Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cao học, báo chí truyền thông với vấn đề bảo vệ môi trường trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.46 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ĐƯƠNG ĐẠI

Đề tài:
BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY

Học viên :
Lớp

:

Hà Nội - 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ
TRUYỀN THƠNG VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG
BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA......................................................................3
1.1. Vai trị của báo chí Truyền thơng với các vấn đề xã hội.......................3
1.2. Vấn đề mơi trường trong bối cảnh tồn cầu hóa...................................6
Chương 2. BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP................................................9
2.1. Thực trạng.................................................................................................9
2.2. Giải pháp kiến nghị................................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21



MỞ ĐẦU
Sự ra đời của ngành truyền thông là một trong những thành tựu vĩ đại
của nhân loại. Truyền thông đưa con người xích lại gần nhau hơn và giúp con
người phân định thế giới một cách có ý thức thành những mảng màu khác
nhau thông qua việc cung cấp cho con người những thơng tin cập nhật và rất
có giá trị. Truyền thông cũng giúp cho con người tự làm mới nhận thức của
mình và nếu thiếu vắng nó, chúng ta sẽ tự giam hãm mình trong những ốc đảo
về nhận thức. Tóm lại, truyền thơng đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây
dựng và xúc tiến nhận thức của con người về thế giới. Với các vấn đề xã hội
như bảo vệ môi trường cũng vậy, truyền thơng có ảnh hưởng vơ cùng lớn. Nó
mang tính phản biện xã hội, định hướng dư luận, tạo sự ổn định, đồng thuận
của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Tồn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của q trình
quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thức biểu hiện đầu tiên
của tồn cầu hố đó chính là tồn cầu hố kinh tế. Sự xuất hiện xu thế tồn
cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất
xã hội hóa của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền
kinh tế thị trường thế giới. Tuy nhiên tồn cầu hóa kinh tế cũng có thể đem
đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái do sử dụng các công nghệ lạc hậu
mà các nước phát triển loại ra, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước đang
phát triển và các nước chậm phát triển.
Ngày nay đối với tất cả các quốc gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ
quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội,
cả nhân loại trên toàn cầu. Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra thì
truyền thơng về bảo vệ mơi trường vẫn giữ một vai trị quan trọng, là mắt xích
khơng thể thiếu để việc bảo vệ, gìn giữ mơi trường trở nên hiệu quả nhờ sự
thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất. Trong đó Báo chí là
phương tiện truyền thơng chủ lực. Dù thế giới năng động với mạng xã hội và
vô vàn các hình thức truyền tải thơng tin, liên kết xã hội thông minh đến đâu
1



đi chăng nữa thì sự nổi trội về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và ý thức
chính trị vẫn tạo cho báo chí vị thế vững chắc: đó là niềm tin, là sự gửi gắm
trách nhiệm của cả cộng đồng. Tất nhiên để tạo dựng và gìn giữ niềm tin ấy
trong biển cạnh tranh thông tin ấy hôm nay là điều không đơn giản. Cuộc
sống vốn đa chiều, đa diện, nhưng khi người làm báo trải nó ra trên mặt giấy,
cái lát cắt ngơn từ có phần đơn điệu ấy phải làm sao lột tả được bản chất sự
kiện, định hướng dư luận, trong khi yêu cầu thời gian luôn gấp rút. Cái gì là
bản chất, cái gì là tiêu biểu, câu hỏi ấy không dễ trả lời nhưng không thể né
tránh trả lời. Chính vì vậy tơi đã chọn vấn đề “Báo chí truyền thơng với vấn
đề bảo vệ mơi trường trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay” để làm đề tài
nghiên cứu cho mơn học của mình.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN
THƠNG VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH
TỒN CẦU HĨA
1.1. Vai trị của báo chí Truyền thơng với các vấn đề xã hội
Sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp thì từ trước tới giờ báo chí vẫn
được xem là cơ quan quyền lực thứ 4 ở nước ta. Khi nền kinh tế càng phát
triển thì báo chí cũng khơng ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong
tác nghiệp. Báo chí nước ta ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin
nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ
tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố
tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần
đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo
chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính

sách giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với
thực tiễn. Báo chí cịn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh
tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo ngày càng
tăng và chất lượng ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một nhu cầu cần
thiết cho nhân dân.
Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã
hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mơ đại chúng càng
trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời
đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trị tích cực của cộng đồng truyền thơng
đã thúc đẩy q trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Thơng qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng
của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và


phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thơng tin nhanh nhạy, phân tích
trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng,
các cơ quan thơng tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại
hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày
càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền
thông cũng được nâng lên.
Tính chân thật, khách quan là đặc trưng, đặc điểm, là yêu cầu tồn tại
của bản thân báo chí và là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện vai trị
quản lý xã hội thơng qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội. V.I.Lê-nin
đã nhấn mạnh: Sự thật là sức mạnh của báo chí. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường căn dặn các nhà báo phải ln trung thực, coi đó là một trong
những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo cách mạng. Với tinh thần
“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng yêu cầu
báo chí phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật,
khách quan, đúng bản chất. Nhìn thẳng vào sự thật để giám sát và phản biện

xã hội có nghĩa là báo chí phải đưa tin cả về những thành cơng cũng như
những hạn chế, khó khăn, thất bại. Đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật địi
hỏi người viết phải có phương hướng và năng lực tư duy để có thể trình bày
một cách chân thực và đi đến bản chất của thông tin sự việc. Có thể nói, nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật là sự cụ thể hóa chức năng giám sát
và phản biện xã hội của báo chí.
Tính công khai, công cộng là một xu thế tất yếu, là biểu hiện quan
trọng của nền dân chủ, trong đó có quyền được thơng tin và tự do ngơn luận
được khẳng định rất rõ tại Lời mở đầu của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Báo chí (năm 1999). Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người
thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vì báo chí có tác
động trực tiếp và mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng trong việc hình thành dư
luận xã hội, nên tính cơng khai cần được lưu ý trên 2 khía cạnh: một là, nói rõ
sự thật sau khi đã đánh giá đúng bản chất; hai là, nói rõ sự thật để góp phần


xây dựng dư luận xã hội lành mạnh. Báo chí khơng được cơng khai dẫn tới
lộ bí mật quốc gia, tạo nên mối hồi nghi cho cơng chúng, hay tạo kẽ hở
cho các thế lực thù địch lợi dụng. Nhưng cũng không thể chấp nhận việc
vin vào lý do “muốn dư luận xã hội lành mạnh, yên ổn” để hạn chế tính cơng
khai của báo chí.
Tính đại chúng của báo chí được thể hiện ở việc, thơng tin báo chí tác
động tới xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau,
nhu cầu thơng tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là thước đo trình
độ, năng lực của hoạt động thơng tin báo chí. Đồng thời, báo chí cũng là diễn
đàn của nhân dân và phải phù hợp với trình độ của công chúng tiếp nhận.
Công chúng không chỉ muốn tiếp nhận thơng tin từ báo chí một cách thụ
động, mà cịn tương tác, phản hồi thông tin mạnh mẽ. Chức năng giáo dục của
báo chí ngày càng được đề cao, giáo dục để góp phần nâng cao dân trí; nâng
cao trình độ tương tác và tính chính xác của thơng tin phản hồi; từ đó, mơi

trường của sự giám sát, phản biện xã hội trong báo chí và dư luận xã hội sẽ
trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.
Tính chiến đấu là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí
Việt Nam. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện trên cả hai mặt: biểu
dương và phê bình. Báo chí ủng hộ chủ trương xóa bỏ quan liêu bao cấp, cải
cách hành chính, ủng hộ lối sống có lý tưởng lành mạnh, sáng tạo, năng động,
có ý thức xây dựng tập thể và đất nước đồng thời đấu tranh chống lại cách
làm thụ động, trì trệ, hình thức chủ nghĩa, hiệu quả thấp, đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong
việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực
lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong
tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội
nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mỗi thơng tin trên báo chí đều có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc. Do


