Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo TN động cơ đốt trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.86 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
MƠN: KẾT CẤU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

ĐỀ TÀI:

CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ SYM T880

GVHD: KS. PHẠM QUANG MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CHÁNH TÍN
MSSV: 2112448
LỚP: L02

NHĨM: 4

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 – 2023


MỤC LỤC
Hệ thống cố định ............................................................................................................. 2

A.

1.

Chức năng ................................................................................................................. 2

2.


Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính......................................................................... 2

3.

Nguyên lý hoạt động hệ thống cố định .......................................................................... 3

Hệ thống phát lực và hệ thống phân phối khí .................................................................... 4

B.
i.

Sơ đồ nguyên lí ............................................................................................................ 4

ii.

Hệ thống phát lực......................................................................................................... 4
1.

Chức năng ................................................................................................................. 4

2.

Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính......................................................................... 4

3.

Nguyên lý hoạt động hệ thống phát lực ......................................................................... 5

iii.


C.

D.

E.

Hệ thống phân phối khí ............................................................................................ 6

1.

Chức năng ................................................................................................................. 6

2.

Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính......................................................................... 6

3.

Nguyên lý hoạt động hệ thống phân phối khí ................................................................. 6

Hệ thống nhiên liệu .......................................................................................................... 7
1.

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu ............................................................................................ 7

2.

Chức năng ................................................................................................................. 7

3.


Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính......................................................................... 7

4.

Nguyên lí hoạt động hệ thống nhiên liệu ....................................................................... 8

Hệ thống bôi trơn ............................................................................................................ 9
1.

Sơ đồ hệ thống bôi trơn ............................................................................................... 9

2.

Chức năng ................................................................................................................. 9

3.

Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính......................................................................... 9

4.

Ngun lý hoạt động hệ thống bơi trơn ....................................................................... 10

Hệ thống làm mát .......................................................................................................... 11
1.

Sơ đồ hệ thống làm mát ............................................................................................ 11

2.


Chức năng ............................................................................................................... 11

3.

Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính....................................................................... 11

4.

Nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát ....................................................................... 12

F. Hệ thống đánh lửa ............................................................................................................ 13
1. Sơ đồ hệ thống đánh lửa ............................................................................................... 13
2.

Chức năng ............................................................................................................... 13

3.

Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính....................................................................... 13

4.

Nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa ...................................................................... 14

1


A. Hệ thống cố định
1. Chức năng

Hệ thống cố định động cơ đốt trong có nhiệm vụ làm bệ đỡ cho các chi tiết khác
trên động cơ như các chi tiết của cụm hệ thống phát lực (Piston, thanh truyền, trục
khuỷu,…), chi tiết cụm hệ thống phối khí (Xupap, bugi, vòi phun,…)…
2. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Nắp đậy giàn cị: Giúp đậy kín, bảo vệ giàn cị khỏi tác động mơi trường.

• Nắp máy: Là nơi lắp đặt các chi tiết của hệ thống phối khí như xupap, trục cam,…
và ảnh hưởng trực tiếp đến q trình cháy nên u cầu về độ chính xác, độ bền
cũng như độ cứng vững.

Nắp máy

Thân máy
2


• Thân máy: Đây là bộ phận chứa cụm chi tiết trục khuỷu – bánh đà. Tạo bệ đỡ
để trục khuỷu quay tạo động lực cho oto di chuyển. Bộ phận này yêu cầu phải
cứng vững đồng thời dễ tháo lắp các chi tiết của cụm trục khuỷu - bánh đà.
• Cacte dầu: Có kết cấu đơn giản nhất trong hệ thống cố định. Là nơi chứa dầu
bôi trơn và mạt sắt.

3. Nguyên lý hoạt động hệ thống cố định
Thân máy kết hợp với các chi tiết khác (xi lanh, nắp xi lanh, piston) hình thành
khơng gian cơng tác của mơi chất, thực hiện các q trình nạp, nén, cháy giãn nở
và thải sản phẩm cháy ra khỏi động cơ tạo nên chu trình làm việc liên tục. Cụm
thân động cơ là nơi lắp đặt các linh kiện của động cơ, chịu tác động nội và ngoại
lực tạo ra trong quá trình động cơ làm việc.

3



B. Hệ thống phát lực và hệ thống phân phối khí
i.

Sơ đồ nguyên lí

1. Bánh đà

2. Má khuỷu

5. Chốt piston
9. Vấu cam

ii.

