Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Luận về “giá trừ lùi” trong mua bán cà phê Giacaphe.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.5 KB, 2 trang )

Luận về “giá trừ lùi” trong mua bán cà phê
Từ cuối tháng 6-2016 đến nay, giá cà phê có lúc lên khi xuống nhưng chủ yếu theo hướng
tăng. Từ mức 1650 USD/tấn nay lên 1877 USD/tấn (5-9-2016), đã tăng trên 200 USD/tấn!
Nhiều người mua rục rịch giảm giá mua “trừ lùi”, kéo giãn giá mua xuống trừ nhiều hơn so với giá
niêm yết, viện cớ giá trên sàn tăng mạnh nên giá nội địa tăng tốt, “giãn mươi vài mươi USD để
mua” hàng xuất khẩu, thị trường cà phê nội địa vẫn chịu được (!).
Thật ra, nói “giá trừ lùi” trong mua bán cà phê là theo cách quen dùng của các nhà xuất khẩu cà
phê Việt Nam vì trước đây, khi cịn thơng qua các người mua trung gian và mơi giới hàng hóa,
khơng có khi nào hàng cà phê Việt Nam bán được “giá cộng tới”.
Gọi đúng tên các thị trường và loại hợp đồng
Nếu nói cho đúng, đấy là giá bán cà phê xuất khẩu FOB tính trên cơ sở chênh lệch (differential)
giữa giá giao hàng qua lan can tàu (FOB) với giá niêm yết trên sàn kỳ hạn cà phê.
Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo điều kiện FOB là gì?
Chúng được gọi chung là giao theo hợp đồng giao sau (forward contract), tức là một loại hợp đồng
mua bán cà phê mà giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng không theo chuẩn bắt buộc của hợp
đồng kỳ hạn (futures contract). Ở đây người viết xin được mở ngoặt nói rằng hiện tại có nhiều
người, kể cả nhiều nhà khoa học và nghiên cứu gọi hợp đồng giao sau là hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai. Họ đã qui định với nhau rằng sau này ai muốn sử dụng hai
nhóm từ này đều phải hiểu và sử dụng như thế.
Thật ra, trước đây những người này do khơng có thực tế kinh doanh nên đã áp đặt cách sử dụng các
thuật ngữ ấy một cách sai lầm, khơng như nội dung vốn có của các hợp đồng giao sau và kỳ hạn.
Cách nay vài chục năm khi từ “terminal market” (tiếng Anh) hay “marché à terme” (tiếng Pháp)
được thay thế bằng “futures market”, thì thiết nghĩ thuật ngữ này khơng thể gọi cách gì khác hơn
“thị trường kỳ hạn”. Nhiều người thấy có chữ “futures có ‘s’ cứ tưởng nghĩa là “tương lai” nên đặt
vội cái tên “thị trường tương lai”, vậy là không thỏa đáng cho thuật ngữ này trong tiếng Việt.
Dựa trên giá chênh lệch (differential), nếu hai bên mua bán chấp nhận mua dưới giá niêm yết, ta có
“giá trừ lùi” (discount), cịn mua cao hơn giá niêm yết ta có “giá cộng tới” (premium), nếu bằng giá
niêm yết ta có giá “ngang giá niêm yết” (level).
Trên thị trường cà phê, hai cách mua bán này thường đi song song: mua bán tiền tươi (outright), có
nghĩa là hai bên mua bán cắt giá thị trường ngay khi đồng thuận hợp đồng; cách kia ta gọi là mua
bán dựa trên chênh lệch (differential) thường được nhất trí với nhau giá cuối cùng sẽ được chốt sau


nên giá này cũng thường được gọi là “price-to-be-fixed” (ptbf).
Bán trừ lùi, ít rủi ro hơn?
Hợp đồng có giá chốt sau “ptbf” được cho là ít rủi ro hơn vì mức độ tăng giảm giá hợp đồng khơng
nhiều bằng giá “tiền tươi”. Thí dụ trong giai đoạn như đã nói, giá tiền tươi trên sàn tăng trên 200
USD thì giá “ptbf” chỉ dao động quanh cộng 20 USD đến trừ 65 USD, tức chỉ 85 USD/tấn, tuy
nhiên dao động này cũng không liên tục như giá tiền tươi, thay đổi chậm chứ không hàng ngày
hàng giờ như  “giá tiền tươi”.
Nếu nhìn trên bảng giá cà phê của Giacaphe.com này để luận bàn, nay ta có giá trừ lùi là 65
USD/tấn dưới giá London, so với gần đây có khi chỉ trừ 40-50 USD/tấn.


