Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn chiến lược kinh doanh của quỹ đầu tư phát triển thành phố cần thơ đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

VÕ VĂN THỐNG

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

VÕ VĂN THỐNG

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Khắc Thường

CẦN THƠ, 2019



i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các giảng viên của
Trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là các giảng viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận
tình truyền đạt kiến thức giúp em có được những kiến thức quý báu. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu luận
văn mà cịn là hành trang q báu trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Võ Khắc Thường, người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để có thể hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển thành phố
Cần Thơ, các bạn bè, đồng nghiệp và những chuyên gia đang công tác tại Quỹ cũng
như trong ngành có liên quan đã tạo điều kiện, hỗ trợ các thông tin, đánh giá các thông
tin khảo sát - nguồn dữ liệu cho việc phân tích để cho ra kết quả nghiên cứu trong luận
văn.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Hồn chiến lược kinh doanh của Quỹ Đầu tư phát
triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Học viên thực hiện Luận văn

Võ Văn Thống



iii

TĨM TẮT
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu “Hồn thiện chiến lược kinh doanh của Quỹ
Đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025” cần phải thực hiện được 3 mục
tiêu cụ thể sau: (1) Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư phát
triển thành phố Cần Thơ trong thời gian qua (từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2018);
(2) Xác định những điểm mạnh, tìm ra những điểm yếu, đồng thời chỉ ra những cơ hội,
những thách thức trong hoạt động kinh doanh đối với của Quỹ Đầu tư phát triển TPCT
đến năm 2025; (3) Đề xuất các chiến lược và giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh
cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
Đề tài người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các
phương pháp cụ thể sau: Phương pháp chuyên gia và nhà quản lý; Phương pháp thống
kê mô tả; Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp và sử dụng các công cụ ma trận
đánh giá các yếu tố bên trong (IFE); ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE); ma
trận hình ảnh cạnh tranh (CPM); ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược và ma trận
QSPM để lựa chọn các chiến lược và đề ra giải pháp thực thi chiến lược.
Từ những phương pháp phân tích trên đề tài đã xây dựng được 4 chiến lược: (1)
Chiến lược tích cực kêu gọi hợp tác đầu tư để thu hút vốn từ khu vực tư nhân đầu tư
vào các cơng trình trọng điểm; (2) Chiến lược tăng cường huy động vốn và cung ứng
vốn trên cơ sở tăng cường công tác giám sát rủi ro; (3) Chiến lược phát triển thêm
kênh huy động vốn và mở rộng phạm vi cho vay vốn; (4) Chiến lược tập trung cũng cố
bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực.
Cuối cùng đề tài cũng đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để thực hiện chiến
lược kinh doanh của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025 nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ để góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội thành phố Cần Thơ.



iv

ABSTRACT
In order to well implement the research project, "Improving the business
strategy of the Can Tho City Development Investment Fund to 2025", the following
three specific objectives need to be implemented: (1) Analysis of the actual situation
of operation business of Can Tho City Development Investment Fund in recent years
(from the beginning of 2016 to the end of 2018); (2) Identify strengths, find
weaknesses, and point out opportunities and challenges in business activities for the
TPCT Development Investment Fund until 2025; (3) Proposing strategies and
solutions to implement business strategies for Can Tho City Development Investment
Fund until 2025.
The topic of the writer uses qualitative research methods through the following
specific methods: Method of experts and managers; Descriptive statistics method;
Methods of analysis, comparison and synthesis and the use of matrix tools to evaluate
internal factors (IFE); assessment of external factors (EFE); competitive image matrix
(CPM); SWOT matrix to generate strategies and QSPM matrix to select strategies and
propose strategic implementation solutions.
From the analytical methods on the topic, four strategies have been developed:
(1) Positive strategies calling for investment cooperation to attract capital from the
private sector to invest in key projects; (2) Strategy to increase capital mobilization
and capital supply on the basis of strengthening risk monitoring; (3) Strategy for
developing more channels of capital mobilization and expanding the scope of capital
lending; (4) Centralized strategy to strengthen the apparatus and train human
resources.
Finally, the project has also proposed specific solutions to implement the
business strategy of the Can Tho City Development Investment Fund until 2025 in
order to improve the business performance of the Fund to contribute to promoting
Socio-economic development of Can Tho city.



v
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lược khảo tài liệu ................................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4
3.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 4
3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 4
4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5
5.2.1. Phạm vi về nội dung ...........................................................................5
5.2.2. Phạm vi về không gian .......................................................................5
5.2.3. Phạm vi về thời gian ...........................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
6.1. Phương pháp chuyên gia ...............................................................................5
6.2. Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................6
6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................................. 6
6.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................6
7. Đối tượng thụ hưởng ............................................................................................ 8
8. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn ...................................... 8
8.1. Ý nghĩa về khoa học ......................................................................................8
8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn................................................................................8
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN KINH DOANH CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ............................ 9
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................. 9
1.1.1 Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ............................................................... 9
1.1.1.1 Khái niệm .........................................................................................9
1.1.1.2 Chức năng .........................................................................................9
1.1.1.3. Nguồn vốn hoạt động: ...................................................................10
1.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động ....................................................................10
1.1.2. Khái niệm chiến lược................................................................................10


