàng với những “lính mới” trong cơ quan bạn. Tốt
hơn là bạn nên nói: “Chào chị. Tơi là David Simpson. Tơi là trưởng phịng Marketing”. Câu chào này sẽ
làm bạn tách biệt khỏi những người bình thường và làm bạn ở vị trí cao hơn những người cịn lại. Sau câu
chào đó là một cái bắt tay mạnh mẽ, tự tin và bạn sẽ chinh phục được họ.

Thành cơng qua cách bắt tay
(Dân trí) - Qua cách bắt tay bạn có thể để lại cho người tiếp xúc những ấn tượng sâu sắc.
Một cái bắt tay hồn hảo chính là chìa khóa để dẫn tới thành công do vậy hãy giành một
chút thời gian để ghi nhớ các kĩ năng cần thiết.
Cách đứng và bắt tay
Một cái bắt tay thường được thực hiện khi đang đứng ở vị trí đối diện trừ trường hợp đối
tác của bạn cũng đang ngồi. Đứng dậy chính là biểu hiện bạn tơn trọng đối tác cũng như
đang tơn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn đang ngồi hãy đứng dậy khi cái bắt tay sắp
diễn ra. Sau đó thực hiện bắt tay theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây. Bạn chỉ được

ngồi xuống khi đối tác đã đi khỏi hay ngồi xuống cùng bạn.
Các bước thực hiện một cái bắt tay thành công


Hãy đặt một chân ở phía trước đối tác và lấy đó làm điểm tựa để vươn nhẹ về phía
trước.
Nhìn vào mắt người đối diện và nở một nụ cười trong khi đưa tay ra. Quan trọng
là bạn hãy cố gắng tránh nhìn vào tay bởi chúng biết cách làm thế nào để tìm thấy nhau
mà khơng cần sự trợ giúp của đôi mắt (các đấng mày râu nên nhớ khơng bao giờ nhìn
xuống tay phụ nữ trong khi bắt tay vì điều đó có thể gây hiểu lầm rằng bạn đang nhìn vào
phần ngực của cơ ấy và sẽ khiến họ không thoải mái, và chắc chắn bạn sẽ khó giao dịch
thành cơng trong vụ kinh doanh này).
đủ.

Lịng bàn tay nên có sự tiếp xúc hồn tồn trong khi các ngón tay siết chặt vừa

-

Rung tay khoảng ba đến bốn lần trong khi mắt nhìn vào đối tác.

Thực hiện một cuộc trò chuyện nhỏ cho đến khi hai tay tách rời một cách tự
nhiên.
Đảm bảo rằng
-

Tay bạn sạch và khô ráo

-

Bàn tay mềm mại (sử dụng kem dưỡng da nếu cần thiết)


-

Móng tay được cắt sửa cẩn thận

-

Ngón tay được xòe rộng tự nhiên.

-

Hơi thở thơm tho.

-

Hàm răng phải sạch sẽ, và khơng có bất cứ mảng bám thức ăn nào.
Bắt tay trong buổi phỏng vấn xin việc

Ấn tượng mà bạn muốn để lại qua cái bắt tay trong buổi phỏng vấn đó là sự chuyên
nghiệp, chân thành và tự tin. Hãy học cách bắt tay khi bắt đầu và kết thúc buổi phỏng
vấn.
Cái bắt tay của bạn có thể bắt đầu với câu như “Xin chào bà X, tôi là Jane Smith và tôi rất
hân hạnh được gặp bà. Tôi rất hy vọng được học hỏi nhiều hơn từ bà và từ công ty”. Khi
bắt tay để kết thúc buổi phỏng vấn bạn nên nói “Bà X, tơi rất vui khi được nói chuyện
cùng bà và được hiểu thêm về cơng việc này. Tơi hy vọng những gì bà cảm nhận về tôi sẽ
giúp bà quyết định tôi có phải là người phù hợp với vị trí cơng việc này hay không”.
Luôn ghi nhớ để tăng hiệu quả cho những gì bạn nói bạn hãy ln giữ liên lạc qua ánh
mắt và nở một nụ cười ầm áp trên môi. Đừng bao giờ bỏ qua cái bắt tay khi mở đầu và



