Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý chất thải rắn trên đại bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH

NGƠ TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH

NGƠ TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

HÀ NỘI - năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Trung Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Hịa Bình, tơi xin gửi lời cảm ơn
đến thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý kinh tế và Xã hội đã dạy, đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập cũng như đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
để tơi có thể hồn thành được tốt luận văn này.
Đặc biệt tôi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cơ giáo
PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức các phòng, ban
thuộc UBND huyện Phù Ninh, UBND các xã điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên
và giúp đỡ trong q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn
Do thời gian thực hiện đồ án có hạn, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các

bạn để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 7 năm 2019
Học viên

Ngô Trung Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................. ix
THƠNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ ................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................. 9
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn .................................................................. 9
1.1.1. Chất thải rắn ..................................................................................................... 9
1.1.2. Quản lý Chất thải rắn ..................................................................................... 15
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Chất thải rắn ................................................ 27
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam ............................................ 27
1.2.2. Bài học về công tác quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ................................................................ 36
2.1. Khái quát về huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ..................................................... 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 36

2.1.2. Tình hình kinh tế.............................................................................................. 38
2.1.3. Tình hình xã hội .............................................................................................. 39
2.2. Thực trạng Chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ ............... 40
2.2.1. Khối lượng và thành phần chất thải rắn ......................................................... 40
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn ................................................................. 51
2.3. Thực trạng quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ... 55
2.3.1. Thực trạng ban hành các văn bản chính sách ................................................ 55

iii


2.3.2. Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý Chất thải
rắn ............................................................................................................................. 56
2.3.3. Thực trạng quản lý quá trình thu gom và vận chuyển .................................... 59
2.3.4. Quản lý về Nguồn lực tài chính ...................................................................... 71
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình quản lý ........................... 73
2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Chất thải rắn ............................ 73
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú
Thọ ............................................................................................................................ 75
2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 75
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................... 75
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................................... 76
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ........................................... 77
3.1. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp Chất thải rắn đến 2025, tầm nhìn đến
2050 ........................................................................................................................... 77
3.2. Quan điểm và mục tiêu quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................................... 78
3.2.1. Quan điểm ....................................................................................................... 78
3.2.2. Mục tiêu ........................................................................................................... 79

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù
Ninh tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 81
3.3.1.Thực hiện quy hoạch tổng thể về thu gom,vận chuyển và xử lý Chất thải rắn 81
3.3.2. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý Chất thải rắn phù hợp.............. 83
3.3.3. Tăng cường và đa dạng hố nguồn đầu tư tài chính ...................................... 84
3.3.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra tổ chức thực hiện quản lý.................. 84
3.3.5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý Chất thải rắn ......... 86
3.4. Kiến nghị ............................................................................................................ 88
3.4.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................... 88
3.4.2. Đối với tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 89
3.4.3. Đối với huyện Phù Ninh .................................................................................. 89

iv


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 92

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV
CTR

Bảo vệ thực vật
Chất thải rắn

CTRCN
CTRNN

Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH
CTRYT

Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn y tế

CTYT
CNH-HĐH
KHCN
TYT
UBND


Chất thải y tế
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Khoa học cơng nghệ
Trạm Y tế
Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ........................................................................5
Bảng 1.1. Các loại CTR tại các huyện ngoại thành ..................................................12
Bảng 1.2. Thành phần CTR ......................................................................................13
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế huyện Phù
Ninh các năm 2016-2018 ..........................................................................................38
Bảng 2.2. Đặc điểm về dân số, lao động và thu nhập trên địa bàn huyện Phù Ninh
giai đoạn 2016- 2018 .................................................................................................39
Bảng 2.3. Khối lượng CTRSH phát sinh trên 19 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện
Phù Ninh năm 2018 ...................................................................................................40
Bảng 2.4. Thành phần CTRSH của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu...........42
Bảng 2.5. Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính............................ 43
Bảng 2.6. Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn huyện hiện nay .......44
Bảng 2.7. Khối lượng thuốc BVTV sử dụng và khối lượng chai lọ, bao bì thuốc
BVTV thải ra tại các xã điều tra ...............................................................................45
Bảng 2.8. Lượng phân bón vơ cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính trên địa
bàn huyện ..................................................................................................................46
Bảng 2.9. Khối lượng phân bón vơ cơ sử dụng và khối lượng bao bì, chai lọ từ phân
bón vô cơ thải ra tại các xã điều tra ..........................................................................47
Bảng 2.10. Khối lượng CTR của các KCN trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn

2016-2018 .................................................................................................................50
Bảng 2.11. Khối lượng CTR của bệnh viện đa khoa huyện Phù Ninh .....................50
Bảng 2.12. Các thành phần chủ yếu của CTR Công nghiệp .....................................53
Bảng 2.13. Các loại chất thải rắn y tế .......................................................................54
Bảng 2.14. Một số văn bản liên quan đến quản lý CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................................55
Bảng 2.15. Ý kiến của cán bộ quản lý huyện, xã về các quy định, chính sách của
nhà nước về quản lý CTR (N = 20)...........................................................................56
Bảng 2.16. Các phương pháp xử lý CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh ...................58

vii


Bảng 2.17. Tình hình thực hiện phân loại CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh .........60
Bảng 2.18. Tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Phù Ninh ............................. 62
Bảng 2.19. Số lượng điểm tập kết rác thải tại các xã điều tra ...................................62
Bảng 2.20. Đánh giá chất lượng của điểm tập kết CTR tại các xã điều tra ..............63
Bảng 2.21. Khối lượng CTR được thu gom tại các xã điều tra ................................ 63
Bảng 2.22. Số lượng thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng.............64
tại các xã điều tra.......................................................................................................64
Bảng 2.23. Đánh giá chất lượng của các bể chứa, thùng chứa chai lọ, bao bì thuốc
BVTV tại các xã điều tra...........................................................................................65
Bảng 2.24. Ý kiến của người dân về việc thu gom CTR ..........................................71
Bảng 2.25. Bảng thống kê các loại chi phí và tần suất xử lý CTR trên địa bàn huyện
Phù Ninh ....................................................................................................................72
Bảng 2.26. Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý
CTR ở các xã, thị trấn (N = 19) ................................................................................74

viii



DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc hình thành CTR ............................................................. 11
Hình 1.2. Những hợp phần chức năng của một hệ thống QLCTR ...........................18
Hình 1.3. Hệ thống QLCTR ......................................................................................29
Hình 2.1. Biểu đồ thành phần chất thải huyện Phù Ninh ..........................................43
Hình 2.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phù Ninh ..........51
Hình 2.3. Nguồn gốc rác thải rắn nơng nghiệp .........................................................52
Hình 2.4. Sơ đồ xử lý CTR .......................................................................................57
Hình 2.5. Quy trình thu gom và vận chuyển CTRSH của huyện Phù Ninh .............61
Hình 2.6. Thùng đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện..........................................68
Hình 2.7. Thùng đựng chất thải tái chế tại cuối hành lang của bệnh viện ................68

ix


THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Ngô Trung Dũng
3. Ngày, tháng, năm sinh: 23/5/1992

2. Giới tính: Nam

4. Nơi sinh: Bệnh viện Phong Châu, Tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ)
5. Quyết định công nhận học viên số: 981/QĐ-ĐHHB ngày 27 tháng 12 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hịa Bình.
6. Các thay đổi trong q trình đào tạo: Khơng
7. Tên đề tài luận văn:
“Quản lý chất thải rắn trên đại bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”
8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
9. Mã số: 8340410

10. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phượng Lê
Đơn vị công tác: Học viện Nông nghiệp
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Quản lý chất thải rắn trên đại bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” đã
tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CTR.
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ra một số yếu kém, tồn tại trong cơng tác
này đó là: Trình độ chun mơn, kỹ năng quản lý còn yếu kém; Nguồn Nguồn lực
tài chính phục phụ cho cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của huyện còn
thiếu, các phương tiện thu gom và vận chuyển lạc hậu nhiêu, ý thức của người dân
và các tổ chức trong vấn đê bảo vệ môi trường chưa cao.
Luận văn đã tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý
thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh đó là: ý thức của cộng
đồng, trình độ quản lý của những người quản lý trong công ty, khả năng phối học
liên kết với các tổ chức đoàn thể khác trong huyện, Nguồn lực tài chính phục phụ
cho công tác quản lý thu gom và vận chuyển CTR.
- Qua việc phân tích đánh giá thực trạng cơng tác quản lý CTR trên địa bàn
Huyện Phù Ninh, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện công
tác này trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên đại bàn huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

x


13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Khơng có
14. Các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận văn: Khơng có
Hà Nội, tháng 8 năm 2019

Học viên

Ngơ Trung Dũng

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh
mẽ. Cùng với sự gia tăng số lượng và quy mơ các ngành nghề sản xuất, sự hình
thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và
năng lượng ngày càng tăng. Những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích các
ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, song song
với sự phát triển mạnh mẽ này là lượng phát thải lớn vào môi trường, đặc biệt là
chất thải rắn (CTR) như CTR sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất
thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...
Kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ phát sinh CTR càng gia tăng. Tỷ trọng
phát sinh CTR chủ yếu là CTR đô thị, CTR nông thôn, CTR công nghiệp năm 2010
đến năm 2015, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150-200%, CTR sinh hoạt
đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%, Ước tính đến năm 2015, khối
lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm. Lượng phát sinh CTR tại các
khu đô thị tăng theo cấp số nhân, tỷ lệ thu gom và xử lý chưa đáp ứng nhu cầu. Năm
2015, tổng lượng CTR đô thị là 12,8 triệu tấn tăng gấp đôi so với năm 2010 là 6,4
triệu tấn, dự báo đến năm 2020 lượng CTR đô thị tăng lên đến 22,4 triệu tấn.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của công tác BVMT đối với sự phát
triền bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiết
thực nhằm khơi phục và cải thiện tình trạng mơi trường hiện nay. Một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tư cho công tác BVMT. Tuy

nhiên, mơi trường là lĩnh vực rộng lớn, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với
tất cả mọi người. Nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực của riêng Nhà nước thì khơng thể đem
lại hiệu quả lâu bền được mà đòi hỏi sự hợp tác của cả cộng đồng. Nói cách khác
phải coi BVMT là quyền lợi và trách nhiệm của cả cộng đồng, mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân đều phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác BVMT chung.
Đối với các đô thị và vùng ven đơ thì vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác
1


BVMT đó chính là việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Huyện Phù Ninh có 18 xã, 01 thị trấn với dân số 111.136 người. Huyện có
03 khu cơng nghiệp và nhiều cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Lượng rác thải phát
sinh trong năm 2018 khoảng 19.360,1 tấn rác và trong tháng 01/2018 phát sinh
1.752,3. Đặc trưng CTR phát sinh trên địa bàn: không được phân loại tại nguồn
thải, chứa nhiều nilon, rác thải hữu cơ,... nếu không vận chuyển trong ngày sẽ phát
tán mùi hôi, thối, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí mất mỹ
quan đơ thị. Nhiều nơi, CTR được thải trực tiếp xuống ao hồ, sơng ngịi và các khu
đất trống hoặc xử lý đơn gian không đảm bảo điều kiện vệ sinh, làm cho chất lượng
môi trường ngày càng suy giảm, nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Cơng tác QLCTR cịn
nhiều yếu kém như: việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa
đủ căn cứ khoa học và thực tiễn; Cơng tác phân loại, thu gom, vận chuyển cịn chưa
khoa học; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo đúng kỹ thuật,... Chính vì vậy
chưa thu hút được sự ủng hộ của người dân địa phương. Để hạn chế ơ nhiễm mơi
trường, giảm chi phí thải bỏ, cần phải quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý các CTR từ
nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Quản lý
chất thải rắn trên đại bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sỹ
Quản lý kinh tế.
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