3. Thanh truyền 4. Piston

6. Xéc măng
10. Trục cam

7. Bugi

8. Cò mổ
11. Xupap

Hệ thống phát lực

1. Chức năng
Hệ thống phát lực tiếp nhận năng lượng khí cháy, tạo thành chuyển động tịnh tiến

của piston trong xy lanh và biến nó thành cơ năng làm quay trục khuỷu, tạo mơmen
có ích cho động cơ làm việc.
2. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Cụm chi tiết piston: Gồm các bộ phận như piston, chốt piston, xéc măng,
o Piston hợp với thân máy và nắp máy tạo thành buồng đốt, thực hiện việc
nén và đốt cháy nhiên liệu giúp quá trình cháy động cơ diễn ra. Động cơ
T880 sử dụng piston loại đỉnh lõm

4


o Chốt piston là chi tiết nối piston với thanh truyền, truyền lực tác dụng
từ piston vào thanh truyền và ngược lại. Đảm bảo cho động cơ hoạt động
ổn định
o Xéc măng có 2 loại là loại khí và loại dầu. Có nhiệm vụ khơng cho khí
ở buồng đốt lọt xuống piston và ngăn dầu bôi trơn vào buồng đốt. Động
cơ T880 sử dụng 2 xéc măng khí và 1 xéc măng dầu.
• Cụm chi tiết thanh truyền: Gồm các bộ phận như thanh truyền, bu lơng thanh
truyền, bạc lót
o Thanh truyền: Là chi tiết trung gian giữa piston và trục khuỷu, nhận
năng lượng từ piston tạo momen quay kéo các máy công tác và nhận
năng lượng bánh đà. Sau đó truyền cho thanh truyền và piston thực hiện
q trình nén.
o Đầu nhỏ thanh truyền được kết nối với piston và đầu lớn thanh truyền
nối với trục khuỷu. Giữa 2 nửa đầu lớn thanh truyền được ghép nối bằng
bu lông thanh truyền
• Cụm chi tiết trục khuỷu – bánh đà: Gồm các bộ phận như trục khuỷu, má khuỷu,
chốt khuỷu, cổ khuỷu, bánh đà
o Trục khuỷu: Nhận lực tác động từ piston tạo momen quay kéo các máy
công tác và nhận năng lượng từ bánh đà. Sau đó truyền cho thanh truyền

và piston thực hiện quá trình nén cũng như trao đổi khí trong xy lanh.
o Bánh đà: Giúp tích trữ năng lượng cho động cơ. Được thiết kế với khối
lượng đủ lớn để tạo ra 1 lực quán tính quay trong suốt quá trình hoạt
động động cơ.
3. Nguyên lý hoạt động hệ thống phát lực
Khi động cơ hoạt động, piston nhận áp lực khí do q trình cháy tạo nên trong xy
lanh, biến chuyển động tịnh tiến của piston, qua thanh truyền thành chuyển động
quay của trục khuỷu làm quay máy cơng tác.
Mỗi một chu trình làm việc bao gồm 4 kì nạp – nén - nổ - thải

5


o Kì nạp: Đầu tiên, piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupap
nạp mở, hịa khí lúc này sẽ được hút vào nhờ chênh lệch áp suất. Xupap xả
đóng lại.
o Kì nén: Xupap nạp và xả lúc này đóng lại. Piston chuyển động lên trên xi
lanh, nén hỗn hợp khí và xăng.
o Kì nổ: Bugi lúc này có nhiệm vụ đánh lửa và đốt cháy hịa khí, cung cấp
năng lượng cho piston. Piston nhận năng lượng, piston từ điểm chết trên
xuống điểm chết dưới. Cả xupap nạp và xả đều đóng.
o Kì xả: Lúc này piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Xupap
thải mở ra để lượng khí thải được thốt ra ngồi. Kết thúc 1 chu trình làm
việc của động cơ.

iii.

Hệ thống phân phối khí

1. Chức năng

Hệ thống phân phối khí có nhiệm vụ nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hay
khơng khí sạch (động cơ Diesel) vào các xy lanh ở kì nạp và thải sạch khí cháy
trong các xy lanh ra ngồi ở kì xả
2. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
Động cơ Sym T880 sử dụng cơ cấu phân phối khí xupap treo, SOHC.
• Trục cam: Dùng để điều khiển việc đóng mở các xupap theo đúng thứ tự làm
việc của xy lanh
• Xupap: Có nhiệm vụ mở cửa nạp và thải trong động cơ
• Lị xo xupap: Dùng để đóng xupap và duy kì độ kín của buồng đốt bằng cách
ép xupap về phía bệ xupap. Nó tích lũy năng lượng trong q trình co lại và
giải phóng khi giãn ra
• Cị mổ: Truyền chuyển động hướng tâm từ cam thành chuyển động thẳng tại
xupap để mở xupap
3. Nguyên lý hoạt động hệ thống phân phối khí
Khi trục cam quay, các vấu cam nâng đi cị mổ theo ngun lí địn bẩy làm cho
đầu cị mổ tì vào đi xupap nạp và thải, giúp các xupap đóng mở đúng thời điểm.
6


