Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bài giảng Mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.76 KB, 85 trang )

Chương 2
MUA BÁN HÀNG HÓA
Văn bản pháp luật
Luật thương mại 2005 (Chương II: Điều 24-73)
Bộ Luật Dân Sự 2005
NĐ 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động
MBHH quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
NĐ 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về hoạt
động MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Nghị Định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 quy
định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của
thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại
Việt Nam
Văn bản pháp luật
NĐ 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 về hoạt
động MBHH và các hoạt động có liên quan trực
tiếp đến MBHH của DN có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam
NĐ 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi
tiết Luật thương mại về HH, DV cấm kinh doanh,
hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
NĐ 43/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
27/05/2009 sửa đổi, bổ sung danh mục HH, DV cấm
kinh doanh của NĐ 59/2006/NĐ-CP
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa
Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 “Mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có


nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Chủ thể của hoạt động MBHH trong thương mại
là các thương nhân (Khoản 1 Điều 2 LTM 2005)
hoặc là thương nhân và các chủ thể khác có
nhu cầu về hàng hóa khi các chủ thể đó chọn
Luật Thương mại để áp dụng (Khoản 3 Điều 1
LTM 2005).
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Đối tượng của quan hệ MBHH theo quy định của
LTM là hàng hóa gồm:
(a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai;
(b) những vật gắn liền với đất đai.
(Khoản 2 Điều 3 LTM 2005)
Đặc điểm
- Áp dụng quy định Điều 174 BLDS 2005
về động sản, bất động sản
- So sánh với tài sản trong dân sự Đ163
BLDS 2005
Quyền sử dụng đất?
Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu)?
Đặc điểm
Mở rộng
- Đối chiếu với khái niệm hàng hóa trong
thương mại theo pháp luật các quốc gia,

theo Công ước Viên 1980
- Đối chiếu với khái niệm hàng hóa theo quy
định K 3, Điều 5 Luật TM 1997
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng
hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang
bên mua
1. Khái quát về MBHH
1.2 Các hoạt động MBHH
Căn cứ vào dấu hiệu chủ thể, đối tượng và căn
cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ MBHH
- Mua bán hàng hóa quốc tế
- Mua bán hàng hóa trong nước)
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 MBHH quốc tế
Luật TM 2005 chủ yếu căn cứ vào sự dịch
chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu hải quan riêng theo quy
định của pháp luật (như khu chế xuất hoặc khu
ngoại quan)
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Điều 27 LTM 2005: MBHHQT được thực
hiện dưới các hình thức XK; NK; Tạm
nhập, tái xuất; Tạm xuất, tái nhập; Chuyển
khẩu.

1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Xuất khẩu: XK hàng hóa là việc hàng hóa được
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
(K1, Đ28 LTM)
- Nhập khẩu: XK hàng hóa là việc hàng hóa được
đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật (K2, Đ28 LTM)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc HH
được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật vào Việt Nam và
có làm thủ tục NK vào Việt Nam và làm
thủ tục XK lại chính hàng hóa đó ra khỏi
Việt Nam ( Khoản 1 Điều 29 LTM 2005)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc HH
được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt
Nam và có làm thủ tục XK ra khỏi Việt
Nam và làm thủ tục NK lại chính hàng hóa
đó vào Việt Nam ( Khoản 2 Điều 29 LTM
2005)

1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng
hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh
thổ Việt Nam mà không làm thủ tục NK
vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra
khỏi Việt Nam (Khoản 1 Điều 30 LTM
2005)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Hoạt động MBHH quốc tế được quy định
cụ thể trong Nghị định 12/2006/NĐ-CP
- Lưu ý: Luật áp dụng đối với quan hệ
MBHHQT không có yếu tố nước ngoài
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 MBHH trong nước
Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua
biên giới quốc gia hoặc vào khu vực hải
quan riêng biệt có quy chế riêng như khu
chế xuất hoặc kho ngoại quan
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa
thuận của các chủ thể của quan hệ mua
bán hàng hóa theo quy định của Luật
Thương mại để thực hiện hoạt động mua
bán hàng hóa.
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Chủ thể

- Thương nhân với thương nhân (Khoản 1 Điều 2
LTM 2005)
- Thương nhân với chủ thể khác không nhằm
mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn luật áp
dụng là Luật Thương mại (Khoản 3 Điều 1 LTM
2005).
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Hình thức hợp đồng (Điều 24 LTM)
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy
định phải được giao kết bằng văn bản thì phải
tuân theo quy định đó.
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Đối tượng: là hàng hóa, bao gồm
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất
đai. (Khoản 2 Điều 3 LTM 2005)
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
 Đối tượng:
 Hàng hóa: Được phép lưu thông (Đ 25, 26 LTM)
 Hàng hóa cấm XNK, cần giấy phép XNK (Phụ
lục 1-3 – NĐ 12/2006/NĐ-CP)

 Nghị Định 59/2006/NĐ-CP về HHDV cấm KD,
hạn chế KD, KD có điều kiện; NĐ 43/2009/NĐ-
CP
2. Hợp đồng MBHH
2.2 Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Từ Điều 122 đến Điều 138 BLDS 2005
 Các bên tham gia vào quan hệ HĐ phải có năng lực chủ
thể để ký kết HĐ
 Mục đích và nội dung của HĐ không được vi phạm điều
cấm của PL, không trái đạo đức xã hội
 HĐ phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện và
bình đẳng
 HĐ phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức.
2. Hợp đồng MBHH
2.3 Xác lập hợp đồng
(Điều 390 – Điều 405 BLDS 2005):
• (i) Đề nghị giao kết hợp đồng;
• (ii) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
• (iii)Thời điểm giao kết hợp đồng MBHH

×