Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII-XVIII với sự phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.73 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ LAN

SỰ ĐÓI LẬP GIỮA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM

VA CHU NGHIA DUY LY THE Ki XVII - XVIII
VỚI SỰ PHÁT TRIÊN LÝ LUẬN NHẬN THỨC

DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Chuyên ngành: Triết học

Mã số:

60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYEN TAN HUNG

2013 | PDF | 98 Pages


Đà Nẵng - Năm 2013


LOL CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có ngn gốc rỡ


ràng và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác.

Người cam đoạn

Nguyễn Thị Lan


MUC LUC
MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

1
.

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Bồ cục luận văn.

6. Tổng quan tài liệu...........

~

3
3
3

4
ad

CHƯƠNG I. CHỦ NGHĨA KINH HNGHIỆM V VÀ CHỦ NGHĨA DIDUY LYNHUNG QUAN DIEM DOI LAP VE LY LUAN NHẬN THỨC
.,

1.1. QUAN DIEM CUA CHU NGHIA KINH NGHIEM VE BAN CHAT VA.
CON DUONG NHAN THUC CHAN LY.
7

1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa kinh nghiệm........
:
wa
1.1.2. Quan niệm cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm thế ki XVII ~ XVIII
về bản chất và con đường nhận thức.
8
1.2. QUAN NIEM CUA CHU NGHIA DUY LY VE BAN CHAT VA CON
DUONG NHAN THUC CHAN LY.
22
1.2.1. Khái niệm về chủ nghĩa duy lý...............

ose

22

1.2.2. Những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy lý thế kỉ XVII - XVIII
về bản chất và con đường nhận thức.....
23

1.3. SỰ ĐÓI LẬP, NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN N CHẾ C CUA CHU NGHIA


KINH NGHIEM VA CHU NGHIA DUY LY THE Ki XVII ~XVIIL

1.3.1. Thực chất của sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa.

32

duy lý thế ki XVII ~ XVIIL.........
-32
1.3.2. Những đóng góp và hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý thế ki XVII
~ XVIIL
35


CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM

NGHIA DUY LY THE Ki XVII — XVIII TRONG
LUAN NHAN THUC DUY VAT BIEN CHUNG

VÀ CHỦ

SU’ PHAT TRIEN LY
39

2.1. QUAN DIEM LY LUAN NHAN THUC DUY VAT BIEN CHUNG VE.
BAN CHAT VA CON DUONG NHAN THU
39
2.1.1. Quan điểm của lý luận nhận thức duy vật biện chứng về bản chất


của nhận thức.........

-

-

-

-39

2.1.2. Quan điểm lý luận nhận thức duy vật biện chứng về con đường.

nhận thức chân lý.

44

2.2. NHUNG KE THUA HOP LY TỪ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ.

CHU NGHIA DUY LY THE Ki XVII — XVIII

TRONG PHAT

TRIEN LY

LUAN NHAN THUC DUY VAT BIEN CHUNG...
59
2.3. VAI TRO CUA CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG TRONG
KHAC PHUC HAN CHE CUA CHU NGHIA KINH NGHIEM VA CHU
NGHIA DUY LY THE Ki XVII - XVIII
2.3.1.


61

Sự phê phán những hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ.

nghĩa duy lý thé ki XVII ~ XVIIL

-

-

61

2.3.2. Sự khắc phục mặt hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa.
duy lý thế ki XVII - XVIII trong việc phát triển lý luận nhận thức duy vật

biện chứng.........
-...64
2.3.3. Đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai lầm của chủ nghĩa duy lý
và chủ nghĩa kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.........
ssn
HH gg ke
84
KẾT LUẬN
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO.
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).

88
91



MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Van dé bản chất, con đường nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý là một
trong những đề tài tranh luận gay gắt trong suốt lịch sử phát triển của tư duy

nhân loại. Ngồi những quan niệm duy tâm tơn giáo quy bản chất của nhận
thức về sự “hịa nhập” của cái tơi với vũ trụ, sự “hồi tưởn; ” của linh hồn về
kiếp trước, sự “mặc khải” những tri thức của Thượng đề cho con người, cịn

có hai khuynh hướng đối lập nhau là chứ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa đưp
Jy. Tuy có mầm mồng từ thời cơ đại, nhưng hai trào lưu này nở rộ và phát

triển gay gắt từ thời cận đại và vẫn cịn có ảnh hưởng lớn trong nhiều trào lưu.
triết học đương đại.
Tiếp thu những thành quả tư tưởng của nhân loại qua nhiều thời đại mà
trực tiếp nhất là triết học cô điển Đức, tư duy biện chứng Mácxít được xây
dựng, vạch ra những quy luật vận động và phát triển phổ biến của tự nhiên, xã

hội và tư duy. Vì thế, tư duy biện chứng Mácxít với tư cách là chìa khóa giúp

cho con người nhận thức và cải tạo thế giới một cách khoa học. Lý luận nhận
thức duy vật biện chứng đã chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm

và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII - XVIII và khắc phục những đối lập của hai

trào lưu này bằng việc đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức.

Nghiên cứu vấn đề nhận thức luận trong triết hoc Tay Au thé ky XVII

~ XVIII có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì n giai đoạn này, nhận thức
luận đã trở thành một nội dung trọng yếu của triết học. Những vấn đề cơ bản

của nhận thức, của tư duy đúng đắn được đem ra bàn cãi, tranh luận sôi nổi và
tồn bộ những tìm tịi, thành quả cũng như những khó khăn, bế tắc mà triết
học thời này gặp phải đã có một ảnh hưởng to lớn và để lại một dấu ấn đậm
nét trong sự hình thành nhận thức luận duy vật của Mác Ăngghen


Tuy vậy, đây là một vấn đẻ rất tế nhị và phức tạp cho nên nhiều bộ óc
vĩ đại trong triết học đương đại vẫn cịn chưa thốt khỏi những sai lầm hạn
chế của quá khứ, như chú nghĩa kinh nghiệm lôgic của trường phái Vienna,
chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Raimund Popper. Nếu không hiểu rõ sự
đối lập giữa hai trào lưu này về nhận thức luận, những hạn chế của mỗi trào.

