Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

đề cương môn pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.15 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Phân tích học thuyết Mác về nguồn gốc, bản chất, dấu hiệu, hình thức của Nhà nước


Nguồn gốc của NN
NN là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giai cấp, là tác nhân biến đổi của xã hội và phát
triển kinh tế. Chính vì lẽ đó ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra
những lý giải khác nhau về nguồn gốc phát sinh ra nhà nước:
+ Thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, NN là do thượng đế sáng tạo ra để
bảo vệ trật tự chung, do vậy NN là lực lượng siêu nhiên và với quyền lực vĩnh cửu. Sự phục tùng quyền
lực NN là cần thiết và tất yếu.
+ Thuyết gia trưởng cho rằng: NN là kết quả sự phát triển tự nhiên của gia đình, là hình thức tổ chức tự
nhiên của cuộc sống con người, vì vậy NN có trong mọi xã hội và quyền lực NN về bản chất cũng giống
như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
+ Thuyết khế ước xã hội cho rằng: Các học giả tư sản cho rằng sự ra đời của NN là sản phẩm của một khế
ước (hợp đồng) được ký kết trước hết là giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có
NN. Vì vậy, NN phản ảnh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu
NN phục vụ, bảo vệ lợi ích của họ.
+ Thuyết bạo lực cho rằng: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc của thị tộc này đối
với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ quan đăc biệt để nô dịch kẻ
chiến bại.
+ Thuyết tâm lý cho rằng: NN xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ
thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ…Vì vậy NN là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
 * Do nhận thức còn hạn chế hoặc do lợi ích giai cấp chi phối nên cố tình giải thích sai những nguyên
nhân đích thực làm phát sinh NN.
* Đa số các học giả đều xem xét sự ra đời của NN tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời
những nguyên nhân kinh tế. Theo họ NN không thuộc giai cấp nào, NN là của tất cả mọi người và trong
xã hội văn minh mãi mãi cần có NN.
- Nguồn gốc của NN theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin:
Khi nghiên cứu về nguồn gốc NN, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN đã chỉ ra rằng: NN không phải
là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. NN là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.


NN chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định và tiêu vong khi những đk
khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi. Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa MLN thì chế độ cộng sản
nguyên thủy là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của xã hội loài người, trong đó không tồn tại giai cấp và
vì vậy NN chưa xuất hiện. Nhưng chính những nguyên nhân làm xuất hiện NN lại bắt nguồn từ xã hội đó.
 Vì vậy, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm xuất
hiện NN
1. Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc:
- Chế độ cộng sản nguyên thủy (CSNT) là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đây là
xã hội không có giai cấp, chưa có NN và pháp luật.
- Cơ sở kinh tế của chế độ CSNT là sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
- Cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc.
+ Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ơ giai đoạn đầu, các thị tộc tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần sự
phát triển của xã hội đã tác động làm vai trò của người đàn ông thay đổi và ngày càng nắm vai trò quan
trọng trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ chuyển thành chế độ phụ hệ.
+ Trong thị tộc mọi người đều tự do và bình đẳng. Không một ai có đặc quyền, đặc lợi trong đối với
người khác. Trong thi tộc có sự phân công lao động, nhưng đó chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa
đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ, chưa mang tính xã hội
- Trong xã hội CSNT đã tồn tại hệ thống quản lý các công việc của thị tộc. Hệ thống đó bao gồm:
+ Hội đồng thị tộc: là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó mọi người lớn tuổi, không phân
biệt đàn ông hay đàn bà đều là thành viên của Hội đồng thị tộc. HĐTT có quyền quyết định tất cả những
vấn đề quan trọng có liên quan đến thị tộc
+ Tù trưởng, thủ lĩnh quân sự: là những người đứng đầu thị tộc do hội nghị toàn thể thị tộc bầu ra từ
những người nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm và có uy tín lớn nhất trong cộng đồng. Những người đứng đầu
thị tộc có quyền lực rất lớn, nhưng quyền lực của họ dựa vào tập thể, cộng đồng, trên cơ sở uy tín cá nhân
và sự tín nhiệm, ủng hộ của các thành viên trong thị tộc
 Trong xã hội CSNT đã có quyền lực và quyền lực này có hiệu lực thực tế rất cao, có tính cưỡng chế
mạnh.
2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện NN.
Xã hội thị tộc - bộ lạc không có NN, nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự
ra đời của NN.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo tiền đề làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
và đòi hỏi phải thay thế sự phân công lao động tự nhiên bằng phân công lao động xã hội.
Nền kinh tế dưới chế độ cộng sản nguyên thủy ngày càng phát triển do việc hoàn thiện công cụ lao động.
Lao động không chỉ đem lại của cải vật chất mà trong quá trình lao động con người ngày càng phát triển
về thể lực, trí lực. Dưới tác động của công cụ kim loại, cộng với kinh nghiệm lao động đã được tích lũy
nên khả năng lao động của con người phát triển nhanh chóng, lực lượng sản xuất có những bước tiến rõ
rệt khiến cho hoạt động kinh tế của xã hội ngày càng đa dạng đòi hỏi phải có sự phân công lao động tự
nhiên thành phân công lao động xã hội. Ở vào thời kỳ cuối của chế độ cộng sản nguyên thủy đã lần lượt
xảy ra 3 lần phân công lao động xã hội lớn:
- Lần 1: Ngành chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
- Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
- Lần 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện
 Phân công lao động khiến cho các ngành kinh tế phát triển mạnh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, do
đó đã phát sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng. Một số người trong thị tộc như tù
trưởng, thủ lĩnh quân sự đã lợi dụng uy tín của mình chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của tập thể và những
công cụ lao động để biến thành tài sản riêng. Cùng với đó, sự phân chia tài sản của thị tộc cho các gia
đình riêng rẽ đã làm xuất hiện chế độ tư hữu, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Từ đó dẫn đến sự phân hóa
giai cấp, những người nghèo khổ, tù bình nô lệ trở thành giai cấp bị bóc lột, những người giàu có, chiếm
giữ nhiều tài sản trở thành giai cấp bóc lột. Quyền lợi của hai giai cấp này đối lập nhau và mâu chuẩn giai
cấp ngày càng quyết liệt, các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã
của chế độ thị tộc.
Về tiền đề xã hội: việc hình thành các gia đình cá thể đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.
 Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới để điều hành và quản lý xã hội mới, tổ chức đó do toàn bộ
những điều kiện tồn tại của nó, là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và dĩ nhiên là tổ
chức thực hiện sự thống trị của gia cấp để dập tắt các xung đột công khai giữa các giai cấp hoặc là hướng
sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó chính là NN.

