Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường công lập trực thuộc phòng giáo duc và đào tạo huyện cầu kè, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI CÁC TRƯỜNG CƠNG LẬP TRỰC THUỘC
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI CÁC TRƯỜNG CƠNG LẬP TRỰC THUỘC
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành kế toán
Mã ngành: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. Võ Khắc Thường

CẦN THƠ, 2021


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ q báu tận tình của các thầy cơ của đồng nghiệp
và các bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu và các thầy cô Khoa sau đại học Trường Đại
học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Võ Khắc Thường, người
thầy kính mến đã hết lịng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn đã
cho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Cảm ơn các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ động viên tơi trong suốt q trình học, làm
việc và hoàn thành luận văn.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hằng


ii


TĨM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy cơng tác kế tốn ở đơn vị sự
nghiệp cơng lập cịn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới,
cơng tác kế tốn chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, cần có giải
pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tại cơng tác kế tốn tại các trường trên địa bàn
huyện Cầu Kè. Luận văn nêu rõ thực trạng về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế
toán, tài khoản kế toán, báo cáo tào chính và nêu lên được tầm quan trọng của hệ
thống cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn hiện nay. Dựa trên kết quả
nghiên cứu và khảo sát còn cho thấy đơn vị chưa quan tâm sâu sắc đến cơng tác
kiểm tra kế tốn,việc kiểm tra khơng thường xun và kịp thời. Vì vậy, cần chú
trọng nhiều hơn đến khâu lập và tiếp nhận chứng từ kế tốn.
Qua đó, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế tốn quản lý
tài chính nhằm năng cao hiệu quả quản lý tại các trường công lập trên địa bàn
huyện Cầu Kè. Bên cạnh đó các trường cần quan tâm và đầu tư trong việc đào
tạo nguồn nhân lực làm cơng tác kế tốn với trình độ ngang tầm với nhiệm vụ
đặt ra là đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp hiện hành
và cơ chế tài chính mới. Tổ chức, sắp xếp bộ máy làm cơng tác kế tốn khoa
học, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận và xử lý thơng tin
nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường công lập trên địa bàn huyện Cầu
Kè.


iii

ABSTRACT
Research is conducted to show that accounting work in public non-business
units still has many shortcomings when converting to a new financial
mechanism, accounting work has not yet met all management needs. Therefore,
there should be a solution to perfecting the accounting work in the accounting

work at schools in Cau Ke district. The thesis clearly states the current status of
the organization of accounting vouchers, accounting books, accounting
accounts, and main reports and highlights theimportance of the information
technology system in accounting work today.Based on the research and survey
results, it also shows that the unit does not pay much attention to the accounting
inspection, the checking is irregular and timely. Therefore, it is necessary to pay
more attention to the preparation and receipt of accounting vouchers.
Thereby, the thesis proposes to improve the efficiency of the financial
management accounting system in order to improve the efficiency of
management in public schools in Cau Ke district. In addition, schools need to
pay attention and invest in the training of human resources for accounting work
with a level on par with the set task of ensuring compliance with the current
administrative and non-business accounting regime and New financial
mechanism. Organize and arrange a scientific accounting system to ensure
effectiveness and efficiency in the process of receiving and processing
information in order to perfect accounting work at public schools in Cau Ke
district


iv

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Hồn thiện cơng tác kế tốn tại các
trường cơng lập trực thuộc phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh
Trà Vinh" đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những thông tin, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của các trường cơng lập trực thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hằng


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. i
TRANG CAM KẾT .......................................................................................................ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... x
TĨM TẮT ...................................................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP ................................................................................................... 9
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................... 9
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập........................................................... 9
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. ........................................................................ 11
1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc về công tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp cơng lập14
1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp công lập.............. 14
1.2.2. Nguyên tắc công tác kế tốn ...................................................................................... 15
1.3. Cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................ 17
1.3.1. Công tác vận dụng những quy định chung ............................................................... 17
1.3.2. Công tác vận dụng hệ thống chứng từ và công tác ghi chép ban đầu. .................... 18