C. Hệ thống nhiên liệu
1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu
Phun xăng điện tử đa điểm

1. Bình nhiên liệu
5. Kim phun

2. Bơm xăng

3. Lọc nhiên liệu


6. Van điều áp

4. Ống phân phối

7. Đường hồi nhiên liệu

2. Chức năng
Hệ thống nhiên liệu có chức năng cung cấp nhiên liệu cho động cơ ở những trạng
thái hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó hệ thống nhiên liệu giúp loại bỏ tạp chất
trong nhiên liệu
3. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Bình nhiên liệu: Là nơi chứa nhiên liệu
• Bơm xăng: Tạo áp suất bơm nhiên liệu tới các vòi phun
• Lọc nhiên liệu: Giúp loại bỏ tạp chất trong nhiên liệu
• Ống phân phối: Cung cấp xăng đồng đều cho các kim phun với áp suất bằng
nhau, là nơi gá lắp các kim phun và giúp việc tháo lắp kim phun dễ dàng hơn.
• Kim phun: Giúp phun nhiên liệu vào các cửa nạp của các xi lanh theo tín hiệu
của ECU

7


• Van điều áp: Giúp duy trì áp suất nhiên liệu ở mức chuẩn (ở dạng tơi xốp khi
phun vào buồng đốt)
4. Nguyên lí hoạt động hệ thống nhiên liệu
Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng xăng, qua đường nhiên liệu
đến lọc. Từ lọc nhiên liệu, xăng được đưa đến ống phân phối để đến các kim phun
phun nhiên liệu dưới dạng tơi vào đường cháy. Nếu áp suất trong van tích áp lớn
thì van điều áp sẽ mở và đưa nhiên liệu hồi về thùng.


8


D. Hệ thống bôi trơn
1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn
Hệ thống bơi trơn cưỡng bức kết hợp vung tóe

1. Cacte

2. Phao lọc

6. Đường dầu chính
10. Đường dầu hồi

4. Van ổn áp

3. Bơm dầu

7. Công tắc áp suất dầu
11. Trục cam

5. Bầu lọc dầu

8. Trục khuỷu

9. Piston

12. Đường nhớt đến hệ thống phối khí

2. Chức năng

Hệ thống bơi trơn có nhiệm vụ đưa dầu từ cacte dầu đến các mặt ma sát, đồng thời
lọc sạch những tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu qua những mặt ma sát này, làm
mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng hóa lý của nó
3. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Cacte dầu: Là nơi chứa dầu bơi trơn động cơ

9


• Bơm dầu: Cung cấp dầu áp lực cao đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát liên
tục để bơi trơn và làm mát
• Van ổn áp: Giữ cho áp suất dầu không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay của
động cơ. Khi áp suất dầu cao hơn quy định, van sẽ mở cho một lượng dầu phía
sau bơm sẽ qua van về lại phía trước bơm, đảm bảo áp suất dầu ln ổn định
• Bầu lọc dầu: Loại bỏ những tạp chất không tốt cho các chi tiết động cơ khi hoạt
động
4. Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn
Ở động cơ T880, hệ thống bôi trơn sử dụng kết hợp giữa cưỡng bức và vung tóe
• Với phương pháp bôi trơn cưỡng bức : Dầu sẽ được bơm từ cacte qua lọc, từ
lọc dầu bôi trơn sẽ đi đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát để làm sạch, hạ
nhiệt. Dầu trong hệ thống luôn được lưu động tuần hồn và đảm bảo duy trì ở
mức áp suất ổn định
• Với phương pháp bơi trơn vung tóe: Một vài chi tiết sẽ nhận được dầu từ q
trình vung tóe dầu khi bánh răng, thanh truyền, trục khuỷu hoạt động