Tiền đề kinh tế dẫn đến sự ra đời NN là tư hữu về tài sản
Tiền đề xã hội dẫn đến sự ra đời NN là giai cấp và mâu thuẫn giai cấp



Bản chất NN
- KN: Bản chất NN là tất cả các phương diện cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của NN
- Bản chất: Nhà nước là thể thống nhất về tính xã hội và tính giai cấp
* Tính giai cấp của nhà nước:
NN là bộ máy do giai cấp thống trị lập ra, có nhiệm vụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Sự thống
trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện dưới ba hình thức: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị
và quyền lực tư tưởng.
+ Quyền lực kinh tế: giữ vai trò quyết định, là cơ sở bảo đảm sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế
thuộc về giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất trong xã hội, với tư liệu sản xuất trong tay, chủ sở hữu có
thể bắt người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Nhờ có NN, giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất
trở thành giai cấp thống trị về kinh tế.
+ Quyền lực chính trị: là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. NN là một bộ
máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng. Với ý ngĩa đó, NN là một
tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng NN là công cụ để thực hiện quyền lực
chính trị. Ý chí của giai cấp thống trị thông qua NN trở thành ý chí của NN, ý chí của NN có sức mạnh
buộc các giai cấp khác phải tuân theo một “trật tự” do giai cấp thống trị đặc ra, phải phục vụ lợi ích của
gia cấp thống trị.
+ Quyền lực về tư tưởng:
Giai cấp thống trị đã thông qua NN để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị
trong xã hội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc mình về mặt tư tưởng.
** Tính xã hội của NN:
Song nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có vai trò xã hội bởi lẽ NN được sinh ra không chỉ do
nhu cầu thống trị giai cấp mà còn do nhu cầu tổ chức và quản lý xã hội. Một NN sẽ không thể tồn tại nếu
chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng và ý chí của các giai
tầng khác trong xã hội. Bên cạnh đó, NN phải đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật
tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hay chức năng khác phù hợp với yêu cầu của xã hội
 Điều đó nói lên rằng NN là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa
mang bản chất xã hội.
Khái niệm NN: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm

vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đổi kháng.


Dấu hiệu
So với các tổ chức của xã hội thị tộc – bộ lạc và với các tổ chức chính trị - xã hội khác mà giai cấp thống
trị thiết lập và sử dụng để quản lý xã hội, thì NN có 1 số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ NN thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hoà nhập vào dân cư nữa. Để thực hiện
quyền lực và để quản lý xã hội, NN tạo ra một hệ thống các cơ quan NN, là công cụ đặc biệt không còn
hòa nhập với dân cư như: tòa án, nhà tù , cảnh sát … trong đó có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ
quản lý và cưỡng chế. Họ tham gia vào bộ máy NN để hình thành nên 1 hệ thống các cơ quan NN từ TW
đến cơ sở
+ NN phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện sự quản lý đối với dân cư
theo các đơn vị ấy chứ không tập hợp dân cư theo chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính.
NN thực thi quyền lực chính trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Mỗi NN có lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy
lại phân thành các đơn vị hành chính nhỏ như tỉnh, huyện…
+ NN có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị, pháp lý thể hiện quyền độc
lập tự quyết về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ
quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của NN.
+ NN ban hành PL và thực hiện sự quản lý bắt buộc của mình đối với mọi công dân. NN là 1 tổ chức duy
nhất trong xã hội được quyền ban hành pháp luật. Tất cả các quy định của NN đối với mọi công dân được
thể hiện trong pháp luật do NN ban hành. Và cũng chính sách của NN bảo đảm cho pháp luật được thực
thi trong cuộc sống
+ NN quy định và thực hiện viêc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, Bộ máy NN bao gồm 1
lớp người đặc biệt, tách ra khỏi sản xuất làm công tác quản lý sẽ không thể tồn tại nếu không có nguồn
nuôi dưỡng. Đồng thời việc xây dựng và duy trì các cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ máy NN cũng rất cần
thiết. Thiếu thuế thì bộ máy NN không tồn tại được. Chỉ có NN mới có quyền đặt ra thuế và thu thuế


Hình thức NN

- KN: Là cách thức tổ chức quyền lực và những phương pháp để thực hiện quyền lực ấy. Hình thức NN
được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc NN và chế độ chính trị
a- Hình thức chính thể: Hình thức chính thể là cách tổ chức, cơ cấu, trình tự thành lập các cơ quan NN
cao nhất và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các
cơ quan này
Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa


Chính thể quân chủ : là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ (hay một phần)
trong tay người đứng đầu NN (vua, hoàng đế…) theo nguyên tắc thừa kế
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: Là chính thể mà trong đó quyền lực nhà vua là tuyệt đối, có quyền lực vô
hạn không có hiến pháp. Đó là NN chủ nô và phong kiến.
VD: Omana Xuđăng, Ả rập
+ Chính thể quân chủ lập hiến (chính thể quân chủ hạn chế): người đứng đầu NN chỉ nắm 1 phần quyền
lực tối cao và bên cạnh đó còn có 1 cơ quan quyền lực khác nữa như nghị viện trong NN tư sản có chính
thể quân chủ hoặc cơ quan đại diện đẳng cấp trong NN phong kiến


Chính thể cộng hòa : là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan được bầu
ra trong 1 thời gian nhất định
Tùy thuộc vào quyền bầu cử để thành lập các cơ quan tối cao của quyền lực NN, hình thức chính thể cộng
hòa được chia thành hai loại cơ bản là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.
+ Cộng hòa quý tộc: Quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực của NN chỉ quy định thuộc về
tầng lớp quý tộc. Loại hình thức chính thể này không phổ biến trong lịch sử, mà chỉ xuất hiện trong một
số nước như cộng hòa quý tộc chủ nô Spac ở Hy Lạp, cộng hòa quý tộc chủ nô La Mã.
+ Cộng hòa dân chủ: Là hình thức chính thể trong đó quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực
của NN thuộc về nhân dân, mang tính phổ thông, không có đặc quyền, đặc lợi.
- Các nước tư bản chủ nghĩa hình thức chính thể cộng hòa dân chủ biến dạng thành 3 loại sau:
* Cộng hòa tổng thống: tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại diện cử tri bầu ra. Tổng
thống có vai trò rất lớn, vừa là người đứng đầu NN, vừa là người đứng đầu chính phủ, có quyền giải quyết