lưu và cách khắc phục chúng trong lý luận nhận thức duy vật biện chứng,

chúng ta vẫn có thể rơi vào sai lầm này một cách không tự giác.
Trong phần mở đầu của cuốn sách giáo khoa triết học ở Mỹ “Từ
Socrates đến Sarrtre: Sự đi tìm triết học” cũng nêu lên những câu hỏi cịn

nóng

hỗi trong lý luận nhận thức: “Tri thức chân thực có nguồn gốc trong sự

tri giác bằng giác quan hay trong lý trí của con người, hay ở một tồn tại siêu

tự nhiên. Chân lý là cố định, vĩnh cữu, tuyệt đối, hay chân lý biến đổi, tương
đối? Có những giới hạn của sự nhận thức của chúng ta không? Đó là những
câu hỏi của một ngành triết học gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức


luận”[37]}

Triết học Mác - Lênin tuy đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
cảm giác và tư duy, giữa kinh nghiệm và lý tính bằng việc chỉ ra mối quan hệ
biện chứng giữa hai giai đoạn, hai trình độ nhận thức này và đưa vai trị của
thực tiễn vào trong q trình nhận thức, tuy nhiên trong quá trình vận dụng.
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô trước đây và các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay, trong rất
nhiều trường hợp, các đảng cộng sản vẫn còn vấp phải những sai lầm, hạn chế

của chủ nghĩa kinh nghiệm vả chủ nghĩa duy lý.
Với mong muốn giải quyết sự hoài nghỉ bấy lâu về câu trả lời của “The
philosophic Quest” (su di tìm triết học) về nguồn gốc, bản chất và con đường.
nhận thức, để nhắn mạnh một lần nữa tính đúng đắn của quan điểm lý luận


nhận thức duy vật biện chứng và đồng thời nhằm góp phần khắc phục triệt để

những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý
trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng tơi chon dé tai nghiên cứu
cho luận văn triết học của mình: “Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và
chú nghĩa duy lý thế kỉ XVH - XVIHH với sự phát triễn lý luận nhận thức

duy vật biện ching”.
2. Mục

tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu khái quát sự đối lập giữa chủ nghĩa

kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII — XVIII vé ban chat va con

đường nhận thức, về tiêu chuẩn của chân lý trên cơ sở đó làm rõ sự kế thừa
của chủ nghĩa duy vật biện chứng về những mặt tích cực và khắc phục những.
mặt hạn chế của hai trào lưu nhận thức luận này trong phát triển lý luận nhận
thức duy vật biện chứng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lịch sử triết học mà chủ yếu là tập trung,
vào sự đối lập về quan điểm, xoay quanh vấn đề lý luận nhận thức (bản chất
và con đường nhận thức, vấn đề chân lý) của các trường phái và đại biểu khác.
nhau của hai khuynh hướng chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm thế
ky XVII — XVIII, đưới ánh sáng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng,
qua đó chỉ ra được sự kế thừa và sự khắc phục hạn chế đối với hai trào lưu

nhận thức này và làm rõ tính đúng đắn của lý luận nhận thức duy vật biện
chứng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tải vận dụng tông hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó chú trọng sử
dụng các nhóm phương pháp: Trìu tượng hóa, khái qt hóa; phân tích - tổng.


hợp; lịch sử - lôgic; so sánh - đối chiếu;

vấn đề nghiên cứu

tơng kết, đánh giá mục đích làm rõ


§. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm
hai chương (06 tiết)

Chương 1. Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý ~ những quan

điểm đối lập về lý luận nhận thức.

Chương 2. Vai trò của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thé ki
XVII ~ XVIII trong sự phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
6. Tổng quan tài liệu
Trong triết học cỗ dai, hau hết các nhà triết học đã đề cập đến vấn đề
bản chất và con đường nhận thức; có nhà triết học tuyệt đối hóa vai trị của lý
tính, có nhà triết học nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm. Tuy nhiên, chưa có

những cơng trình nghiên cứu làm rõ sự đối lập này.
Thế ki XVII chứng kiến sự nở rộ của chủ nghĩa duy lý với ba đại biểu
xuất sắc: René Descartes (Pháp), Baruch Spinoza (Ha Lan) va G. Leibniz
(Đức). Các nhà triết học thời kì này tuy có đóng góp lớn là đánh giá cao vai
trò của tư đuy khoa học, tư duy lý luận, chống lại niềm tin mù quáng và giáo
điều tôn giáo, nhưng lại rơi vào một cực đoan trong lý luận nhận thức.
Chủ nghĩa kinh nghiệm có truyền thống ở nước Anh với ơng tổ của nó

là Franeis Bacon và phát triển mạnh ở cuối thế ki XVII ~ XVIII với ba đại
biểu xuất sắc là John Locke, George Berkeley và David Hume. Chủ nghĩa

kinh nghiệm của John Loeke còn nằm trong phạm vi của chủ nghĩa duy vật,
cho rằng vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, kinh nghiệm của
chúng ta. Tuy nhiên, trong triết học George Berkeley và David Hume chủ



nghĩa kinh nghiệm Anh chuyển sang một hướng khác - chủ nghĩa duy tâm
chủ quan, như vậy đã rơi vào một cực đoan khác trong lý luận nhận thức.
Các nhà sáng lập triết học Mác - Lênin đã nghiên cứu sự đối lập giữa

chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý, chỉ ra và tìm cách khắc phục

những hạn chế và sự đối lập cứng nhắc giữa hai trào lưu này bằng cách đưa.
thực tiễn vào on đường nhận thức chân lý và đã thực sự đưa lý luận nhận

thức lên một trình độ phát triển mới

Tuy nhiên, thế ki XX vẫn còn tiếp tục chứng kiến sự phát triển chủ
nghĩa kinh nghiệm với các đại biểu 1a Bertrand Russell va truéng phai
Vienna, chủ nghĩa duy lý với Karl R. Popper. Chủ nghĩa kinh nghiệm phát
triển ở Mỹ cuối thế kỷ XIX - thế kỷ XX ở trào lưu chủ nghĩa thực dụng với