kết thúc buổi phỏng vấn bởi vì chúng chính là một trong những dấu ấn vô cùng quan
trọng trong buổi phỏng vấn.
Bây giờ bạn đừng do dự hãy đứng dậy tìm người gần nhất với bạn và bắt đầu thực hành
một cái bắt tay thắng lợi. Bạn sẽ nhận thấy một cái bắt tay hoàn hảo sẽ để lại ần tượng tốt
đẹp và rất đáng ghi nhớ…chắc chắn sẽ đem lại những thành công bất ngờ cho bạn.
Nghệ thuật bắt tay
Chỉ nên bắt tay khi tất cả cùng đứng và thẳng người (phụ nữ có
thể ngồi). Chỉ chìa tay phải, nét mặt tươi vui, bốn mắt nhìn
thẳng vào nhau. Khơng nên bắt tay người này lại nhìn sang chỗ
khác.

Ảnh: Hồng Hà.

Bắt tay là một cách chào hỏi xã giao thông thường khi gặp mặt
hoặc từ giã. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm động tác này
đúng cách.

Cần biểu thị tình cảm đúng mức khi bắt tay. Nam giới với nhau nên nắm cả bàn tay, siết
chặt, không nên giật giật nhiều. Cịn giữa nam và nữ thì chỉ nên nắm hờ, đàn ông không
nên siết mạnh tay phái đẹp quá.
Điều tối kỵ trong màn giao tiếp, chào hỏi này là miệng ngậm thuốc lá, nhai kẹo cao su,
tay gãi đầu, đeo găng hay đút túi quần.
Người có cương vị thấp không nên chủ động đưa tay ra bắt trước. Nếu có cùng cương vị
thì người nhiều tuổi hơn và nữ giới được quyền chủ động đưa tay ra trước.
Trong ngoại giao quốc tế, khi phụ nữ đưa tay ra mời, cần chú ý họ là người nước nào,
phong tục nước họ có bắt tay hay khơng bằng cách quan sát bàn tay úp hay ngửa. Trong
trường hợp 5 ngón mềm mại của người phụ nữ đó hơi thịng xuống thì nam giới nên giơ
tay ra đỡ lên và hôn môi vào các “búp măng”. Đó là điều thơng dụng trong giới thượng
lưu phương Tây. Đối với những phụ nữ có địa vị xã hội cao, phái mạnh có khi cịn phải
khuỵu một đầu gối ở tư thế nửa quỳ để hơn tay, biểu thị sự kính trọng.

Trường hợp gặp nhau ở cầu thang, người bậc trên, người bậc dưới thì khơng nên giơ tay
ra bắt dù mình ở cương vị nào. Cần phải đứng ngang bằng nhau khi làm phép lịch sự này.
Bạn càng ở cương vị cao càng phải chú ý hơn đến nghệ thuật bắt tay vì nếu khơng sẽ làm
cho những người có cương vị thấp hơn khó xử hoặc khơng hài lịng. Trong hồn cảnh có
nhiều người gặp gỡ, nếu bạn là cấp trên hay người nhiều tuổi, nên bắt tay tất cả mọi
người lần lượt từ người cương vị cao xuống đến cương vị thấp hoặc theo độ tuổi từ già
đến trẻ.


Khi tiếp khách tại nhà thì gia chủ nên giơ tay ra trước để bắt tay từng người. Trường hợp
bạn là nam giới, khi gặp một đơi vợ chồng thì nên bắt tay người vợ trước, người chồng
sau.
Ăn mặc trong việc bắt tay cũng khá quan trọng. Nam giới khi mặc veston thường không
cài hoặc chỉ cài một nút khi ngồi, nhưng khi đứng lên bạn nên nhớ cài khuy trước khi bắt
tay hoặc đưa tay ra để bắt. Cà vạt cũng không nên thả lỏng hoặc đút túi ngực khi bắt tay.
Ở nhiều nơi, người ta không chào nhau bằng những cái xiết chặt tay. Chẳng hạn, ở các
nước đạo Hồi, nam giới khơng bắt tay phụ nữ. Có những nước khi gặp nhau, hai bên chỉ
cúi đầu chào, hai tay chắp trước ngực (Thái Lan) hoặc cúi khom người (Nhật), hôn xã
giao vào trán (Nam Mỹ). Đặc biệt hơn, ở một số quốc gia như New Zealand, Polynesia,
Grecland, người dân chào bằng cách cọ mũi vào nhau.

