Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Việt Nam chương 1 đến chương 10 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.78 KB, 115 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT
HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Chương 1: Khái quát về Luật Hiến pháp và Hiến pháp
Việt Nam
1. Căn cứ vào bản chất, hiến pháp được chia thành các loại:
A. Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn.
B. Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại.
C. Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính.
D. Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
2. Khách thể của quan hệ luật hiến pháp bao gồm:
A. Những giá trị vật chất như đất đai, rừng núi, sơng hồ, nước.
B. Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, nhân phẩm, sự tín ngưỡng.
C. Hành vi của con người hoặc các tổ chức như lao động, học tập, báo cáo công tác, trình
dự án luật và ngân sách.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng.
3. Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp bao gồm:
A. Tất cả các quan hệ xã hội.
B. Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước.
C. Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực
nhà nước.
D. Các quan hệ xã hội mà một bên là cơ quan nhà nước.
4......không phải là chủ thể của luật hiến pháp.
A. Một người công dân cụ thể
B. Người cao tuổi
C. Người nghèo
D. Trẻ em
5. Đa số các quy phạm luật Hiến pháp thường thiếu bộ phận........
A. giả định.
B. quy định.
C. chế tài.
1




D. quy định và chế tài.
6. Phương pháp điều chỉnh nào không được áp dụng trong luật hiến pháp?
A. Phương pháp mệnh lệnh - quyền uy
B. Phương pháp định hướng bằng các nguyên tắc
C. Phương pháp thỏa thuận
D. Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng
7. Nội dung của quan hệ luật hiến pháp là.......
A. các quyền và nghĩa vụ mà luật hiến pháp quy định cho các bên.
B. các quyền và nghĩa vụ cơ bản, nền tảng mà luật Hiến pháp quy định cho các bên.
C. các quyền và nghĩa vụ cụ thể mà luật hiến pháp quy định cho các bên.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
8. Bản chất giai cấp của hiến pháp được thể hiện:
A. Hiến pháp chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hóa và phân chia thành các
giai cấp khác nhau.
B. Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp
thống trị.
C. Hiến pháp bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng.
9. Phương pháp điều chỉnh của luật hiến pháp:
A. Bình đẳng, thỏa thuận.
B. Mệnh lệnh, thỏa thuận.
C. Bắt buộc, quyền uy, định hướng bằng các nguyên tắc.
D. Các đáp án còn lại đều sai.
10. Bối cảnh xây dựng Hiến pháp năm 2013 có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhu cầu nội luật hóa các cam kết quốc tế.
B. Tiếp tục đổi mới đất nước trên các lĩnh vực khác nhau.
C. Đường lối đổi mới kinh tế trong Hiến pháp năm 1992 có những kết quả tốt.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng

11. Căn cứ vào nội dung, hiến pháp được chia thành các loại:
A. Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn.
B. Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại.
C. Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính.
D. Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
12. Bối cảnh ban hành Hiến pháp năm 1959 khơng có đặc điểm nào?
2


A. Lực lượng cách mạng nước ta vừa giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ.
B. Miền Nam do quân cách mạng quản lý và lựa chọn xây dựng CNXH.
C. Miền Bắc do quân cách mạng quản lý và lựa chọn xây dựng CNXH.
D. Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ.
13. Mục đích ra đời ban đầu của hiến pháp là.....
A. nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu quyền lực của nhà vua.
B. nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu quyền lực của giai cấp tư sản.
C. nhằm củng cố quyền lực của nhà vua.
D. nhằm hiến định ra một văn bản có giá trị pháp lý tối cao về tổ chức quyền lực nhà
nước.
14. Bản chất của Hiến pháp:
A. Luôn mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Chỉ mang tính giai cấp.
C. Chỉ mang tính xã hội.
D. Không mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
15. Hãy xác định chủ thể trong quan hệ luật hiến pháp Việt Nam?
A. Nhân dân
B. Đại biểu Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Các đáp án còn lại đều đúng
16. Đặc điểm của hiến pháp hiện đại:

A. Quy định nhiều về tổ chức quyền lực nhà nước, ít quy định về các quyền tự do dân
chủ.
B. Chỉ quy định về các quyền tự do, dân chủ.
C. Chỉ quy định về các chế độ nền tảng của xã hội và các quyền tự do, dân chủ.
D. Quy định toàn diện về các chế độ nền tảng xã hội; quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân; tổ chức quyền lực nhà nước.
17. Nhận định nào đúng về quy phạm luật hiến pháp?
A. Tất cả các quy phạm luật hiến pháp đều được chứa đựng trong đạo luật Hiến pháp.
B. Tất cả các quy phạm luật hiến pháp không có phần chế tài.
C. Quy phạm luật hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
đặc biệt là các văn bản về tổ chức nhà nước.
D. Mọi quy phạm luật hiến pháp đều khơng có đầy đủ các thành phần giả định, quy định,
chế tài.
18. Khách thể của quan hệ luật hiến pháp bao gồm:
3


A. Lãnh thổ quốc gia, địa giới các địa phương.
B. Đất đai, rừng núi, sông hồ.
C. Danh dự, nhân phẩm, sự tín ngưỡng.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng.
19. Tính nhân bản của Hiến pháp được hiểu là:
A. Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
B. Từ một bản hiến pháp có khả năng nhân thành nhiều bản hiến pháp khác.
C. Hiến pháp ghi nhận các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
20. ....bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp
điều chỉnh riêng.
A. Đạo luật hiến pháp

B. Ngành luật hiến pháp
C. Khoa học luật hiến pháp
D. Môn học luật hiến pháp
21. Nhận định nào không phải là dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp xã hội chủ
nghĩa?
A. Ghi nhận và khẳng định các chế độ về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
B. Cơ chế thiết lập quyền lực theo Học thuyết tam quyền phân lập với các biến thể khác
nhau.
C. Cơ cấu tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền và tập trung dân chủ.
D. Tất cả quyền lực nhà nước tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất ở trung ương và địa
phương do nhân dân bầu, đồng thời quy định sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan
nhà nước.
22. Hãy xác định nguồn của Luật Hiến pháp Việt Nam?
A. Tất cả các văn bản pháp luật
B. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
C. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, các nghị quyết của Đảng Cộng sản
D. Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức nhà nước, các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ về tổ chức nhà nước
23. Bối cảnh xây dựng Hiến pháp năm 1980 khơng có đặc điểm nào?
A. Thừa nhận sự tồn tại của nhiều đảng phái đối lập.
B. Thực hiện cuộc cách mạng XHCN triệt để theo mơ hình của Liên Xô.
4


C. Cả nước thực hiện mục tiêu xây dựng XHCN.
D. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.
24. Hãy xác định chủ thể của luật hiến pháp?
A. Người nước ngồi
B. Tổ chức chính trị
C. Người khuyết tật

D. Các đáp án cịn lại đều đúng
25. Phát biểu nào khơng phải đặc điểm riêng của quan hệ luật hiến pháp?
A. Các quan hệ luật hiến pháp có nội dung pháp lý quy định cho từng người, từng hoàn
cảnh cụ thể.
B. Các quan hệ luật hiến pháp có nội dung pháp lý cơ bản.
C. Các quan hệ luật hiến pháp có nội dung pháp lý đặc biệt quan trọng.
D. Các quan hệ luật hiến pháp có các chủ thể đặc biệt.
26. Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành
là...
A. đạo luật hiến pháp
B. ngành luật hiến pháp
C. khoa học luật hiến pháp
D. môn học luật hiến pháp
27. Nguồn của luật hiến pháp bao gồm:
A. Hiến pháp, các đạo luật, các pháp lệnh.
B. Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức quyền lực nhà nước, các pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ về tổ chức nhà
nước.
C. Hiến pháp, các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành, các văn bản pháp luật do Ủy
ban thường Quốc hội ban hành.
D. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản, Hiến pháp, các đạo luật, các pháp lệnh.
28.........bao gồm tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền
lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước.
A. Đạo luật hiến pháp
B. Ngành luật hiến pháp
C. Khoa học luật hiến pháp
D. Môn học luật hiến pháp
29. Bản chất xã hội của hiến pháp được thể hiện:
A. Hiến pháp bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.
5



B. Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
C. Hiến pháp bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
D. Hiến pháp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của đa số mọi người trong xã hội.
30. Bối cảnh xây dựng Hiến pháp năm 1946 khơng có đặc điểm nào?
A. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa mới được thành lập.
B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, phải đương đầu với các thế lực thù địch trong và
ngồi nước.
C. Chính phủ lâm thời được thành lập với sự tham gia của nhiều lực lượng chính trị trong
xã hội.
D. Cần sớm ban hành hiến pháp để thay thế hiến pháp của chế độ quân chủ phong kiến.
31. Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, đó là
những quan hệ xã hội liên quan đến.........
A. nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, cơng nghệ, anh ninh-quốc phịng.
B. ngun tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
C. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng
32. Nhận định nào khơng đúng về vị trí của luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật
Việt Nam?
A. Luật hiến pháp giữ vai trò chủ đạo, quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó là cơ sở
cho các ngành luật khác.
B. Các quy định của luật hiến pháp đều trở thành các nguyên tắc cơ bản của các ngành
luật khác.
C. Nội dung của luật hiến pháp điều chỉnh tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
D. Các ngành luật khác phải phù hợp và không được trái với luật hiến pháp, nếu trái với
luật hiến pháp thì đều bị bãi bỏ.
33. Nhận định nào đúng về sự ra đời hiến pháp?

A. Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các
hoàng đế La mã cổ đại.
B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành cơng thì Hiến pháp mới được ban
hành.
C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản khơng thành
cơng.
D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.
34. Theo Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp Việt Nam là ......... (khoản 1 điều 119 hiến
pháp 20130
6


A. luật cơ bản của Nhà nước.
B. luật quan trọng nhất của Nhà nước.
C. luật nền tảng của Nhà nước
D. luật gốc của Nhà nước.
35. Bản Hiến pháp Việt Nam nào quy định chế độ kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung cao độ?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992
36. Hiến pháp chính thức ra đời ở...
A. Hy Lạp cổ đại do giai cấp chủ nô ban hành.
B. Liên bang Xô Viết vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản ban
hành.
C. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào thời kỳ lập quốc do giai cấp tư sản ban hành.
D. các nước châu Âu vào thời kỳ cách mạng tư sản do giai cấp tư sản ban hành.
37. Hình thức sở hữu tư nhân được quy định ở bản Hiến pháp Việt Nam nào?
A. Hiến pháp năm 1946

B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1992
D. Các đáp án còn lại đều đúng
38. Bối cảnh xây dựng Hiến pháp năm 1992 có đặc điểm nào sau đây?
A. Thừa nhận sự tồn tại của nhiều đảng phái khác nhau.
B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam vừa mới được thống nhất.
C. Việc áp dụng rập khuôn, máy móc mơ hình XHCN ở Liên Xơ vào Việt Nam khơng đạt
được mục đích như mong đợi.
D. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập.
39. Nhận định nào không đúng về bản chất của Hiến pháp?
A. Hiến pháp là đạo luật thể hiện tính xã hội cao hơn tính giai cấp.
B. Hiến pháp là đạo luật có vai trị tối thượng trong hệ thống pháp luật.
C. Hiến pháp quy định về tổ chức nhà nước như nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước;
chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, xã hội; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước tối cao; mối
quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
D. Hiến pháp mang bản chất giai cấp sâu sắc, là đạo luật tối cao ghi nhận, phản ánh cục
diện tương quan giữa các giai cấp.
7


40. Bản Hiến pháp Việt Nam nào quy định tên gọi cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương là Ủy ban nhân dân?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Các đáp án còn lại đều đúng
41. Bản Hiến pháp sơ lược đầu tiên của lịch sử lập hiến thế giới là......
A. Hiến pháp Vương quốc Anh.
B. Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
C. Hiến pháp Cộng hịa Pháp.