1.3.3. Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế tốn ......................................................... 21
1.3.4. Cơng tác vận dụng hình thức kế tốn và hệ thống sổ kế tốn ................................. 23
1.3.5. Cơng tác kiểm tra kế tốn và kiểm kê tài sản ........................................................... 28
1.3.6. Công tác lập báo cáo kế tốn ..................................................................................... 31
1.3.7. Cơng tác bảo quản, lưu trữ và hủy tài liệu kế toán ................................................... 39


vi

1.3.8. Cơng tác bộ máy kế tốn ............................................................................................ 41
1.3.9. Cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế tốn ................................ 46
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC TRƯỜNG
CƠNG LẬP TRỰC THUỘC PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẦU
KÈ TỈNH TRÀ VINH. ................................................................................................ 49
2.1 Tổng quan về cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc phịng giáo dục
và đào tạo huyện cầu kè tỉnh trà vinh. ................................................................................... 49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các trường công lậptrực thuộc Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. .................................................................... 49
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo với các trường
cơng lậptrực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............... 51
2.2. Thực trạng công tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc phòng giáo dục và
đào tạo huyện cầu kè, tỉnh trà vinh. ....................................................................................... 55
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng quy định chung. ......................... 55
2.2.2. Thực trạng hoạt động vận dụng hệ thống chứng từ kế tốn và cơng tác hạch tốn
ban đầu................................................................................................................................... 56
2.2.3. Thực trạng cơng tác vận dụng hệ thống tài khoản kế tốn. ..................................... 67
2.2.4. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống sổ kế tốn .................................................. 71
2.2.5. Thực trạng cơng tác cơng tác kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản .......................... 74
2.2.6. Thực trạng công tác vận dụng hệ thống báo cáo kế tốn và phân tích thơng tin trên
báo cáo kế tốn. ..................................................................................................................... 78

2.2.7. Thực trạng cơng tác lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán ......................................... 85
2.2.8. Thực trạng cơng tácbộ máy kế tốn và người làm kế tốn ...................................... 85
2.2.9. Thực trạng cơng tác ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn ........... 88
2.3. Đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc phịng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh ............................................................ 91
2.3.1. Đánh giá chung ........................................................................................................... 91
2.3.2. Ưu điểm....................................................................................................................... 92
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................ 94


vii

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC
TRƯỜNG CƠNG LẬP TRỰC THUỘC PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH ....................................................................... 98
3.1. Yêu cầu, phương hướng và ngun tắc hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường
cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh........... 98
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện ..................................................................................................... 98
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................... 99
3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh .......................................................... 101
3.2.1. Hoàn thiện về việc lập, luân chuyển và lưu trữchứng từ ....................................... 101
3.2.2.

Hoàn thiện lập, lưu trữ hệ thống sổ kế tốn ........................................................ 102

3.2.3.

Hồn thiện cơng tác kiểm tra kế tốn .................................................................. 103


3.2.4. Hồn thiện về hoạt động bộ máy kế tốn ................................................................ 104
3.2.5. Hồn thiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn ........................ 104
3.3

Điều kiện thực hiện giải pháp ..................................................................................... 105

3.3.3. Về phía các trường cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh. ...................................................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU VIỆT NAM ......................... 113
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 115


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Bảng danh mục báo cáo tài chính ................................................................. 34
Bảng 1.3: Bảng danh mục báo cáo quyết toán. ............................................................. 38
Bảng 2.1: Bảng chứng từ đơn vị đang sử dụng ............................................................. 57
Bảng 2.2: Thực trạng về các văn bản quy định cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện.58
Bảng 2.3: Thực trạng về định mực các hội thi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện. 60
Bảng 2.4: Thực trạng về kiểm soát chi cho Giáo dục và Đào tạo trong huyện. ........... 60
Bảng 2.5: Thực trạng về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho Giáo dục và Đào tạo
trong huyện. ................................................................................................................... 61
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản của đơn vị ...................................................................... 69
Bảng 2.6: Thực trạng về áp dụng hoạch toán theo TT 107/2017 cho Giáo dục và Đào
tạo trong huyện. ............................................................................................................. 70
Bảng 2.7: Thực trạng số sách kế toán tại các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào
tạo trong huyện. ............................................................................................................. 73

Bảng 2.8: Thơng tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè ................................................................................................. 75
Bảng 2.9: Thơng tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè ................................................................................................. 76
Bảng 2.10: Bảng các mẫu Báo cáo tài chính đơn vị đang thực hiện ............................. 79
Bảng 2.11: Bảng các mẫu Báo cáo quyết toán đơn vị đang thực hiện .......................... 80
Bảng 2.12: Thơng tin hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng
GD&ĐT huyện Cầu Kè ................................................................................................. 81
Bảng 2.13: Thực trạng về công khai thực hiện chi của các đơn vi sự nghiệp trực thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. ............................................................................... 84