các đại biểu Charles S. Peirce, William James và John Dewey. Cuộc đầu tranh
về lý luận giữa hai khuynh hướng nhận thức luận này góp phần làm sáng tỏ
những đóng góp và hạn chế của hai khuynh hướng nhận thức này.
Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu vẻ sự đối lập giữa hai trào này đã lôi
kéo rất nhiều nhà triết học tham gia bằng các sách, các bài viết, nhu bai “chit
nghĩa duy lý chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm ” (Rationalism vs. Empiricism)
cia Peter Markie đăng trén The Stanford Encyclopedia of Philosophy; các bai
vé Chi nghia kinh nghiém (Empiricism) va Chi nghia duy 1) (rationalism)
trén Wikipedia, the Free Encyclopedia.
Ở Việt Nam, trước 1975, nhà nghiên cứu Trần Thái Đinh có một số

cơng trình dịch và chú giải các tác phẩm của Descartes. Trong công trình nay,
tác giả đã dịch và đưa ra nhiều bình luận, đánh giá, chú giải về triết học

Descartes nói chung và triết học duy lý của ơng nói riêng.


Trong cuén Céic nhd todin hoc ~ triét học của Nguyễn Cang (Nxb. Đại
Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004), tác giả chỉ ra ảnh hưởng của
toán học đến phương pháp luận triết học của Descartes và Leibniz.
Nghiên cứu về Descartes cịn có cơng trình của Trần Đỗ Dũng:

“Descartes: Con người, Cuộc đời và tư tưởng ” (Lửa thiêng, Sài Gòn, 1974),

của Giáo sư Nguyén Trong Chuan véi tac phim “R. Descartes” (Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1995).
Ở nước ta, trong những năm gần đây trên Tạp chí Triết học xuất hiện
nhiều cơng trình nghiên cứu chung quanh đề tài này: LẺ ranh giới giữa kinh

nghiệm và lý luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của Bùi
Đình Luận (Tạp chí Triết học số 2, 1992); Kinh nghiệm - thực chdt và ý nghĩa
của Vũ Anh Tuấn (Tạp chí Triết hoc, s6 4, 1993); Van dé két hợp các phương

pháp nhận thức trong quá trình nhận thức bản chất sự vật của Phạm Thị
Hồng Yến (Tạp chí Triết học, số 2, 2000); Vé vai tré ctia logic quy nạp trong
nhận thức khoa học của Nguyễn Gia Thơ (Tạp chí Triết học số 6, 2000);
Những quan niệm khác nhau trong lich sử triết học vẻ bản chất, con đường
nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý của Nguyễn Tan Hing (Tap chí Triết
học, số 3, 2006).
Ngồi ra cịn có một số luận văn triết học nghiên cứu về dé tai này, như
luận văn của Phan Huy Chính, trong đó tác giả đã dành chương 1 để phân tích
sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cảm trong triết học Tây Âu
thé ki XVII - XVIII va nhing van dé dat ra với nhận thức luận của Kant.

Tuy nhiên, nhìn chung, ở nước ta chưa có một cơng trình nghiên cứu

đầy đủ và có hệ thống để chỉ ra những đóng góp và hạn chế, và nhất là những
ảnh hưởng tiêu cực của hai trào lưu nhận thức luận quan trọng này trong giai
đoạn hiện nay và biện pháp khắc phục chúng.


CHUONG

1

CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ —
NHỮNG QUAN DIEM DOI LAP VỀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC

'Nhận thức có nguồn ốc từ sự quan sát bằng giác
đốn của tư duy? Thế nào là chân lý, con đường đạt đến

quan hay từ sự suy

lý và tiêu chuẩn
của chân lý? Hai trảo lưu lớn trong lý luận nhận thức đã trả lời những câu hỏi
này bằng những cách khác nhau, đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
duy lý.
1.1. QUAN DIEM CUA CHU NGHĨA KINH NGHIEM VE BAN CHAT.
VA CON DUONG NHAN THUC CHAN LY.

1.1.1.

Khi


lệm về chủ nghĩa kinh nghiệm.

“Thuật ngữ “chủ nghĩa kinh nghiệm” (tiếng Anh: empirieism) bắt nguồn

từ tiếng Hy lạp “€unerpia” (Latinh: experientia, Anh: experience, dịch ra tiếng
Việt kinh nghiệm). Chủ nghĩa kinh nghiệm là khuynh hướng triết học cho
tầng kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm cảm tính (những gì chúng ta quan
sát được bằng giác quan), là nguồn gốc duy nhất của mọi trỉ thức.
Chủ nghĩa kinh nghiệm có thể là duy vật (chủ nghĩa kinh nghiệm của
John Locke) hoặc duy tâm (chủ nghĩa kinh nghiệm của George Berkeley và
David Hume)
Người sáng lập chủ nghĩa kinh nghiệm là John Locke (1632-1704),
nhà triết học Anh thế kỉ XVII. Tuy nhiên, chủ nghĩa kinh nghiệm có nguồn
gốc xa xưa từ thời cô đại với quan niệm về vai trò quan trọng của kinh

nghiệm trong triết học 4zisorle. Chủ nghĩa kinh nghiệm ở John Locke còn
nằm trong khuôn khổ chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, đến George Berkeley va


David Hume, chủ nghĩa kinh nghiệm đã chuyển sang hình thức duy tâm chủ
quan
Các nhà ngụy biện là những nhà kinh nghiệm đầu tiên trong triết học.
Tây Âu cỗ đại khi họ phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới,
khẳng định vai trò của nhận thức giác quan. Tiếp sau đó là Aristote khi ơng
đưa ra nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa duy kinh nghiệm “khơng có gì trong.

lý tính mà nó lại khơng đến đầu

tiên từ các giác quan”.