vi
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh .............................................................. 12
1.1.3.1. Cấp chiến lược công ty .................................................................12
1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh .................................................12
1.1.3.3. Chiến lược cấp chức năng ............................................................. 12
1.1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với tổ chức ..................................12
1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh ................................................................ 13
1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược ............................................................. 13
1.2.2. Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh .........................................13
1.2.3. Những căn cứ để hoạch định chiến lược ..................................................14
1.3. Quá trình hoạch định chiến lược ................................................................... 15
1.3.1. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp ........................................................ 15
1.3.2. Nghiên cứu và dự báo ...............................................................................15
1.3.2.1. Các yếu tố mơi trường kinh doanh ................................................15
1.3.2.2. Phân tích nội bộ của doanh nghiệp ................................................18
1.3.3. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .......................................................20
1.3.3.1. Tầm quan trọng của mục tiêu ........................................................ 20
1.3.3.2. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp ............................................20
1.3.4. Xây dựng các phương án chiến lược ........................................................ 22
1.3.4.1. Cơ sở xây dựng các phương án chiến lược ...................................22

1.3.4.2. Nguyên tắc xác định các giải pháp và công cụ .............................. 22
1.3.4.3. Các loại chiến lược cơ bản để các nhà quản trị theo đuổi .............22
1.3.5. Lựa chọn các phương án tối ưu ................................................................ 23
1.3.6. Đánh giá lại chiến lược đã lựa chọn ......................................................... 23
1.3.7. Thông qua và quyết định chiến lược ........................................................ 23
1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược ............................................................... 24
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..........................................24
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ............................................24
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ......................................................... 25
1.4.4. Ma trận SWOT ......................................................................................... 26
1.4.5. Công cụ lựa chọn chiến lược (Ma trận QSPM) ........................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 29
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA QUỸ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................... 30
2.1. Giới thiệu tổng quan về Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ ......... 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 30
2.1.2. Chức năng của Quỹ ..................................................................................31
2.1.3. Nhiệm vụ của Quỹ ....................................................................................31


vii
2.1.4. Quyền hạn của Quỹ ..................................................................................31
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Quỹ............................................................................32
2.1.5.1. Hội đồng Quản lý Quỹ...................................................................32
2.1.5.2. Ban Kiểm soát Quỹ........................................................................32
2.1.5.3. Tổ chức bộ máy điều hành của Quỹ ..............................................32
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh doanh của
quỹ .......................................................................................................................... 34
2.2.1. Môi trường vĩ mô......................................................................................34
2.2.1.1. Tác động các yếu tố kinh tế ........................................................... 34

2.2.1.2. Đầu tư, xây dựng ...........................................................................36
2.2.1.3. Yếu tố pháp luật, chính trị, xã hội .................................................38
2.2.1.4. Môi trường công nghệ ...................................................................40
2.2.2. Môi trường vi mô......................................................................................40
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện nay của Quỹ ............................................40
2.2.2.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Quỹ ...........................................42
2.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................... 43
2.3. Phân tích các yếu tố nội bộ ............................................................................. 46
2.3.1. Nguồn nhân lực......................................................................................... 46
2.3.2. Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị cơng nghệ ..................................48
2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ .....................................................48
2.3.4. Nguồn vốn chủ sở hữu ..............................................................................49
2.3.5. Nguồn vốn huy động ................................................................................49
2.3.6. So sánh kết quả hoạt động của Quỹ năm 2016 - 2018 ............................. 49
2.3.6.1. Kết quả doanh thu ..........................................................................50
2.3.6.2. Phân bổ sử dụng chi phí ................................................................ 50
2.3.6.3. Kết quả lợi nhuận...........................................................................51
2.3.7 Một số thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt động của Quỹ ............51
2.3.7.1 Thuận lợi ......................................................................................... 51
2.3.7.2. Khó khăn ........................................................................................ 52
2.3.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ............................................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH 56
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................... 56
ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................................................... 56
3.1. Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược ............................................................. 56
3.1.1. Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của Quỹ ..............................................56


viii

3.1.2. Mục tiêu tổng thể của Quỹ .......................................................................57
3.1.2.1. Mục tiêu dài hạn ............................................................................57
3.1.2.2. Mục tiêu ngắn hạn .........................................................................57
3.2. Ma trận SWOT................................................................................................ 57
3.3 Ma trận QSPM ................................................................................................. 61
3.3.1. Ma trận QSPM cho nhóm S - O ............................................................... 61
3.3.2 Ma trận QSPM cho nhóm W- O ................................................................ 63
3.3.3. Ma trận QSPM cho nhóm S -T .................................................................66
3.3.4 Ma trận QSPM cho nhóm W- T ................................................................ 69
3.3.5. Các chiến lược được ưu tiên để thực hiện trước.......................................72
3.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược ............................................................... 72
3.4.1. Chiến lược tích cực kêu gọi hợp tác đầu tư để thu hút vốn từ khu vực tư
nhân đầu tư vào các cơng trình trọng điểm............................................................. 72
3.4.2. Tăng cường huy động vốn và cung ứng vốn trên cơ sở tăng cường công
tác giám sát rủi ro ...................................................................................................74
3.4.3. Phát triển thêm các kênh huy động vốn và mở rộng phạm vi cho vay vốn
................................................................................................................................ 74
3.4.4. Chiến lược tập trung củng cố bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực ...........76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................... xii


ix

DANH SÁCH BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

Tên bảng

Trang

Đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE
Đánh giá các yếu tố bên trong (IFE )
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận SWOT
Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược
Chỉ tiêu kinh doanh của Quỹ và của ngân hàng VCB CNCT,
BIDV CNCT
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Quỹ