các đạo luật do nghị viện đưa ra. Chính phủ do tổng thống lập ra và chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Chính phủ độc lập với nghị viện. Tiêu biểu cho chính thể này là nước Mỹ và các nước sau Mỹ.
* Cộng hòa đại nghị: được đặc trưng bởi việc nghị viện thành lập ra chính phủ và khả năng của nghị viện
kiểm tra hoạt động của chính phủ. Tổng thống do nghị viện bầu ra và có vai trò không lớn.
Chẳng hạn: CHLB Đức, Cộng hòa Áo,, Cộng hòa Italia…, Phần Lan
* Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp). là hình thức hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị.
Nghị viện thành lập ra chính phủ, thủ tưởng bầu ra thủ tướng chính phủ
Ví dụ: Cộng hòa Pháp., Hàn Quốc
- Các nước XHCN, hình thức chính thể cộng hòa dân chủ với các biến dạng là Công xã Paris, Cộng hòa
Xô-viết và Cộng hòa dân chủ nhân dân; NN XHCN chỉ nên sử dụng chính thể cộng hòa vì nó cho phép
thể hiện quyền lực nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân có thể thay thế nhau trong quản lý chính quyền.
b- Hình thức cấu trúc NN: là sự tổ chức NN theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa
các cơ quan NN trung ương với các cơ quan NN địa phương
Các hình thức cấu trúc NN bao gồm các loại: NN đơn nhất, NN liên bang.
• NN đơn nhất: Là NN có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành NN là các đơn vị hành chính – lãnh
thổ có chủ quyền quốc gia, đồng thời có các hệ thống cơ quan NN thống nhất từ trung ương đến địa
phương. Trong nước chỉ có 1 hệ thống pháp luật, mỗi công dân chỉ mang 1 quốc tịch
VD: Việt Nam, Lào, Ba Lan
• NN liên bang: Là NN có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại. Trong NN liên bang không chỉ liên
bang có các dấu hiệu của NN, mà các NN thành viên cũng có chủ quyền riêng và ở mức độ này hay
mức độ khác có dấu hiệu của NN. NN liên bang có 2 hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý: 1 hệ
thống chung cho toàn liên bang và 1 hệ thống trong mỗi nước thành viên. Có 2 hệ thống pháp luật của
bang và của liên bang. Công dân mang 2 quốc tịch
Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Nga
c- Chế độ chính trị: Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức mà các cơ quan NN sử dụng
để thực hiện quyền lực NN.
Nhân tố chủ đạo trong khái niệm chế độ chính trị là phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp
cầm quyền. Phương pháp thực hiện quyền lực NN của các NN trong lịch sử rất đa dạng, nhưng tựu chung
lại chúng gồm 2 loại chính: phương pháp dân chủ và phản dân chủ
• Phương pháp dân chủ: có nhiều loại, thể hiện dưới các hình thức khác nhau như dân chủ thực sự và

dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
• Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính chất độc tài, đáng chú ý nhất là khi phương pháp cai trị và
quản lý xã hội này phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và
phát xít
Câu 2: Phân tích bản chất, đặc trưng của Nhà nước CHXHCNVN
- Bản chất bao trùm nhất chi phối cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay từ
tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của Nhà nước
- Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi theo nghị quyết 51/QH quy định về bản chất của NN Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam: “NN CHXH CNVN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực NN thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
- Bản chất của NN ta được cụ thể bằng các đặc trưng sau:
• Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
- NN CHXHCNVN ngày nay là NN của dân, do dân mà nòng cốt là liên minh công nông – trí thức
tự tổ chức và định đoạt quyền lực NN. Quyền lực NN Việt Nam không thuộc về 1 cá nhân nào, 1
nhóm người nào mà thuộc về toàn thể nhân dân
- Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân
dân các cấp
- Tất cả những chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp
quyết định.
- Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời có quyền khiếu
nạ, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước.
- Nhân dân có quyền trực tiếp đưa ra các kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• NN CHXHCNVN là một NN dân chủ thực sự, có tính xã hội rộng rãi
- Thật sự: Quyền tự do dân chủ của nhân dân được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Nhà nước có
biện pháp bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân trên thực tế
- Rộng rãi: NN đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, nghề
nghiệp. NN thể hiện tính dân chủ trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội
+Trong lĩnh vực kinh tế: NN thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, tạo ra những điều

kiện làm cho nền kinh tế đất nước có tính năng động, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của llsx. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
đa sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt
động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và đều bình
đẳng trước pháp luật. Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động, coi đó là động lực, mục tiêu của
dân chủ
+Trong lĩnh vực chính trị: NN tạo cơ sở pháp lý vững chắc, trong đó quy định tất cả các quyền tự
do, dân chủ trong sinh hoạt chính trị, bảo đảm cho người dân được làm chủ về mặt chính trị. NN
xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện thông qua chế độ bầu cử và bãi miễn đại biểu nhân
dân vào các cơ quan dân cử Bên cạnh đó, nhà nước chú trọng thiết lập và bảo đảm thực hiện đầy
đủ chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực sự vào công việc quản lý
NN, quản lý xã hội, tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị, thảo luận một cách dân chủ, bình đẳng
các vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách, các dự thảo luật pháp quan trọng làm cho
nhân dân thực sự là chủ thể của những chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật đó
+Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội: NN chủ trương tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần
nhằm phát huy mọi khả năng của con người. NN quy định các quyền tự do trong lĩnh vực văn hoá
tư tưởng và bảo đảm cho mọi người thực hiện các quyền đó như tự do ngôn luận, tính ngưỡng,
nghỉ ngơi, lao động. NN chủ trương tự do tư tưởng, tuy nhiên cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng
tự do, dân chủ để làm tổn hại lợi ích quốc gia, lợi ích dân dộc


NN thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
NN Cộng hòa XHCN Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình đều coi "đại đoàn kết dân tộc"
là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng
XH, đồng thời là cơ sở để tạo ra sức mạnh của một NN thống nhất. Nhà nước ta là nhà nước thống nhất
của 54 dân tộc anh em.
Chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản của Nhà nước Việt Nam:
+ Một là, xây dựng một cơ sở pháp lý vững vàng cho việc thiết lập và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều có thể tham gia một cách tích cực nhất vào việc thiết lập, củng cố và
phát huy sức mạnh và quyền lực nhà nước.

+ Hai là, NN tổ chức thực hiện trong các hoạt động cụ thể của mình và của toàn bộ hệ thống chính trị để
đảm bảo nguyên tắc đoàn kết dân tộc.Tất cả các tổ chức Đảng, NN, Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn
thanh niên. . . đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng NN Việt Nam thống nhất là
mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình.
+ Ba là, trong khi tổ chức thực hiện, nhà nước luôn chú trọng việc ưu tiên đối với các dân tộc ít người, các
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng tồn tại và phát
triển trên cơ sở hòa hợp, đoàn kết, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
+ Bốn là, chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tôn trọng các giá trị văn
hóa tinh thần, truyền thống của mỗi dân tộc, xây dựng bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam với đầy đủ tính
phong phú mà vẫn bảo đảm sự nhất quán và thống nhất.