Nguyên lý này đã

được Thomas Aquino tiếp thu vào xây dựng học thuyết triết học của mình và
ơng được coi là một đại diện của chủ nghĩa duy kinh nghiệm Trung cổ cùng
với các đại biểu của chủ nghĩa duy danh. Đến thời Phục hưng với sự phát
triển mạnh mẽ của các khoa học thực nghiệm, các nhà triết học Teledio,
Bruno... déu nhắn mạnh vai trò của tri thức kinh nghiệm trong nhận thức.
1I Quan nigm co ban cia chit nghia kinh nghigm thé ki XVI —
XVIII vé bi chất và con đường nhận thức.
Các khái niệm sơ khai về sự tồn tại của "các ý niệm bảm sinh" đã là
chủ đề của cuộc tranh luận giữa các nhà duy lý lục địa và các nhà kinh
nghiệm chủ nghĩa Anh trong suốt thời gian từ thế kỳ XVII đến cuối thé ky
XVIII. John Locke, George Berkeley, va David Hume da la những người diễn
giải chính của chủ nghĩa kinh nghiệm.
Có lẽ, các nhà triết học kinh nghiệm đầu tiên của triết học phương Tây
là các nhà Sophist, mà đại biểu xuất sắc là Pzoagoras (khoảng 500 - 428 tr.
CN); họ đã phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới để tập trung.
vào “những thực thể tương đối cụ thể hơn chẳng hạn như con người và xã
hội”.
Aristotle (384-322 TCN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy
nạp dựa trên kinh nghiệm. Phản ứng chống lại cách tiếp cận duy lý của Plato.


(427-347 TCN), trong những năm cuối đời Aristotle đã nhấn mạnh tầm quan

trọng của những gì các giác quan thu nhận được, nghĩa là nhấn mạnh vào các
quan sát hậu nghiệm. Aristotle dùng thuật ngữ triết học tự nhiên để gọi nhiệm
vụ tìm hiểu thế giới tự nhiên, sử dụng cái mà sau này đã được biết với tên lập
luận quy nạp để đi đến các phạm trù và nguyên lý dựa trên dữ liệu giác quan.
Cách tiếp cận này đã đối ngược sâu sắc với lý thuyết hình thức của Plato - lý

thuyết phụ thuộc rất lớn vào các giả thuyết tiên nghiệm.

“Khơng có gì trong trí tuệ mà trước đó khơng có trong cảm giác” là một
ngun tắc căn bản đối với Aristotle cũng như đối với học trị của ơng sau

này,
Một thế hệ sau Aristotle, cả các nhà triết học phái Khắc ký (Sioie) và
chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa Epicurus đều thiết lập các giải thích tường.
minh hon theo kiểu kinh nghiệm về sự hình thành của các ý niệm và khái
niệm.

Thomas Aquinas lép luận rằng sự tổn tại của Thượng để có thể được
chứng minh bằng lập luận từ dữ liệu giác quan. Ông sử dụng một biến thể
khái niệm của Aristotle về “trí tuệ chi déng” (active imellec:) mà ông giải
nghĩa là khả năng trừu tượng hóa ý nghĩa phổ quát từ dữ liệu kinh nghiệm cụ
thé,
én thé ki XVII — XVIII, do sự phát triển của phương thức sản xuất tư.
bản chủ nghĩa và nhu cầu của cuộc cách mạng tư sản, các học giả của giai cấp.

tư sản đang lên dựa vào thành tựu của khoa học thực nghiệm để bác bỏ con
đường nhận thức bằng niềm tin. Một số nhà triết học, như Ph. Bêcơn (Francis

Bacon), R. Đêcáctơ (René Descartes) đã lấy nghỉ ngờ làm nguyên tắc xuất

phát cho nhận thức khoa học. Các nhà triết học Anh, như Eraneis Bacon,
Thomas Hobbes (T. Hôpxơ), John Locke (Giôn Lôccơ) coi quan sát, thực


10
nghiệm khoa học và phương pháp quy nạp là con đường duy nhất để đạt được.

tri thức khoa học, từ đó hình thành một truyền thống trong triết học Anh: chủ

nghĩa kinh nghiệm.

Phản ứng lại "chủ nghĩa duy lý" lục địa mà người bảo vệ xuất sắc nhất

la René Descartes, nha tri

học Anh John Locke (1632-1704), trong cuén

Luận về hiểu biết của con người, năm (1689), ở tác phâm nay John Locke da
nghiên cứu vấn đề bản chất nhận thức con người và quá trình con người nhận
thức thế gi
Ong bác bỏ học thuyết truyền thống về tư tưởng bẩm sinh và
ơng tin rằng đầu óc con người khi sinh ra là một “tắm bảng trắng”, từ đó ơng

đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng rất lớn, trong đó nói
rằng trí trức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu nghiệm, nghĩa là
dựa trên các kinh nghiệm.
Người ta ghi nhận Locke với khẳng định của ông rằng tâm thức con
người là mot tabula rasa, tise mot “tim bảng trắng”, trong lời của Locke là
“trang giấy trắng”, mà viết trên đó là các kinh nghiệm rút ra từ các ấn tượng
giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển
Theo Joln Locke có hai nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác
và suy tưởng. Trong cả hai trường hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và
các ý niệm phức. Các ý niệm đơn không thể phân tích được, và được phân ra
thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý

niệm đơn giản hơn và được chia thành các chat, các dạng thức và các quan hệ.


‘Van dé trung tâm trong hệ thống triết học của John Locke là sự tiếp tục
phát triển quan điểm của F. Bacon. Theo ông, nguồn gốc của tri thức là từ

kinh nghiệm; thông qua sự tác động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan vào các giác quan của con người mà hình thành nên những tài liệu
cảm tính.


"
Để thể hiện lập trường duy giác luận của mình John Locke di cé nhimg
khẳng định có tính chất kết luận: thứ nhất, ơng cho rằng khơng có tư tưởng.
bam sinh, mọi nhận thức của con người đều được sinh ra từ trong kinh
nghiệm. Với khẳng định này John Locke đã nhấn mạnh sự đối lập với quan
điểm của Descartes về khẳng định: có tư tưởng bẩm sinh.
Nếu Descartes xem các tiên đề tốn học, các quy luật lơgic hay những.
tri thức sơ đẳng là những tư tưởng vốn sẵn có trong tư duy của con người thì

John Locke lại giải thích đó là điều khơng thể có. Theo ơng, tắt cả những trỉ
thức mà con người có là kết quả của quá trình nhận thức do giác quan đưa lại

vi thé, nhận thức trước hết phải là nhận thức cảm tính.