10


E. Hệ thống làm mát
1. Sơ đồ hệ thống làm mát


1. Đường nước làm mát
5. Nắp xy lanh
9. Van hằng nhiệt

2. Ống nối tắt

3. Thân máy

6. Đường nước ra khỏi động cơ
10. Đường nước vào két

4. Ống phân phối nước

7. Bơm nước

11. Két nước

8. Puli

12. Quạt két nước

2. Chức năng
Hệ thống làm mát điều hòa những bộ phận của động cơ, giảm bớt nhiệt, duy trì
mức ổn định cho phép, giúp động cơ hoạt động ổn định, bền bỉ
3. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Két nước: Chứa nước để cung cấp nước làm mát cho động cơ trong quá trình
vận hành, đồng thời cũng truyền nhiệt từ nước ra khơng khí để hạ nhiệt độ
động cơ
• Quạt két nước: Giúp tăng tốc độ lưu thông không khí qua két nước để nước

chảy qua két nước làm mát nhanh hơn

11


• Van hằng nhiệt: Là van dùng kiểm soát sự lưu thông nước làm mát giữa động
cơ và két nước. Khi động cơ mới khởi động, van hằng nhiệt sẽ đóng để nước
làm mát qua ống nối tắt tiếp tục hoạt động để động cơ nhanh đạt tới nhiệt độ
làm việc. Khi động cơ có nhiệt độ cao hơn mức cho phép, van hằng nhiệt sẽ
mở để bắt đầu quá trình làm mát
• Bơm nước: Bộ phận này có thể đẩy một thể tích lớn nước làm mát mà khơng
làm gia tăng áp suất trong hệ thống. Khi tốc độ động cơ tăng, tốc độ bơm cũng
tăng để đáp ứng vấn đề giải nhiệt cho động cơ
4. Nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát bằng nước hoạt động dựa trên nguyên lý vận chuyển nước
làm mát liên tục tuần hoàn xung quanh thân máy. Đường đi của nước làm mát
trong quá trình vận hành từ khi bắt đầu đến khi ổn định được điều khiển bằng
van hằng nhiệt.
Bên trong két nước, lượng nước nóng được đẩy vào các ống dẫn nước nhỏ và
được làm mát nhờ gió được tăng lưu lượng thơng qua quạt gió. Lượng nước sau
khi được giải nhiệt tiếp tục quá trình của mình đến khi động cơ dừng hoạt động.

12


F. Hệ thống đánh lửa
1. Sơ đồ hệ thống đánh lửa

1. Ắc quy
5. Bộ chia điện


2. Khóa điện

3. Cuộn đánh lửa

6. Các cảm biến

4. Dây cao áp

7. IC đánh lửa

8. Bugi

2. Chức năng
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra dịng điện đủ mạnh và
đánh lửa đúng thời điểm để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và thực hiện quá
trình đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất
3. Cấu tạo và nhiệm vụ các bộ phận chính
• Ắc quy: Chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại. Ngồi ra cịn cung
cấp điện cho các tải điện khác trong hệ thống điện
• Cuộn đánh lửa: Khởi tạo tia lửa để phục vụ q trình đốt cháy nhiên liệu động

• Bộ chia điện: Phân chia điện áp được tạo bởi cuộn đánh lửa đến từng xy lanh
• IC đánh lửa: Biến dịng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, đồng thời
quyết định thời điểm đánh lửa vào buồng đốt trong quá trình khởi động và cả
trong khi xe đang hoạt động

13



4. Nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa
▪ Khi động cơ xe được khởi động thì cơ chế đánh tia lửa sẽ được kích hoạt. Khi
đó, dịng điện bắt đầu chạy từ ắc quy qua công tắc đánh lửa đến cuộn dây sơ cấp
. Lúc này, cuộn dây cấp phần ứng sẽ được kích hoạt, nhận tín hiệu điện áp từ
phần ứng và đưa đến cuộn đánh lửa.
▪ Bánh răng của điện trở tiếp xúc với cuộn dây và nguồn nạp tín hiệu điện áp của
cuộn dây nguồn nạp sẽ được gửi đến mô đun điện tử. Sau khi nhận thông tin,
nguồn điện cấp cho cuộn sơ cấp bị ngắt và dừng đột ngột.
▪ Sau đó, khi bánh răng điện trở khơng cịn tiếp xúc với cuộn dây nạp, dòng điện
được đưa đến các bộ phận của hệ thống đánh lửa điện tử.
▪ Việc tạo ra dòng điện liên tục và gián đoạn này gây ra hiện tượng cảm ứng điện
từ, lúc này có thể xuất hiện tới vài nghìn vơn trong cuộn thứ cấp.
▪ Nguồn điện cao áp này được gửi đến các phân phối khác của chuyển động quay
roto và các tiếp điểm, từ cuộn dây đến bugi. Khi có sự chênh lệch điện áp, đầu
bugi tạo ra tia lửa điện bắt đầu quá trình đốt cháy nhiên liệu.

14



×