Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Chuyên đề 3 hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239 KB, 39 trang )

Chuyên đề 3:
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG
VÀ SỨC KHOẺ CHO TRẺ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
I. MỤC TIÊU
Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng:
- Xác định được nội dung, hình thức giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho
trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Vận dụng được các kiến thức vào việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt
động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non có
hiệu quả.
- Tích cực trau dồi kiến thức và thực hành kĩ năng tổ chức hoạt động giáo
dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
II. THỜI LƯỢNG
15 tiết: 06 tiết lí thuyết, 04 tiết thảo luận và 05 tiết thực hành.
III. CHUẨN BỊ
1. Dành cho giảng viên
- Máy chiếu;
- Máy tính;
- Bảng/giấy A0, A4, bút viết bảng.
2. Dành cho học viên
- Học viên tham khảo một số văn bản tài liệu có liên quan đến vấn đề tổ
chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục
mầm non.
- Tài liệu Hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên mơn cho cán bộ quản lí và
giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (năm học 2023 _ 2024).
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Một số vấn đề chung về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong
cơ sở giáo dục mầm non (02 tiết lí thuyết)
- Cơ sở pháp lí liên quan đến giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ trong cơ
sở giáo dục mầm non
- Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục


mầm non
- Các hình thức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ
sở giáo dục mầm non
1


2. Hướng dẫn lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và
sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non (04 tiết lí thuyết, 04 tiết thảo
luận, 05 tiết thực hành)
- Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo
dục mầm non
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ
trong cơ sở giáo dục mầm non
+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ qua chơi
+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ qua trải nghiệm tình huống
+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ qua chế độ sinh hoạt hằng ngày
+ Phối hợp với cha mẹ trong giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ
V. THỰC HIỆN
Nội dung 1. Một số vấn đề chung về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non (02 tiết lí thuyết)
Hoạt động 1.
Học viên thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non bao gồm những nội
dung gì?
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non
thường được thực hiện thơng qua hình thức nào?
THƠNG TIN PHẢN HỒI
1.1.Cơ sở pháp lí liên quan đến giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ
trong cơ sở giáo dục mầm non
Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã

xác định nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và
mẫu giáo, cụ thể như sau:
- Đối với độ tuổi nhà trẻ:
+ Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
+ Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
+ Nhận biết và tránh một số nguy cơ khơng an tồn.
- Đối với độ tuổi mẫu giáo:
+ Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng
đối với sức khoẻ.
+ Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
2


+ Giữ gìn sức khoẻ và an tồn.
Trong Bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ban
hành kèm theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 06 năm 2021 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025 có đề ra quy định như
sau:
- Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ trong
thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và
địa phương nhằm hình thành ở trẻ kĩ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khoẻ, có
thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh;
- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động;
- Phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh
dưỡng, thừa cân - béo phì; lồng ghép nội dung phịng, chống tai nạn thương tích
vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tại Điều 7 Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 31 tháng 12 năm 2021 ban hành quy định về việc xây dựng trường học an
toàn, phịng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non có đề ra

quy định về nội dung giáo dục kiến thức, kĩ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em, cụ
thể như sau:
- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phịng
tránh xâm hại trong các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ
sở giáo dục mầm non.
- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kĩ năng bảo đảm an tồn thơng
qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp
với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
1.2.Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo
dục mầm non
1.2.1 Dinh dưỡng
Bảng 1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Các nhóm
- Thực phẩm:
thực phẩm,
+ Tên gọi, giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm thơng
món ăn
dụng.
+ Cách phân loại các nhóm thực phẩm.
+ Cách giữ thực phẩm an toàn khỏi vi trùng có hại.
- Món ăn (đồ ăn/thức ăn):
3


Lợi ích của
thực phẩm
và ăn uống
đối với sức
khoẻ


Cách ăn
uống đầy
đủ, hợp lí
và sạch sẽ

+ Tên gọi, cách chế biến, bảo quản một số món ăn thơng
dụng.
+ Các loại đồ ăn nhẹ (ăn vặt) lành mạnh (xem ví dụ ở khung
1).
+ Một số thức ăn khơng có lợi cho sức khoẻ.
- Lợi ích của việc lựa chọn thực phẩm, đồ ăn, đồ uống lành
mạnh, an tồn.
- Lợi ích của việc thực hành thói quen ăn uống lành mạnh:
+ Lợi ích của thói quen ăn uống đủ chất, cân đối và vệ sinh.
+ Lợi ích của việc thử thức ăn mới.
+ Lợi ích của việc uống nhiều nước.
+ Lợi ích của việc ăn sáng mỗi ngày.
- Ăn uống đầy đủ, hợp lí và lành mạnh:
+ Mơ hình ăn uống lành mạnh cung cấp năng lượng giúp cơ
thể tăng trưởng và phát triển.
+ Ăn đủ khẩu phần từ mỗi nhóm thực phẩm mỗi ngày.
+ Ăn nhiều loại thực phẩm trong mỗi nhóm thực phẩm mỗi
ngày.
+ Ăn sáng mỗi ngày.
+ Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh.
+ Ăn thức ăn lành mạnh khi đi ăn ở ngoài.
+ Ăn nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày.
+ Chọn ăn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và sữa khơng
béo hoặc ít béo hoặc các chế phẩm từ sản phẩm sữa.
+ + Chọn cách chế biến thức ăn tốt cho sức khoẻ (luộc, hấp,

hầm, nấu súp,...).
+ Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Từ chối thực phẩm không lành mạnh:
+ Hạn chế ăn/uống thực phẩm và đồ uống có nhiều đường
bổ sung, chất béo rắn và natri (nước ngọt, khoai tây chiên, xúc
xích…)
+ Hạn chế ăn thực phẩm chiên, xào, rán, nướng,… _ Ăn
uống đảm bảo vệ sinh:
+ Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sơi, một số đồ ăn lấy
trong tủ lạnh ra cần được đun sôi.
4