đó, mọi sự phản biện xã hội trên báo chí, phải xuất phát từ cái tâm trong sáng
của nhà báo Việt Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng
của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Báo chí
cần thực hiện nhiệm vụ là kênh thơng tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh
đạo, điều hành và quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một căn bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng, đang
gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây ra những thiệt hại về sinh mạng
con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội. Báo chí góp một phần rất quan
trọng trong cơng tác phịng, chống dịch COVID-19, bởi chưa bao giờ thơng
tin về tình hình dịch bệnh đầy đủ, minh bạch, đồng loạt và mang tính tồn cầu
hóa như lần này. Bên cạnh việc đưa tin, báo chí cịn có nhiều bài phân tích
sâu sắc, nhiều phóng sự đi vào lịng người, tạo nên một tinh thần phòng chống

dịch như chống giặc. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch nhấn mạnh: việc thế giới ghi nhận người dân tín nhiệm rất
cao cơng tác phịng chống dịch của Việt Nam, bên cạnh sự chỉ đạo điều hành
đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ ngành… thì có đóng góp lớn của những người
làm cơng tác thông tin truyền thông.
1.2. Vấn đề môi trường trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Tồn cầu hố là thuật ngữ xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XX,
nhưng nó có nguồn gốc từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Tuy đánh giá và tiếp cận
tồn cầu hố ở các góc độ khác nhau nhưng tựu trung lại, tồn cầu hố là q
trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ
thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới,
làm nổi bật lên hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó phát sinh một
loạt điều kiện mới. Ngày nay, thuật ngữ này trở nên rất phổ biến trên báo chí
cũng như trong các nghiên cứu về quan hệ quốc tế và về kinh tế. Một trong
những lý do dân đến điều này là do sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của toàn


cầu hoá đến mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đặc biệt là văn hố, Tồn
cầu hố thường được nhìn nhận từ góc độ phát triển kinh tế, thương mại và tài
chính nhờ sự tiến bộ của khoa học và cơng nghệ. Từ kinh tế, tồn cầu hoá lan
rộng ra các lĩnh vực khác trong cuộc sống, tồn cầu hố là " một tiến trình lịch
sử, là kết quả của những tiến bộ về công nghệ và đổi mới của lồi người. Tồn
cầu hố hàm ý sự gia tăng hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là
thông qua thương mại và các nguồn tài chính
Tồn cầu hố là q trình phổ biến trên phạm vi tồn cầu những giá trị
hoạt động, mơ hình kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội....Nó là xu hướng vận
động tất yếu khách quan của lịch sử và mang đậm dấu ấn chủ quan của con
người. Toàn cầu hố cịn thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
dưới sức mạnh của làn sóng của cách mạng khoa học và công nghệ trong

quan hệ quốc tế hiện đại
Trong tác phẩm "Thế giới phẳng", tác giả là Nhà báo Thomas
Friedman, phóng viên The New York Times, đã miêu tả tồn cầu hố là một
q trình tất yếu của lịch sử với động lực cơ bản là kinh tế và có một sức
mạnh ghê gớm được thúc đẩy bởi những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực
cơng nghệ, truyền thơng, tài chính giao thơng vận tải...Tồn cầu hố cho phép
con người, hàng hố, thơng tin và các dòng vốn lưu chuyển xuyên biên giới
quốc gia với qui mô chưa từng thấy. Điều này làm thay đổi vị trí, vai trị của
từng con người, tổ chức, của quốc gia và của toàn bộ hệ thống thế giới. Thế
giới đang trở nên thống nhất và phụ thuộc nhau hơn.
Hiện nay, tồn cầu hố đang là một sự thật hiển nhiên trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội mà khơng một ai có thể nghi ngờ. Tồn cầu hố
gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế, khoa học và công nghệ như:
thông tin cáp, kinh tế số, Intemet... Tồn cầu hố tạo ra các luồng hàng hoá, tư
bản xuyên quốc gia và làm cho các khơng gian của các nền kinh tế, văn hố
đang lồng vào nhau.Dưới tác động của tồn cầu hố, các dân tộc và các cá


nhân buộc phải xích lại gần nhau, liên kết với nhau trong sự tương tác và phụ
thuộc lẫn nhau cùng phát triển.
Thực hiện đường lối đổi mới và hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất
nước, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế.
Ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các khu công nghiệp với quy mô phong
phú, nhiều làng nghề phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy Việt Nam cũng như các
quốc gia khác đang gặp nhiều thách thức liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp
và bảo vệ môi trường. Một trong những ảnh hưởng to lớn nhất của tồn cầu
hóa tới mơi trường sinh thái chính là sự cạn kiệt các nguồn năng lượng diễn ra
với tốc độ không thể kiểm soát do 80% thế giới thuộc các nước đang phát
triển áp dụng mơ hình cơng nghiệp hóa lãng phí năng lượng của các nước
thuộc 20% thế giới phát triển. Việc tiêu hao các nguồn năng lượng này (như