Khẳng định thứ hai, ơng nhắn mạnh, lý tính của con người khởi đầu
như một
“tấm bảng trắng” [38, Book 2, ch.1]. Khẳng định này của John
Locke đã thể hiện tư tưởng về sự phụ thuộc của tâm lý, của ý thức trong q
trình phát triển với mơi trường xung quanh. Điều này có nghĩa, mỗi chúng ta
khi mới sinh ra giống như tắm bảng sạch trơn, không một chút tì vết, ký hiệu
hay một ý niệm nào cả, chỉ khi, thơng qua các giác quan của mình con người
mới tạo ra được những cửa số để tiếp cận với thế giới bên ngồi. Khi đó, các

tài liệu cảm tính mà các giác quan con người thu nhận được trở thành những,
nét vẽ đầu tiên lên “⁄ang giấy trắng”. Đó là thời điểm đánh dấu đã đến lúc.

con người lớn lên và hoạt động.

Khẳng định thứ ba của John Locke rằng, trong lý tính khơng có cái gì
mà trước đó lại khơng có trong cảm giác. Khẳng định của John Locke khơng,
chỉ thể hiện tính chất khái qt cao mà cịn thể hiện quan điểm dứt khốt
khẳng định lập trường duy cảm của mình, đồng thời, chứng minh tính chất

siêu hình trong lý luận nhận thức của ơng.


12
John Locke goi téng thể những tri thức mà con người có được thơng.

qua các giác quan là ý niém và ông chia kinh nghiệm làm hai loại là: kinh
nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Hai loại kinh nghiệm mà Locke
phân chia thực chất là hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
của một q trình nhận thức.
Nếu kinh nghiệm bên ngồi cho những ý niệm giản đơn về các đặc tính

của sự vật bên ngồi dưới dạng đơn lẻ thì kinh nghiệm bên trong lại cho

những ý niệm phức tạp, diễn tả sự suy ngẫm, ý thức hướng vào bản thân bên.

trong của linh hồn, thơng qua q trình đối chiếu, so sánh, phân tích, liên kết
để tạo ra các khái niệm, phạm trù phản ánh lên bản chất của một nhóm sự vật,
hiện tượng nhất định thông qua những tài liệu kinh nghiệm bên ngoài cung
cấp.


John Locke da ly giải: “Tắt cả mọi ý niệm khác nhau của chúng ta về
vật chất khơng phải là cái gì khác ngồi sự tập hợp các ý niệm giản đơn cùng
với giả dụ một cái gì đó mà nó thuộc về tồn tại trong đó, mặc dù chúng ta
khơng có một ý niệm riêng biệt, rõ ràng nào về cái gì đó được giả dụ ấy” [3,
tr. 285]
Nghién ciru vé con đường nhận thức, John Locke đã khơng nhìn thấy
sự khác. nhau về chất cũng như mối quan hệ biện chứng vốn có của một q
trình thống nhất, xem lý tính như một dạng của kinh nghiệm. Tuyệt đối hóa
vai trị của kinh nghiệm, ơng cho rằng: kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất

của trí thức.

Locke hiểu q trình hình thành trí thức chỉ là q trình lắp ghép, kết

hợp những “mảnh” trí thức nhỏ lại với nhau. Đây là hạn chế trong lý luận

nhận thức của ông.


13
Khơng chỉ phân chia cấu trúc kinh nghiệm Locke cịn tiến hành phân

chia tính chất của các sự vật thanh chat có trước và chất có sau. Theo ơng, cả
hai loại chất này đều là những năng lượng tạo nên những cảm giác của chúng.
ta. Tuy nhiên, những tư tưởng tạo nên bởi chất có trước thì giống với đối
tượng cịn tư tưởng tạo bởi chất có sau thì khơng giống [3, tr.287].
John Loeke cho rằng chất có trước bao gồm: vận động, đứng im, khơng.
gian, thời gian, hình dáng, quảng tính, số lượng... Những cái biểu
bằng

số lượng tốn học bề ngồi là chất có trước bởi, sự vật có thay đơi thé nao thi
chúng vẫn cịn tổn tại. Chất có sau, theo Locke giải thích là những chất khơng

có chính trong bản thân sự vật, dùng dé chỉ những đặc tính dễ biến đổi nhưng.

lại có khả năng tạo ra những cảm giác khác nhau trong chúng ta do xuất phát

từ chất có trước của chúng. Thí dụ, nước có cảm giác nóng ở bàn tay này
nhưng lại có thể lạnh ở bàn tay kia và không thể xãy ra trường hợp cùng một
thứ nước và trong cùng một lúc lại vừa lạnh, vừa ấm [ 38, tr. 9-10]

Trong quan điểm về chất có trước và chất có sau, Locke đã thể hiện
tính chat khơng triệt để, theo ơng, sự khác nhau giữa chất có trước và chất có
sau ở chỗ những tri thức của chất có trước về sự vật là gần đúng với sự vật,
phản ánh đúng như sự vật đang tồn tại. Cịn các chất có sau không giống các
sự Vật.

Mặt khác, khi bàn về chất có sau ơng đã khơng thẻ hiện một lập trường.
nhất ngun, có lúc ơng giải thích nguồn gốc của chất có sau là do sự tác

động khách quan của sự vật, hiện tượng vào giác quan con người nhưng khi
khác lại cho rằng chúng hoàn toàn là sản phẩm mang tính chủ quan của con

người. Chính hạn chế này của Locke, sau này đã bị chủ nghĩa duy tâm chủ
quan lợi dụng.