Cơ cấu tổng nguồn vốn giai đoạn 2016 -2018
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ từ năm 20116 2018
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Quỹ
Ma trận SWOT của Quỹ
Ma trận QSPM nhóm S - O
Ma trận QSPM nhómW - O
Ma trận QSPM nhóm S -T
Ma trận QSPM nhóm W - T
Tổng kết điểm hấp dẫn của các nhóm chiến lược

24
25
25
26
27
41
42
43
48
49
53
57
61
64
67
69
72


x


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Tên hình

Trang

Sơ đồ các yếu tố mơi trường của doanh nghiệp
Hình ảnh trụ sở và tồn thể cán bộ cơng nhân viên Quỹ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ
Biểu đồ cơ cấu vốn huy động và tổng nguồn vốn giai đoạn
năm 2016 -2018
Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ năm 2016 2018

16
30
33
49
50


xi


DANH MC T VIT TT
T vit tt
AFD

Ting anh
Agence Franỗaise de
Dộveloppement

CADIF
CPM
BSCL
EFE
HND
IFE
QSPM
Qu
SWOT

C quan Phát triển pháp tại Việt Nam
Số điểm hấp dẫn

AS
BIDV

Tiếng việt

Joint Stock Commercial
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Bank for Investment and
Việt Nam

Development of Vietnam
Cantho city development Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Cần
investment fund
Thơ
Competitive Profile Matrix
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Đồng bằng sơng Cửu Long
External Factor Evaluation
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Hội đồng nhân dân
Internal Factor Evaluation
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Quantitative
Strategic
Công cụ lựa chọn chiến lược
Planning Matrix
Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần
Thơ
Strengths - Weakness
Opportunities - Threats

- Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội Thách thức

TAS

Tổng số điểm hấp dẫn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TPCT

Thành phố Cần Thơ

UBND

Ủy ban nhân dân

VCB

Joint Stock Commercial
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Bank for Foreign Trade of
Nam
Vietnam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng chiến lược là một việc làm thường xuyên cần thiết của các doanh
nghiệp,

việc xác định chiến lược đúng sẽ quyết định sự thành công của mục tiêu và sứ mệnh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp Việt Nam đều có chiến
lược phát triển tốt. Thất bại của doanh nghiệp là minh chứng cho sự yếu kém về
chiến lược. Chính vì thế việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp ln được quan
tâm và khơng mất đi tính thời sự ngay cả với những doanh nghiệp vốn có chiến
lược phát triển tốt. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế
giới, việc xây dựng chiến lược càng quan trọng hơn. Những cơ hội lớn mở ra cùng
những thách thức tăng lên. Sự so sánh về nguồn lực, không phải chủ yếu với doanh
nghiệp trong nước, mà cịn với doanh nghiệp nước ngồi. Để cạnh tranh thành công
các doanh nghiệp phải xác định được hướng đi đúng, chiến lược tốt, trên cơ sở nhận
biết rõ về thế mạnh, cũng như điểm yếu, cơ hội cùng với nguy cơ của mình.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít
quan tâm đến vấn đề chiến lược, thậm chí khơng xác định được cho mình một chiến
lược. Nguyên nhân cơ bản là do các doanh nghiệp này chưa nhận thức được vai trò
của chiến lược. Chiến lược phát triển giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể
cũng như về mơi trường kinh doanh bên ngồi để hình thành nên những mục tiêu chiến
lược, giải pháp thực hiện thành công những mục tiêu đó.
Thành phố Cần Thơ đang trong thời kỳ phát triển mới, thời kỳ mà Cần Thơ phải
phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa để cơ bản trở thành thành phố cơng nghiệp trong thời gian tới, đóng vai trò
động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng.
Vốn ngân sách Nhà nước là nguồn rất quan trọng nhưng chưa thể đáp ứng nhu
cầu đầu tư hiện nay của thành phố. Do đó cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư với
nhiều kênh phân phối khác nhau. Trong thời gian qua, các định chế tài chính trung
gian như: Ngân hàng thương mại, Cơng ty tài chính, các Quỹ đầu tư… đã góp phần rất
quan trọng nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội cho thành phố.
Trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu tạo ra cơ hội phát triển tăng tốc cho thành
phố và tạo động lực phát triển cho toàn vùng, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Cần
Thơ đã ra đời trực thuộc UBND TPCT, góp phần tích cực vào việc xây dựng thành

phố Cần Thơ thành một thành phố theo hướng hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Với sứ mệnh đó việc thu hút vốn và sử dụng vốn hiệu quả của Quỹ Đầu tư phát
triển thành phố Cần Thơ là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố và của toàn vùng.