dầu lửa, than đá) cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các khí hiệu ứng vào bầu
khí quyển là nguyên nhân của những vấn đề mơi trường tồn cầu, như suy
giảm tầng ơ-zơn và thay đổi khí hậu tồn cầu trong đó có sự ấm lên của trái
đất. Có thể, một số nhà nghiên cứu biện hộ cho tồn cầu hóa bằng các giải
pháp về những nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng
lượng từ gió và năng lượng địa nhiệt v.v… Tuy nhiên, những nguồn năng
lượng này không thể thay thế kịp thời các nguồn năng lượng rẻ tiền như dầu
lửa và than đá với tốc độ sử dụng của tồn cầu hóa. Đó chỉ là một ví dụ về
ảnh hưởng của tồn cầu hóa đến mơi trường sinh thái. Trên thực tế, tồn cầu
hóa đang và sẽ ảnh hưởng rất sâu rộng đến tất cả các hệ sinh thái từ hệ sinh
thái rừng đến hệ sinh thái biển, và từ hệ sinh thái ở nông thôn đến các hệ sinh
thái ở đơ thị. Ngồi ra, tồn cầu hóa có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng
trong từng quốc gia, giữa các quốc gia, và có nguy cơ biến một số nước kém
phát triển trở thành những "thùng" chứa đựng các công nghệ phế thải của các
nước giàu.
Một trong những thách thức mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta
hiện nay đó là vấn đề mơi trường với biến đổi khí hậu: Việt Nam được cho là


một trong số rất ít quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu đã hiện hữu ngày càng
rõ rệt, nhất là sự gia tăng thiên tai và đã gây nhiều thiệt hại về người và của
cho nhiều khu vực, đặc biệt là ở ven biển miền Trung. Tổng số hàng năm toàn
quốc mất mát do thiên tai khoảng 1,5% GDP và hơn 450 tính mạng.
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: do những nguyên nhân
khác nhau, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên sinh
vật bị suy thoái nghiêm trọng. Trong một số địa phương, tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản đã bị khai thác đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng phí.



Chương 2
BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng
Có thể nói vấn đề mơi trường ngày nay được tồn xã hội quan tâm, một
phần là nhờ các loại hình báo chí ngày càng đa dạng như báo in, báo phát
thanh, truyền hình, báo điện tử, các diễn đàn, mạng xã hội…cập nhật liên tục
các sự kiện môi trường hằng ngày đến đông đảo quần chúng nhân dân.
Trong công tác bảo vệ môi trường, truyền thông là một trong những
phương tiện hữu hiệu không chỉ đã vạch trần các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ mơi trường mà cịn nêu bật những gương người tốt, việc tốt đã đóng
góp vào sự nghiệp bảo vệ mơi trường chung, qua đó dần hình thành những
nhóm người có cùng ý tưởng chung tay bảo vệ môi trường.
Các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tập
trung vào phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; các vấn đề mơi trường nổi
cộm, bức xúc, các “điểm nóng” về mơi trường nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi
trường; công khai thông tin về cơ sở gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường để tạo áp lực xã hội, sức ép dư luận buộc các cơ sở này phải
nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục và xử lý mơi trường.
Qua đó đã nâng nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các
ngành và nhân dân ngày càng được nâng lên, mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy
thối và sự cố môi trường từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt.
Những thông tin phản ảnh về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên sức ép của dư
luận đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tạo định hướng và tư duy mới
trong xã hội về về công tác bảo vệ mơi trường. Từ đó, các doanh nghiệp đã