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN ........................ 21
Sơ đồ 1.2: Tổ chức cơng tác kế tốn tập trung .............................................................. 42
Sơ đồ 1.3: Tổ chức công tác kế tốn phân tán ............................................................... 43
Sơ đồ 1.4: Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn ................................................................ 44
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị .................................................... 52
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của các trường. ................................................................... 54
Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán ....................................................... 62
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tại đơn vị ....................................... 86
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ Trình tự hạch tốn trên máy tính ...................................................... 89


x

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quyết định giao dự tốn của UBND huyện ..................................................... 63

Hình 2: Dự kiến phân bổ phịng giáo dục...................................................................... 64
Hình 3: Thẩm định của Phịng Tài chính kế hoạch huyện ............................................ 64
Hình 4: Quyết định phân bổ của Phòng Giáo dục cho đơn vị trực thuộc...................... 65
Hình 5: Giấy rút dự tốn của đơi vị ............................................................................... 66
Hình 8 :Sổ nhật ký chung tháng 12/2018 của đơn vị chủ Quản Phòng Giáo dục cà đào
tạo huyện Cầu kè. .......................................................................................................... 72
Hình 9: Sổ cái TK008 tháng 12 năm 2020. ................................................................... 72
Hình 10 : Sổ quỹ tiền mặt tháng 12 năm 2020 ............................................................. 73
Hình 11: Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc T12/2020. ..................................................... 73
Hinh: Báo cáo kiểm kê .................................................................................................. 78
Hình Biên bản kiểm kê .................................................................................................. 78
Hình 7: Giao diện phần mềm misa đơn vị đang sử dụng .............................................. 89


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

NSNN

Ngân sách nhà nước

SNCL

Sự nghiệp công lập


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TW

Trung ương

HCSN

Hành chính sự nghiệp

VND

Việt Nam đồng

BCTC

Báo cáo tài chính

CQNN

Cơ quan nhà nước

TK

Tài khoản

BCQT


Báo cáo quyết toán

XDCB

Xây dựng cơ bản

CLB

Câu lạc bộ

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tiểu học

MN, MG

Mầm non, Mẫu giáo

TSCĐ

Tài sản cố định

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

VD

Ví dụ

BCQTNS

Báo cáo quyết tốn ngân sách

NS

Ngân sách

CCDC

Cơng cụ dụng cụ


1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách
mới đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện xã hội hóa
GD&ĐT, tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung
và các cơ sở giáo dục nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ để phát triển
đơn vị, tăng thu nhập cho công chức, viên chức và giảm dần sự phụ thuộc vào
NSNN.
Để giúp các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý tốt nguồn kinh phí được
NSNN cấp phát, giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc
giám sát đơn vị chấp hành theo luật ngân sách, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng
phí trong điều hành chi ngân sách, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết
kiệm chi phí thì một trong những biện pháp cần phải làm là hồn thiện hoạt
động cơng tác kế tốn các trường cơng lập nói riêng và các trường cơng lập trực
thuộc phịng Giáo dục và Đào tạo nói chung.
Các trường cơng lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè
là đơn vị sự nghiệp công lập thụ hưởng NSNN, cũng đã sử dụng kế tốn như
một cơng cụ đắc lực trong việc hạch toán và quản lý chi tiêu tại các trường cơng
lậptrực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Thực tế
cho thấy hoạt động kế tốn tại các trường đang từng bước hồn thiện, việc sử
dụng thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính. Do đó
thơng tin mang lại chủ yếu là tính chất báo cáo tài chính đang phát huy hết hiệu
quả thiết thực trong việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí Nhà nước. Nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất cũng như sử dụng hợp lý nguồn NSNN
và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi hoạt động kế toán nhà trường phải khoa học
và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các trường. Chính vì vậy, vấn đề hồn
thiện hoạt động kế tốn tại các trường cơng lậptrực thuộc Phịng Giáo dục và
Đào tạo có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và
phục vụ sự nghiệp giáo dục.