2
Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đã đạt được một số kết
quả ban đầu như việc thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi thuộc các thành phần
kinh tế, các tổ chức kinh tế - xã hội và tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
để đầu tư cho các dự án, chương trình mục tiêu như: đầu tư xây dựng dây chuyền sản
xuất, mở rộng nhà xưởng, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xây dựng
cơ sở hạ tầng đơ thị....Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành
phố. Ngoài ra, Quỹ cịn tham gia góp vốn thành lập cơng ty cổ phần. Để có thể mở
rộng quy mơ kinh doanh của Quỹ, mở rộng thị trường, nhằm nâng cao lợi nhuận và
tránh được các rủi ro gây tổn thất lớn, việc triển khai công tác hoạch định chiến lược
phát triển kinh doanh của Quỹ là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, người viết đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chiến
lược kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025” với
mong muốn từ thực tế nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ sẽ đưa ra
giải pháp nhằm đóng góp một số ý kiến của mình tạo thêm cơ sở cho các quyết định
chiến lược liên quan đến sự phát triển của Quỹ.
2. Lược khảo tài liệu
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty là chủ đề luôn được các nhà quản
trị quan tâm, hiện nay có khá nhiều tài liệu nghiên cứu thực hiện tại các công ty, doanh
nghiệp, đơn vị, người viết đã chọn một số tài liệu để lược khảo như:
Nghiên cứu của Lê Vũ Hùng (2008), đã thực hiện nghiên cứu Hoạch định chiến
lược kinh doanh cho công ty TNHH Tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 - 2015. Dựa
trên cách tiếp cận phân tích thực trạng hoạt động của cơng ty về nguồn lực và kết quả

hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời phân tích các yếu tố bên trong, bên ngồi
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơng ty nhằm làm căn cứ hình thành các chiến
lược phát triển cho cơng ty TNHH Tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 - 2015. Trên cơ
sở kết quả phân tích được, các chiến lược được xây dựng thơng qua mơ hình SWOT
bao gồm: Chiến lược xâm nhập thị trường; Chiến lược khai thác thị trường mới; Chiến
lược phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Ngọc (2009), đã thực hiện nghiên cứu về xây
dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất chế biến thức ăn thủy sản
BIOFEED. Cũng dựa trên cách tiếp cận phân tích được thực trạng và đánh giá được
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, đồng thời phân tích
được các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như môi
trường vi mô, môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng ma trận SWOT và QSPM để lựa chọn các chiến lược phù hợp, từ đó làm cơ sở
đề xuất các kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu đề ra của công ty.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Huỳnh Như (2011), đã thực hiện nghiên cứu Hoạch
định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh
Hậu Giang. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp kết hợp với các cơng cụ phân tích như: ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận


3
các yếu tố bên ngồi (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, SWOT, ma trận vị trí chiến
lược và đánh giá hoạt động (SPACE) và ma trận chiến lược có khả năng định lượng
QSPM để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp và các giải pháp kèm theo. Cụ thể
các giải pháp như: Đào tạo nguồn nhân lực, Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Định vị
thương hiệu, hồn hiện bộ máy tổ chức tại ngân hàng.
Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Oanh (2012) đã thực hiện nghiên cứu Xây dựng
chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Bia Sài Gòn-Miền Trung. Tác giả xây
dựng được cơ sở lý thuyết liên quan đến chiến lược kinh doanh và phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh và cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp. Trên cơ sở phân tích mơi trường kinh doanh và dựa vào xu hướng phát triển
của ngành bia, mục tiêu kinh doanh của cơng ty, từ đó tác giả xây dựng được các chiến
lược kinh doanh cho công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung. Các chiến lược kinh
doanh bao gồm: Chiến lược chi phí thấp, Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và Chiến
lược tập trung.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2014) đã thực hiện nghiên cứu Hoạch
định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH một thành viên giầy Thụy Khuê đến
năm 2020. Tác giả phân tích dựa trên ma trận SWOT, ma trận BCG và QSPM, trên cơ
sở kết hợp kết quả phân tích từ các ma trận trên, tác giả xây dựng các chiến lược kinh
doanh cho Công ty TNHH một thành viên giầy Thụy Khuê đến năm 2020. Các chiến
lược bao gồm: Chiến lược tăng trưởng tập trung, Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa
dạng hóa đồng tâm, Chiến lược Marketing, Chiến lược quản lý nguồn nhân lực. Đồng
thời, qua đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp Cơng ty TNHH một
thành viên giầy Thụy Khuê hoạt động hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Phạm Hồng Mai (2014) đã thực hiện nghiên cứu Hoạch định
chiến lược phát triển kinh doanh tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội. Nghiên cứu hoạch
định chiến lược dựa trên mơ hình PEST, M.Porter, SWOT. Kết quả phân tích đã chỉ ra
được 4 chiến lược kinh doanh cho Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội, các chiến lược bao
gồm: Chiến lược phát triển kinh doanh theo mơ hình ngân hàng bán lẻ, Chiến lược
phát triển mạng lưới hoạt động, chiến lược thâm nhập thị trường, và Chiến lược thay
đổi hình thức tổ chức. Bên cạnh đó, thơng qua ma trận QSPM, nghiên cứu chỉ ra chiến
lược tối ưu nhất cho ngân hàng này là: “Chiến lược phát triển kinh doanh theo mơ hình
ngân hàng bán lẻ”.
Trần Văn Thưởng (2016) đã thực hiện nghiên cứu Xây dựng chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH Novaglory giai đoạn 2016-2020. Tác giả tiến hành phân tích
về mơi trường bên trong, bên ngồi, nhằm rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ
và cơ hội ảnh hưởng đến công ty. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng các ma trận
IFE, EFE, Ma trận hình ảnh cạnh tranh, Ma trận SWOT và Ma trận QSPM, nhằm hỗ
trợ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của công
ty giúp cho sự tồn tại và phát triển bền vững hơn. Các chiến lược được đề xuất bao