dần ý thức được trách nhiệm của mình về việc thực hiện nghiêm túc các quy
định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong sự cố môi trường ở miền Trung do Formosa gây ra, báo chí đã có
vai trị hết sức quan trọng, thơng tin nhanh, kịp thời. Ngay khi sự cố mơi
trường đang nóng lên, qua hoạt động điều tra - báo chí đã minh bạch và cẩn
trọng, cung cấp nhiều thông tin mang tính phát hiện. Phóng viên của nhiều
báo điện tử, báo in, truyền hình - phát thanh đã thơng tin về một đường ống xả
thải lớn, đường kính hàng mét, chiều dài cả chục cây số từ Formosa, đặt dưới
đáy biển xả thẳng nước thải ra đại dương. Những cuộc phỏng vấn ngư dân
trên các ngư trường, vùng miền của phóng viên cũng đã gợi mở nhiều thơng
tin mang tính phát hiện cần thiết.
Với vụ chôn lấp chất thải tại trang trại gia đình ở phường Kỳ Trinh, thị
xã Kỳ Anh, đầu nguồn sơng Trí - thơng qua hợp đồng với Công ty Môi trường
Đô thị Kỳ Anh, do ông Lê Quang Hịa làm giám đốc là do báo chí phát hiện,
sau đó cơ quan có trách nhiệm mới vào cuộc. Một số địa chỉ “đen” chôn lấp
chất thải tiếp sau đó cũng chính báo chí nêu ra, từ nguồn tin báo của nhân
dân. Phóng viên đã sử dụng hiệu quả nghiệp vụ điều tra, phản ánh sự kiện
thông qua thông tin, điều tra xác thực, khách quan, tạo áp lực dư luận, thúc
đẩy nhanh sự vào cuộc của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về mơi
trường.
Tình trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng gia tăng gây bức xúc trong
xã hội, nhiều trường hợp người dân không biết phản ánh thế nào, kiến nghị ra
sao và ai đứng lên giải quyết. Trong bối cảnh đó, báo chí đã vào cuộc và trở
thành phương tiện hữu hiệu trong công tác bảo vệ, phát hiện, lên tiếng vạch
trần các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thông tin về tài nguyên môi trường đã luôn được thể hiện thường
xuyên, liên tục cập nhật, đa dạng trên các loại hình báo chí như báo in, báo
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử với lưu lượng, dung lượng khá lớn,
phương thức truyền tải và cách thức thể hiện sinh động, hấp dẫn. Qua thống



kê, trung bình mỗi tháng trên các phương tiện thơng tin đại chúng có hơn
1.000 tin, bài về tài nguyên mơi trường, riêng lĩnh vực mơi trường có trên 300
tin, bài. Rất nhiều báo in, điện tử đã xây dựng các chương trình, chun trang
chun mục định kỳ về mơi trường.
Vai trị của báo chí được thể hiện rất rõ qua vụ việc vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Vedan Việt Nam, Công ty Miwon Phú
Thọ xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm mơi trường sơng, vấn đề ơ
nhiễm kênh Ba Bị... Báo chí cùng chung tay với các cơ quan quản lý Nhà
nước xử lý những sai phạm của doanh nghiệp, tổ chức như vụ vi phạm nhập
khẩu rác thải của Công ty Tung Kuang (Hải Dương)...
Những thông tin phản ảnh về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên sức ép của dư
luận đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tạo định hướng và tư duy mới
trong xã hội về về công tác bảo vệ mơi trường. Từ đó, các doanh nghiệp đã
dần ý thức được trách nhiệm của mình về việc thực hiện nghiêm túc các quy
định về bảo vệ môi trường trong q trình sản xuất kinh doanh.
Những minh chứng đó đã khẳng định, báo chí là phương tiện tuyên
truyền, phổ biến thơng tin, kiến thức, cơ chế chính sách pháp luật về tài
nguyên và môi trường đến với từng người dân, các tổ chức, góp phần nâng
cao nhận thức cho cộng đồng xã hội. Đồng thời, báo chí góp phần tuyên
truyền, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới có nhiều đóng góp
trong cơng tác bảo vệ môi trường. Thông tin về những hành vi vi phạm pháp
luật về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng được nhân dân
ủng hộ, tạo ngọn cờ tập hợp ý chí, tiếng nói, mong muốn của nhân dân.
Tun truyền kịp thời, chính xác và hiệu quả
Vai trị của các cơ quan truyền thơng, báo chí trong cơng tác tuyên
truyền, phản ánh thông tin đa chiều về các lĩnh vực quản lý Nhà nước là
không thể phủ nhận.



