Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đạo đức kinh doanh và thực tiễn tại TH true Milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.7 KB, 39 trang )

Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
BÁO CÁO VĂN HÓA KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện
tại TH true Milk
Nhóm 1
Họ và tên
MSSV
Lớp
Trần Phương Linh : 20106190 Kế toán - K55
Đặng Định Thiện : 20109524 CN- ĐK&TĐH 1 – K55
Đồng Như Khánh : 20109296 CN- ĐK&TĐH 1 – K55
Nguyễn Hữu Cảnh : 20109212 CN- ĐK&TĐH 1 – K55
Cao Thị Duyên : 20122965 Kĩ thuật thực phẩm 1 – K57
Nguyễn Thị Dung : 20122954 Kĩ thuật hóa học – K57
Hoàng Văn Dương : 20109494 CN- ĐK&TĐH 1 – K55
Nguyễn Văn Vân : 20109424 CN- ĐK&TĐH 1 – K55
Nguyễn Kim Việt :
Văn hóa kinh doanh Page 1
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Văn hóa kinh doanh Page 2
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Lời mở đầu
Nền kinh tế phát kiển mạnh, thu nhập tăng cao cùng với sự hiểu biết về
lợi ích của sữa khiến người tiêu dùng sữa ngày càng tăng ở Việt Nam. Vì vậy,
thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất
nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước cũng như các công ty đa quốc
gia. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng
được khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.


Trước thực tế đó, sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH true Milk đã tạo
thêm một điểm sáng mới trong nghành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế
biến sữa tươi quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Sự xuất hiện
của sữa TH true Milk đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt liệt trong giai
đoạn thị trường sữa gặp nhiều biến động. Đóng góp một phần không nhỉ cho
sự thành công của sữa Việt Nam. Sự phát triển bền vững của công ty TH true
Milk được thể hiện như thế nào và tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh
đối với sự phát triển bền vững đó.
Với chủ đề “ Đạo đức kinh doanh và áp dụng trong thực tiễn của
TH True Milk” nêu sau đây sẽ làm rõ vấn đề đạo đức trong kinh doanh của
công ty. Trong quá trình thực hiện báo cáo này, nếu có gì sai sót, mong được
sự chỉ dẫn của thầy bộ môn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!
Văn hóa kinh doanh Page 3
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Chương I :Đạo đức kinh doanh
1. Khái niệm Đạo đức kinh doanh
. Từ “đạo đức” có gốc từ la tinh Moralital (luận lý) – bản thân mình cư
xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và
ngược lại ta muốn họ. Ở Trung Quốc, “đạo” có nghĩa là đường đi, đường
sống của con người, “đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc
luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ
với người khác, với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về
bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái
đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối
hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American

Heritage Dictionary).
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con
người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng
sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập
quán truyền thống và của giáo dục.
Văn hóa kinh doanh Page 4
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với
bản thân cũng như đối với người khác và xã hội.Vì thế đạo đức là khuôn
mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung,
chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam,
kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng
chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành
văn bản pháp quy.
+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật,
pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, Khái
niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể
kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt
động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh

doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động
gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về
đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi
trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu
áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế
1.1 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực
trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn
thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực
hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp
với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm
Văn hóa kinh doanh Page 5
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những
nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực
ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.
- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng
phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các
quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động
kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh
doanh.

- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh
hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ
gia đình, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên
hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua
công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó.Đạo đức kinh doanh được
gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.
- Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ
đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và
được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt”
của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức
kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo
đức. Khẩu hiệu “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có”
chưa hẳn đúng !
1.3. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên
quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công
Văn hóa kinh doanh Page 6
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công
….
2. Vai trò và tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh
2.1. Tầm quan trọng
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đầy áp lực cạnh tranh cộng với những
biến động về giá cả thị trường, tài chính - tiền tệ khiến cho doanh nghiệp gặp
không ít khó khăn, nhất là một số ngành nghề như bất động sản, xây dựng,
xuất nhập khẩu Để hòa nhập được xu thế phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp
phải xây dựng chiến lược lâu dài và tạo bước đột phá mới. Tuy nhiên trong
tình hình khó khăn trước mắt, để đạt được mục tiêu đề ra quả thật không dễ