D. Hiến pháp Liên bang Xơ Viết Nga.
42. Căn cứ vào hình thức, Hiến pháp Việt Nam thuộc loại hiến pháp....
A. cương tính.
B. thành văn.
C. nhu tính.
D. bất thành văn.
43. Dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp:
A. Hiến pháp là văn bản tuyên bố quyền dân chủ của công dân.
B. Hiến pháp là văn bản tổ chức quyền lực nhà nước.
C. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
44. Bối cảnh ban hành Hiến pháp năm 1980 khơng có đặc điểm nào?
A. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để theo mơ hình XHCN ở Liên Xơ.
B. Cả nước cùng xây dựng XHCN.
C. Đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.
45. Câu nói “Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
đã được Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong sự kiện lịch sử nào?
A. Luận cương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”
C. Trong Hội nghị Vecsxai, tổ chức tại Pari – Pháp 1919
D. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945
46. Nhận định nào đúng về tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám?
8


A. Bị ảnh hưởng của phong trào dân chủ và chủ nghĩa lập hiến của cách mạng tư sản châu
Âu.
B. Những tư tưởng thân Pháp, muốn nước Pháp ban hành cho Việt Nam một bản hiến

pháp.
C. Những tư tưởng muốn giành độc lập dân tộc và sau đó sẽ thơng qua hiến pháp.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
47. Nhận định nào đúng về hoàn cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam?
A. Mỗi bản Hiến pháp Việt Nam được ban hành phản ánh bước ngoặt của một giai đoạn
lịch sử xã hội Việt Nam.
B. Chỉ có Hiến pháp 1992 mới phản ánh bước ngoặt của giai đoạn lịch sử xã hội Việt
Nam.
C. Chỉ có Hiến pháp 1946 mới phản ánh bước ngoặt của giai đoạn lịch sử xã hội Việt
Nam.
D. Các đáp án còn lại đều sai
48. Bản Hiến pháp Việt Nam nào chưa được Chủ tịch nước công bố?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992
49. Hiến pháp được thơng qua khi có ít nhất.....
A. một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C. một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. toàn bộ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
50........là người có tư tưởng lập hiến đầu tiên ở Việt Nam.
A. Phan Chu Trinh
B. Phan Bội Châu
C. Bùi Quang Chiêu
D. Phạm Quỳnh
51. Đạo luật nào quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn
hóa, xã hội; tổ chức bộ máy nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Luật tổ chức Quốc hội
B. Luật tổ chức Chính phủ

C. Luật tổ chức chính quyền địa phương
D. Hiến pháp
9


52. Khách thể của quan hệ luật hiến pháp........
A. là các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.
B. mang tính chấp hành – điều hành.
C. là hiện tượng tổ chức quyền lực nhà nước.
D. là các quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai.
53. Căn cứ vào hình thức, hiến pháp được chia thành các loại:
A. Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn
B. Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại
C. Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính
D. Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa
54. Bản Hiến pháp Việt Nam nào được ban hành sớm nhất kể từ khi xảy ra sự kiện
lịch sử làm cơ sở cho việc ban hành hiến pháp?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992
55. Chủ thể nào có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp?
A. Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền
đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
B. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
C. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
D. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

56. Hãy xác định chủ thể của luật hiến pháp?
A. Tổ chức xã hội
B. Người lao động
C. Thanh niên
D. Các đáp án còn lại đều đúng
57. Nhận định nào không đúng về hiến pháp?
A. Hiến pháp là một “khế ước xã hội”.
B. Hiến pháp là dùng để phân chia quyền lực giữa nhà nước và nhân dân.
C. Hiến pháp là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền nhân dân.
10


D. Hiến pháp là văn bản tổ chức quyền lực nhà nước.
58. Căn cứ vào cơ cấu nội dung, Hiến pháp Việt Nam thuộc loại hiến pháp.....
A. hiện đại.
B. thành văn.
C. nhu tính.
D. cổ điển.
59. Nhận định nào khơng đúng về hiến pháp?
A. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ.
C. Hiến pháp là công cụ vạn năng để nhà nước điều hành xã hội.
D. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
60. Cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc
hội dự thảo Hiến pháp: (khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014)
A. Ủy ban dự thảo Hiến pháp.
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
61. Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất.....