NN CHXHCN VN thể hiện tính xã hội rộng rãi
- Với mục tiêu xây dựng 1 xã hội văn minh, nhân đạo, bảo đảm công bằng xã hội, NN Việt Nam đã quan
tâm đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết các vấn đề xã hội như: xây dựng các công trình phúc lợi xã
hội, đầu tư cho việc phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như xóa đói, giảm nghèo, chăm
sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, thất nghiệp, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, chống các
tệ nạn xã hội
- NN không những chỉ đặt ra những cơ sở pháp lý mà còn đầu tư thỏa đáng cho việc giải quyết các vấn đề
này là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và của NN nói chung


NN thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
- Bản chất của NN CHXHCN VN không chỉ thể hiện trong các chính sách đối nội mà còn thể hiện cả
trong chính sách đối ngoại. Phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” thể hiện một đường lối ngoại
giao mở của NN ta.
- Điều 14 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: Nước CHXHCNVN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị,
mở rộng giao lưu và hợp tác đối với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã
hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các

bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các
nước láng giếng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Câu 3: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN
- Bộ máy NN xã hội chủ nghĩa là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo
những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng NN và
nhiệm vụ của NN XHCN.
- Để bộ máy của NN XHCN hoạt động có hiệu lực và hiêu quả trong quản lý xã hội thì điều quan trọng là
phải bảo đảm cho nó có một cơ cấu tổ chức hợp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ và đội ngũ cán bộ có
đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn vậy trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN phải
tuân theo những nguyên tắc nhất định.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN XHCN là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng
đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.
- Trong tổ chức và hoạt động của BMNN XHCN có rất nhiều nguyên tắc, trong đó có những nguyên tắc
cơ bản, và một trong những nguyên tắc cơ bản đó là:
1. Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
• Cơ sở pháp lý: điều 2 Hiến pháp “NN CHXH CNVN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực NN thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”.
• Nội dung
- Nhà nước bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc thành lập và tổ chức lập ra bộ
máy nhà nước. Sự bảo đảm này thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước xây dựng cơ sở pháp lý và các biện
pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm chủ bầu ra các cơ quan
đại diện của mình và thông qua hệ thống cơ quan đại diện để lập ra các hệ thống cơ quan khác.
- Phải đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý các công việc nhà nước và quyết định
những vấn đề trọng đại của đất nước. V.I.Lenin coi đây là phương pháp tuyệt diệu, phương pháp đặc thù
chỉ có thể thực hiện được một cách đầy đủ trong xã hội chủ nghĩa

- Ngoài việc “dân biết, dân bàn” thì phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám
sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác được trao cho
những quyền hạn nhất định để quản lý một số công việc của nhà nước, tức là “dân kiểm tra’. Đây là vấn
đề có tính nguyên tắc, đồng thời là một trong những phương pháp bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt
động đúng mục đích phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, chống những biểu hiện tiêu cực như quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, xa rời quần chúng của đội ngũ cán bộ nhà nước.
- Bảo đảm cho nhân dân được đưa ra kiến nghị với cơ quan NN
• Một số biện pháp để đảm bảo nguyên tắc: Để thực hiện tốt nguyên tắc này trong thực tế đời sống,
NN ta cần có những biện pháp để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp
luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; cung cấp thông tin đầy đủ để dân
biết, dân bàn, dân kiểm tra các hoạt động của NN.
2. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với NN.
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng tổ chức và hoạt động của
NN XHCN, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý của NN, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong việc tham gia vào công việc của NN. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN
còn nhằm giữ vững bản chất của NN XHCN, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc
đổi mới đi đúng định hướng XHCN.
• Cơ sở pháp lý: Điều 4 HP. Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”.
• Nội dung
−Đảng vạch ra đường lối, chủ trương và phương hướng tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. Đồng
thời chỉ đạo quá trình xây dựng PL, nhất là những đạo luật quan trọng nhằm thông qua NN thể chế
hoá các chủ trương, chính sách của Đảng thành PL, thành những quy định chung thống nhất trên quy
mô toàn XH, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
−Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan NN hoạt động theo đúng đường lối chính
sách của Đảng và đào tạo cán bộ tăng cường cho bộ máy NN.
−Đảng lãnh đạo NN bằng vai trò, tác phong gương mẫu của Đảng viên trong việc chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, PL của NN, đặc biệt thông qua các tổ chức Đảng và các đảng viên làm việc

trong bộ máy NN. Đảng lựa chọn cán bộ ưu tú của Đảng vào các vị trí lãnh đạo của cơ quan NN.
• Biện pháp: Để có thể thực hiện tốt vai trò của đảng đối với NN, Đảng phải thường xuyên củng cố,
đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và
đảng viên trong BMNN.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
• Cơ sở pháp lý: Điều 6 HP: “Nhân dân sử dụng quyền lực NN thông qua QH và HĐND là những cơ
quan đạt diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân. Quốc Hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt dộng
theo nguyên tắc tập trung dân dân chủ”.
• Nội dung
- Thể hiện việc kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan TW đối với địa
phương, giữa các cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới, mở rộng dân chủ, phát
huy tính tích cực, chủ động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, các cơ quan nhà nước cấp dưới
- Nội dung của nguyên tắc này được biểu hiện trên 3 mặt chủ yếu: tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, chế
độ thông tin và báo cáo kiểm tra xử lý các vấn đề trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực NN:
+ Về mặt tổ chức: Nguyên tắc này thể hiện ở chế độ bầu cử, Chế độ công vụ, xác lập và giải quyết giải
quyết mối quan hệ giữa các bộ phận của BMNN nói chung, giữa Trung ương với địa phương, giữa các bộ
phận trong cơ quan NN và trên bình diện cao nhất là giữa NN với ND. Ở các nước XHCN nói chung và
nước ta nói riêng, nguyên tắc tập trung dân chủ này xuất phát từ nguyên tắc: tất cả quyền lực NN thuộc về
ND. Nhân dân trực tiếp bầu ra hệ thống cơ quan đại diện, trao quyền cho các cơ quan đại diện bầu ra hoặc
phê chuẩn các hệ thống cơ quan khác. Tính tập trung là biểu hiện quan trọng của bộ máy NN, nhưng sự
tập trung đó đều bắt nguồn và dựa trên cơ sở cửa chế độ dân chủ dân chủ sau khi đã được tập trung phải
chịu sự chỉ đạo của tập trung. Các cơ quan NN, công chức NN được trao quyền để quản lý các công việc
NN, nhưng đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân.
+ Về mặt hoạt động: Tập trung vào các cơ quan NN ở trung ương có quyền quyết định các vấn đề cơ
bản, quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trên phạm vi toàn
quốc. Quyết định các vấn đề ở tầm vĩ mô, tạo khuôn khổ thống nhất cho hoạt động của cả xã hội.
Các cơ quan NN ở địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi của địa phương mình. Quyết định
của cơ quan NN cấp trên có ý nghĩa bắt buộc đối với cơ quan NN cấp dưới.
Đồng thời phải phân cấp quản lý để phát huy trách nhiệm và tính chủ động của cơ quan địa phương, cơ