+ Khơng ăn những thức ăn có thể gây ngộ độc.
Khung 1. Một số món ăn vặt lành mạnh giới thiệu cho trẻ
- Sữa tươi không đường và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…).
- Trái cây.
- Nước ép trái cây (hạn chế không quá 1 ly/ngày).
- Bánh quy giòn.
- Trái cây dầm sữa chua.
- Sa-lát rau củ, trái cây
1.2.2 Vệ sinh và phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân:
+ Lợi ích của vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
+ Quy trình vệ sinh cá nhân (rửa tay, lau mặt, vệ sinh răng miệng, chải tóc)
+ Các kĩ năng vệ sinh cá nhân hằng ngày: rửa tay, lau mặt, đánh răng, thay
quần áo khi ướt, bẩn…
- Phòng bệnh:
+ Một số biểu hiện của bản thân hoặc người khác khi bị mệt, ốm, đau và xử
lí phù hợp.

+ Một số bệnh theo mùa và thực hiện các quy tắc phòng bệnh truyền nhiễm
thường gặp (bệnh về đường hô hấp, đau mắt,…).
+ Cách các vi trùng lây lan và biện pháp phòng chống sự lây lan của vi
trùng gây ra các bệnh truyền nhiễm thơng thường. Các quy tắc phịng bệnh/dịch.
+ Các yếu tố gây hại và cách để bảo vệ các giác quan (mắt, tai, da). Ví dụ:
Tránh tiếng ồn lớn, hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp buổi trưa.
+ Những ảnh hưởng của thời tiết đối với sức khoẻ, tác hại của ánh nắng
mặt trời và cách phòng tránh tác hại/ảnh hưởng của mặt trời.
+ Các loại trang phục phù hợp với thời tiết và các hoạt động khác nhau.
Lựa chọn và thay quần áo phù hợp với thời tiết, hoạt động.
+ Lợi ích của giấc ngủ và nghỉ ngơi, thời gian và lịch trình ngủ hợp lí. Đi
ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
1.2.3 An tồn
- Các nguy cơ khơng an tồn trong nhà, trường học và cộng đồng:
+ Các vật dụng có nguy cơ khơng an tồn (vật dụng sắc nhọn, vật dụng
chứa đồ nóng, vật dụng sử dụng điện và ổ điện, vật dụng có kích thước nhỏ/q
lớn, hố chất, thuốc men…).
5


+ Các động thực vật và sản phẩm chế biến từ chúng có nguy cơ khơng an
tồn (chó, mèo, vi trùng, một số cơn trùng, một số lồi cây, hoa có gai, thực
phẩm bị hỏng, ơi thiu hoặc chế biến khơng kĩ…).
+ Các địa điểm hoạt động của trẻ có nguy cơ khơng an tồn: cầu thang,
thang máy, lan can, khu vực sân chơi có các trang thiết bị như cầu trượt, xích đu,
… khu vực cổng trường, đường giao thơng, khu vực có cơng trình xây dựng, hồ
bơi, ao hồ, sơng suối…
+ Các hành động của trẻ có nguy cơ khơng an tồn: leo trèo cầu thang, lan
can…, đứng gần vật đang chuyển động (xích đu, đu quay…), đùa nghịch khi ăn
uống…, ném đồ vật vào người bạn, đánh, cắn bạn, ngáng chân bạn…

+ Các hành động của người khác có nguy cơ khơng an tồn: xâm hại, bạo
hành đối với trẻ.
+ Các tình huống khẩn cấp: bị thương, bị đi lạc, hoả hoạn, đuối nước, thiên
tai,…
- Phòng tránh các nguy cơ khơng an tồn trong nhà, trường học và cộng
đồng:
+ Các biện pháp an toàn khi sử dụng các vật dụng/tiếp xúc với các động
thực vật dễ gây nguy hiểm (giữ khoảng cách, nhờ sự trợ giúp của người lớn, chủ
động ứng phó an tồn…)
+ Các quy tắc an toàn khi di chuyển (lên xuống cầu thang bộ, thang máy,
trong hành lang) và tham gia giao thông: đi bộ, đi xe đạp, xe ô tô (ngồi ở hàng
ghế sau, sử dụng dây đai an toàn cho trẻ em); xe buýt (an toàn khi lên xuống xe
và khi đi trên xe buýt).
+ Các quy tắc an toàn khi chơi trên sân chơi, bơi lội và chơi một số môn thể
thao. (xem ví dụ khung 2)
+ Cách nói với một người lớn đáng tin cậy khi cảm thấy bị đe doạ hoặc bị
tổn hại (thể chất và tinh thần).
+ Những người có thể giúp đỡ khi bị thương hoặc bị ốm đột ngột (người
lớn trong gia đình, bác sĩ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, bảo vệ, công
an…).
+ Biện pháp xử lí đơn giản khi bị một số chấn thương.
+ Cách kêu gọi và nhận trợ giúp trong trường hợp bị thương hoặc cấp cứu,
bị đi lạc... Ví dụ: Cách gọi điện cho cấp cứu hoặc nói với người lớn trong tình
huống cần giúp đỡ.
+ Các quy tắc an toàn cháy nổ, bỏng.
6