gồm: Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, Chiến lược phát triển sản phẩm,


4
Chiến lược phát triển thị trường, Chiến lược hội nhập về phía trước, Chiến lược hội
nhập dọc về phía sau, Chiến lược thu hút nguồn nhân lực, Chiến lược cải cách quy
trình sản xuất và Chiến lược liên doanh liên kết.
Nguyễn Anh Tuấn (2017) đã thực hiện nghiên cứu Hoạch định chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH và dịch vụ linh chi đến năm 2020. Nghiên cứu hoạch định
chiến lược kinh doanh cho công ty dặ trên cơ sở phân tích các ma trận như: Ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), Ma
trận SWOT, Ma trận BCG, và QSPM. Kết quả phân tích xây dựng được các chiến lược
kinh doanh như: Chiến lược tập trung hóa nguồn lực, Chiến lược xây dựng hoàn thiện
bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực, và Chiến lược quản lý hệ thống doanh
nghiệp.
Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu có liên quan cho thấy, mỗi công ty, đơn vị với
đặc điểm ngành nghề kinh doanh, thời gian và không gian nghiên cứu khác nhau sẽ có
các chiến lược đề xuất khác nhau nhằm đạt được mục tiêu chung là tồn tại, phát triển
kinh doanh của công ty trong thời gian dài. Song song, các nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp phân tích cơ bản giống nhau như: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia,
phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp kết hợp với qui trình xây
dựng chiến lược kinh doanh, từ đó hoạch định được các chiến lược kinh doanh tốt phù
hợp tình hình nội lực của công ty và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh
thích hợp cho từng thời điểm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ
đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên cần phải đạt được 03 mục tiêu cụ thể như

sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển
thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
Mục tiêu 2: Xác định những điểm mạnh, tìm ra những điểm yếu, đồng thời chỉ ra
những cơ hội, những thách thức trong hoạt động kinh doanh đối với Quỹ Đầu tư phát
triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
Mục tiêu 3: Đề xuất các chiến lược và giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh
của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ
như thế nào?
- Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và những yếu tố nội bộ của Quỹ tạo
ra những cơ hội và thách thức gì đối với sự phát triển của Quỹ trong thời gian tới?


5
- Chiến lược kinh doanh mà Quỹ có thể áp dụng đến năm 2025 là những chiến
lược nào? Nội dung của chiến lược được xác định? Giải pháp chủ yếu nào cần triển
khai để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đó?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Quỹ
đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Phạm vi về nội dung
Các vấn đề hoạt động kinh doanh của Quỹ như: đầu tư trực tiếp; cho vay tín dụng
đầu tư; nguồn vốn ủy thác, nguồn nhân lực.
5.2.2. Phạm vi về không gian
Luận văn được nghiên cứu tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ.
5.2.3. Phạm vi về thời gian

Luận văn sử dụng số liệu của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ từ đầu
năm 2016 đến cuối năm 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính thơng qua các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp chuyên gia và nhà quản lý; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp
phân tích, so sánh và tổng hợp.
6.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên
gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
Chun gia bên trong cơng ty để đánh giá các yếu tố môi trường bên trong,
chun gia bên ngồi cơng ty đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi.
- Đối tượng khảo sát phỏng vấn là các nhà quản lý cấp cao, các nhà quản lý cấp
trung và các chuyên gia trong lĩnh vực, tín dụng, đầu tư trực tiếp, quản lý sử dụng
nguồn vốn, quản lý nhân sự.
- Danh sách các chuyên gia ở trong phần Phụ lục đính kèm
- Nội dung xin ý kiến tập trung vào 4 vấn đề chính: 1) Danh mục các yếu tố môi
trường (vĩ mô và vi mơ) và danh mục các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp; 2) Mức độ quan trọng của các yếu tố; 3) Điểm phân
loại của các yếu tố; 4)Điểm hấp dẫn của các chiến lược ưu tiên lựa chọn.
- Luận văn sẽ sử dụng thang đo cấp quãng (interval scale) của hệ
thang đo trong nghiên cứu khoa học của Stevens (1951) với thang Likert. Thang
đo Likert 5 bậc đi từ “ hoàn toàn ít quan trọng” đến “ rất quan trọng”; thang đo Likert
4 bậc đi từ “ rất không tốt” đến “ rất tốt” (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Kết quả phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng thơng qua điểm
(giá trị) mức độ quan trọng trung bình/phân loại (mean) của các yếu tố. Mức độ quan
trọng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh được xác