Người mua thường khi thấy giá trên sàn cà phê tăng mạnh, họ cố gắng kéo giãn và mua rẻ hơn có
lợi cho mình nhằm kiếm lời thêm, giảm rủi ro thua lỗ, kéo giá thành mua hàng xuống, kể cả nhiều
người mua đủ nay khơng có nhu cầu nhưng nếu giá trừ lùi rẻ, vẫn mua thêm một ít để đó…Nói
chung phải thấy rằng động lực mua hàng là thiên hình vạn trạng để ảnh hưởng đến giá trừ lùi rẻ hay
mắc.
Ký trừ lùi: Người mua được lợi về huy động vốn
Thường người bán hàng trách tại sao giá trừ lùi giãn ra (thấp hơn so với giá niêm yết) mà khơng
nhìn đến yếu tố huy động tài chính của người mua. Giá niêm yết trên sàn tăng, vốn huy động mua
hàng vẫn đúng kế hoạch tín dụng, nên người mua kéo giãn để giảm lượng tiền trả khi mua hàng là
một phần, phần khác người mua thường giải thích làm sao để khi giao hàng chưa chốt giá, họ chỉ
trả tiền hàng rất ít như chỉ 60-70%, phần tiền hàng còn treo lại, được cho là để làm cơ sở bảo đảm
an toàn khi giá xuống mạnh, ngược lại với kỳ vọng của người bán. Số tiền hàng còn lại thường
được người mua chiếm dụng trong tiền hàng, mà người bán vì máu đầu cơ giá lên, quên mất đấy là
lượng tiền cực lớn phải chịu chi phí tài chính, lãi suất ngân hàng…
Đã có người mua đã từng tìm cách chiếm dụng vốn rồi, khi giá niêm yết sàn kỳ hạn đi ngược với
kỳ vọng người bán và bên bán xin chuyển tháng, người mua sẵn sàng treo lưỡi hái “chặt” thêm cả
chục USD để trả cho cái gọi là phí chuyển tháng, tức người bán khơng thể chốt giá được do thua lỗ,
tìm cách chốt giá trễn hơn theo hạn hợp đồng. Khi nhìn từ góc độ này, ta thấy mua bán kiểu như thế
sẽ rất bất công và đôi khi chuyển nhiều lần để rồi cuối cùng tiền hàng khơng cịn là bao nhiêu một

khi bên bán chốt giá cuối cùng, do bị ăn chặn lỗ, giá niêm yết xuống sâu…
Không nên cho người mua giữ lượng hàng “bán trừ lùi” lớn
Người bán thường than giá trừ lùi giãn nhưng ít khi tìm cách tránh bị ăn chặn bởi bên mua.
Nhưng cần nói rằng giá càng trừ sâu, khả năng chốt được giá càng khó đạt theo yêu cầu, đôi khi
chốt giá mua cho hàng đã giao không bằng giá thời điểm thị trường.
Nên chăng, khi cảm thấy được dù huề vốn hay thua lỗ đôi chút, nhưng thị trường có chiều hướng
bất lợi, nên chốt ngay với người mua nhập khẩu. Sau đó, hãy sử dụng công cụ mua hay bán trên
sàn kỳ hạn hay quyền chọn (options) thông qua một số nhà môi giới hoạt động hợp pháp để bảo vệ
mình, tránh đưa tiền thêm cho người vừa chiếm dụng vốn mình, vừa nộp tiền phí chuyển tháng cho
họ xài, vừa nghe họ giảng đạo đức.
Bài này khơng có ý đưa lời khun cho bạn trong giai đoạn thị trường hiện nay, mà muốn luận bàn,
tìm cách cho một hướng mua bán hữu hiệu và lâu dài.
Nguyễn Quang Bình    



×