Nhận thức rõ được tầm quan trọng của báo chí, truyền thông với công
tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định việc
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức
tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường
cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường… tăng cường giáo dục đạo đức môi trường
cho mọi tầng lớp nhân dân.
Điều này, một lần nữa đã được khẳng định trong Nghị quyết số 24-NQ/
TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường; Nghị quyết số
35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường vừa mới được ban hành gần đây.
Các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tập
trung vào phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; các vấn đề môi trường nổi
cộm, bức xúc, các “điểm nóng” về mơi trường nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi
trường; công khai thông tin về cơ sở gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường để tạo áp lực xã hội, sức ép dư luận buộc các cơ sở này phải
nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục và xử lý mơi trường. Qua
đó, nhận thức về bảo vệ mơi trường của các cá nhân và tổ chức được nâng
lên rõ rệt.
2.2. Giải pháp kiến nghị
Báo chí cung cấp thơng tin, tạo cơ sở xây dựng đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước Thực tế cho thấy, hoạt động hoạch định chính sách là
hoạt động cần phải nắm bắt thông tin sâu, rộng, hằng ngày, hằng giờ, nhất là
việc cập nhật thơng tin báo chí. Bởi lẽ, hoạt động này có ý nghĩa, tác động tới
nhiều đối tượng, chủ yếu liên quan đến lợi ích của cơng đồng, cho nên trước



khi ra một chính sách, cần phải xem xét thấu đáo, cẩn thận, sàng lọc qua
nhiều phương diện. Thông tin báo chí chính là nguồn thơng tin dồi dào, khách
quan, chân thật nhất. Thơng tin đó nhiều khi được bàn luận, đánh giá qua việc
vận động ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học,…nhờ đó nắm bắt được sự
kiện và vấn đề báo chí tức là nắm bắt được “kho tàng” trí lực của nhiều
người. Những năm qua, báo chí đã thơng tin về mọi mặt của đời sống xã
hội, cung cấp một nguồn tư liệu phong phú, đa diện để các nhà hoạch định
đường lối, chính sách nghiên cứu, tham khảo, tìm hiểu, từ đó có cơ sở để
có các quyết định phù hợp. Báo chí đóng vai trị là kênh thơng tin nhanh
chóng và kịp thời đưa những diễn biến, biểu hiện của các vấn đề, sự kiện
mới đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có đội ngũ những người lãnh
đạo, qua đó thu hút sức mạnh, trí tuệ vào việc giải quyết những vấn đề đặt
ra trong thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, báo chí cần chú ý một số điểm
sau đây:
Thứ nhất, nhấn mạnh lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Truyền thơng phải nhấn mạnh khía cạnh lợi ích. Con người ln quan
tâm đến lợi ích của cá nhân mình, của tập thể, cộng đồng mình là đại diện. Do
đó, có thể nhấn mạnh mấy khía cạnh sau về lợi ích:
Cá nhân con người sống phải có trách nhiệm với cộng đồng, với tương
lai con cháu. Đó là danh dự, là lẽ sống ở đời. Là người Việt Nam, nếu không
bảo vệ môi trường đất nước mình thì đó là điều xấu hổ, là sai lầm không thể
sửa chữa, là lỗi lầm với muôn đời hậu thế. Giữ gìn mơi trường vì thế vừa là
đạo đức, vừa là văn hóa và trí tuệ con người trong thời đại văn minh.
Với các doanh nhân, bảo vệ môi trường đi đơi với lợi nhuận doanh
nghiệp. Tăng chi phí cho bảo vệ môi trường nhưng bù lại doanh nghiệp có cơ
hội bán được số lượng hàng hóa lớn hơn. Người tiêu dùng trong xã hội văn

minh không chỉ muốn có hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, điều kiện