6
định bằng điểm mức độ quan trọng trung bình của yếu tố đó chia cho tổng số điểm

trung bình của tất cả các yếu tố trong ma trận.
6.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu
và tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho q trình phân
tích, dự đốn và ra quyết định.
Được áp dụng trong việc thu thập và xử lý số liệu, các báo cáo tài chính, các kết
quả điều tra trong việc phân tích mơi trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh,
phân tích nội bộ.
6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và
xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực
tiễn và khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài
liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu
sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân
tích tạo ra một hệ thơng lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Được áp dụng trong đánh giá môi trường kinh doanh và xác định điểm phân loại,
điểm hấp dẫn của các yếu tố trong ma trận của khung phân tích hình thành chiến lược.
6.4. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp nghiên cứu định tính
– Phỏng vấn nhóm (Focus Groups): Là một cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi
một người điều khiển đã được tập huấn theo hướng khơng chính thức nhưng rất linh
hoạt với một nhóm người được phỏng vấn. Người điều khiển có nhiệm vụ hướng dẫn
thảo luận nhóm. Mục đích của kỹ thuật này nhằm đạt được những hiểu biết sâu sắc vấn
đề nghiên cứu bằng cách lắng nghe một nhóm người được chọn ra từ một thị trường
mục tiêu phù hợp với những vấn đề mà người nghiên cứu đang quan tâm. Giá trị của
phương pháp này là ở chỗ những kết luận ngoài dự kiến thường đạt được từ những ý
kiến thảo luận tự do của nhóm. Thảo luận nhóm là một phương pháp nghiên cứu định
tính quan trọng nhất và cũng đang được sử dụng phổ biến trong thực tế nghiên cứu
Marketing.

– Phỏng vấn chuyên sâu (Depth Interview): Là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, trực
tiếp và khơng chính thức. Trong phương pháp phỏng vấn này người trả lời được hỏi về
các khía cạnh niềm tin, thái độ và cảm nghĩ về chủ đề nghiên cứu dưới sự điều khiển
của người phỏng vấn có kỹ năng cao. Đặc điểm phỏng vấn chuyên sâu là : Cũng giống
như phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn cá nhân cũng là một kỹ thuật trực tiếp và
không cầu kỳ để thu thập thông tin, nhưng khác ở chỗ phỏng vấn cá nhân chỉ có hai
người đối diện: người phỏng vấn và người được phỏng vấn (one-to-one). Thời gian
phỏng vấn có thể từ 30 phút đến 1 giờ
– Một số kĩ thuật có thể sử dụng


7
+ Kĩ thuật liên tưởng: Là kỹ thuật trong đó người được phỏng vấn trình bày ý
kiến với sự kích thích và được hỏi bằng bảng liệt kê các từ để trả lời từng từ một mà từ
đó sẽ rất gợi nhớ.
+ Kỹ thuật hồn chỉnh: Là kỹ thuật địi hỏi người được phỏng vấn hồn chỉnh
những tình huống chưa kết thúc các vấn đề quan tâm. Nói chung, kỹ thuật hoàn chỉnh
được sử dụng trong nghiên cứu marketing là hoàn thành câu dỡ dang hay một câu
chuyện.
+ Kỹ thuật dựng hình: Là kỹ thuật địi hỏi người được phỏng vấn trình bày câu
trả lời theo hình thức của một câu chuyện, một mẫu đàm thoại hay mô tả. Kỹ thuật này
bao gồm hai hình thức: diễn giải qua tranh ảnh và đặt lời chú giải cho phim hoạt hình.
+ Kỹ thuật diễn cảm : Người được phỏng vấn trong kỹ thuật này trình bày câu
trả lời dưới hình thức kể hay quan sát và trả lời những câu hỏi có liên quan đến cảm
nghĩ và thái độ của người khác đối với vấn đề nghiên cứu. Họ không chỉ trình bày cảm
nghĩ riêng của họ mà cịn nhận xét cảm nghĩ của người khác thơng qua việc đóng vai
trị người thứ ba.
b. Phương pháp quan sát và điều tra
+ Quan sát :
Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của