CTR là một trong những vấn đề nan giải, đang được Nhà nước, các tổ chức
và toàn xã hội quan tâm. Trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu,
nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu, điều tra, khảo sát liên quan đến chủ đề này.
Tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu ở Viện Môi trường và Tài nguyên. Với các
đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quy hoạch và công nghệ xử lý CTR như:
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý CTR khu liên hợp
Nam Bình dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh”của tác giả
Nguyễn Thanh Phong (2013)đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công
nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu
2


liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi
trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương.
Các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu cũng tiến hành các nghiên cứu
tương tự nhằm giảm thiểu và xử lý triệt để CTR. Tác giả Phạm Thị Lâm Tuyền
(2005) đã bảo vệ đề tài “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống CTR tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ các tác động của các
hoạt động có liên quan đến chất thả rắn. “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý CTR ở Thị xã Gị Cơng” của tác
giả Lê ngun Kim Ngân (2008) đã đánh giá và đề xuất được biện pháp thu gom,
vận chuyển, xử lý CTR cho thị xã Gị Cơng.
Trương Văn Hiếu (2008), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản
lý CTR sinh hoạt cho thành phố Tam Kỳ - Quảng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát và
đánh giá hiện trạng thu gom CRT và nhận thức của người dân về CTRSH. Từ
những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CRTSH
tại thành phố Tam Kỳ.
Những đề tài nghiên cứu về CTR trong thời gian qua đã góp phần hồn thiện
cơng tác quản lý CTR, giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chưa có nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu tái chế, phát triển môi trường bền

vững. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đầy đủ về quản lý CTR trên địa bàn
huyện Phù Ninh. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý CTR trên địa bàn
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Luận văn nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện
bao gồm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, qua đó đề xuất, kiến nghị
một số giải pháp giúp hồn thiện cơng tác này trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đưa ra giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác QLCTR trên địa bàn huyện
Phù Ninh trong thời gian tới.

3


3.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau:
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CTR.
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao kết quả quản lý CTR trên địa
bàn huyện Phù Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản
lý CTR trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, các chủ thể liên quan
tới quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài gồm:
- Các cơ quan Nhà nước tham gia vào cơng tác quản lý CTR: Phịng Tài
ngun- Mơi trường huyện, Phòng Kinh tế huyện.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, xử lý CTR trên địa bàn
huyện.

- Người dân, người sản xuất trên địa bàn huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng về quản lý CTR trên địa bàn huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ, phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
CTR, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2016 đến năm
2018 và số liệu điều tra năm 2018 các đối tượng liên quan
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2019.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận trong nghiên cứu
Các nghiên cứu hiện đại thường sử dụng các số liệu định lượng nhằm đưa ra
4


các bằng cứ để chứng minh hay kiểm nghiệm các giả thuyết, nhất là các số liệu thu
được qua các cuộc điều tra chọn mẫu. Tuy nhiên, bản thân các cuộc điều tra đó
thường khơng đủ khả năng đem lại các dữ liệu định tính cần thiết để giải thích sự
phức tạp nằm bên trong những hiện tượng được khảo sát. Do đó những dữ liệu định
lượng rất cần được bổ sung những kỹ thuật định tính để giúp cho việc xác định
thang đo, xây dựng câu hỏi được tốt hơn hoặc tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn và hỗ
trợ cho việc giải thích những vấn đề được nghiên cứu. Chính vì vậy, trong nghiên
cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau
nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Quy trình tổ chức nghiên cứu được thực
hiện theo 4 bước được mô tả như bảng sau:
Bảng 1. Quy trình tổ chức nghiên cứu