+ Biện pháp an toàn trong các loại thời tiết khác nhau.
Dựa trên nội dung giáo dục khái quát đã nêu, giáo viên có thể lựa chọn, lồng

ghép các nội dung giáo dục cụ thể trong các hoạt động khác nhau tuỳ thuộc đặc
điểm nhận thức của trẻ cũng như yêu cầu giáo dục của từng địa phương. Ví dụ:
Trong bối cảnh sinh hoạt ở thành phố, những nội dung giáo dục an toàn khi sử
dụng thang máy, khi đi xe buýt hay tàu điện,… sẽ phù hợp với yêu cầu thực
tiễn; trong khi đó ở nơng thơn hay miền núi, các nội dung an toàn khi đi thuyền,
đi đường đồi núi dốc… sẽ hữu ích và gần gũi với đời sống hằng ngày của trẻ.
Khung 2. Quy tắc an tồn khi sử dụng xích đu (dành cho trẻ em)
- Chờ cho đến khi xích đu dừng hẳn trước khi lên hoặc xuống.
- Ln ngồi trên ghế xích đu.
- Mỗi lần đu chỉ có một trẻ.
- Chỉ người lớn mới được đẩy xích đu cho trẻ.
- Tránh xa xích đu đang di chuyển.
- Giữ xích đu bằng cả hai tay.
(Nguồn: Health, Safety, and Nutrition for the Young Child)

1.3.Các hình thức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ
trong cơ sở giáo dục mầm non
Các hoạt động trong ngày ở trường mầm non đều có thể được sử dụng để
giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ. Tuy nhiên cần chú ý tới nội dung của
từng hoạt động cụ thể để lựa chọn các kiến thức hay kĩ năng phù hợp để hướng
dẫn trẻ. Ví dụ:
- Hoạt động đón trẻ, trả trẻ: Giáo dục các kiến thức an tồn giao thơng, dinh
dưỡng, phịng tránh bệnh cho trẻ.
- Hoạt động học: Giáo viên có thể lựa chọn những nội dung giáo dục phù
hợp để lồng ghép vào các hoạt động học như: Làm quen với môi trường xung
quanh, làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục phát triển thể chất, tạo hình,…
Trong đó hoạt động làm quen với mơi trường xung quanh có nhiều nội dung liên
quan đến thế giới xung quanh và đời sống hằng ngày nên có nhiều cơ hội để
giáo dục và rèn kĩ năng cho trẻ. Trong hoạt động học cần xác định các mức độ
lồng ghép khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của từng hoạt động. Có 3 mức độ

lồng ghép: Lồng ghép toàn phần khi nội dung bài học trùng với nội dung giáo
dục dinh dưỡng và sức khoẻ; mức độ lồng ghép một phần (bộ phận) khi nội
dung dinh dưỡng và sức khoẻ trùng một phần trong hoạt động học; mức độ liên
hệ khi nội dung học có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục
7


dinh dưỡng và sức khoẻ. Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ làm quen môi trường
xung quanh, đề tài làm quen với một số loại quả có nội dung học trùng khớp với
nội dung giáo dục dinh dưỡng; hay hoạt động làm quen với tác phẩm văn học,
khi dạy các câu chuyện, bài thơ liên quan đến nội dung chăm sóc sức khoẻ, giáo
viên có thể lồng ghép một phần hoặc liên hệ để giáo dục thói quen vệ sinh, đảm
bảo an toàn cho trẻ (Bài thơ Xe chữa cháy, Bé ơi, Đôi mắt của em,…).
- Hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non,
thơng qua hoạt động này có thể giáo dục trẻ các kiến thức và kĩ năng phòng
tránh bỏng, điện giật, té ngã, thất lạc, tai nạn giao thông… kĩ năng tự sơ cứu
cũng như tìm sự giúp đỡ của người lớn khi khẩn cấp. Các nội dung này có thể
triển khai ở hoạt động góc, hoạt động ngồi trời. Ví dụ: Sử dụng các trị chơi
đóng vai về nghề nấu ăn, bác sĩ… để chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ; nghề
công an giúp đỡ các em bé bị đi lạc… trong hoạt động góc hay giới thiệu các vật
ni, cây trồng có lợi ích đối với sức khoẻ, cách dạo chơi an toàn…. khi dạo
chơi ngoài trời.
- Hoạt động chiều: Với khoảng thời gian tương đối dài, có nhiều cơ hội để
giáo viên lựa chọn các hoạt động khác nhau để giáo dục về dinh dưỡng và chăm
sóc sức khoẻ cho trẻ trong hoạt động chiều. Ví dụ: Cho trẻ tự chế biến món ăn
vặt lành mạnh (bánh, nước ép, hoa quả dầm…) và cùng thưởng thức; trò chuyện
với trẻ về các món ăn mà trẻ thích; cách trẻ xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm;
kể chuyện; đọc thơ, đồng dao; đóng kịch; tập tơ vẽ… về các tình huống nguy
hiểm, các món ăn, cách chăm sóc vệ sinh cá nhân…
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Lồng ghép giáo dục các kiến thức và rèn các

kĩ năng ăn uống lành mạnh, phòng chống dị vật đường ăn, đường thở, đuối
nước, té ngã… Ví dụ: giới thiệu món ăn, tác dụng của thức ăn để tạo hứng thú
cho trẻ trong bữa ăn, thói quen tự xúc ăn, cầm cốc uống nước; tự xúc ăn, tự lấy
nước uống, sắp xếp bàn ăn, rửa tay trước khi ăn,…
- Hoạt động lễ hội: Bên cạnh những hoạt động hằng ngày, giáo viên và nhà
trường có thể tổ chức các hoạt động lễ hội vào những thời điểm thích hợp để
giáo dục trẻ. Ví dụ: Ngày hội an tồn giao thơng, các chương trình nghệ thuật
tun truyền kiến thức an tồn giao thông, các hội thi về rửa tay, hội thi vẽ tranh
phòng chống đuối nước, bỏng, điện giật… Tổ chức “Triển lãm các món ăn”, văn
nghệ tun truyền về phịng bệnh, an tồn giao thơng…