Nghi thức bắt tay
Cập nhật: 5:35:04 29/5/2008
(Nguoilanhdao) - “Không ai muốn một cái bắt tay ẻo lả, mềm yếu nhưng có thể bạn
không nhận ra giá trị giao tiếp của đôi tay”. Jacqueline Whitmore, tác giả cuốn
"Business Class: Etiquette Essentials for Success at Work" nói.

>>Bạn có phải là một nhà lãnh đạo tài ba?
Dưới đây, một kiểu bắt tay nên được sử dụng, một kiểu cần cẩn thận và ba kiểu cần phải
tránh:

Dự phịng để đảm bảo an tồn


Lịng bàn tay của bạn áp sát, ngón cái nằm giữa các ngón tay của đối phương, lắc lên lắc
xuống từ hai hoặc ba lần một cách mạnh mẽ và quả quyết. Đây là kiểu bắt tay thể hiện sự
tự tin và ln ln thích hợp.
Phủ bàn tay


Khi bắt tay, bạn đưa bàn tay trái của mình phủ lên bàn tay của đối phương. Đây là sở
thích của các nhà chính trị gia, cách này nên được sử dụng khi bạn đã biết rất rõ về người
ấy.
Cái bắt tay của nữ hồng

Chỉ đưa đầu ngón tay, hơn là lòng bàn tay của bạn, điều này thể hiện sự khôn ngoan hơn.
Con cá yếu đuối


Một cái bắt tay yếu đuối, lỏng lẻo chỉ ra những điểm yếu và sự thiếu tự tin của bạn.
Tấn cơng

Đặt lịng bàn tay của bạn lên lịng bàn tay của đối phương là dấu hiệu thể hiện sự tấn
công.
Thân thiện


Bạn luôn luôn chủ động bắt tay đối phương thể hiện lịng nhiệt tình, mong muốn gặp
người đó. Tuy nhiên, theo nghi thức là vậy, nhưng nam giới nên chủ động bắt tay nữ giới.
Thể hiện sự tôn trọng



Hãy chắc rằng bạn đang thật sự nổi bật khi bắt tay chào hỏi hay tạm biệt. Điều này thể
hiện sự tơn trọng đối với chính bạn và với người khác.
Trực tiếp


Hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương. Khơng nên bắt tay quá lâu, nhưng bạn có thể thể
hiện sự chân thật của mình bằng việc nắm tay đối phương sau cái lắc tay lần cuối.
Hiền Trang
(Theo businessweek)

Bí quyết bắt tay
Một cái bắt tay dứt khoát và mạnh mẽ gây ấn tượng với cả nam giới và nữ giới. Nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy, có mối liên hệ mật thiết giữa những đặc trưng của cái bắt tay
"tiêu chuẩn" (về thời gian, về độ chặt chẽ) với những ấn tượng tốt đẹp trong buổi đầu tiếp
xúc.
Trong cuộc sống hiện đại, việc bắt tay khi gặp gỡ đã trở thành một thông lệ không
thể thiếu. Tuy nhiên, không chỉ là một hành động đơn thuần, bắt tay đã gần như trở
thành một tín hiệu báo hiệu cho đối tác biết về con người, cá tính và mức độ tự tin
của bạn trước đối tác. Vậy bí quyết để có được một cái bắt tay hồn hảo là gì? Hãy
làm theo những lời khuyên sau của các chuyên gia:
Chủ động bắt tay trước
Bất cứ lúc nào, trong công việc, trong các cuộc phỏng vấn xin việc, bắt tay cũng là


một nghi lễ không thể thiếu. Thông thường, một cái bắt tay đúng quy cách nên là
một cái bắt tay chắc chắn, thể hiện sức mạnh, lòng nhiệt thành và sự chuyên nghiệp
của bạn.
Bắt tay cũng thể hiện sự nồng nhiệt và thân thiện. Theo bác sĩ tâm lý, nhà tâm thần
học nổi tiếng Nancy B.Irwin, thông thường những người đưa tay chủ động là người

mạnh mẽ. Ở Mỹ, bắt tay trước còn cho thấy bạn là người cởi mở, tự tin và thú vị.