quan NN ở địa phương, cơ quan cấp dưới có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề cụ
thể Ở địa phương. .
Cơ quan NN trung ương, cơ quan cấp trên có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan cấp
dưới và cơ quan NN địa phương. Có quyền hủy bỏ, đình chỉ quyết định của cơ quan cấp dưới (nếu như
quyết định đó trái với quy định của PL) nhưng đồng thời phải tạo điều kiện cho cơ quan cấp dưới, địa
phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề Ở địa phương.
+ Chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề kịp thời, đúng đắn; khách quan và khoa
học.
- Các chủ trương, quyết định của cấp trên phải được thông báo kịp thời cho cấp dưới, để cấp dưới nắm
được đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên, từ đó chủ động giải quyết các vấn đề đúng PL và đáp ứng yêu
cầu của cấp trên.
- Các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho cấp trên để cấp trên nắm được và có sự
chỉ đạo đối với cấp dưới, tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy NN.
- Đồng thời phải đảm bảo chế độ kỷ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN.
Các cơ quan NN cấp trên phải thực hiện kiểm tra và xử lý các vi phạm một cách nghiêm minh, đúng PL;
đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích và khen thưởng kịp thời các đơn vị cá nhân có nhiều sáng
kiến, thành tích.
• Biện pháp:
+ xác định rõ những lĩnh vực và vấn đề thuộc thẩm quyền của từng cấp và từng cơ quan NN
+ xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong từng cơ quan nhà nước
4. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
• Cơ sở pháp lý: điều 5 HP “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.Nhà nước thực hiện chính sách bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về
mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
• Nội dung:
- Về chính trị, các dân tộc đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thành lập và cử
người tham gia vào các cơ quan NN, tham gia vào quản lý các công việc của NN và thực hiện quyền kiểm

tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, nhân viên NN và thực hiện các nghĩa vụ đối với NN.
- Về kinh tế, các dân tộc bình đẳng với nhau về quyền và lợi ích kinh tế, đồng thời NN cũng có chính sách
hỗ trợ để các dân tộc có điều kiện phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
- Về văn hoá, giáo dục, các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát
huy những phong tục tập quán truyền thống và văn hoá tết đẹp của dân tộc mình.
- NN XHCN thực hiện chính sách đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc.
• Biện pháp: xử lý nghiêm minh các hoạt động chia rẽ dân tộc
5. Nguyên tắc pháp chế XHCN.
• Cơ sở pháp lý: điều 12HP: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành HP, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống
các tội phạm, các vi phạm HP và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của NN, quyền và
lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật
• Nội dung:
- Yêu cầu các cơ quan NN, mọi tổ chức xã hội phải tiến hành theo đúng pháp luật và trên cơ sở của pháp
luật
- Mọi cán bộ và nhân viên NN đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng PL khi thực thi quyền hạn và
nhiệm vụ của mình
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật
• Biện pháp:
+ đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
+ tổ chức công tác thực hiện pháp luật
+ xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
Ngoài 5 nguyên tắc trên, trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có
những nguyên tắc khác như: nguyên tắc tổ chức lao động khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính kinh
tế, nguyên tắc công khai hóa Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng cho từng loại trong
những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Câu 4: Phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của pháp luật
1.


Nguồn gốc
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử sự chung
thống nhất. Đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo.
- Các quy tắc tập quán có đặc điểm: Các tập quán này hình thành một cách tự phát qua quá trình con người
sống chung, lao động chung. Dần dần các quy tắc này được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự
chung; Các quy tắc tập quán thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, do đó được mọi người tự
giác tuân theo. Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội buộc họ phải tuân theo.
Chính vì thế tuy chưa có pháp luật nhưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trật tự xã hội vẫn được duy trì.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện xã hội phân chia thành giai cấp quy tắc tập quán không còn phù hợp nữa.
- Trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, Nhà nước ra
đời để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật để duy trì trật tự xã hội. Giai đoạn đầu giai cấp thống trị
tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và
bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó các nhà nước đã
nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh
các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh,
vì vậy để đáp ứng nhu cầu này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc
đầu còn đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở nên hoàn
thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện của bộ máy nhà nước.

Như vậy, Pháp luật được hình thành bằng hai con đường: thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã
hội - phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai, bằng hoạt động ban hành những văn bản
quy phạm pháp luật mới.

PL ra đời khi NN xuất hiện, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra có tính quy phạm
phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm
quyền lực của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.

Bản chất

• Thứ nhất, PL luôn mang tính giai cấp:
Theo học thuyết Mac – Lenin, PL chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của PL thể
hiện ở tính giai cấp của nó, không có “PL tự nhiên” hay PL không mang tính giai cấp. Tính giai cấp của
PL được thể hiện PL thể hiện ý chí NN của giai cấp thống trị và được NN của giai cấp thống trị bảo đảm
thực hiện:
- PL thể hiện ý chí NN của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị nắm trong tay quyền lực, giai cấp thống
trị thông qua NN để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa
thành ý chí của NN. Ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản PL (quy tắc xử sự) do các cơ quan có
thẩm quyền của NN ban hành
- Tính giai cấp của PL còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của PL trước hết
nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, PL là nhân tố để điều chỉnh về
mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với
ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống nhất.
Với ý nghĩa đó, PL chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
• Bản chất thứ hai , PL do NN, đại diện chính thức của xã hội ban hành nên PL còn mang tính chất
xã hội to lớn.
PL do NN là đại diện chính thức của toàn xã hội nên còn thể hiện ý chí nguyện vọng và lợi ích của các
giai tầng khác trong xã hội, vì vậy PL mang tính xã hội.
- PL dc xây dựng trên cơ sở của đời sống xh
- Là phương tiện để NN quản lý trật trự xh
- Ghi nhận và bảo vệ lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác
• Bản chất thứ 3, PL còn thể hiện bản chất xã hội thông qua quan hệ giữa PL và các hiện tượng
khác
- PL với kinh tế: kinh tế giữ vai trò quyết định đối với PL. Chế độ kinh tế là cơ sở của PL, sự thay đổi của chế
độ kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về pháp luật
- PL với chính trị: PL là 1 trong những hình thức biển hiện cụ thể của chính trị. Đường lối của giai cấp thống
trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với PL
- PL với đạo đức: PL luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền.
- PL với NN: là 2 hiện tượng thuộc tầng chính trị - pháp lý, luôn có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau
3.