14
Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng Locke vẫn được xem là nhà
triết học đầu tiên đã đi phân tích tỉ mi về hệ thống hóa năng lực nhận thức của.

con người, ông đã tạo được những tiền đề duy vật nhận thức cho nhiều nhà
triết học sau này tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

Một thế hệ sau, mục sư người Ireland là George 8erkeley (1685-1753);
bàn về vấn đề lý luận nhận thức ơng có viết một số tác phẩm: Kinh nghiệm vẻ
lý thuyết thị giác mới, năm 1709 trong đó ơng đưa ra luận
điểm nỗ tiếng “Esse.

est pereipi” (Tồn tai là được trì giác); đặc biệt tác phẩm "Luận về các nguyên

lý của trì thức con người ” năm 1710, ơng đã đề xuất một hình thức khác rất

cực đoan của chủ nghĩa kinh nghiệm, trong đó sự vật chỉ tổn tai do ching
đang được trí giác hoặc bởi thực tế rằng chúng là các thực thể đang thực hiện
việc trì giác. Sau này, cách tiếp cận của Berkeley đối với chủ nghĩa kinh
nghiệm đã được gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Đứng trước sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, hệ thống triết học của
George Berkeley ra đời với mong muốn là đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy
vật đang thịnh hành lúc bấy giờ, đồng thời khơi phục trên tồn thế giới “cái
tinh thần đức hạnh đã bị xuyên tạc” thông qua luận điểm xuất phát * tồn tại là
được cảm nhận”.
Là nhà triết học duy tâm chủ quan George Berkeley đã phủ nhận sự tồn
tại khách quan của sự vật và cho rằng “tồn tại là được tri giác”, trong quan
niệm của ơng, vật chất khơng tổn tại. Chỉ có những sự vật cụ thê tồn tại với

tính cách là “tập hợp các cảm giác” hay “tập hợp các ý niệm” trong đầu óc
con người, chúng vốn dĩ là tỉnh thần.

Theo George Berkeley, kinh nghiệm là tổng hợp những cảm giác, tư

tưởng, biểu tượng từ phía chủ thể, là cái tạo nên thế giới. vì vậy, sự vật chỉ là


15

sự tổng hợp của những biểu tượng được bao bọc trong một cái tên và sự vật sẽ
mắt đi khi những cảm giác của chủ thể khơng cịn nữa.
Trong cuốn

"Luận về các nguyên lý của tri thức con người”

George

Berkeley đã viết: “Bằng thị giáctơi có ý niệm ánh sáng với những mức độ

khác nhau. Với xúc giác tôi cảm nhận được cứng, mềm, nóng lạnh, vận động

và trở lực...Khứu giác cho tơi biết về mùi, vịm miệng cho tơi biết về vị và
thính giác truyền tải âm thanh đến đầu óc với tất cả sự đa dạng về âm điệu và

kết cấu” [35, tr.1]

Ơng viết: “Tơi nhìn thấy quả anh đào này, sờ thấy nó, nếm nó... có nó

thật. Gạt bỏ cảm giác mềm dịu, mát, đắng, màu đỏ đi tức là tiêu diệt quả anh
đào... Tôi khẳng định quả anh đào chẳng qua chỉ là sự kết hợp những ấn
tượng hay biểu tượng cảm tính do các giác quan biết được, những biểu tượng
ấy được lý tri kết hợp thành một sự vật [3, tr.290],
Giữ vững lập trường trên, George Berkeley đã đưa ra quan điểm có tính
chất kết luận chung: cái giang sơn của nhà trời và tắt cả bộ mặt đẹp đẽ của trái

dat, tom lai, tat cả các sự vật họp thành vũ trụ, đều không tồn tại ở ngoài tỉnh

thần...sự tồn tại của chúng là ở chỗ được tri giác hay được nhận thức, và do
đó, nếu trong hiện thực chúng khơng được tơi tri giác hay khơng có ở một trí
6c tinh thin nao khác, thì tức là chúng khơng tồn tại, hoặc là chúng tồn tại
trong trí óc một linh hồn vĩnh viễn nào đó.

Dé giai thích rõ luận điểm “tồn tại là được tri giác” George Berkeley
khẳng định: “Tơi nói cái bàn mà tơi đang ngồi viết là tồn tại, bởi vì tơi đang.

thấy và cảm nhận nó ...một cái mùi tồn tại nghĩa là nó dược ngửi thấy, một
màu sắc hay một hình thù tồn tại nghĩa là được cảm nhận bằng thị giác hoặc
xúc giác... Do vậy, nói về sự tồn tại tuyệt đối của những sự vật mà không liên
quan gì đến việc chúng được tri giác thì hình như đối với tơi là hồn tồn


16
không thể hiểu được. Tồn tại là được tri giác, ngồi ra khơng có sự tổn tại

ngồi ý thức hoặc ngồi những thực thể có ý thức đang tri giác chúng.” [35,
tr. 1-3]

Luận điểm của Berkeley về bản chất của nhận thức cịn tồn tại nhiều sai
lầm, hạn chế, ơng không thấy rằng những cảm giác, ý niệm chẳng qua chỉ là

“hình ảnh”, “cái phản ánh” của sự ật, hiện tượng khách quan, tồn tại bên

ngồi, khơng phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Cảm giác, ý niệm không thể tồn

tại ngồi đầu óc con người nhưng, những sự vật hiện tượng mà chúng phản


ánh thì lại tồn tại khách quan, ngoài cảm giác, ý thức của chúng ta và được.

cảm giác của chúng ta phản ánh.

Trong quan điểm về chất có trước và chất có sau, George Berkeley
khơng đồng nhất với quan điểm của Locke, ông cho ring việc chia thành chất
có trước và chất có sau là khơng thể chấp nhận được. Nếu Locke cho rằng,
các chất có trước như quảng tính, hình dạng...là khách quan thì Berkeley lại
quan niệm ngược lại, những thuộc tính này khơng thuộc về bản thân sự vật,
thị giác sẽ không cho ta độ chính xác về hình dáng của sự vật, cùng một sự.
vật khi thì ta cảm thấy nhỏ có lúc ta lại cảm thấy to. Cái gọi là chất có trước,

chẳng qua là những thuộc tính chung, là tổng thể liên kết cảm giác con người
tạo nên. Bởi vay, theo ông cả hai đều thuộc về chủ quan của con người, vì thế,
cho dù là chất có trước hay chất có sau thì đều có chung nguồn gốc.