con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi
nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người:
nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai,
mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới. Quan sát là một phương pháp thu
thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây khơng phải một phương
pháp điều tra vì khơng có các câu hỏi hay câu trả lời như thường lệ. Tuy vậy muốn
phương pháp này đạt kết quả tơt cần phải có một mẫu nghiên cứu thích đáng.
+ Phỏng vấn:
Phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu mà người
phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp nhau trực tiếp để hỏi và trả lời. Địa điểm
phỏng vấn thường ở các trung tâm thương mại, trên đường phố, trên phương tiện giao
thông công cộng hay tại nhà ở. Mức độ chính xác của số liệu thu thập phụ thuộc vào
kỹ năng đặt câu hỏi một cách khéo léo, sự tinh tế trong việc nêu câu hỏi nhằm theo dõi
và kiểm tra đối tượng phỏng vấn.
Phỏng vấn nhóm cố định: Nhóm cố định bao gồm một số đối tượng không đổi,
định kỳ trả lời các bảng câu hỏi (người tiêu dùng, hộ gia đình, doanh nghiệp…). Tùy
theo mục tiêu phỏng vấn, có thể duy trì nhóm cố định trong một tuần, một tháng, một
năm hay nhiều hơn. Hình thức phỏng vấn nhóm cố định: phỏng vấn cá nhân các thành
viên trong nhóm, phỏng vấn bằng điện thoại hay thư tín.
Phỏng vấn bằng điện thoại: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu được tiến hành
bằng cách bố trí một nhóm người phỏng vấn tập trung phỏng vấn khách hàng với
nhiều máy điện thoại kết nối với tổng đài để dễ kiểm tra người phỏng vấn. Yêu cầu đối


8
với người phỏng vấn là phải cảm nhận đối tượng phỏng vấn trong một khung cảnh mà
anh ta khơng nhìn thấy. Phương pháp này được áp dụng khi số đông người được hỏi có
máy điện thoại; và khi cuộc điều tra địi hỏi phải có một mẫu nghiên cứu phân bố rộng
trên các vùng địa lý thì phương pháp điều tra bằng điện thoại là tiện lợi nhất.
Phỏng vấn bằng thư tín: Với phương pháp này người phỏng vấn gửi cho người

dự phỏng vấn một bảng câu hỏi qua đường bưu điện và chờ trả lời. Phương pháp này
không phải bao giờ cũng tốt, nhưng nó có những ưu điểm mà các phương pháp khác
lại khơng có.
– Phương pháp phỏng vấn bằng thư tín có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác
nhau, kể cả vấn đề riêng tư, và do không gặp mặt người hỏi nên người trả lời tự chủ
khi trả lời câu hỏi, không bị chi phối bởi người hỏi.
– Không bị giới hạn chặt chẽ về thời gian nên người được hỏi có thể suy nghĩ
chín chắn trước khi trả lời, và vào thời gian thuận tiện nhất.
– Có thể hỏi được nhiều người do phí tổn thấp; đối tượng được hỏi ở quá xa, tản
mát vẫn có thể phỏng vấn được bằng phương pháp này.
– Có thể sử dụng tài liệu để minh họa kèm với bảng câu hỏi.
7. Đối tượng thụ hưởng
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp kết quả nghiên cứu là đơn vị Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Cần Thơ trong việc định hướng phát triển trong thời gian tới và tài liệu tham
khảo áp dụng xây dựng chiến lược phát triển các Quỹ địa phương khác.
8. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa về khoa học
Góp phần củng cố và bổ sung lý thuyết về quản trị chiến lược của một tổ chức,
cung cấp các nền tảng kiến thức nhất định về chiến lược cho các nghiên cứu sau này.
8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được áp dụng để hoàn thiện, bổ sung
cho kế hoạch phát triển kinh doanh của Quỹ đã thực hiện nhưng chưa được quan tâm
đúng mức. Do vậy, việc hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2025 là rất cần
thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương như sau:
Mở đầu: Giới thiệu nghiên cứu. Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.
Chương 2: Tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng

đến Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển
thành phố cần thơ đến năm 2025.
Kết luận kiến nghị: Đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được về các chiến lược
kinh doanh của Quỹ cần theo đuổi, nêu ra một số kiến nghị và hạn chế của luận văn.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1.1 Quỹ Đầu tư phát triển địa phương
1.1.1.1 Khái niệm
Quỹ ĐTPT địa phương là một định chế tài chính của địa phương nhằm ĐTPT hạ
tầng kỹ thuật.
Quỹ ĐTPT địa phương là tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động đầu tư
của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng,
những dự án khơng có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng
đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với KT - XH theo địa bàn và có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hố thơng qua các kênh khác
nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT địa phương.
Quỹ ĐTPT địa phương là công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính
phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến
lược phát triển KT - XH đã được HĐND tỉnh, thành phố phê chuẩn.
Vốn của Quỹ ĐTPT địa phương là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn
khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các
nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.

Hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có
và tạo nên một mạng lưới đầu tư hồn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Hình thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thị trường vốn trong nước.
Như vậy Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức tài chính của chính quyền địa
phương (chính quyền cấp tỉnh, thành phố hoặc chính quyền các bang đối với các quốc
gia có tổ chức hành chính theo mơ hình liên bang) thực hiện chức năng đầu tư tài
chính và đầu tư phát triển. Quỹ ĐTPT địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều
lệ, có bảng cân đối kế tốn và con dấu riêng. Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo
ngun tắc tự chủ về tài chính, bảo tồn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu
rủi ro.
1.1.1.2 Chức năng
Tiếp nhận vốn NSĐP, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài
hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo
nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng KT – XH của địa phương.