Đặt lòng bàn tay của bạn vào lịng bàn tay của đối tác
Ơng Dale Webb và ông Pauline Winick, sáng lập viên đồng thời và giám đốc một
trung tâm chuyên về nghi thức giao tiếp ở Mỹ lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
quy cách bắt tay. Theo họ, khi bắt tay, bạn nên đưa tay ra với bàn tay duỗi thẳng và
ngón tay cái hướng thẳng về phía trước.
Nắm chặt tay đối phương
Những cái bắt tay trông uể oải biểu lộ sự nhút nhát, rụt rè, mất tính chủ động, thậm
chí trơng rất thiếu thiện cảm đối với người khác, chẳng khác gì một thái độ giao tiếp
miễn cưỡng và tất nhiên đối tác của bạn cảm thấy chán ngay từ lần gặp đầu tiên. Do
đó, bạn nên tạo ấn tượng tốt đẹp cho đối tác bằng cái bắt tay với thái độ thiện chí và
mạnh mẽ. Điều này đúng cả với phụ nữ, những người thường được coi là phái yếu.


Nhẹ nhàng với từng đối tượng
Khi bắt tay những người lớn tuổi hơn, bạn nên cẩn thận, không nên nắm quá chặt bởi
những cái nắm tay quá chặt thường gây đau đớn cho đối tác. Ngay cả việc bắt tay
quá nhanh và quá mạnh cũng thường gây nên những tổn thương tương tự. Nên nhớ,
rất nhiều người có làn da nhạy cảm và dễ bị dị ứng, thậm chí có người xương cịn bị
yếu, do đó, khi bắt tay bạn cũng không nên lắc quá mạnh.
Đưa cả hai tay
Khi bắt tay bày tỏ lời chúc mừng ai đó, bạn nên đưa cả hai tay. Bởi theo lời khuyên
của các chuyên gia, khi bắt tay và dùng cả hai tay bạn nắm chặt tay đối tác, bạn sẽ
biểu lộ được với đối tác rằng bạn đang chia sẻ niềm vui, sự ấm cúng và niềm tự hào
đối với họ. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng điều này, bởi đôi khi nó lại phản tác
dụng, làm cho đối tác có cảm giác bị chế ngự và đe dọa. Tốt nhất hãy sử dụng cách
này với những người thân quen hoặc bạn đã biết rõ.
Không phân biệt phái mạnh hay phái yếu
Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều phải bắt tay. Do đó,

tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt trước đã trở thành lỗi thời.
Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ.

(theo VTV)
Việt Báo

(Theo_24h)

Bắt tay ấn tượng
Bạn đã biết cách để tạo một ấn tượng tốt ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Vậy bước tiếp theo


là gì? Đấy là một cái bắt tay.
Làm thế nào để có được một cái bắt tay mạnh mẽ, đúng tác phong cơng nghiệp.
Theo thống kê thì có khoảng 5 kiểu làm người khác không thấy thoải mái. Và nếu
bạn muốn có một cái bắt tay ấn tượng thì hãy tránh 5 kiểu bắt tay sau:

1. Cái bắt tay “ướt át”ướt át”
Bắt tay với một bàn tay ẩm ướt làm người ta cảm giác khó chịu. Sau một cuộc đấu
trí căng thẳng, mọi người hay bị ra mồ hôi ở tay, vì vậy hãy nhớ làm khơ tay trước
khi bắt đầu một cái bắt tay thân thiện.
Có hai cách để giữ cho tay bạn khơ ráo, đó là:
- Rửa tay trước khi bắt đầu một cuộc đàm phán và tránh nắm hai tay vào nhau cho
tới khi bắt tay.
- Lau tay trước khi bắt tay, có thể mang theo một ít giấy ăn, nó sẽ giúp hút ẩm ở
bàn tay để bạn có được cái bắt tay khơ ráo.
2. Bắt tay nhẹ nhàng
Một cái bắt tay nhẹ hều khiến người ta có cảm giác yếu đuối, thiếu tự tin, thiếu sự
quan tâm và thiếu cả sự nam tính nữa. Điều này rõ ràng là trái ngược lại mong đợi
của một nhà đàm phán, vì cái họ muốn là một cái bắt tay thể hiện quyền lực. Cho

nên nếu bạn có thói quen bắt tay kiểu này thì cần phải thay đổi sớm, điều này sẽ tạo
ấn tượng mạnh mẽ hơn cho người tiếp xúc với bạn.