Tir lap trường duy ngã về sau. George Berkeley chuyền sang lập trường
duy tâm khách quan với việc thừa nhận “tỉnh thần vĩnh cửu là Thượng đế”,
thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế, ông phủ nhận sự tổn tại của thế giới vật

chất, phủ nhận tính khách quan của khơng gian, thời gian; phủ nhận nội dung,

khách quan của chân lý. Theo ông, to và nhỏ, nhanh và chậm không thể tồn


7
tại ở đâu ngồi ý thức, chúng hồn tồn có tính tương đối và thay đổi cùng
với sự thay đơi của cái khung và vị trí của những giác quan.


Quan niệm về con đường nhận thức, George Berkeley không phủ nhận
khái niệm trìu tượng, nhưng theo ơng, tư duy trừu tượng chỉ có khả năng chia
tách, lắp ghép, tưởng tượng mà thơi. Ơng viết:
“Thật ra tơi có thể chia tách trong tư tưởng của tôi hoặc cảm nhận được
kiểu tách rời như vậy, bằng cách đó tơi tưởng tượng một thân người khơng có.
tứ chỉ, cảm nhận mùi thơm hoa hồng mà không nghĩ đến bản thân cái hoa
hồng... năng lực cảm nhận và tưởng tượng của tôi không thể vượt ra ngoài
khả năng của sự tồn tại thực tế hoặc của cảm giác, do đó tơi khơng thể tưởng.
tượng trong tư tưởng của mình bất kỳ một sự vật hay đồ vật cảm tính nào

khác biệt với cảm giác hay tri giác về nó.” [35, tr.S]

Phủ nhận nội dung khách quan của chân lý, ông cho rằng: chân lý chỉ là
sự phù hợp giữa suy diễn của chủ thể với sự vật đang tổn tại trên thực tế. Tiêu

chuẩn để thẩm định tri thức khơng gì khác ngồi tính rõ ràng của trỉ giác cảm
tính, tính tương đồng của nhiều cảm giác, tính thừa nhận của nhiều chủ thể và
sự phù hợp tuân theo ý chúa. Sự phù hợp tuân theo ý chúa là tiêu chí được đặt
lên hàng đầu.
Tiếp nối lập trường triết hoc ciia George Berkeley, nhà triết học người
Scotland là Dawiđ Hưme (1711-1776) đã bổ sung vào quan điểm của chủ
nghĩa kinh nghiệm một chủ nghĩa hoài nghỉ cực đoan. David Hume cho rằng,
khởi điểm của triết học là cảm giác hay là những ấn tượng chủ quan của chủ
thể. Vì thế mọi tri thức là con đẻ của kinh nghiệm vẻ những đối tượng do liên
kết cảm giác tạo ra. Cảm giác, theo. David Hume là nguồn gốc của nhận thức,

cả thế giới bên ngoài cũng do cảm giác tạo thành nhưng ông không giải thích
được vì sao chủ thể lại có cảm giác.



18

‘Theo, David Hume thyc chất của quá trình nhận thức không phải nhận
thức thế giới mà nhận thức về những cảm xúc tâm lý xây ra trong con người
và gọi bằng cái tên những cảm xúc ấn tượng. Những cảm xúc ấn tượng ông.
chia làm hai loại: một loại là những ấn tượng về màu sắc, nhiệt độ, âm.

thanh... và gọi gọi loại này là những ấn tượng cảm tính. Một loại khác theo

ông, là những ấn tượng về sự kích thích, tình u, hy vọng...là những ấn
tượng tự nó. D. Hume xem các ý niệm là kết quả của giai đoạn nhận thức cao.

hơn so với với các ấn tượng do nhận thức cảm tính đưa lại.

Trong quan niệm của_D. Hume, sự tồn tại của thế giới bên ngoài là một

câu hỏi lớn và nếu khơng có con người liệu có thế giới hay khơng? Việc
khơng tin vào thé giới bên ngoài đã dẫn D. Hume tới chủ nghĩa hồi nghỉ
D. Hume tin rằng mọi trí thức đều bắt nguồn từ &inh nghiệm và rằng ý
thức bao gồm không có gì khác hơn là một sập hợp các tri giác. Ơng chia trì
giác thành hai loại: những cảm xúc (impressions) và những ý nigm (ideas).
Cảm xúc là những cảm giác trực tiếp, những ham muốn, xúc động, những cứ:
liệu /rực tiếp của thị giác, thính giác, xúc giác, sự thèm muốn, yêu thích, chán
ghét. Ý niệm là những bản sao hình ảnh mờ nhạt của những cảm xúc, đó là
những suy nghĩ hoặc nhớ lại của chúng ta về những cảm xúc trực tiếp này. [9,
tr 388].
'Tuy nhiên, theo D. Hume, “Mặc dù tư tưởng của chúng ta hình như có
một sự tự do khơng có giới hạn, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chúng thực sự.
bị giới hạn trong những phạm vi rất hạn hẹp, và mọi sức mạnh sáng tạo của trí
óc đều khơng vượt q năng lực lắp ghép, hoán vị, tăng lên hay giảm xuống.

những tư liệu do cảm giác và kinh nghiệm đem lại.” [36, tr. 13].

Ngoài sự phân chia tri giác thành hai loại mà ơng đã trình bày, D.
Hume cịn nhấn mạnh thêm: cịn có một sự phân chia nữa vẻ tri giác của


19

chúng ta. . Đó là sự phân chia thành cái đơn giản và cái phức tap. Theo ông,
tri giác hay cảm xúc, ý niệm đơn giản là những cái không thẻ phân chia được
nữa; ngược lại, còn những tri giác phức hợp lại có thể phân chia thành những.
bộ phận nhỏ khác nhau.
Thực chất, trong cách phân biệt trên của D. Hume, chính là sự phân
biệt giữa cảm giác và tri giác, bởi vì, nếu cảm giác thường phản ánh những.
thuộc tính cu thé, riêng lẻ của đối tượng như: màu sắc, âm thanh, mùi vị thi tri
giác lại cho kết quả mang tông hợp nhiều cảm giác, cho ta hình ảnh tương đối
tồn vẹn về đối tượng. Thí dụ, nhờ khứu giác ta nhận biết mùi thơm của quả

táo, đó là một cảm giác nhưng khi ta phức hợp nhiều cảm giác lại với nhau ta
không chỉ nhận biết được mùi mà cịn biết được vị, hình thù, màu sắc quả táo

như thế nào. Đó là q trình chúng ta trỉ giác nó.
Cũng giống Berkeley, D. Hume đã dé cao vai trị của cảm giác nhưng
quan điểm của ơng có khác với Berkeley là ơng đã tách biệt cảm giác của con
người với thế giới bên ngoài, coi chỉ riêng cảm giác là nguồn gốc của nhận
thức.
Ông kết luận: chúng ta khơng biết gì về thế giới cả, thậm chí khơng biết
thế giới có thực hay khơng. Như vậy, theo ơng, q trình nhận thức khơng
phải là nhận thức thế giới, mà là nhận thức những quá trình tâm lý xãy ra
trong con người (có thể là xúc cảm hay những ấn tượng ).