8


Ngồi những hình thức cơ bản nêu trên, có thể giáo dục trẻ thông qua bản
tin, ngày làm vườn, thăm trang trại, đi chợ, đi siêu thị, thực hành bé tập làm nội
trợ…
Bên cạnh đó, việc phối hợp với các cha mẹ để củng cố những điều trẻ đã học
được ở trường và rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh có vai
trị rất quan trọng. Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh trong giờ đón _ trả
trẻ, trong các buổi họp phụ huynh và thông qua mạng xã hội như Zalo,
Facebook hay email… Khi lựa chọn nội dung phối hợp với cha mẹ, giáo viên
cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ, mục tiêu giáo dục và điều kiện của
gia đình. (Ví dụ về nội dung phối hợp xem khung 3).
Khung 3. Nội dung phối hợp với gia đình trong giáo dục dinh dưỡng và sức
khoẻ
Gợi ý cho các gia đình về mơ hình 5 - 2 - 1 - 0
 5 loại trái cây và rau mỗi ngày: Thực hành các hành vi ăn uống lành
mạnh
- Đi tìm cầu vồng: Mỗi tháng, chọn một màu từ cầu vồng (tạo ra từ các loại

rau quả có màu sắc) và cố gắng ăn một loại trái cây hoặc rau có màu đó (xanh lá
cây, tím, cam, vàng, đỏ).
- Để trẻ giúp chuẩn bị trái cây và rau củ cho bữa ăn bất cứ khi nào có thể (ví
dụ như rửa trái cây hay trộn sa-lát). Trẻ sẽ thích thú hơn khi ăn món mà mình tự
chuẩn bị.
 Thời gian sử dụng màn hình 2 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày (mỗi lần
không quá 20 phút)
- Thực hiện chế độ “không ti-vi (hoặc máy tính) trong khi ăn”.
- Khi trẻ đang xem ti-vi, bố mẹ cố gắng xem cùng trẻ.
- Nếu bố mẹ cần nghỉ ngơi và muốn cho con xem ti-vi, hãy hẹn giờ 20 phút
để kiểm soát được thời gian trẻ xem ti-vi.
 1 giờ chơi tích cực hoặc hoạt động thể chất mỗi ngày
- Một giờ chơi vận động có vẻ nhiều nhưng khơng cần phải liên tục cùng
một lúc. Hãy thử cho trẻ vận động trong 10 _ 15 phút vài lần mỗi ngày.  Cho trẻ Cho trẻ
thử những trò chơi thời thơ ấu của cha mẹ hay trò chơi dân gian.
- Nếu trời mưa hay thời tiết xấu, hãy thử một trong những hoạt động thú vị
như: làm một cuộc diễu hành trong nhà, tổ chức “thế vận hội” trong nhà bằng
các trò vận động khác nhau như thi giữ thăng bằng trên 1 chân…
 0 đồ uống có đường mỗi ngày
9


- Cho trẻ uống sữa trong các bữa ăn và cho trẻ uống nước vào bữa phụ.
- Cho trẻ chọn cốc mà trẻ yêu thích để uống nước.
- Thử thêm một lát trái cây (như cam) cho hương tự nhiên.
- Tránh mua nước trái cây, nếu mua hãy đảm bảo nhãn ghi 100% nước ép
trái cây nhưng giới hạn số lượng ở mức một cốc nhỏ mỗi ngày.
(Nguồn: Health education: elementary and middle school applications, seventh edition)

Nội dung 2. Hướng dẫn lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục dinh

dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non (04 tiết lí thuyết,
04 tiết thảo luận, 05 tiết thực hành)
Hoạt động 2.
Học viên thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ theo năm học.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2.1. Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong cơ sở
giáo dục mầm non
2.1.1. Kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ theo chủ đề/tháng trong
cơ sở giáo dục mầm non
Chủ đề/ tháng

Nội dung giáo dục

Trường mầm
non

- Cách sử dụng các đồ chơi đúng,
an toàn.
- Cách chơi an toàn tại các khu vực
trong trường.
- Không đi ra khỏi khu vực trường
nếu như khơng có cơ giáo hay
người thân.
- Một số quy định ở trường, nơi
cơng cộng về an tồn.
- Tên của bản thân, cách gọi người
giúp đỡ khi đi lạc hay gặp nguy
hiểm.
- Không tự ý uống thuốc.

- Biện pháp phịng tránh thương

Bản thân

10

Gợi ý hình thức
hoạt động
- Làm quen với môi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học…
- Hoạt động ngồi
trời.
- Bản tin, áp phích.