Bước1: Nhận

diện vấn đề
nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến CTR, các hoạt động
liên quan đến QLCTR (phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý,...)
- Tổng quan các nghiên cứu về QLCTR.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực QLCTR để xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, vấn đề
nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia và giáo viên hướng dẫn để hoàn
Bước 2: Xây
chỉnh bản câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức.
dựng phương
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu (chọn mẫu, thu thập và xử lý
pháp nghiên cứu
số liệu, phân tích dữ liệu).
Bước 3: Thực
hiện nghiên cứu
Bước 4: Phân

- Thu thập thông tin thông qua nguồn tài liệu thứ cấp; nghiên cứu
tài liệu và hồ sơ, báo cáo, kế thừa kết quả của các nghiên cứu
trước.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng QLCTR trên địa

bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến
tích, báo cáo kết
nghị một số giải pháp giúp cải thiện công tác QLCTR trên địa bàn
quả nghiên cứu

huyện Phù Ninh trong thời gian tới.
Huyện Phù Ninh trong vài năm trở lại đây có tốc độ phát triển rất cao và
đồng đều tại mỗi khu vực trong toàn tỉnh. Huyện Phù Ninh là một huyện nằm ở phía
Đơng Bắc tỉnh Phú Thọ bao gồm 19 đơn vị hành chính, có vị trí tiếp giáp giữa đồng
5


bằng và trung du Bắc Bộ, huyện là đầu mối giao thơng đi qua các huyện phía Tây
theo quốc lộ 2, ngồi ra trên địa bàn của huyện cịn có nhiều xí nghiệp, doanh
nghiệp liên doanh trong và ngồi nước đã đi vào hoạt động.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Huyện Phù Ninh, lượng rác thải phát sinh
năm 2018 khoảng 19360.1 tấn và trong tháng 01/2018 phát sinh 365,14 tấn. Công
tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện do 3 đơn vị
thu gom: Xí nghiệp mơi trường xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh thu gom, vận chuyển
10 xã, Thị trấn và các tuyến đường, trục đường chính. (theo đơn đặt hàng của
huyện).Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ môi trường thu gom, vận
chuyển 4 xã: Trung Giáp, Bảo Thanh, Trị Quận, Phú Mỹ.Hợp tác xã môi trường và
kinh doanh tổng hợp thu gom, vận chuyển 5 xã:Gia Thanh, Phú Nham, Tiên Du,
Phú Lộc, Hạ Giáp.
a. Nguồn số liệu thứ cấp
Tìm hiểu các thơng tin từ các tài liệu đã công bố (sách, báo, các báo cáo khoa
học, các trang web,...), các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: lý luận về
CTR, lý luận về quản lý môi trường, QLCTR, các công cụ kinh tế trong QLCTR,
đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh trong những năm
gần đây.
Số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ là những số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp trong niên giám thống kê
huyện Phù Ninh từ năm 2016 đến 2018. Với số liệu này giúp ta hiểu rõ hơn về đặc
điểm địa bàn nghiên cứu, những vấn đề liên quan trực tiếp đến khối lượng CTR
phát sinh.

b. Nguồn số liệu sơ cấp
Những số liệu được thu thập theo phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông
qua hoạt động quan sát và phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn dựa theo các
tiêu chí về điều kiện kinh tế, xã hội của người được điều tra bao gồm: giới tính,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tuổi, thu nhập,... Từ đó sẽ xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố này tới công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTR trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
6


Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành điều tra công tác quản lý CTR
trên địa bàn Huyện Phù Ninh thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân sinh sống
trên địa bàn Huyện liên quan đến công tác phân loại CTR, thu gom vận chuyển và
xử lý CTR, Phòng tài nguyên môi trường huyện, các cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về CTR, các công ty đang triển khai hoạt động thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải trên địa bàn Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp này áp dụng để xử lý thông tin sau khi đã tu thập từ các
phương pháp khác nhau. Phương pháp này bao gồm:
+ Xử lý tốn học đối với các thơng tin định lượng, biểu diễn bằng số liệu, đồ
thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các thơng số, chỉ số khảo sát để xây dựng các
luận cứ, khái quát hóa vấn đề để rút ra được kết quả luận chính từ các nguồn dữ liệu
của các phương pháp thu thập khác nhau.
+ Sử dụng phần mềm Word, Excel để xây dựng biểu đồ, đồ thị, miêu tả các
mối liên quan xuất hiện trong vấn đề nghiên cứu
Đề tài được xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Việc xử lý được thực hiện
qua các bước:
- Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi
(mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng khơng cần mã hóa.
- Nhập liệu: số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế

khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.
- Hiệu chỉnh: là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong q trình nhập số
liệu từ bảng số liệu ghi tay và file số liệu trên máy tính.
5.3. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp có kế thừa
Nghiên cứu này kế thừa một cách chọn lọc các nghiên cứu đã có, cả trong và
ngồi nước về kinh nghiệm quản lý, quy hoạch hệ thống chơn lấp CTR và các quy
trình tiên tiến trong quy hoạch các khu xử lý CTR này. Tác giả đã cố gắng tập hợp
một số lượng tương đối lớn các tài liệu trong nhiều lĩnh vực liên quan nhằm cung
cấp một cái nhìn tồn diện về tất cả các khía cạnh của vấn đề quản lý CTR. Dựa
7


trên kết quả của các nghiên cứu đã có, áp dụng phương pháp phân tích các tài liệu,
dữ liệu thu thập được, tổng hợp để nhận diện những xu hướng hiện có trong lý
thuyết cũng như thực tiễn. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, phân tích, làm
nền tảng cho các đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế, xã hội, văn hóa
và chính trị của Việt Nam.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá
trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu như tình hình kinh tếxã hội, vốn và lao động,... hay các chỉ tiêu được tổng hợp dựa trên các số liệu sơ cấp
như: thu nhập, trình độ văn hóa,...
c. Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, bình quân gia quyền,...đề phản ánh rõ
hơn về quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Qua đó làm căn cứ
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và vận chuyển CTR.
d. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu này sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên
gia trong linh vực QLCTR, bao gồm những nhà lập chính sách, các cán bộ làm công
tác quản lý, thẩm định, cán bộ tư vấn và các nhà khoa học trong nước, quốc tế. Đặc

biệt, giáo viên hướng dẫn, một số thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cường và hội
đồng bảo vệ tiến độ luận văn đã có những góp ý hết sức q báu giúp tác giả hồn
thiện luận văn đạt các mục tiêu đề ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung
chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chất thải rắn
Chương 2: Thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất thải rắn huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn
1.1.1. Chất thải rắn
1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và
CTR nguy hại (CTRNH). CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
cơng cộng được gọi chung là chất thải sinh hoạt. CTR phát sinh từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi
chung là CTR công nghiệp (CTRCN).
CTRNH là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính
nguy hại khác.
CTR được thải ra từ mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong số đó thì nhà

dân, khu dân cư; bệnh viện, cơ sở y tế và các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
dịch vụ thương mại (chợ) là những nơi có lượng thải lớn hơn cả.
Nhự vậy, có thể hiểu : CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các
hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi khơng cịn
hữu dụng hay khi khơng muốn dùng nữa.
1.1.1.2.Phân loại CTR
Việc phân loại CTR giúp xác định các loại khác nhau của CTR được sinh ra.
Khi thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế và tái sử
dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và BVMT. Các loại CTR
được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại theo nhiều cách khác
nhau.
- Phân loại theo thành phần hóa học
CTR hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải
chế biến thức ăn,...
CTR vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
- Phân loại theo công nghệ xử lý - quản lý:
Theo cách phân loại này, CTR được chi ra các thành phần như sau: các chất
cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.
9