A. một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C. hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. toàn bộ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
62. Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959:
A. Thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Thống nhất tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
D. Hồn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ; đưa Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội,
đấu tranh thống nhất nước nhà ở Miền Nam.
63. Bản Hiến pháp Việt Nam nào quy định tên gọi người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất là Chủ tịch Hội đồng Chính phủ? (điều 71 hiến pháp 1959)
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Các đáp án còn lại đều sai
11


64. Nhận định nào không phải là dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp xã hội chủ
nghĩa?
A. Cơ cấu tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập.
B. Xác nhận rõ tính giai cấp của nhà nước.
C. Thể chế hóa vai trị lãnh đạo của đảng cầm quyền.
D. Ghi nhận, củng cố các cơ sở kinh tế-xã hội.
65. Ở một nước hiến pháp ra đời khi cuộc cách mạng tư sản khơng dành được thắng
lợi hồn tồn nhằm mục đích gì?
A. Ghi nhận việc tổ chức một nhà nước kiểu mới khơng có vua.
B. Ghi nhận việc hạn chế quyền của nhà vua.
C. Ghi nhận thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản.

D. Ghi nhận sự thất bại của cuộc cách mạng tư sản.
66. Nhận định nào đúng về điều kiện, hoàn cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt
Nam?
A. Hiến pháp năm 1946 ra đời trong hoàn cảnh hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền
Nam.
B. Hiến pháp năm 1959 là bước chuyển từ chế độ quân chủ, thực dân sang chế độ cộng
hoà dân chủ.
C. Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp của thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang kinh tế thị trường.
D. Các đáp án còn lại đều sai
67. Hiệu lực của Hiến pháp Việt Nam được quy định như thế nào?
A. Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
B. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
C. Mọi văn bản pháp luật khác trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.

Chương 2: Chế độ chính trị
1. Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được bắt đầu từ bản
Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
12


D. Hiến pháp năm 1992
2. Việc nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý là biểu hiện của...../
A. hình thức dân chủ trực tiếp.
B. hình thức dân chủ đại diện.

C. hình thức dân chủ gián tiếp.
D. Các đáp án cịn lại đều sai.
3. Cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Nhà nước Việt Nam là ....../
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
B. Đảng quản lý, Nhà nước lãnh đạo, Nhân dân làm chủ.
C. Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, Nhân dân tham gia quản lý.
D. Đảng làm chủ, Nhà nước lãnh đạo, Nhân dân tham gia quản lý.
4. Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên giữ vị trí, vai trò......... ( điều 1 luật mặt trận tổ quốc)
A. chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
B. cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
C. trung tâm của hệ thống chính trị.
D. Các đáp án cịn lại đều đúng.
5. Chế độ kinh tế được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành: (điều 51 hiến
pháp 2013)/
A. Nền kinh tế Việt Nam với ba hình thức sở hữu, sáu thành phần kinh tế; kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.
B. Nền kinh tế Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế
nhà nước và kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
C. Nền kinh tế Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
D. Nền kinh tế Việt Nam với ba hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà
nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi giữ vai trò chủ đạo.
6. Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:
A. Đảng vừa giữ vai trị lãnh đạo, vừa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
B. Đảng giữ vai trò lãnh đạo đưa ra đường lối, chủ trương đối với hệ thống chính trị.
C. Đảng thực hiện quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo toàn diện của nhà nước.
D. Đảng và nhà nước cùng tham gia lãnh đạo và quản lý xã hội.
7. Quy định của Hiến pháp Việt Nam về chế độ sở hữu đất đai:/
A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; đất đai

thuộc sở hữu toàn dân.
13


B. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác có quyền sở hữu đối với đất đai.
C. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân.
D. Các đáp án còn lại đều sai.
8. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị:/
A. Nhà nước lãnh đạo Đảng và xã hội một cách toàn diện và tuyệt đối.
B. Nhà nước lãnh đạo hệ thống chính trị bằng đường lối, chủ trương.
C. Nhà nước quản lý xã hội bằng chính sách và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cùng với Đảng, Nhà nước tham gia quản lý xã hội.
9. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm các tổ chức:
A. Đảng Cộng sản - Đoàn thanh niên - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
B. Đảng Cộng sản - Nhà nước - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
C. Đảng Cộng sản - Nhà nước - các đồn thể chính trị, xã hội.
D. Đảng Cộng sản và các đồn thể chính trị, xã hội.
10. Khái niệm “chế độ chính trị” được hiểu là.../
A. cơ cấu, tổ chức của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị.
B. tồn bộ phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước.
C. hoạt động của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị.
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
11. Nhận định nào đúng về sự xuất hiện của đảng chính trị?
A. Đảng chính trị tồn tại trong tất cả các chế độ xã hội.
B. Đảng chính trị xuất hiện từ thời kỳ phong kiến chuyên chế.
C. Đảng chính trị xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nơ lệ.
D. Đảng chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội
chủ nghĩa.
12. Khẳng định nào đúng về hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương;
Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
C. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên.
D. Hệ thống chính trị là hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản; Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên; các đơn vị sự nghiệp.
13. Tổ chức nào giữ vai trị là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tập hợp
đoàn kết các lực lượng trong xã hội?/
14