Phân biệt ý niệm giản đơn và ý niệm phức hợp, D. Hume có viết:

“Những ý niệm phức hợp chẳng qua chỉ là sự liệt kê những bộ phận hay ý

niệm đơn giản tạo nên chúng [36]

Qua các luận cứ hoài nghỉ, Hume đã khẳng định rằng ti cả các tri thức,
ngay cả các niềm tin cơ bản nhất về thế giới tự nhiên, không thể được thiết
một cách chắc chắn bởi lý tính. Thay vào đó, ơng khẳng định rằng, các niềm


20
tin của ta chẳng qua là kết quả của các zhói quen tích lũy, chúng được phát
triển để đáp ứng với các trải nghiệm giác quan được tích lũy. Bên cạnh nhiều.
luận cứ của mình, Hume cịn bố sung một thiên kiến quan trọng cho cuộc
tranh luận về phương pháp khoa học: đó là vấn để quy nạp.
Hume lý luận

rằng ta cần đến lập luận quy nạp để đi đến các tiền đề cho.

nguyên lý của lập luận quy nạp. Một trong các kết lui của Hume về vấn đề
quy nạp là: khơng có sự chắc chắn rằng tương lai sẽ giống q khứ. Do đó,

một ví dụ của Hume, ta không thể dùng lập luận quy nạp để biết chắc chắn
rằng mặt trời sẽ tiếp tục mọc, mà thay vào đó, ta trơng đợi nó sẽ như vậy bởi

vì trong quá khứ nó đã liên tục như vậy.
David Hume kết luận rằng những thứ như niềm tin vào một thể giới
bên ngoài và niễm tin vào sự tồn tại của bản thân không thể được chứng minh

bằng lý luận
Trong quan niệm về nhận thức luận, D. Hume đã đi từ duy tâm chủ
quan đến hoài nghỉ và bất khả trí. Với ơng, nhận thức là q trình nhận thức
các hiện tượng tâm lý xãy ra trong con người, mặc dù con người tồn tại trong
thế giới nhưng nhận thức con người lại trở nên xa lạ với xung quanh.
Lý luận nhận thức của Hume được xây dựng dựa trên kết quả cải biến
chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Berkeley theo tỉnh thắn của thuyết không thể
biết và hiện tượng luận. Đây là học thuyết cho rằng, con người chỉ nhận thức.
được những hiện tượng bề ngồi mà khơng thể xâm nhập vào được bản chat

bên trong của chúng, đã tách rời hiện tượng và bản chất.

Hạn chế lớn nhất của D, Hume chính là ơng đã phủ nhận sự phân biệt
về chất giữa những cảm xúc là sản phẩm của tri giác cảm tính với tư tưởng là
sản phẩm của tư duy. Theo ông, cảm giác là tắt cả, tư tưởng chỉ là bản sao mờ.
nhạt của cảm giác hoặc là sự kết hợp của các ý niệm đơn giản.


21

‘Van dé trung tm trong lý luận nhận thức của D. Hume là học thuyết
tính nhân quả. Ơng quan niệm tính nhân quả khơng phải là một quy luật của.

tự nhiên mà chỉ là thói quen tâm lý. Mặt khác, khi đứng trên lập trường quyết
định luận tâm lý D. Hume đã bác bỏ sự tự do ý chí. Ơng phê phán khái niệm
thực thể tình thần, phủ nhận cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý - ý thức.

'Về sau, ở phương Tây đương đại, truyền thống kinh nghiệm chủ nghĩa

cũng được các nhà triết

Bertrand Russell (1872
Camap (1891 - 1970)...
về thế giới bên ngồi
Russell giai thích rằng:

học thuộc trường phái chui nghĩa thực chứng mới, như.
- 1970), Ludwig Wittgenstein (1889 - 1951) va Rudolf
phát triển và vận dụng. Trong Tï¿ thức cúa chúng ta
(1926) và Tìm hiểu về ý nghĩa và chân lý (1962),
mọi trí thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng.

từ những kinh nghiệm trực tiếp.

Các nhà triết học thuộc trường
những người vận dụng chủ nghĩa
'William James đã gọi hệ thống triết
triệt để và John Dewey goi triết học

phái chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ cũng là
kinh nghiệm trong lý luận nhận thức.
học của mình là chủ nghĩa kinh nghiệm
của mình là chử nghĩa kinh nghiệm trực

tiếp.
Liên quan tới nội dung lý luận nhận thức, ngoài việc đẻ cập vấn đề bản

chất và con đường nhận thức thì các nhà triết học cịn trình bày về vấn đề
chân lý và tiêu chuẩn của chân lý. Đối lập với các nhà duy lý khi bàn về vấn

đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý, Berke-ley đã trình bày quan điểm của

chủ nghĩa kinh nghiệm về vấn đề này.

Từ chỗ phủ nhận sự tổn tại của thế giới vật chất, Berke-ley đi phủ nhận

nội dung khách quan của chân lý và nhấn mạnh chân lý là sự phủ hợp giữa
suy diễn của chủ thể với sự vật đang tồn tại trên thực tế. Tiêu chuẩn để thâm
định trì thức /à rính rõ ràng của trì giác cảm tính, tính đơn giản và dễ hiểu,


×