3. Khơng bắt tay bằng cả năm ngón
Chắc chắn là điều này cũng đã xảy ra với bạn. Nhiều người chỉ bắt tay bằng 4 ngón
thơi, vì vậy bạn khơng thể nắm vào tay họ để mà bắt tay. Điều này vẫn thường xảy
ra trong lúc vội vàng hay một chút vơ ý. Khi đó bạn hãy xin lỗi người đối diện và đề
nghị có một cái bắt tay thứ hai. Nó có vẻ nghe hơi khó, nhưng mọi người sẽ đánh giá
sự tơn trọng của bạn khi có một cái bắt tay chất lượng mà thôi.
4. Bắt tay theo kiểu siết chặt
Đây là kiểu cổ điển rồi. Bạn biết là nhiều người vẫn nghĩ rằng họ có thể thể hiện
được vị thế và sức mạnh của họ chỉ bằng một cái bắt tay thật chặt. Tuy nhiên hãy để
dành sức mạnh đó cho các câu lạc bộ thể thao và thay vào đó bằng một cái bắt tay
vừa phải thơi.

5. Bắt tay như người thân trong gia đình
Từ một cái bắt tay đơn giản cũng sẽ có nhiều giải mã khác nhau. Bạn đã bao giờ nhìn
thấy những đứa trẻ chọi ngón tay với nhau mà chúng vẫn nghĩ rằng đấy là cái bắt
tay hay không? Hãy đơn giản hơn một chút. Đừng bắt tay kiểu lắt léo khiến đối tác


cảm thấy nực cười.
Bắt tay là một công việc rất đơn giản trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng nó lại thể
hiện một sự hợp tác giữa hai bên. Vì vậy hãy nhìn thẳng vào mắt đối tác để bắt đầu
một cái bắt tay ấn tượng nhé!

KHOA HỌC
Thứ bảy, 17/6/2006, 11:03 GMT+7
E-mail

Bản In
Tính cách qua cái bắt tay
Kiểu bắt tay tiêu chuẩn là nắm bàn tay đối phương với lực vừa phải,
thời gian từ 1 đến 5 giây. Tư thế dùng lực và thời gian dài hay ngắn
đều biểu lộ một cách chính xác rõ ràng và trạng thái tình cảm khác
nhau của người bắt tay.
Bắt tay đúng tiêu chuẩn: Bắt tay đúng tiêu chuẩn là lực nắm tay
Ảnh: world-psi
vừa phải, động tác chuẩn, mắt nhìn vào người đối diện. Những
người bắt tay thế này là người có tính thẳng thắn kiên nghị, thận
trọng, có tinh thần trách nhiệm, đáng tin cậy.
Kiểu bắt tay nắm lấy: Là kiểu bắt tay lấy tay mình nắm chặt bàn tay đối phương với lực
nắm khá mạnh, có thể gây cảm giác hơi đau. Người hay bắt tay kiểu này là người có đầu
óc tổ chức, có năng lực lãnh đạo, lịng tự tin cao, người có sức mạnh, kiểu bắt tay này
thoạt cho ta có cảm giác thân thiện, nhưng cũng có lúc là để che giấu biểu hiện giả tạo.
Bắt tay lỏng: Là khi bắt tay chỉ dụng nhẹ vào tay khiến cho có cảm giác chậm chạp, nhẹ
nhàng. Đây là người có tính cách ơn hịa, thoải mái, khiêm tốn, khơng chấp vặt.
Bắt tay kiểu "găng tay": Còn gọi là kiểu bắt tay khách sáo, là khi bắt tay dùng hai tay
ôm lấy bàn tay. Biểu hiện sự thành khẩn, nhiệt tình, thành thật, là người đơn hậu, hiền
lành, hết lịng với bạn bè, nhưng nếu mới biết lần đầu thì lại cần nên cẩn thận để ý coi ý
tứ của họ.
Bắt tay giữ tay lâu: Là người có tình cảm phong phú, thích kết bạn, sống trung thực.
Kiểu bắt tay "cá chết": Là khi bắt tay không dùng nguyên bàn tay mà chỉ giữ mấy đầu
ngón tay, là một kiểu bắt tay khơng chuẩn. Người thích bắt tay kiểu này là người nhạy
cảm, ơn hịa, người thiếu tự tin, nhưng là người trung thực có thể tin cậy được .
Bắt và lắc tay: Là nắm chặt lấy tay và lắc không ngừng. Đây là người lạc quan hào
phóng, cởi mở, ln ln vui vẻ, khơng lo lắng họ với mọi khó khăn luôn lạc quan yêu
đời.




×