A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Liên đoàn lao động Việt Nam
14. Nền kinh tế thị trường ở nước ta được ghi nhận từ bản Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
D. Hiến pháp năm 1992
15. Chính thể Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946 là: /
A. Việt Nam dân chủ cộng hòa
B. Cộng hòa dân chủ nhân dân
C. Việt Nam cộng hòa
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
16. Theo quy định của Hiến pháp, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân
thực hiện quyền lực của mình chủ yếu bằng cách......//
A. bầu người đại diện của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước.

C. trực tiếp bầu cử các chức danh lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
D. trực tiếp bầu cử các chức danh lãnh đạo của Nhà nước.
17. Tổ chức nào có vai trị tổ chức các hội nghị hiệp thương và giám sát các cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Tịa án nhân dân tối cao
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
18. Bản chất của Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành là...../
A. nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
C. nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
D. nhà nước “kiểu mới”.
19. Hiến pháp quy định "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình." là biểu hiện tập trung chủ yếu của.......
15


A. nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
B. ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
20. Hiến pháp khơng tồn tại trong hình thức chính thể nào?/
A. Quân chủ đại nghị
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa dân chủ nhân dân
21. Chế độ sở hữu đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là .....
(điều 53 hiến pháp 2013)/

A. chế độ sở hữu tư nhân.
B. chế độ sở hữu toàn dân.
C. chế độ sở hữu tập thể.
D. Các đáp án còn lại đều đúng
22. Tổ chức nào là trung tâm của hệ thống chính trị?
A. Đảng Cộng sản
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Nhà nước
D. Các tổ chức chính trị - xã hội
23. Đối tượng thực hành nền dân chủ ở Việt Nam là.......
A. toàn bộ nhân dân lao động.
B. liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. liên minh giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
D. của giai cấp cầm quyền.
24. Nhận định nào sai về phương pháp lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà
nước và xã hội?/
A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
B. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật.
C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các đảng viên.
D. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không
cưỡng chế.
25. Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:

16


A. Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam; Hội cựu chiến binh; Hội nông dân.
B. Hiệp hội thanh niên Việt Nam; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam; Hội chữ thập đỏ.

C. Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Phật giáo
Việt Nam; Hiệp hội thanh niên Việt Nam; Hội trăng lưỡi liềm đỏ; Phịng thương mại và
cơng nghiệp Việt Nam.
D. Hiệp hội thanh niên Việt Nam; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam.
26. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của (điều 64 hiến pháp
2013)/
A. quân đội.
B. lực lượng vũ trang.
C. toàn dân.
D. Đảng và Nhà nước.
27. Số lượng các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là....
A. 4 tổ chức.
B. 5 tổ chức.
C. 6 tổ chức.
D. 7 tổ chức.
28. Phương pháp cai trị dân chủ tồn tại trong:
A. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa; kiểu nhà nước tư sản
B. Kiểu nhà nước phong kiến; kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Kiểu nhà nước chủ nô; kiểu nhà nước phong kiến
D. Tất cả các kiểu nhà nước
29. Theo Hiến pháp năm 2013, nước CHXHCN Việt Nam do ai làm chủ? (khoản 2
điều 2 hiến pháp 2013)/
A. Nhân dân làm chủ.
B. Dân tộc Việt Nam làm chủ.
C. Nhà nước làm chủ.
D. Quốc hội làm chủ.
30. Tổ chức nào trong hệ thống chính trị thực hiện vai trò phản biện xã hội? (khoản
1, Điều 9 Hiến pháp 2013)/
A. Đảng Cộng sản