- Làm quen với mơi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học, Giáo
dục phát triển thể


Gia đình

tích, bảo vệ các giác quan: mắt, tai,
mũi, da.
- Các loại thực phẩm lành mạnh,
tốt cho sức khoẻ.
- Một số thức ăn có thể gây ngộ

độc.
- Cách ăn uống đúng để khơng bị
hóc sặc.
- Ý nghĩa và cách giữ gìn vệ sinh
cá nhân sạch sẽ.
- Ý nghĩa và biện pháp chăm sóc
giấc ngủ: Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Dấu hiệu khi bị ốm.
- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị
ốm, bị thương hay bị đe doạ.
- Khơng nói chuyện, mở cửa, nhận
quà, ở một mình hay đi theo người
lạ. Nhận biết những hành động
nguy hiểm của người khác.
- Tên, số điện thoại của bố, mẹ, địa
chỉ nhà hoặc cơ quan bố mẹ công
tác.
- Không tự ý cho người lạ địa chỉ,
số điện thoại của gia đình.
- Khơng sờ những đồ vật nguy
hiểm như bàn là, phích nước, dao,
nồi vừa mới nấu xong…
- Biện pháp an toàn khi sử dụng đồ
dùng nhà bếp: Không tự ý sử dụng
các dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp
như bếp ga, lò vi sóng, kéo, dao, đồ
sứ, thuỷ tinh…. nếu như chưa được
hướng dẫn và khơng có người lớn
bên cạnh.
- Sử dụng nước tiết kiệm và an

11

chất, Giáo dục âm
nhạc, Tạo hình…
- Hoạt động góc.
- Hoạt động ăn, ngủ,
vệ sinh.
- Hội thi.

- Làm quen với môi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học, Tạo
hình.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động ăn, ngủ,
vệ sinh.


Nghề nghiệp

Thực vật động vật

tồn (khơng tự ý mở nước, nghịch
nước trong nhà bếp, nhà tắm…).
- Biện pháp an toàn trong sử dụng
điện.
- Cách thốt ra khỏi nhà (phịng)
nếu như có sự cố cháy nổ.
- Cách chế biến một số món ăn

thơng thường.
- Chọn ăn các thực phẩm giàu dinh
dưỡng, tốt cho sức khoẻ: rau củ,
trái cây, chất đạm, chất đường
bột…
- Chọn ăn các thực phẩm giàu dinh
dưỡng, tốt cho sức khoẻ: rau củ,
trái cây, chất đạm, chất đường
bột…
- Gọi các số điện thoại khẩn cấp
cho công an, cứu hoả, bệnh viện để
nhờ sự trợ giúp khi có sự cố.
- Tìm sự giúp đỡ của cơng an khi
lạc đường hay gặp nguy hiểm.
- Công việc của nghề đầu bếp, cấp
dưỡng.
- Một số loại thực phẩm có nguồn
gốc từ thực vật, động vật.
- Phân loại các nhóm thực phẩm
- Cách chế biến một số món ăn
thơng thường
- Chọn ăn các thực phẩm giàu dinh
dưỡng, tốt cho sức khoẻ: rau củ,
trái cây, chất đạm, chất đường
bột…
- Lựa chọn thực phẩm theo mùa.
- Tránh xa một số động vật gây
nguy hiểm.
12


- Làm quen với môi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học.
- Hoạt động chiều.
- Tham quan.
- Hội thi.
- Làm quen với môi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học, Tạo
hình, Âm nhạc…
- Hoạt động ngồi
trời.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động ăn.
- Tham quan, chăm
sóc vườn rau.


Giao thơng

Nước và hiện
tượng tự nhiên

- Cách chăm sóc động vật ni an
tồn.
- Cách xử lí khi bị động vật tấn
cơng.
- Khơng leo trèo hái hoa, bẻ cành

cây
- Cách phịng tránh tai nạn khi trời
mưa giông sấm sét: Không đứng
dưới bóng cây khi trời mưa giơng,
có sấm sét.
- Cách nhận biết và bảo vệ an toàn
khi tiếp xúc với một số cây nguy
hiểm.
- Tn thủ đúng luật an tồn giao
thơng: Đi đúng tín hiệu đèn giao
thơng, đi bộ trên vỉa hè, đi về bên
phải của đường, khi qua đường
phải có người lớn đi cùng; khơng
thị đầu, tay khi ngồi trên tàu xe,…
- Cách giữ an toàn khi ngồi trên xe
và khi lên xuống tàu xe (không đùa
giỡn khi ngồi trên xe; không chen
lấn khi lên- xuống tàu xe…).
- Không đến gần, chơi cạnh những
chiếc ô tô đang dừng đỗ.
- Sự nguy hiểm của các hiện tượng
thời tiết bất thường: nắng nóng,
lạnh giá, gió to, mưa lũ, bão…
- Tránh xa các nơi có nước, trũng
thấp.
- Chỉ xuống tắm, vui chơi ở các
khu vực có nước khi có người lớn
đi cùng.
- Tìm nơi an toàn để trú ẩn khi gặp
các hiện tượng tự nhiên bất thường:

13

- Làm quen với môi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học.
- Hoạt động ngoài
trời.
- Hoạt động góc.
- Bản tin.
- Hội thi.