Đặc điểm
• Thứ nhất là tính quy phạm phổ biến. Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của
pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi người cư trú trên lãnh thổ nước nước đó
và đối với mọi công dân.
• Thứ hai là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, rõ ràng về nội dung. Đặc trưng của pháp
luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều khoản , văn bản quy phạm pháp
luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng. Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định
chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật
+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp
lý thích hợp.
+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật
+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của cơ quan có
thẩm quyền ra văn bản.
+ Phân định phạm vi, mức độ của hoặt động lập pháp, lập quy.
• Thứ ba là tính cưỡng chế Nhà nước,
Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách
gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.
Nhà nước sử dụng các phương tiện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính, kinh tế, tổ
chức tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp
này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ
áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.
Câu 5: Phân tích bản chất và hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa
1. Bản chất của PL XHCN
- Sau khi dc thành lập, nhà nc xh cn đã nhanh chóng xóa bỏ hệ thống pháp luật cũ, xây dựng 1 hệ thống
pháp luật mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xh phát sinh trong chế độ xh mới.
- Xét về góc độ chung, PL xh cn có bản chất vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xh và có những
đặc trưng cơ bản của PL nói chung. Tuy nhiên dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị, xh của cn xh, cho nên PL

xh cn có những đặc thù riêng
a. PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao.
- Tính hệ thống của PL nói lên sự đa dạng của các quy phạm PL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành trong những thời điểm khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xh tương ứng trên các lĩnh vực của
đời sống xh
- Mặc dù hệ thống pháp luật bao gồm nhiều loại quy phạm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất với
nhau
- Là 1 hệ thống quy phạm đồng bộ, bởi vì chúng đều có chung 1 bản chất của giai cấp công nhân, pháp
luật xh cn dc xây dựng trên cơ sở của quan hệ kinh tế xh cn. Trong thời kỳ quá độ, mặc dù nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần nhưng có sự điều tiết của nhà nước định hướng xhcn. Nên nền kinh tế vẫn phát
triển theo xu hướng thống nhất ngày càng cao. Điều đó quyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển
của pháp luật xhcn
b. PL xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động
- Đây là điểm khác nhau cơ bản của PL xã hội chủ nghĩa đối với các kiểu PL khác.
- PL xã hội chủ nghĩa cũng giống như các kiểu PL khác là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và là
công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, nếu như các kiểu PL trước đều có một đặc
điểm chung là bảo vệ cho quyền lợi của một thiểu số giai cấp bóc lột thì PL xã hội chủ nghĩa “là PL thực
sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”, là số đông, chiếm đại đa
số trong dân cư. Điều đó vì:
+ PL xhcn thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được ban hành bởi NN xã hội chủ
nghĩa, bản chất của NN xã hội chủ nghĩa là NN dân chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội của PL XHCN nhằm thiết lập một trật tự phù hợp lợi ích của
cấp công nhân và nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích của tuyệt đại đa số người trong xã hội.
c. PL XHCN có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Chế độ kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật, pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của
chế độ kinh tế xhcn. Mọi sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi tương ứng của pháp
luật. Ngược lại pháp luật sẽ có tác động trở lại 1 cách mạnh mẽ đối với sự phát triển của chế độ kinh tế
xhcn.
d. PL XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối của Đảng cộng sản.
- Đường lối, chính sách của đảng giữ vai trò chỉ đạo, là phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội

dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật
- Pháp luật luôn phản ánh đường lối của đảng, ;à sự thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng thành các
quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xh. Cho nên khi xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
phải thấm nhuần đường lối, chính sách của đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật
cho phù hợp
e. PL XHCN có quan hệ qua lại với các quy phạm xã hội khác trongCNXH.
-Pháp luật Xhcn luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xh khác như quy phạm đạo đức, quy tắc xử
sự của các tổ chức xh và đoàn thể quần chúng
- Bên cạnh quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức còn tồn tại các quy phạm do tổ chức xh đề ra năhmf
điều chỉnh trong nội bộ của các tổ chức đó như: quy định kết nạp hội viên, quy định mục đích, nguyên tắc
hoạt động
- Để pháp luật thể hiện đúng bản chất của mình, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xh trong mỗi
giai đoạn cần phải xem xét và giải quyết tốt các mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng trên

PL XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự của con người thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, do NN xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo
đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn
trọng và thực hiện.
2. Hình thức của PL XHCN
- KN: là văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
• Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
 Văn bản luật: Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
ban hành
- Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản của nhà nước như: hình thức, bản chất của nhà nước;
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ
chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước
- Luật: Luật quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại,

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
- Nghị quyết: Nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng quy phạm pháp luật là những văn bản quy
phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước
 Văn bản QPPL dưới luật:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội
+ Pháp lệnh: quy định về những vấn đề được Quốc hội giao cho, 1 số pháp lệnh sau 1 thời gian
được thực hiện có thể được Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật
+ Nghị quyết: giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản
QPPL của Quốc hội
- Chủ tịch nước: Lệnh, quyết định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do
Hiến pháp, luật quy định
- Chính phủ: nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…. Quy định những vấn đề hết sức cần thiết
nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế, xã hội
- Thủ tướng chính phủ: Quyết định: quyết định các chủ trương, biện phpá lãnh đạo, điều hành hoạt
động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở….
- Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ; Chánh án TANDTC; Viện trưởng VKSNDTC: Thông tư,
thông tư liên tịch
- Tổng kiểm toán nhà nước: quyết định
- UBTVQH/Chính phủ; cơ quan TW của các tổ chức chính trị - xã hội: nghị quyết liên tịch
- Hội đồng thẩm phán TANDTC: nghị quyết
- HĐND: Nghị quyết
-UBND: Quyết định, chỉ thị
• Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam:
Các QPPL tồn tại trong các văn bản QPPL có điều hiện hiệu chỉnh trong những giới hạn xác định
- Hiệu lực theo không gian: giới hạn phạm vi lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực

- Hiệu lực theo thời gian: xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn
bản đó
- Hiệu lực theo đối tượng tác động: bao gồm cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó
cần phát huy hiệu lực
Câu 6: Trình bày những yêu cầu và những biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là sự tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành một cách nghiêm minh, bình đẳng và
thống nhất của các chủ thể trong toàn xã hội.
1. Những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa
a. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật, đảm bảo tinh thống nhất của hệ thống PL XHCN, tạo điều
kiện cho hệ thống PL ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật tự PL, củng cố và tăng cường pháp
chế XHCN.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú ý cả mặt:
- Thứ nhất, chú trọng tới việc hoàn thiện Hiến pháp và xây dựng các văn bản luật để làm cơ sở cho việc
hoàn thiện hệ thống PL
- Thứ hai, phái nhanh chóng cụ thể hóa những quy định của HP và luật, triệt để tôn trọng tính tối cao của
HP và luật.
b. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc
- Từ bản chất của nhà nước và PL XHCN, nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước PL, pháp chế
XHCN đòi hỏi phải có sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện PL trên quy mô toàn quốc.
- Thực hiện tốt yêu cầu này là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương, cấp dưới phục tùng cấp
trên, lợi ích của địa phương phải phù hợp vs lợi ích quốc gia, cá nhân có quyền tự do dân chủ nhưng phải
tôn trọng quyền của những chủ thể khác
- Bảo đảm nguyên tắc pháp chế thống nhất là điều kiện để xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa,
tự do vô chính chính chủ, bảo đảm công bằng xã hội
c. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách
tích cực, chủ động và có hiệu quả.
- PL là cơ sở để củng cố và tăng cường pháp chế, vì vậy nhu cầu khách quan đòi hỏi phải có hệ thống PL
hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Để có cơ sở vững chắc củng cố nền pháp chế, phải có những biện pháp bảo đảm cho các cơ quan có

trách nhiệm xây dựng pháp luật đủ khả năng và điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Một trong những yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và tăng cường pháp chế thì phải bảo đảm cho các cơ
quan tổ chức và thực hiện pháp luật hoạt động có hiệu quả.
- Yêu cầu này đặt ra là: pháp luật phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống, mọi chủ thể phải xử sự
theo quy định của pháp luật, không có ngoại lệ. Pháp luật là điều bắt buộc cơ quan, viên chức Nhà nước
thi hành. Các tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi tổ chức xã hội thành
lập, và hoạt động theo quy định của pháp luật
- Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều bị truy cứu
trách nhiệm pháp lý, được xử lý nghiêm minh.
d. Không tách rời công tác pháp chế vs văn hóa
- Trình độ văn hóa nói chung và trình độ văn hóa pháp lý nói riêng của các nhân viên nhà nước, nhân viên
các tổ chức xã hội và công dân có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình củng cố nền pháp chế, đồng thời nền
pháp chế vững mạnh sẽ thúc đẩy phát triển văn hóa, nâng cao trình độ văn hóa của đông đảo nhân dân
- Vì vậy,phải gắn công tác pháp chế vs công việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý
nói riêng của các nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân.
2. Tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện nay
Tăng cường pháp chế là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi mới kinh tế, cải cách nền hành chính quốc gia
theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và ngăn chặn, loại trừ các vi phạm pháp luật, kỷ luật Nhà
nước. Tăng cường pháp chế cần thực hiện tốt các hoạt động sau
a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế
- Là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế xhcn
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế thể hiện trong từng thời kỳ Đảng đề ra phương hướng
xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào
tọa, bồi dưỡng cán bộ pháp lý … Đó là sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của
công tác pháp chế
- Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt đôgnj của nhà nước đối với công tác pháp chế
- Sự gương mẫu cửa các đảng viên, của tổ chức Đảng trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật của nhà nước
b. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống PL XHCN
- Thường xuyên tiến hành hệ thống hóa pháp luật để loại bỏ những quy định trùng lặp, lạc hậu, mâu

thuẫn; để kịp thời bổ sung, sửa đổi pháp luật, có kế hoạch xây dựng pháp luật, đẩy mạnh công tác nghiên
cứu khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật nhằm đảm bảo cho hệ thống văn bản pháp luật đạt
trình độ kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức để nhân dân lao động tham gia vào việc xây dựng pháp luật
- Việc xây dựng pháp luật cần tránh chủ quan nóng vội; phải nhận thức đúng vai trò của pháp luật dẫn đến
tình trạng chờ đợi, chậm chạp, không đủ luật, không ban hành kịp thời để điều chỉnh các lĩnh vực của đời
sống xã hội
hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện  pháp chế đc tăng cường
c. Tăng cường công tác thực hiện pháp luật
- Là biện pháp lớn để tăng cường pháp chế, bao gồm nhiều hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được
tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng
tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm làm cho nhân dân hiểu biết PL,
nâng cao ý thức PL của nhân dân
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả năng công
tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác PL, pháp chế
- Chú trong công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác PL, pháp chế, xác định rõ chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực hiện
d. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
- Là biện pháp bảo đảm cho PL được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước PL
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là các cơ quan làm công tác bảo vệ PL để
phát hiện những sai sót, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm đảm bảo cho bộ máy hoạt động theo đúng
quy định của PL
- Những vi phạm của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước phải được xử lý trước PL
- Các cơ quan bảo vệ PL đòi hỏi phải có phương pháp haotj động thích hợp, nhanh chóng phát hiện những vụ
việc vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng quy định của PL
- Phải có sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động của các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia đông đảo tích cực
của quần chúng nhân dân vào công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm PL
Câu 7: Trình bày khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh và các chế định cơ bản của luật Hiến
pháp

• KN: Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN, tổng hợp tất cả các quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, để điều chỉnh các quan hệ xh cơ bản
nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,
khoa học, công nghệ;địa vị pháp lí của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
• Đối tượng điều chỉnh của LHP là những quan hệ xh cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc
xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ; địa vị pháp lí của
công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LHP được chia thành các nhóm sau:
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa – xã hội
- Những quan hệ chủ yếu giữa Nhà nước và công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Những quan hệ chủ yếu trong quá trình hình thành và hoạt động của bộ máy Nhà nước
• Phương pháp điều chỉnh:
−Khái niệm: phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà Luật NN tác động đến những
quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp
với ý chí của NN.
−Các phương pháp sau:
+PP định hướng : LHP quy định những nguyên tắc quan trọng nhằm định hướng cho xử sự của các chủ
thể LHP
+PP mệnh lệnh : LHP xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể cho các chủ thể LHP
• Các chế định cơ bản của LHP