B. Nhà nước
17


C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Hội luật gia Việt Nam
31. Trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí, vai trị
là...../
A. trung tâm của hệ thống chính trị.(nhà nước)
B. lãnh đạo hệ thống chính trị.
C. cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.( mặt trận tổ quốc)
D. Các đáp án còn lại đều đúng.
32. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với..... (khoản 1 điều 51 hiến pháp 2013)
A. nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.
B. hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.
C. hình thức sở hữu toàn dân; kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
D. Các đáp án còn lại đều sai
33. Đặc trưng của chế độ kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường:
A. Ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối
cho ai?) đều tuân theo và được điều tiết bởi các quy luật thị trường.
B. Vấn đề tiền lương và giá cả trong nền kinh tế do nhà nước quy định.
C. Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và phân phối bằng các kế hoạch chỉ tiêu
pháp lệnh.
D. Nhà nước tích cực chủ động vào tham gia điều tiết nền kinh tế.
34. Có thể hiểu khái quát chính trị là.....
A. cơng việc chung của xã hội.
B. cơng việc của nhà nước, công việc của xã hội liên quan đến hoạt động cai trị của nhà
nước đối với xã hội.
C. toàn bộ các hoạt động của xã hội.

D. các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
35. Tổ chức nào không phải là tổ chức chính trị - xã hội?
A. Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
B. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
C. Hội nông dân Việt Nam
D. Hội cựu chiến binh Việt Nam
36. Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát về những
quyết định của mình trước.......
A. Nhân dân.
18


B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. Tịa án nhân dân tối cao.
37. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản có vị trí, vai
trị là.../
A. hạt nhân của hệ thống chính trị.
B. đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
C. lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. Các đáp án còn lại đều đúng
38. Chế định “Chế độ chính trị” được quy định trong ngành luật nào?/
A. Ngành luật hiến pháp
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật hình sự
D. Các đáp án cịn lại đều đúng
39. Khẳng định nào đúng về hình thức sở hữu khi so sánh Hiến pháp năm 2013 và
Hiến pháp năm 1992?
A. cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định đa dạng các hình thức sở
hữu.

B. cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định cụ thể các hình thức sở
hữu.
C. Hiến pháp năm 2013 quy định đa dạng các hình thức sở hữu; Hiến pháp năm 1992 quy
định cụ thể các hình thức sở hữu.
D. Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể các hình thức sở hữu; Hiến pháp năm 1992 quy
định đa dạng các hình thức sở hữu.
40. Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của......../
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. người lao động.
D. giai cấp công nhân và người lao động.
41. Nguyên tắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội” được quy
định trong bản Hiến pháp nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?/
A. Hiến pháp năm 2013 à Hiến pháp năm 1992
B. Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1980
C. Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm
1959
19


D. Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1959
và Hiến pháp năm 1946
42. Đặc trưng của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung/
A. Ba vấn đề lớn của nền kinh tế (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho
ai?) đều thuộc thẩm quyền và do nhà nước tổ chức thực hiện.
B. Nhà nước sử dụng hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh để quản lý chặt chẽ các
hoạt động sản xuất và phân phối.
C. Các quy luật kinh tế thị trường không được khuyến khích, khơng có mơi trường để
hoạt động.
D. Các đáp án còn lại đều đúng

43. Khẳng định nào đúng về thành phần kinh tế khi so sánh Hiến pháp năm 2013 và
Hiến pháp năm 1992?/
A. cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định đa dạng các thành phần
kinh tế.
B. cả Hiến pháp năm 2013 và Hiến pháp năm 1992 đều quy định cụ thể các thành phần
kinh tế.
C. Hiến pháp năm 2013 quy định đa dạng các thành phần kinh tế; Hiến pháp năm 1992
quy định cụ thể các thành phần kinh tế.
D. Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể các thành phần kinh tế; Hiến pháp năm 1992 quy
định đa dạng các thành phần kinh tế.
44. Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền:/
A. Cơ quan, công chức nhà nước, công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà
pháp luật không cám.
B. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; công dân và
các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm.
C. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; cơng dân
và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
D. Cơ quan, công chức nhà nước, công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà
pháp luật cho phép.
45. Hãy xác định tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân và của người lao
động?/
A. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Cơng đồn Việt Nam.
C. Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
D. Hội nông dân Việt Nam.
46. Những lĩnh vực phát triển nào được Hiến pháp quy định là quốc sách hàng đầu?
( điều 61, 62 hiến pháp 2013) /
20




×