giao hàng thuận lợi… mà hàng hóa đó cịn phải thân thiện với mơi trường.
Ngược lại, hàng hóa của những doanh nghiệp gây ơ nhiễm mơi trường sẽ
có nguy cơ bị tẩy chay. Ở các nước phát triển, nơi mà người tiêu dùng có ý
thức cao trong việc bảo vệ mơi trường, các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ
mơi trường thường dành được cảm tình của khách hàng. Sản phẩm của các
công ty đạt chứng nhận môi trường ISO:14.000 được khách hàng ưa thích
và lựa chọn, mặc dù những sản phẩm đó có thể có giá bán cao hơn sản
phẩm cùng loại. Đón bắt quy luật phát triển tất yếu của xã hội, doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững không thể không quan tâm đến tâm lý này
của người tiêu dùng.
Hàng rào kỹ thuật với rất nhiều quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo
lường, an toàn lao động, bao bì, đóng gói; tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm,
về bảo vệ môi trường sinh thái… nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng người
tiêu dùng. Khách hàng sẽ ngày càng chú ý đến mức độ sạch của sản phẩm,
trong đó có sạch về mơi trường. Việc bảo vệ mơi trường sẽ giúp các doanh
nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường quốc tế, nâng
cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà xao
lãng, quay lưng hoặc phá hủy môi trường, các doanh nghiệp sẽ tự đào thải
trên con đường phát triển hội nhập của đất nước.
Thứ hai, tập trung truyền thơng về khía cạnh pháp lý
Doanh nghiệp, cá nhân vi phạm môi trường không chỉ bị xử phạt hành
chính mà cịn phải đối diện với các chế tài nghiêm khắc của pháp luật như:
Bồi thường nếu gây hại môi trường: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2005, bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh thiệt hại của
mình. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn thương lượng nên người dân có thể đưa
ra một con số thiệt hại nào đó gần sát thực tế để thương lượng. Nếu q trình
thương lượng khơng thành, người dân có thể trực tiếp hoặc thơng qua ủy

quyền khởi kiện tại tịa án. Lúc đó, tồ án sẽ giúp đỡ xác định mức thiệt hại
thông qua trưng cầu giám định thiệt hại.


Nghị định 117/2009/NĐ –CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ mơi trường cũng đã có quy định đóng cửa
nhà máy, doanh nghiệp vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng.
Trong trách nhiệm dân sự nếu xử lý hành chính cũng phải nâng cao
mức xử phạt, mức phạt phải tương xứng với lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp
thu được. Cần sửa đổi chương 17 Bộ luật Hình sự, phần về tội phạm mơi
trường theo hướng xử lý hình sự cả đối với pháp nhân có hành vi vi phạm
pháp luật mơi trường nghiêm trọng – thay vì chỉ xử lý hành chính như hiện
nay. Đương nhiên, hành vi nào thì áp dụng trách nhiệm hình sự, hành vi nào
thì xử lý hành chính cũng cần phải phân định rất rõ.
Thứ ba, biểu dương điển hình tiên tiến đi đơi với phê phán những tiêu
cực, sai phạm của cá nhân, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến bảo vệ môi
trường đã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Nhiều
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với lợi thế về vốn, khoa học
cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý, đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải
trước khi thải ra môi trường được các Bộ, ban, ngành của Việt Nam cũng như
xã hội công nhận … Một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động áp dụng
các giải pháp xử lý chất thải và đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xây dựng được một thương
hiệu “sản phẩm xanh”… Sau khi thay đổi quy trình sản xuất, cải tiến đổi mới
công nghệ, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, sản phẩm của các công ty
không những chiếm lĩnh thị phần trong nước mà còn tăng nhanh về khối
lượng xuất khẩu, được bạn hàng quốc tế đánh giá cao, đồng thời đem lại niềm
tin cho xã hội và cộng đồng dân cư.

Nhiều doanh nghiệp xử lý triệt để chất thải phát sinh trong quá trình
sản xuất, nghiên cứu cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng, sử dụng
nguyên liệu sản xuất có lợi cho mơi trường. Giải thưởng “Doanh nghiệp