Chế định chế độ chính trị
+Bản chất của Nhà nước CHXHCNVN – điều 2 HP
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
+Vị trí vai trò của ĐCSVN - điều 4 HP
“Đảng cộng sản việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
+Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các Tổ chức thành viên của Mặt trận – điều 9 HP
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính
trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Măt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần
trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo
vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và
cán bộ, viên chức nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”
+Chính sách đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta – điều 5 HP
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số.”
+Đường lối đối ngoại của Nhà nước ta – điều 14 HP
“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao
lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác
nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và
quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.”
2.Chế định chế độ kinh tế
+Mục đích phát triển nền kinh tế - điều 16
“Mục đích chính sach kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm
năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức,
thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu
với thị trường thế giới.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những
ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo
pháp luật.
Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa."
+Phương hướng phát triển kinh tế - điều 15
“Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể là nền tảng."
+Các chế độ sở hữu: chế độ sở hữu toàn dân đc quy định tại điều 17 HP, chế độ sở hữu tập thể đc quy
định tại điều 22 HP, chế độ sở hữu tư nhân đc quy định tại điều 23 HP
- Sở hữu toàn dân: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước
đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá,

xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”
- Sở hữu tập thể: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được
Nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân,
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”
- Sở hữu tư nhân: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.Trong trường
hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng
dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua,
trưng dụng do luật định.”
+Các thành phần kinh tế bao gồm: kt nhà nước, kt tập thể, kt cá thể, kt tư bản tư nhân, kt tư bản NN và
kt có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 19 Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ
vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.
Điều 20 Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới
nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và
mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Điều 21
Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được
thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc
kế dân sinh.
Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển."
Điều 25
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp
với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài
sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
không bị quốc hữu hoá.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về
nước."

3.Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
-Chính sách phát triển nền văn hóa VN
Điều 30
Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và
phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động,
đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục."
-Chính sách giáo dục và đào tạo
Điều 35
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào
tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí
vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc."
-Chính sách phát triển khoa học, công nghệ
Điều 37
Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và
công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học
và công nghệ của thế giới nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và
pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất
lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
4.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân – địa vị pháp lý của công dân
- Là những quyền và nghĩa vụ được quy định trong HP – đạo luật cơ bản của nhà nước
• Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị
+Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp
Điều 54

Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn
hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
+Quyền được tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Điều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả
nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân.
+Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
+Quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
+Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Điều 79
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
• Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội
−Quyền và nghĩa vụ học tập đc quy định tại Điều 59
−Quyền và nghĩa vụ lao động đc quy định tại Điều 55, Điều 56
−Quyền và nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe được quy định ở điều 61
−Quyền sở hữu có nội dung mới được quy định ở Điều 58 Hiến pháp 1992
−Quyền được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là quyền mới được quy định ở Điều 57
của Hiến pháp.
−Nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích được nói đến ở Điều 80 của Hiến pháp.
−Quyền đối với nhà ở đc quy định tại Điều 62 của Hiến pháp
−Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng được quy định ở điều 78
của Hiến pháp.

• Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân
−Quyền tự do đi lại, cư trú đc quy định tại Điều 68
−Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền được hội họp, lập hội, biểu
tình theo quy định của pháp luật (điều 69)
−Quyền tự do tín ngưỡng đc quy định tại Điều 70
−Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền tự do cá nhân quan trọng được quy định ở Điều
71 của Hiến pháp
−Quyền tự do cá nhân theo một nguyên tắc văn minh mà trong khoa học pháp lý gọi là nguyên
tắc suy đoán vô tội đc quy định tại Điều 72 của Hiến pháp
−Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thọai, điện tín đc quy
định tại Điều 73
−Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo đc quy định tại Điều 74
Câu 8: Trình bày khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh luật Hành chính


Khái niệm:
LHC là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam; bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ
quan hành chính nhà nước,
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác
nội bộ của cơ quan mình và
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các nhân thực hiện
hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định


Đối tượng điều chỉnh
Những quan hệ quản lý là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính phân chia thành 3 nhóm quan hệ
chính như sau:
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt
động chấp hành - điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ
công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng của cơ quan mình.
- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền
thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy
định.


Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là cách thức, biện pháp mà Nhà Nước áp dụng trong ngành
Luật Hành chính tác động vào các quan hệ quản lý.
-Đặc trưng phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là tính mệnh lệnh - đơn phương được hình
thành từ quan hệ quyền lực - phục tùng giữa 1 bên có quyền nhân danh nhà nước ra các mệnh lệnh bắt
buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
-Xác định sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước một bên có
quyền nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra quyết định hành chính đó.
-Bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi
thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, xã hội.
-Quyết định đơn phương của bên có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thì hành động cưỡng chế nhà nước.
Câu 9: Trình bày khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật hành chính. Cơ sở phát
sinh, làm thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
 Quan hệ pháp luật hành chính
• Khái niệm: QHPLHC là một dạng cụ thể của QHPL là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực chấp hành - điều hành của Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính
giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp Luật Hành
chính
• Đặc điểm của QHPLHC: bên cạnh những đặc điểm của QHPL, QHPLHC còn có những đặc điểm
riêng:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC gắn liền với hoạt động chấp hành và điều

hành của nhà nước. QHPL vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ, vừa thể hiện những yêu cầu
và mục đích của hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước
- QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào, sự thỏa thuận của
phía chủ thể kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có cho sự hình thành quan hệ
- Chủ thể bắt buộc tham gia QHPLHC là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước
- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo trình tự hành chính và
được thẩm quyền của cơ quan quản lí hành chính giải quyết theo trình tự hành chính và thuộc thẩm quyền
của cơ quan quản lí hành chính nhà nước
• Các yếu tố cấu thành: Có 3 yếu tố cấu thành QHPLHC: chủ thể, khách thể, nội dung
- Chủ thể QHPLHC là các bên khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, mang
quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Chủ thể QHPLHC bao gồm:
cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, tổ chức xã hội đơn ị kinh tế, công dân Việt Nam, người
nước ngoài, người không quốc tịch.
- Khách thể QHPLHC là trật tự trong quản lí hành chính. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều
có một trật tự nhất định do Nhà nước đặt ra, tham gia vào QHPLHC các chủ thể đều hướng tới trật tự
quản lý hành chính đó. Đối tượng mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính hướng tới có
thể là những giá trị vật chất, có thể là những lợi ích phi vật chất
- Nội dung quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong QHPLHC
 Cơ sở phát sinh, làm thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

×