- Làm quen với mơi
trường xung quanh,
Làm quen với tác
phẩm văn học, Giáo
dục âm nhạc,…
- Hoạt động ngồi
trời.
- Hoạt động ăn, vệ
sinh.
- Hoạt động góc.


không đứng dưới cây to khi trời - Hoạt động chiều.
mưa giông sấm sét, không chơi gần
núi, đất, đá khi có trời mưa, gió
to…
- Sử dụng nước tiết kiệm và an
tồn: Khơng nghịch phá nước trong

bếp, nhà tắm…
- Uống nhiều nước.
- Chọn trang phục phù hợp với thời
tiết.
- Phòng tránh bệnh theo mùa.
Dựa vào những nội dung giáo dục theo tháng/chủ đề chung cho năm học,
giáo viên có thể xây dựng các kế hoạch giáo dục tích hợp dinh dưỡng và sức
khoẻ theo sự kiện như: Hưởng ứng ngày nước thế giới 20/3, tháng an tồn giao
thơng hằng năm, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm… theo nhu cầu và bối cảnh
thực tế tại địa phương.
2.1.2. Gợi ý các kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ trong
cơ sở giáo dục mầm non
Kế hoạch số 1: Khám phá thế giới rau củ Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo.
Gợi ý: Lồng ghép trong hoạt động học hoặc hoạt động góc, hoạt động
chiều.
Mục tiêu: Trẻ kể tên được ít nhất ba loại trái cây hoặc rau củ mới.
Phương tiện:
- Tờ rơi quảng cáo thực phẩm của siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm.
Nếu địa phương khơng có tờ rơi quảng cáo, giáo viên có thể sưu tầm các tạp chí
có hình ảnh rau củ quả.
- Giấy và bút chì.
- Mơ hình các loại thực phẩm bằng nhựa.
- Túi/rổ/hộp đựng hàng.
- Mơ hình máy tính tiền và “tiền” (cơ và trẻ vẽ và cắt).
Gợi ý các hoạt động:
 Khám phá thế giới rau củ:

14



Cho trẻ xem các loại thực phẩm trong tờ rơi quảng cáo thực phẩm/tạp chí.
Yêu cầu trẻ gọi tên các loại trái cây và rau quả trong hình. Đặt câu hỏi để tìm
hiểu trẻ đã từng ăn các loại thực phẩm đó chưa và trẻ có thích chúng hay khơng.
 Chơi đóng vai: Đi cửa hàng thực phẩm
Phân vai: Cho trẻ thoả thuận để chọn đóng vai người bán hàng tạp hoá,
nhân viên bán hàng và người mua sắm.
Đồ dùng: Các loại rau củ bằng nhựa, hộp đựng thức ăn, túi đựng
hàng/rổ…, máy tính tiền và tiền chơi.
Cho trẻ chơi và thay thế các vai chơi khác nhau theo thoả thuận.
Kế hoạch số 2: Khám phá thế giới sữa
Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo
Gợi ý: Lồng ghép trong hoạt động ăn, góc, hoạt động chiều
Mục tiêu:
- Trẻ nói được các loại thức ăn thơng thường có thể được chế biến theo
nhiều cách khác nhau.
- Trẻ nhận biết được các loại thực phẩm thuộc nhóm sữa.
- Trẻ nêu được lí do tại sao việc uống sữa lại quan trọng.
Phương tiện: (tuỳ thuộc độ tuổi để chọn số lượng và loại thực phẩm phù
hợp)
- Sữa tươi không đường.
- Sữa chua không hương vị.
- Phô mai.
- Kem.
- Váng sữa.
Gợi ý các hoạt động:
 Khám phá về các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa:
Giáo viên đặt các loại thực phẩm đã chuẩn bị lên bàn, cho trẻ ngồi xung
quanh. Cho trẻ gọi tên và gợi ý để trẻ mô tả đặc điểm của từng loại thực phẩm;
điểm giống nhau và khác nhau.
Giáo viên khái quát lại: Các loại thực phẩm đều có nguồn gốc từ sữa và có

hình dạng, mùi vị khác nhau do các cách chế biến khác nhau.
Cho trẻ nếm thử từng loại thực phẩm và nêu cảm nhận về hương vị.
Trò chuyện và gợi ý để trẻ trả lời các câu hỏi liên quan đến việc bảo quản
và vai trò của sữa:
15


- Tại sao những thực phẩm chế biến từ sữa nên được làm lạnh?
- Tại sao nên ăn ngay các thực phẩm từ sữa sau khi chế biến?
- Tại sao uống sữa và ăn các sản phẩm làm từ sữa lại quan trọng?
 Các hoạt động bổ sung có thể thực hiện như: Làm sữa chua; sữa chua
trái cây; làm kem.
Gợi ý mở rộng: Giáo viên có thể xây dựng các kế hoạch khác liên quan
đến các loại thực phẩm gần gũi với trẻ, sẵn có tại địa phương như các loại sa-lát
rau, củ, quả theo mùa, các loại bánh từ bột gạo, ngơ hay sắn… Ví dụ: Bí đỏ có
thể làm bánh, nấu chè, nấu súp, nấu thạch…
* * *
Kế hoạch số 3: Khuôn mặt xinh
Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo.
Gợi ý: Lồng ghép trong hoạt động tạo hình, hoạt động góc và hoạt động
chiều.
Mục tiêu:
- Trẻ sắp xếp được các bước lau mặt theo thứ tự.
- Trẻ vẽ được một bức tranh về khn mặt của mình.
- Trẻ phát triển khả năng kiểm soát và phối hợp của các cơ nhỏ dùng để
viết và vẽ.
Phương tiện:
- Hình ảnh các bước lau mặt.
- Kéo, giấy, keo dán.
- Khăn mặt cá nhân đã được làm ẩm, giá phơi khăn, chậu đựng khăn bẩn.