xanh” đã được trao tặng cho 11 doanh nghiệp năm 2006, 15 doanh nghiệp
năm 2008. Giải thưởng này sẽ làm cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế
an tâm khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Uy tín của doanh
nghiệp từ đó được nâng cao. Các doanh nghiệp này đã giải quyết rất tốt bài
toán: vừa BảO bảo vệ môi trường, vừa tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp còn
là một chặng đường dài, nhiều gian khổ. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt nước
ta đã là thành viên WTO, áp lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ngày
càng quyết liệt đã đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức có ý nghĩa
sống cịn. Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ đó, những doanh nghiệp “xanh”,
với những sản phẩm “xanh” sẽ là những doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị
trường.
Bên cạnh những doanh nghiệp, doanh nhân làm tốt bảo vệ mơi trường
thì sai phạm môi trường của doanh nghiệp cũng là điều đáng chú ý. Hầu như
khơng có ngày nào, báo chí không đưa tin về các hành vi xâm hại môi trường,
trong đó phần nhiều là vi phạm của các doanh nghiệp: xả thải ra sơng ngịi,
gây ơ nhiễm khói bụi quá mức cho phép, sử dụng công nghệ quá cũ, quá lạc
hậu, ảnh hưởng đến cộng đồng…
Chỉ cần gõ chữ “lấp sông Đồng Nai” đã cho 588.000 kết quả trên
Google. Tương tự với cụm từ “doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường” đã cho
48.600 kết quả.
Sự lên án mạnh mẽ của dư luận một một mặt cho thấy tác dụng của báo
chí truyền thơng trong đấu tranh trước các hành vi vi phạm môi trường, mặt
khác cũng cảnh tỉnh ngăn ngừa hiệu quả những hành vi vi phạm tiếp theo có
thể phát sinh. Ở đây đặc biệt đề cao vai trị của báo mạng điện tử- một loại

hình báo chí rất được giới doanh nhân ưa chuộng. Những hình ảnh trực quan
sinh động có ý nghĩa mạnh mẽ tới suy nghĩ và hành động của những người
điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, làm thay đổi
đáng kể thực trạng hành vi ứng xử với môi trường.


Tuy vậy, khi phê bình cũng cần quan tâm đến yếu tố tâm lý nhận thức
của đối tượng: khen không tán dương, chê khơng vùi dập. Tuyệt đối tránh có
bé xé ra to làm thay đổi bản chất vấn đề, khiến doanh nhân bức xúc, ”dị ứng”
với thông tin phê bình của báo chí.
Vụ bưởi chứa chất gây ung thư vẫn cịn là bài học nóng hổi về
nghiệp vụ báo chí trong nhận thức về tầm quan trọng của DLXH đến đâu.
Chưa kể đến sự thiếu hiểu biết về mặt khoa học của những nhà báo đưa tin
khi nhầm lẫn tên bưởi có-và khơng chứa chất gây ung thư, đề cập đến tâm lí
tiếp nhận của cơng chúng khơng thơi, thì sẽ thấy tất cả các đơn vị quả mang
tên bưởi đều bị đánh đồng gây K hết. Đó là nguyên do cho sự lao đao của
nông dân trồng bưởi, khơng những gặp khó khăn trên đường xuất khẩu mà
cịn bị “mất điểm”, tẩy chay ngay trên “sân nhà”.
Đặc biệt là những thông tin trên báo mạng điện tử, với tốc độ lan truyền
rất nhanh có thể tạo nên đủ mọi thứ dư luận trái chiều, dễ khơi gợi những suy
luận sai lệch, thật giả úp mở, khơng có ích cho nhận thức chung, và định
hướng dư luận. Một thông tin không sai nhưng đưa quá chi tiết, khắc sâu vào
những mặt xấu theo “thiên kiến” người viết có thể tạo nên làn sóng dư luận
phức tạp. Gần đây, trường hợp báo Đất Việt, đưa tin về tỉ lệ rau quả độc hại
lên tới 24,5%, nói là nguồn thơng tin từ WHO, khiến tổ chức này bất bình,
yêu cầu báo phải xin lỗi. Kết quả giải trình cho thấy phóng viên báo này “chỉ
nghe một người bạn nói lại từ một hội thảo tổ chức từ tháng 11/2007”, tức là
trước đó đã… một năm đã đưa lên báo, dẫn đến sai lầm như đã nói ở trên!
Những thơng tin giật gân, thiếu trách nhiệm được đề cập thường có
mấy cấp độ sau: Thứ nhất, thơng tin bịa đặt hồn tồn, với dụng ý và mục

đích cá nhân cụ thể. Thứ hai là thông tin chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng
bị đẩy lên cho “trịn trịa”, tỉa tót cho “hồn thiện”, kiểu “vẽ rắn thêm chân”,
đáp ứng nhu cầu suy diễn, lệch lạc. Thứ ba, thơng tin là có thật, nhưng bị nhìn
nhận, đánh giá, phán xét phiến diện, chỉ nhăm nhăm khai thác mặt trái, mặt
xấu… Xu hướng thông tin giật gân, kích động nhiều khi khơng chỉ là thiên



×