Các chất cháy được như: giấy, hàng dệt, rác thải, cỏ, gỗ, củi rơm, chất dỏe,
da và cao su.
Các chất không cháy được: Kim loại sắt, Kim loại không phải sắt, Thủy
tinh.
Các chất hỗn hợp.
- Phân loại theo vị trí hình thành: CTR có thể được phân loại theo vị trí hình
thành như trong nhà, ngồi nhà, trên đường phố, chợ,...
- Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành:
CTRSH: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,

nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau
quả,...
CTRCN: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tơng vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng cơng trình,... chất thải xây dựng gồm:
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,.
CTR làng nghề và y tế
- Phân loại theo mức độ nguy hại:
Theo mức độ nguy hại CTR được phân loại thành:
- CTRNH: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh
học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan, có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh CTNH chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông
nghiêp.Chất thải y tế nguy hạilà chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các chất nguy hại do các cơ sở cơng
nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc
xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.Các
CTNH từ hoạt động nơng nghiệp chủ yếu là phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ
10


thực vật.
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải khơng chứa các chất và các

hợp chất có một trong các đặc tính nguy hiểm trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng
để thiết kế, lựa chọn cơng nghệ xử lý và đề xuất các chương trình QLCTR. Các
nguồn phát sinh CTR bao gồm:
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các đơn vị, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng, cơng trình
xây dựng.
- Từ các dịch vụ đơ thị, bến xe, nhà ga
- Từ các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp.
- Từ các bệnh viện,…
CTR trong khu vực đô thị được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, đặc
biệt tại khu vực nhà dân, CTR sinh hoạt (CTRSH) chiếm chủ yếu, khu vực công
cộng, trung tâm thương mại, xây dựng có số lượng CTRCN lớn.

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc hình thành CTR
(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)

CTR tại các huyện ngoại thành được xem như là chất thải cộng đồng, ngoại
trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công
nghiệp.
Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày chi tiết trong bảng
sau:
11


Bảng 1.1. Các loại CTR tại các huyện ngoại thành
Nguồn


Các hoạt động và vị trí phát

Loại CTR

sinh chất thải

Chất thải thực phâm, giấy, bìa
cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ

Nhà ở

gia, chất thải vườn, đồ gỗ,
Những nơi ở riêng của một hay
thủy tinh, hộp thiếc, nhơm,
nhiều hộ gia đình. Những căn
kim loại khác, tàn thuốc, rác
hộ thấp, vừa và cao tầng,.
đường phố, chất thải đặc biệt
(dầu, lốp xe, thiết bị điện,.)
chất sinh hoạt nguy hại.
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ,
chất thải thực phâm, thủy tinh,
phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa
kim loại, chất thải đặc biệt,
hiệu in,.
chất thải nguy hại (CTNH),.
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn

Thương mại


Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, chất
Cơ quan

Trường học, bệnh viện, nhà tù, thải thực phâm, thủy tinh, kim
trung tâm Chính phủ,.
loại, chất thải đặc biệt,
CTNH,...

Xây dựng và
phá dỡ

Nơi xây dựng mới, sửa chữa,
san bằng các công trình xây Gỗ, thép, bê tơng, đất,...
dựng, vỉa hè hư hại.

Quét dọn đường phố, làm đẹp
Dịch vụ đô thị
phong cách, làm sạch theo lưu
(trù tạm xử
vực, công viên và bãi tắm,
lý)
những khu vực tiêu khiển khác.
Trạm xử lý, lò
thiêu đốt

CTR đặc biệt, rác đường phố,
vật xén ra từ cây, chất thải từ
các công viên, bãi tắm và các
khu vực tiêu khiển khác.


Q trình xử lý nước, nước
thảivà chất thải cơng nghiệp. Khối lượng lớn bùn dư
Các chất thải được xử lý.
(Nguồn: George Tchobanoglous, etal, Mc Graw - Hill Inc, 1993)

1.1.1.4. Thành phần Chất thải rắn
Thành phần CTR được nêu chi tiết trong báo cáo môi trường quốc gia năm
2011 cụ thể theo bảng sau:

12


×