Gợi ý các hoạt động:
 Giới thiệu, cung cấp kiến thức:
Giáo viên giới thiệu các bước lau mặt đúng cách để có khn mặt sạch sẽ,
xinh đẹp.
Giao nhiệm vụ cho trẻ: Cắt các hình ảnh các bước lau mặt từ vật liệu giáo
viên cung cấp, sắp xếp và dán đúng thứ tự các bước trên 1 tờ giấy. Cho trẻ chia
sẻ với các bạn cùng lớp sản phẩm của mình.
 Hoạt động chính:
- Cho trẻ cắt và dán quy trình lau mặt:
Phát cho mỗi trẻ có một tờ giấy có các bước lau mặt khơng đúng thứ tự, 1
cái kéo, 1 tờ giấy và keo dán. Trẻ thực hành cắt dán và sắp xếp đúng các bước
lau mặt và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
16


- Thực hành lau mặt:
Cô chuẩn bị khăn mặt cá nhân đã giặt ẩm. Cho trẻ rửa tay và lấy khăn của
mình thực hành lau mặt theo các bước đã học.
* * *
Kế hoạch số 4: Thực hành xử lí an toàn khi cháy nổ
Độ tuổi: Trẻ mẫu giáo.
Gợi ý: Lồng ghép trong hoạt động chiều, hoạt động góc, hoạt động ngồi
trời, hoạt động tạo hình.
Mục tiêu:
Trẻ nêu được lí do và những việc phải làm nếu quần áo bị bắt lửa.
Phương tiện:
- Vải có màu sắc như đỏ, cam, vàng để cắt các hình ngọn lửa giả.
- Kéo, băng dính.
Gợi ý các hoạt động:
 Giới thiệu, cung cấp kiến thức:

Giáo viên có thể giới thiệu một tình huống dẫn đến nguy cơ quần áo có thể
bắt lửa. Đặt câu hỏi để trẻ chia sẻ những phương án mà trẻ sẽ thực hiện khi gặp
tình huống đó.
Giáo viên khái qt nội dung giáo dục trẻ: Khi quần áo bắt lửa khơng được
chạy vì ngọn lửa có thể sẽ bùng cháy mạnh hơn. Việc cần làm là dừng lại, nằm
xuống và lăn lộn trên mặt đất. Như thế, lửa sẽ bị dập tắt vì ngọn lửa khơng cịn
khơng khí.
Giáo viên giới thiệu hoạt động chính: Thực hành xử lí an tồn khi cháy nổ
“dừng lại, nằm xuống và lăn”.
 Hoạt động chính:
Giáo viên gắn một số ngọn lửa giả trên quần áo của trẻ (khoảng 5 - 7 ngọn
lửa/trẻ). Có thể cho hai đến ba trẻ thực hành cùng một lúc.
Sau khi gắn lửa, trẻ thực hành các động tác: Đứng lại, nằm xuống và lăn
trên mặt đất cho đến khi tất cả ngọn lửa tắt. Những trẻ còn lại sẽ hô to “dừng lại,
nằm xuống và lăn”. Cho cả lớp lần lượt thực hành.
Hoạt động 3.
Học viên thảo luận theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thiết kế 1 trò chơi để giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non.
Phân tích các bước tiến hành giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ thơng qua
trị chơi đó.
17


2. Thiết kế 1 tình huống giả định để giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ
mầm non. Phân tích các bước tiến hành giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ
thơng qua tình huống đó.
3. Phân tích các bước tiến hành giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ mầm
non thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
4. Đề xuất các hình thức phối hợp với phụ huynh nhằm giáo dục dinh dưỡng
và sức khoẻ cho trẻ mầm non.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
2.2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho
trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non
2.2.1 Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ qua chơi
Trò chơi được xem là phương tiện giáo dục hiệu quả đối với trẻ mầm non.
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ, giáo
viên cần tận dụng tối đa ưu thế của các loại trò chơi khác nhau, nhằm củng cố
hiểu biết, kiến thức, kĩ năng của trẻ về dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, thu
hút, lơi cuốn trẻ tham gia thực hành các hành vi dinh dưỡng lành mạnh và chăm
sóc sức khoẻ phù hợp, từ đó, giúp trẻ có thái độ chủ động, tích cực đối với việc
chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và mọi người xung quanh.
Việc tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ qua trò chơi
được tiến hành như sau:
 BƯỚC 1: Sưu tầm, thiết kế các trò chơi (trò chơi học tập, trị chơi vận
động, trị chơi đóng vai).
- Xác định nhiệm vụ chơi.
- Xác định hành động chơi.
- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu.
- Các yêu cầu khi lựa chọn/thiết kế trò chơi.
 BƯỚC 2: Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi
- Xác định mục đích chơi.
- Chuẩn bị chơi.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Các điều kiện thực hiện.
Sơ đồ 1: Các bước tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ
qua chơi
18