2

Từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác kế tốn tại
các trường cơng lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh
Trà Vinh” để làm nội dung cho luận văn thạc sỹ ngành Kế toán.
Tác giả mong muốn nội dung nghiên cứu này sẽ đóng góp cho ngành Giáo
dục huyện Cầu Kè quản lý chi tiêu ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2. Lược khảo tài liệu.
Công tác kế tốn khoa học và hợp lý góp phần cung cấp hệ thống thơng
tin kế tốn một cách hữu ích và hiệu quả phục vụ cho việc quản lý và điều hành
hiệu quả hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong các đơn vị, tổ chức nói chung
và các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Các nghiên cứu tương tự về hoạt động kế tốn
như cơng trình nghiên cứu về tổ chức kế toán đã được đề cập đến trong nhiều
cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước. Mỗi cơng trình nghiên cứu tiếp
cận vấn đề trên các khía cạnh khác nhau và giải quyết được những yêu cầu, địi
hỏi khác nhau trong thực tiễn. Các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra và đề xuất
một số giải pháp cũng như phương hướng hoạt động kế toán. Tiêu biểu có thể
kể đến như:
Tác giả Trần Thế Lữ (2014), “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn hoạt
động sự nghiệp có thu tại trường Đại học Cơng đồn” Tác giả đề cập đến thực
trạng cơng tác kế tốn và cơng tác hạch toán kế toán tại đơn vị, tác giả chỉ ra
những hạn chế trong việc vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách...Từ đó,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng và khắc phục tại đơn vị.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Đào ( 2015), “Hồn thiện tổ chức kế tốn
ở trường đại học công lập”. Tác giả đã chỉ ra một số tồn tại của cơng tác kế tốn
ở các trường đại học công lập do tác động của cơ chế bao cấp trong một thời
gian dài nên công tác kế tốn ở các trường đại học cơng lập mới chỉ dừng lại ở
việc phản ánh các khoản mục thu - chi theo hệ thống tài khoản và mục lục ngân

sách Nhà nước. Việc tổ chức vận hành công tác kế tốn chưa mang tính hệ thống
và khoa học đã gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều


3

hành kiểm soát các hoạt động trong nhà trường. Tác giả đã đề xuất một số giải
pháp hồn thiện cơng tác kế tốn ở các trường đại học cơng lập trong bối cảnh
thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học cơng lập nói chung mà chưa đi
sâu vào đơn vị cụ thể.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh (2015), “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Trường Đại học Mỹ thuật
công nghiệp”. Tác giả đã khái quát lý luận chung về tổ chức cơng tác kế tốn
trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu; thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại trường Đại học Mỹ thuật cơng
nghiệp; đưa ra phương hướng và giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
Tác giả Nguyễn Thị Phương (2017), “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn tại trường Đại học Hạ Long”.Luận văn đã khái quát đơn vị sự nghiệp cơng
lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập, từ đó tác giả đi
vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn
vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm và
hạn chế thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại trường Đại học Hạ Long và từ đó đưa
ra các giải pháp hồn thiện phù hợp.
Tác giả Phạm Quốc Dương (2015),“Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn
tại trường Cao đẳng nghề số 2 Bộ Quốc phòng”. Luận văn đã khái quát đơn vị
sự nghiệp cơng lập, cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp cơng lập, từ
đó tác giả đi vào phân tích được những vấn đề cơ bản về tổ chức hạch toán kế
toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá, đưa ra những ưu điểm,
khuyết điểm và hạn chế thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn và từ đó đưa ra các giải

pháp hoàn thiện phù hợp.
Mỗi luận văn như đã nêu trên, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào đó
đã phản ánh cơ bản được lĩnh vực và đơn vị cụ thể mình nghiên cứu. Tuy nhiên,
số lượng nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước
đang triển khai thực hiện xã hội hóa và tăng cường tự chủ tại hệ thống các


4

trường cơng lập thì nhu cầu nghiên cứu thực trạng hoạt động kế tốn tại hệ
thống các trường cơng lập để tìm ra những giải pháp hồn thiện đặt ra ngày càng
lớn.
Đặc biệt chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào trùng tên và nội
dung với đề tài của luân văn này. Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu một cách
chuyên biệt nào về vấn đề hoạt động kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc
Phịng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên tác giả chọn các trường cơng lập trực
thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạohuyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, tác giả mạnh
dạngđưa ra những đóng góp mới về lý luận và thực tiển hoạt động kế toán nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói
chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.
3.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng công tác kế tốn ở các trường cơng lập trực thuộc
Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường học trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể về cơng tác kế tốn như:
- Tổng hợp những vấn đề cơ bản về cơng tác kế tốn trong trường học và

làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận ấy vào thực tế tổ chức cơng tác kế tốn tại các
trường cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh.
- Phản ánh tình hình thực tế cơng tác kế tốn và phân tích sự cần thiết
khách quan phải hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực
thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh Qua đó đề xuất
một số biện pháp hồn thiện cơng tác kế toán tại đơn vị thực tập.