10
Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác; phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương theo uỷ quyền của UBND tỉnh, thành phố để huy động vốn cho NSĐP.
Nhận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ
phát triển nhà ở và một số Quỹ khác.
Thực hiện ĐTTT vào các dự án, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp;
uỷ thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ.
1.1.1.3. Nguồn vốn hoạt động:
a) Vốn chủ sở hữu
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Quỹ ĐTPT địa phương bao gồm: vốn điều
lệ được bố trí trong dự tốn chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách địa phương
hàng năm và được bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển (điểm b khoản 6 Điều 40 Nghị

định 138/2007/NĐ-CP); tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
để hình thành vốn chủ sở hữu.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ ĐTPT địa phương do UBND cấp tỉnh, thành
phố quyết định và thơng báo cho Bộ Tài chính; nhưng khơng được thấp hơn mức tối
thiểu phải có tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng (khoản 2 Điều 30 Nghị định
138/2007/NĐ-CP).
b) Vốn huy động
Quỹ ĐTPT địa phương được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm:
Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngồi nước. Việc vay vốn ngoài
nước thực hiện theo quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài;
Phát hành trái phiếu Quỹ ĐTPT địa phương theo quy định của pháp luật;
- Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tổng mức vốn huy động theo các hình thức trên tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu
của Quỹ ĐTPT địa phương tại cùng thời điểm.
1.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động
Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo tồn
và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. NSNN khơng cấp kinh phí cho
hoạt động của bộ máy của Quỹ ĐTPT địa phương.
Quỹ ĐTPT địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế
tốn, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở
hữu của Quỹ ĐTPT địa phương.
1.1.2. Khái niệm chiến lược
Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là “strategos”)
là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với
mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã


11

mô tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến.
Những chiến dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ “chiến lược” được áp dụng vào lĩnh vực
kinh doanh và từ đó ra đời thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh”. Thuật ngữ “chiến lược
kinh doanh” được định nghĩa theo quan điểm truyền thống là việc xác định những mục
tiêu cơ bản của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương tình hành đ ộng cụ thể cùng
với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm chiến lược tưong tự
như trong quân đội. Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ
chức như con người, tài sản, tài chính... nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những
quyền lợi thiết yếu của mình.
Các học giả kinh tế hiện đại trên thế giới đã đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu về
chiến lược như sau:
- Theo Porter (1996): “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh
vững chắc để phòng thủ”.
- Theo David (2013): “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu
dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt
động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh
lý và liên doanh ”.
- Theo K.Ohmae (1982): “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận
lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn cơng hay rút lui, xác định đúng ranh giới
của sự thỏa hiệp” và ơng nhấn mạnh: “Khơng có đối thủ cạnh tranh thì khơng cần
chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối
với đối thủ cạnh tranh”.
- Theo James.B.Quinn (1980): “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch
phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng
thể kết dính với nhau”.
- Theo William J.Guech (1980): “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống
nhất, tính tồn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ
bản của một ngành sẽ được thực hiện”.

- Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu
cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và
phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Tuy nhiên, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn
là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả
năng khai thác. Thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến
nhất (Đào Duy Hn, 2013), đó là:
• Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
• Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.


12
• Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện
mục tiêu đó.
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh
Phân loại chiến lược kinh doanh là một cơng việc quan trọng mà tại đó các nhà
quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp
với nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp hay tồn doanh nghiệp.
1.1.3.1. Cấp chiến lược cơng ty
Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan đến
các vấn đề lớn, có tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động của doanh
nghiệp. Thường thì chiến lược cơng ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động rất lớn
của cơ cấu ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó dẫn tới một hệ quả là doanh nghiệp
có tiếp tục theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực đó hay khơng? hay doanh nghiệp nên
tham gia vào lĩnh vực khác mà tại đó lợi nhuận nói riêng hay các mục tiêu nào đó dễ
dàng đạt được và đạt được với hiệu quả cao hơn. Và tương lai của doanh nghiệp sẽ
phụ thuộc vào quyết định đó. Điều tất nhiên là chiến lược công ty được thiết kế, xây
dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp như hội đồng
quản trị, ban giám đốc, các nhà quản trị chiến lược cấp cao...

1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược cơng ty. Mục đích chủ yếu của
chiến lược cạnh tranh là xem xét doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ chính của chiến
lược cạnh tranh là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có hoặc
mong muốn có để vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế vững chắc
trên thị trường.
1.1.3.3. Chiến lược cấp chức năng
Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết
định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn (thường dưới 1 năm) của các bộ
phận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp. Chiến lược chức năng giữ một vai
trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được
những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp. Điều đó là cơ sở để nghiên
cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp hỗ trợ cho chiến lược cạnh
tranh. Thông thường các bộ phận chức năng của doanh nghiệp như bộ phận nghiên
cứu và triển khai thị trường, kế hoạch vật tư, quản lý nhân lực, tài chính kế toán, sản
xuất...sẽ xây dựng lên các chiến lược của riêng mình và chịu trách nhiệm chính trước
hội đồng quản trị, ban giám đốc về các kết quả đạt được.
1.1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với tổ chức
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau:


×