 Bước 1: Sưu tầm, thiết kế các trò chơi có luật (trị chơi học tập, trị chơi

vận động), hoặc lựa chọn một số chủ đề cụ thể trong trò chơi đóng vai phù hợp
với mục đích giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ.
- Việc sưu tầm, thiết kế trò chơi bao gồm các bước sau đây:
+ Xác định nhiệm vụ chơi: Nhiệm vụ chơi đặt ra cần phải giúp trẻ củng cố
hiểu biết, kinh nghiệm về các hành vi chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng lành mạnh
và tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập các hành vi này. Ví dụ: Trong trị chơi
“Người nội trợ giỏi”, nhiệm vụ chơi đặt ra đối với trẻ đó là chuẩn bị nguyên liệu
để nấu một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đó, để hồn thành nhiệm vụ chơi, trẻ cần có một số kiến thức, kĩ năng cần
thiết về dinh dưỡng hợp lí, lành mạnh như: Biết tên gọi các chất dinh dưỡng của
một số thực phẩm đó (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng
chất), dấu hiệu để nhận biết thực phẩm tươi ngon và thực phẩm hỏng, ôi thiu,…
+ Xác định hành động chơi: Hành động chơi chính là những hành vi chăm
sóc sức khoẻ và dinh dưỡng hợp lí cần hình thành ở trẻ. Ví dụ: Hành động chơi
trong trò chơi “Người nội trợ giỏi” là trẻ lựa chọn được những thực phẩm có đủ
chất dinh dưỡng, tươi ngon, an toàn; trẻ biết giới thiệu cách thức chế biến, sắp
xếp các món ăn trong bữa ăn (cơm, canh rau, món mặn, món tráng miệng…)
bảo đảm đủ chất và hấp dẫn.
+ Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Việc lựa chọn đồ dùng, đồ
chơi phụ thuộc vào nội dung trị chơi. Ví dụ, ở trị chơi “Người nội trợ giỏi”, có
thể lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu như: Một số loại thực phẩm
quen thuộc với trẻ, có thể là thực phẩm tươi sống hoặc đồ chơi làm bằng nhựa,
giấy, giỏ đựng thực phẩm, “tiền”, một số trang phục dành cho người nội trợ: mũ,
tạp dề… nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
- Các yêu cầu khi lựa chọn/thiết kế trò chơi bao gồm:
+ Trò chơi được lựa chọn/thiết kế cần phù hợp với khả năng của trẻ và
điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, địa phương.
+ Mục đích của trị chơi cần được xác định cụ thể, rõ ràng để giáo viên dễ
dàng hơn trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ: Nhận biết những đối tượng nào, rèn
luyện hành vi nào liên quan đến chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng lành mạnh,…

+ Trị chơi cần phải mang tính giáo dục, bảo đảm an tồn, khơng sử dụng
trị chơi có tính bạo lực, gây kích động đối với trẻ.
 Bước 2: Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi nhằm luyện tập các hành vi chăm sóc
sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ.
19


- Trò chơi học tập: Đây là loại trò chơi có nội dung và luật chơi có sẵn do
người lớn nghĩ ra, trong đó, mọi hành động của trẻ được điều khiển bởi nhiệm
vụ chơi và luật chơi. Trò chơi học tập có tác dụng chính xác hố hiểu biết, kinh
nghiệm của trẻ về các hành vi chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng hợp lí mà trẻ đã
được trải nghiệm trước đó, giúp trẻ nhận biết, phân biệt các đối tượng, hành vi
có lợi và có hại cho sức khoẻ, vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm đã có để hồn
thành nhiệm vụ chơi đặt ra. Vì vậy, đây là loại trị chơi có nhiều ưu thế trong
việc tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ. Có thể sử dụng
các loại trò chơi học tập sau đây:
+ Trò chơi nhận biết, phân loại đối tượng, hành vi có lợi/có hại cho sức
khoẻ, hành vi đúng _ sai, nên _ khơng nên,… Trị chơi này giúp trẻ rèn luyện
năng lực quan sát và phản xạ nhận diện nhanh, chính xác các đối tượng, hành vi
có lợi/ có hại cho sức khoẻ, phân biệt được dấu hiệu đặc trưng của các đối
tượng, hành vi đó. Ví dụ, trị chơi “Ai nhanh, ai khéo” giúp trẻ nhận diện và
phân loại được các nhóm thực phẩm khác nhau (nhóm thực phẩm giàu chất bột
đường, giàu chất béo, giàu chất đạm, vitamin…); trò chơi “Gọi đủ 3 thứ cùng
loại” giúp trẻ nhận biết được tên của các loại thực phẩm cùng loại và lợi ích của
các loại thực phẩm đó đối với sức khoẻ.
+ Trị chơi sắp xếp trình tự thực hiện hành vi chăm sóc sức khoẻ, dinh
dưỡng hợp lí. Trị chơi này giúp trẻ ghi nhớ các thao tác, hành động cụ thể trong
quá trình thực hiện các hành vi chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng hợp lí. Ví dụ, trò
chơi “Ai nhanh ai đúng”, giúp trẻ ghi nhớ quy trình chế biến một số món ăn đơn
giản (quy trình pha sữa bột, làm bánh mì kẹp nhân, trộn sa-lát, làm nước quả

ướp đường...) hay quy trình thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân (rửa tay, đánh
răng, lau mặt…); trị chơi “Ai thốt hiểm nhanh nhất” giúp trẻ nhớ lại trình tự
các bước thốt hiểm khi xảy ra hoả hoạn mà trẻ đã từng được trải nghiệm trước
đó.
- Cách tổ chức trị chơi học tập:
+ Xác định mục đích: Việc xác định mục đích của trị chơi học tập phụ
thuộc vào nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong trò chơi như: giúp trẻ nhận biết, phân
biệt các đối tượng, hành vi có lợi/có hại cho sức khoẻ; ghi nhớ cách thức thực
hiện các thao tác, hành vi theo trình tự hợp lí… Các nhiệm vụ trong trị chơi
thường đặt trẻ vào tình huống buộc trẻ phải tích cực suy nghĩ, hành động để giải
quyết nhiệm vụ dựa trên những điều kiện đã có, từ đó khơi gợi ở trẻ hứng thú,
20



×