dàng và doanh nghiệp không thể bất chấp tất cả vì lợi nhuận mà cần chú
trọng nâng cao đạo đức kinh doanh để tạo nền tảng cho sự thành công và phát
triển bền vững.
Lợi nhuận và đạo đức trong kinh doanh: Chúng ta đều biết rằng lợi
nhuận là một trong các yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại,
phát triển của doanh nghiệp; đồng thời cũng là cơ sở để khách hàng và nhà
đầu tư đánh giá năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nếu chủ doanh nghiệp và bộ máy điều hành hiểu sai bản chất của lợi
nhuận và coi đấy là mục tiêu duy nhất để phát triển kinh doanh mà quên đi
đạo đức kinh doanh, quên đi cộng đồng thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể
bị đe dọa.
Trong tình hình hiện nay, do doanh nghiệp chịu nhiều áp lực cạnh tranh
nên việc vi phạm đạo đức kinh doanh xét cho cùng cũng là điều bất đắc dĩ.
Nhưng một khi doanh nghiệp không đủ bản lĩnh vượt qua thử thách mà chỉ
nhắm đến cái lợi trước mắt thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại lâu, thậm
chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Mặc dù người
ta thường nói về kinh doanh theo nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận song
khắp nơi trên thế giới đều thừa nhận rằng một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh vẫn là một phần của cộng đồng. Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và
hiệu quả kinh tế không có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy
chuẩn, giá trị về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm đối với cộng đồng.
Chính vì vậy, GS.TS Koenraad Tommissen - người có hơn 30 năm kinh
nghiệm điều hành, giảng dạy và tư vấn doanh nghiệp đã có lời khuyên:
Văn hóa kinh doanh Page 7
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
“Ngay sau khi hình thành chiến lược, công ty phải đưa ra các quy chuẩn về
đạo đức kinh doanh”.
Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội
ngày nay.Các doanh nhân cần ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ

biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như : Sự phân
biệt giữa thiện và ác, lương tâm, nghĩa vụ , nhân đạo… Các doanh nhân còn
cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta , các chuẩn mực đạo
đức mới để áp dụng mới vào kinh doanh như : tính trung thực, tính tập
thể……Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể
định hướng trong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự
phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình.
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấn
đề gây tranh cãi lâu nay với nhiều quan điểm khác nhau. Một số doanh
nghiệp cho rằng việc xây dựng thương hiệu mang tính nhân văn là không cần
thiết vì nó không mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Ngược lại,
theo quan điểm của một số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công
thì tính cộng đồng gắn liền với hình ảnh doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
chính là một biểu tượng mang tính cộng đồng cao, giúp hình thành và phát
triển thương hiệu bền vững, uy tín cho doanh nghiệp.
2.2 Vai trò của Đạo đức kinh doanh
• Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân.
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân
sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của
doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công
hay thất bại của doanh nghiệp. Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp
hơn với doanh nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy
trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp . Chẳng
phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn Độ được lưu truyền
trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển.”Gieo tư tưởng gặt hành vi,
Văn hóa kinh doanh Page 8
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
gieo hành vi gặt thói quen , gieo thói quen gặp tư cách , gieo tư cách gặp số

phận.”
• Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự
trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà
đầu tư. Và phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong
các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong hoạt động ngày càng tăng
cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện và có
sự ủng hộ tích cực của cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao
hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi người. Điều này không
phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng
được.
• Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân
viên.
Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên thì nhân viên càng tận tâm
với doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng. Họ tin tưởng hơn vào
sự phát triển bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh nghiệp
hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên
cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ
trung thành với doanh nghiệp hơn.
• Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và hài
lòng khách hàng.
Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính
là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối
tác làm ăn. Đối với những doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích
của khách hàng và xã hội, thì sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng
sẽ ngày càng tăng lên. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối
quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại
với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác.
Ngược lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng

kéo đi những khách hàng khác.
Văn hóa kinh doanh Page 9
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
• Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở Harvard Business School,
tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích,” đã phân
tích kết quả kinh doanh tại nhiều các công ty có truyền thống đạo đức khác
nhau .Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những
công ty đạo đức cao đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682%. Trong khi
đó, những công ty đổi thủ thường bậc trung về đạo đức chỉ đạt được 36%.
Giá trị cổ phiếu của những công ty đạo đức cao trên thị trường chứng khoán
tăng tới 901%, còn các đối thủ đạo đức tầm tầm chỉ tăng 74%. Lãi ròng của
các công ty đạo đức cao ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756%.Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu này, hai giáo sư khẳng định "thật thà giàu hơn".Việc xây
dựng các chuẩn mực đạo đức trong cư xử và giao thương chính là nền móng
cho các hệ thống kinh doanh phát triển bền vững, theo bước tiến chung của
nhân loại.
• Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc
dân.
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là
yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã
hội. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống
các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong
khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn
chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi
xã hội.Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với
những người khác trong xã hội. Ở mức độ hẹp nhất ở niềm tin trong xã hội là
lòng tin vào chính mình. Rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ
hàng. Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường

năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao
dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn. Trong hệ thống dựa vào thị trường
có niềm tin lớn như: Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, các
doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và
niềm tin.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh
đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh
Văn hóa kinh doanh Page 10
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
của nền kinh tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh
nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh
tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin
tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối
quan hệ kinh doanh.
Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho
khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách
hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanh
nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản
đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo đức
kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như
các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và
các mối quan hệ với khách hàng
Chương II: Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
1- Khái niệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Văn hóa kinh doanh Page 11
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1

Là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thong qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình
đẳng về giới tính, an toàn lao đông, quyền lợi lao động, trả lương công bằng,
đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung cho xã hội.
2- Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và
lòng bác ái.
2.1. Về mặt kinh tế:
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là
phải sản xuất hang hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có
thể duy trì được doanh nghiệp ấy và làm thoải mãn nghĩa vụ của doanh
nghiệp với các nhà đầu tư; là phải tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát
hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản
phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hang hóa và dịch vụ như thế nào
trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp
phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tê của doanh nghiệp là tạo công
ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội làm việc như nhau, cơ hội phát
triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao
động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc.
Đối với người tiêu dung, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung
cấp hàng hóa và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan
tới vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá thong tin về sản
phẩm(quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Đối với chủ sỡ hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh
nghiệp là bảo tồn và phát triển giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị
và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó

Văn hóa kinh doanh Page 12
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
cho tổ chức, doanh nghiệp – mà đại điện là người quản lí, điều hành – với
những điều kiện rang buộc chính thức.
Đối với các liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang
lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc
cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả,
chất lượng, lợi nhuận đầu tư.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cơ sở
cho hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh
doanh đều được thề chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lí.
2.2. Khía cạnh pháp lí:
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là
doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những qui định về pháp lý chính thức đối
với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh
tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ mội trường, thúc đẩy sự công bằng và an
toàn và cung cấp những sang kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa
vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sựu và hình sự. Về cơ bản
2.3. Khía cạnh đạo đức:
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là
những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng
không được qui định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành
luật.
Khía cạnh này liên quan đến những gì mà công ty quyết định là dung,
công bằng vượt qua cả những yêu cầu của pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những
hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội
mong đợi từ phía các doanh nghiệp cho dù chúng không được viết thành luật.
Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm
trong xã hội bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù

hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc của xã hội là vô cùng
quan trọng. Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược
kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn và các giá trị của
thành viên trong toorchuwcs và các cổ đôngvà hiểu biết về bản chất đạo
đứccủa những sự luwacj chọn mang tính chiến lược.
Văn hóa kinh doanh Page 13
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thong
qua những nguyên tắc, giá trị đạo dứcđược tôn trọng trình bày trong bàn sứ
mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và
giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi
thành viên trong công ty và các bên hữu quan.
Những quản lí có kinh nghiệm thường chọn cách thực hiện mục tiêu tổ
chức thong qua việc tác động vào hành vi của người lao động. Kinh nghiệm
quản lí cho thấy, nhận thức của một người lao động thường bị ảnh hưởng bởi
quan điểm và hành vi đạo đức của những người xung quanh, cộng sự. Tác
động này nhiều khi còn lớn hơn sự chi phối bởi quan niệm và niềm tin của
chính người đó về dung sai, và đôi khi làm thay đổi quan niệm và niềm tin
của họ. Vì vậy, việc tạo lập một bầu không khí đạo đức dung đắn trong tổ
chức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đứccủa mỗi
nhân viên. Những nhân cách hành vi được chọn làm điển hình có tác dụng
như những tấm gương giúp những người khác soi rọi bản than và điểu chỉnh
hành vi.
2.4. Khía cạnh nhân văn ( long bác ái)
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là
những hành vi hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng
cho cộng đồng và xã hội.
Những thành tố của trách nhiệm xã hôi:
a. Chấp nhận: Đầu tiên, thong qua pháp lí – cơ sở khởi đầu cho mọi hoạt động

kinh doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp
nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách
nhiệm pháp lí của mình.
b. Lưu tâm: Tiếp theo, các tôt chức cần lưu là trách nhiệm đạo đức các công ty
phải quyết định những gì họ cho là dung, chính xác và công bằng theo những
yêu cầu nghiêm khắc của xã hội. nhiều người xem pháp luật chính là những
đạo đức được hệ thống hóa.
c. Ra quyết định: một sự quyết định tại thời điểm này có thể sẽ trở thành một
luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công nhân trong tổ chức. trong
việc thực thi trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức
Văn hóa kinh doanh Page 14
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
cũng phải lưu tâm tới những mối kinh tế của các cổ đông. Thông qua hành vi
pháp lí và đạo đức thì tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
d. Thể hiện long bác ái: cuối cùng, của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm về
lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệm vể lòng bác ái, các công ty đóng
góp nguồn lực về tài chính và nhân lực cho cộng đồng để cải thiện chất lượng
cuộc sống.
3- Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh
doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định
thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh
nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo
lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong
cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu
và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, Đạo đức kinh doanh và trách
nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh.
3.1. Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ

đạo hành vi trong giới kinh doanh, chỉ liên quan đến chủ doanh nghiệp, cá
nhân và đối thủ cạnh tranh. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến công đồng như vấn đề môi trường, an sinh xã hội.
Đạo đức kinh doanh bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất
đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phảm chất này sẽ tham gia
vào quá trình ra quyết định như đối với khách hàng phải cung cấp sản phẩm
tốt, đối vs đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng lẫn nhau. Trách nhiệm xã hội là
cam kết với xã hội như trả lương công bằng cho nhân viên, không gây hại
cho môi trường
Văn hóa kinh doanh Page 15
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm đến
hậu quả của những quyết định đó
Đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ
bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất
phát từ bên ngoài.
3.2. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội
Chỉ khi doanh nghiệp có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở
và các chiến lược kinh doanh của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một
quan niệm có mặt trong quá trình ra quyết định hàng ngày.
Xây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm
xã hội.
Xây dựng tốt đạo đức kinh doanh, chắc chắn trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp sẽ đc thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Thiết lập đc nền tảng đạo đức kinh doanh sẽ có khả năng đưa ra và
thực hiện hiệu quả những quyết định mang tính trách nhiệm đạo đức hơn so
vs các doanh nghiệp khác.