5

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kế tốn tại các
trường cơng lậptrực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà
Vinh.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc Phịng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinhnhư thế nào?
- Để hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc Phịng
Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh thì cần nhưng giải pháp gì?
- Những đế xuất, kiến nghị gì đề góp phần nâng cao chất lương cơng tác
kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện
Cầu Kè tỉnh Trà Vinh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luân văn là các vấn đề liên quan đến cơng tác kế tốn
tại các trường cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè
tỉnh Trà Vinh.
4.2. Đối tượng khảo sát.
Để thực hiện nội dung của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát chủ tài
khoản và kế toán các trường học cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo

huyện Cầu Kè.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu về cơ cấu quản lý, cơng tác kế tốn của các đơn vị
và các biện pháp đề xuất để hồn thiện những hạn chế cịn tồn tại.
- Về khơng gian: Tại các trường cơng lậptrực thuộc Phịng Giáo dục và Đào
tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


6

- Về Thời gian: Các số liệu thứ cấp hiện trạng hoạt động của các trường
cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
năm 2018,2019.2020, tài liệu của đơn vị thống kê từ năm 2018-2020
5. Phương Pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứ định tính, cụ thể như sau:
5.1 Phương pháp thống kê mơ tả.
Để có phương hướng thực hiện đề tài hồn thiện cơng tác kế tốn tại các
trường cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả.
- Phương pháp này tác giả áp dụng một số phương pháp như: Tổng hợp các
báo cáo, tài liệu, sách, bào báo, internet, các nghiên cứu trước đó đã xem xét,
đánh giá về cơng tác kế toán....
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các báo cáo tài chính và báo cáo
quyết tốn từ năm 2018-2020 tại Phịng Giáo dục và đào tạo huyện Cầu Kè (báo
cáo tổng họp của toàn ngành). Các văn bản pháp lý về kế toán như Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, nghị
định, thông tư hướng dẫn quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Các chứng từ kế tốn, sổ kế tốn và tài liệu kế toán của trường trong thời gian
qua, các báo cáo thường niên của trường, tài liệu nghiên cứu chun ngành,
sách, các bài báo, tạp chí có liên quan…

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc phỏng vấn
chuyên gia,khảo sát thu thập thông qua các câu hỏi đã được soạn sẵnkhi phỏng
vấn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối tượng chuyên gia là ban lãnh
đạo phòng,chủ tài khoản và kế tốn đang cơng tác tại các trường cơng lập trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bằng cáchgửi
phiếu câu hỏi trực tiếp hoặc qua email.


7

- Qua thu thập số liệu, tác giả phân tích, thống kê và áp dụng phương
pháp diễn dịch và qui nạp để diễn giải các nguyên tắc chung, phổ biến đến từng
trường hợp cụ thể nhằm chứng minh tính đúng đắng của vấn đề.
- Từ các thông tin thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu
xử lý có tính ngun tắc như logic, tổng hợp và phương pháp kỹ thuật cụ thể
như so sánh số liệu giữa các năm liên quan, để đánh giá xu hướng biến động
tăng, giảm và các kỹ thuật thống kê dựa vào phần mềm xử lý, được sử dụng để
phân tích thực trạng cơng tác kế tốn tại các trường.
- Các số liệu qua thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và
xử lý trên máy tính, với chương trình Excel.
5.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn những cán
bộ lãnh đạo, kế toán trưởng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Các phiếu khảo sát sẽ
được phỏng vấn thử và điều chỉnh trước khi đưa vào phỏng vấn chính thức.
Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm và
am hiểu về thực trạng hoạt động kế tốn tại các trường cơng lập trên đại bàn
huyện Cầu Kè, nhân tố ảnh hưởng và đưa ra những định hướng, giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động kế tốn.
Mục đích của phương pháp: Là việc trao đổi trực tiếp với các kế toán của
các trường về các vấn đề liên quan đến cơng tác kế tốn như: Tổ chức thơng tin

kế tốn, bộ máy kế tốn, tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác kế toán.
Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi đặt ra gồm các nội dung về cơng tác kế
tốn, những thuận lợi và khó khăn mà kế tốn tại các trường gặp phải trong q
trình hạch tốn kế tốn và xử lý chứng từ kế tốn, làm cơ sở để tìm ra các bất
cập trong cơng tác kế tốn và đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn
tại các trường.


8

Việc tham khảo ý kiến được thực hiện thông qua việc tiền hành phỏng vấn
các cán bộ lãnh đạo, quản lý và kế toán trưởng của các trường trong địa bàn
huyện Cầu Kè để đánh giá những vấn đề có tính ước định, đặc biệt là tận dụng
những kinh nghiệp và tri thực chuyên sâu của các chuyên gia để làm sáng tỏ các
vấn đề có tính phức tạp và những nhận định làm căn cứ đưa ra nhưng kết luận có
tính khoa học và thực tiển.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận
chung về hoạt động kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
- Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu hoạt động kế tốn tại các trường
cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh,
luận văn đã khái quát được thực trạng, cũng như nêu ra được những ưu điểm và
nhược điểm của công tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường cơng lậptrực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp cơng lập
Chương 2:Thực trạng cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập trực thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn tại các trường cơng lập
trực thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công
lập (SNCL) là những đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành
lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động thực hiện cung
cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình
thường của ngành kinh tế quốc dân.
Đơn vị SNCL là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập
thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội cơng cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự
hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt
động trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và
du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và cơng nghệ; sự nghiệp
kinh tế và sự nghiệp khác.
- Đặc điểm của đơn vị SNCL:
+ Thứ nhất, đơn vị SNCL là một hoạt động hoạt động theo ngun tắc phục
vụ xã hội, khơng vì mục đích kiếm lời.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp

tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho xã hội. Việc cung ứng hàng
hóa này cho thị trường chủ yếu khơng vì mục đích lợi nhuận như hoạt động
SXKD. Mà trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối
lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi cơng cộng. Nhờ đó, sẽ hỗ trợ
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển
và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống,
sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.


10

+ Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích
chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q trình tạo ra của cải vật chất
và giá trị tinh thần
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị
về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội…Mà đó
là những sản phẩm vơ hình, có thể dùng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng
trên phạm vi rộng. Vì vậy, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản
phẩm có tính phục vụ khơng chỉ bó hẹp trong một ngành hay một lĩnh vực nhất
định mà khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền tiếp.
Cũng như các hàng hóa khác, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp có giá
trị và giá trị sử dụng nhưng điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội cao. Vì vậy sản
phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu là “hàng hóa cơng cộng”, với hai đặc
điểm là “không loại trừ” và “không tranh giành”. Nói cách khác, đó là những
hàng hóa mà khơng ai có thể loại trừ những người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử
dụng nó, và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người
khác.
Việc sử dụng những “hàng hóa cơng cộng” này làm cho q trình sản xuất
của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng hiêu quả. Hoạt động sự nghiệp giáo

dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao… đem lại tri thức và sức khỏe cho lực lượng
lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động
sự nghiệp khoa học, văn học, văn hóa thông tin mang lại hiểu biết cho con người
về tự nhiên, xã hội tạo ra những công việc mới phục vụ sản xuất và đời sống…
Vì vậy, hoạt động sự nghiệp ln gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá
trình tái sản xuất xã hội.
+ Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị
chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hôi của Nhà nước.
Với chức năng của mình, Chính phủ ln hoạt động, duy trì và đảm bảo
hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để


11

thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ hoạt động các
chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ, Chương trình
xóa đói giảm nghèo… Mà những chương trình này chỉ có Nhà nước, với vai trị
của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và hiệu quả; nếu để tư nhân
thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn át mục tiêu xã hội, dẫn đến hạn chế việc tiêu
dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà
nước và các tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại các đơn vị SNCL theo các
cách khác nhau.
 Theo mức độ tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp cơng, bao gồm:
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, phần còn lại được
NSNN cấp (Gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động).
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp khơng

có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
ngân sách nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí thường xun (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên).
Việc xác định đơn vị SNCL tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động dựa
vào chỉ tiêu sau:
Mức tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường
xuyên

của

SNCL (%)

đơn

vị

=

X 100%


12

+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có mức tự
bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn100%, nhà nước
khơng phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị SNCL có
mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%.

Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động làđơn vị
SNCL có mức tự bảođảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống.
Nhà nước phải cấp tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
- Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP
Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo
đó, đơn vị SNCL được chia thành 4 loại:
Cách xác định để phân loạiđơn vị SNCL:
Mức tự đảm bảo chi
hoạt

động

thường

xuyên của đơn vị

=

X

100%

=

X

100%

SNCL (%)

Mức tự đảm bảo chi
hoạt

động

thường

xuyên và chi đầu tư
của đơn vị SNCL (%)

+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:
Là đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và chi
đầu tư (xác định theo công thức trên) bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên:


×