VD: công ty sữa TH true milk xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm
sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế, an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Các thành viên
trong công ty từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều ý thức rõ trách nhiệm trong
công việc của mình. Quy trình sản xuất của họ luôn được giám sát, kiểm
nghiệm rõ ràng. Họ thực hiện đạo đức trong sản xuất để đem lại cho xã hội 1
sản phẩm chất lượng, an toàn
3.3. Trách nhiệm xã hội là một phạm trù của đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội là những quy định pháp lý làm tác động đến đạo
đức kinh doanh. Mặt khác những hành động pháp lý được sử dụng để dàn
xếp các vụ tranh cãi về đạo đức kinh doanh. Với tư cách là 1 nhân tố không
thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách
Văn hóa kinh doanh Page 16
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
hài hòa lợi ích giữa các bên liên đới (đạo đức kinh doanh) và đòi hỏi, mong
muốn của xã hội (trách nhiệm xã hội)
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách
nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải
vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy
trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi
nhuận, đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi như lý do quan trọng giải
thích tại sao khách hàng tránh không mua sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy
của nhân viên và sự trung thành của khách hàng - những mối quan tâm chủ
yếu của bất cứ doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các doanh
nghiệp có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh
doanh của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một quan niệm mới có thể có
mặt trong quá trình ra quyết định được
Mặt khác, các vụ tranh cãi về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm thường

đươc dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Với tư cách là một
nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn
phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên quan và đòi hỏi, mong muốn
của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định
các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận
hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng
đạo đức kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng và đạo
đức kinh doanh, ở phạm vi và mức độ lớn hơn trách nhiệm xã hội.
Văn hóa kinh doanh Page 17
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Chương III: Đạo đức kinh doanh tại TH True
Milk
Có thể nói không một công ty hay một tổ chức doanh nghiệp nào có
thể tồn tại được khi mà công ty đó không có đạo đức kinh doanh, vậy nên
việc sử dụng đạo đức kinh doanh của tập đoàn TH ngay từ khi xây dựng nhà
máy tại Việt Nam với sứ mệnh phát triển con người. TH True Milk đã khẳng
định đạo đức kinh doanh nằm trong chất lượng của sản phẩm điều đó được
thể hiện qua việc Th true Milk đã được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 22000:
2005 về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức BVQI cùng nhiều chứng chỉ
khác chứng nhận về chất lượng và thương hiệu sản phẩm và suốt 3 năm liên
tiếp nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Chỉ sau hơn 3 năm có
mặt trên thị trường, TH true MILK được công nhận là nhà cung cấp sữa tươi
sạch hàng đầu Việt Nam. Sữa được đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
nhất khi đến tay người tiêu dung. TH True Milk có trang trại bò cung cấp sữa
riêng, ngay từ khâu chọn bò để cung cấp sữa TH True Milk đã chọn từ những
con khỏe mạnh nhất nhập từ nước ngoài như New Zealand, Mỹ, Úc,
Canada….cùng với công nghệ hiện đại, kép kín, được đầu tư 1,2 tỉ USD với
diện tích 37000ha. Thức ăn, nước uống cho bò cũng được đảm bảo vệ sinh và
có công thức riêng để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất. Để đàn bò luôn được

khỏe mạnh TH áp dụng công nghệ quản lý afifram hiện đại nhất thế giới
nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa kết
hợp với trung tâm thú y của trang trại để từ đó ra quyết định chăm sóc phù
hợp. Cho đến khâu thu sữa cũng được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
sứa được vắt bặng hệ thống tự động và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4
0
C và
được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến nhà máy để tiệt trùng trước khi
đến tay người tiêu dùng. Đến nay, TH true MILK đã chiếm gần 40% thị phần
sữa tươi tại thị trường miền Bắc.
Đạo đức kinh doanh của TH True Milk còn thể hiện qua định hướng sự
phát triển của tập đoàn là đặt lợi ích riêng của tập đoàn nằm trong lợi ích
Văn hóa kinh doanh Page 18
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
chung của quốc gia. Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát
triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Không tìm mọi cách tối đa lợi nhuận
mà là tìm mọi cách hợp lý hóa tập đoàn. Những dự án đầu tư của tập đoàn
TH tập chung theo hướng công nghệ cao vào nông nghiệp nông thôn, đưa
công nghệ đầu cuối hiên đại nhất trên thế giới vào Việt Nam để góp phần tôn
tạo sự phát triển bền vững quốc gia và dân tộc.
Đạo đức kinh doanh của TH True Milk thể hiện ở trong trách nhiệm xã
hội. Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị
sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người
sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái
niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.Nếu trách nhiệm xã hội là những
nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm
đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động
tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định
và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã

hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại
bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh
doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định
của những tổ chức ấy.Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc
và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm
xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu
đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên
trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát
từ bên ngoài.Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
có quan hệ chặt chẽ với nhau.Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách
nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải
vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
Đầu tiên và dễ thấy nhất khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, chính là các hoạt động từ thiện. TH Milk đã xây dựng chương trình
trao bê xóa đói giảm nghèo cho vùng nghê Nghệ An. Mỗi gia đình nghèo
được nhận nuôi một con bê và được hỗ trợ 5 triệu đồng trong suốt thời gian
nuôi. Đến ngày 26/04/2012 tập đoàn đã tiến hanh tổ chức trao hơn 400 triệu
đồng cho hơn 80 hộ gia đình để mua bê. Tính tới thời điểm hiện tại TH True
Milk đã hỗ trợ hơn 1000 hộ gia đình nghèo tại vùng quê huyện Nam Đàn và
Văn hóa kinh doanh Page 19
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
các vùng xung quanh nhà máy sữa. Không chỉ hỗ trợ đời sống nhân dân TH
True Milk còn tham gia trùng tu các ngôi chùa cổ như chùa Phong Phạm ở
Hà Tĩnh, Chùa Bà Đá bên bờ hồ Hoàn Kiếm, chùa Bawngd ở Hoang Liệt
Hoàng Mai Hà Nội, chùa Nôm ở làng Nôm, Đại Đồng Hưng Yên. Ngoài ra
còn xây dựng trường trung học cơ sở Chu Văn An đạt chuẩn quốc gia ở
Huyện Hương Khê Hà Tĩnh.
Việc sử dụng đạo đức khinh doanh của TH Milk trong cạnh tranh với
doanh nghiệp cùng ngành khác bị coi là chưa lành mạnh khi có câu khẩu hiệu

“thật sự thiên nhiên” điều đó đã đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, nhất là
tại thời điểm vụ nhiễm độc melamine. TH Milk còn bán sữa giá cao hơn các
doanh nghiệp khác khi cùng một loại sản phẩm kết hợp với khẩu hiệu làm
người tiêu dùng phân tâm khi mà tư tưởng của người Việt Nam giá cao đồng
Nghĩa với chất lượng cao.
Nhu cầu tiêu dùng hiện nay có xu hướng nhằm mục đích chăm lo sức
khỏe và đời sống của con người. Nắm bắt xu hướng này hàng lọat các sản
phẩm dinh dưỡng ra đời, trong đó sữa là laoi5 thực phẩm khá phổ biến. Lợi
dụng xu thế nhiều nhà sản xuất cung cấp cho thị trường những loại sữa giả,
sữa kém chất lượng. Vì vậy người tiêu dùng cần có những cái nhìn thật sự
thấu hiểu để chọn lựa sản phẩm cho mình tốt nhất. Dưới dây là một số kiến
thức về các loại sữa thật, giả.
Sữa thật ( hay còn gọi là sữa nguyên chất ) chỉ được lấy từ các loài
động vật có vú, tiết ra sữa để nuôi con, hiện nay có hơn 4000 loài cung cấp
sữa trong quá trình nuôi con nhưng đặc thù và tính chất của mội loại lại khác
nhau. Khác nhau chủ yếu là về thanh phần dinh dưỡng có trong sữa, và loài
nào thì sử dụng sữa của loài đó là tốt nhất, ví dụ trẻ sơ sinh thì dùng sữa mẹ
là tốt nhất, bê con thì sử dụng sữa bò mẹ là tốt nhất, dê con thì sử dụng sữa dê
mẹ là tốt nhất. Tuy nhiên do nhu cầu bổ sung năng lượng và dinh dưỡng con
người sử dụng sữa bò để uống. Sữa bò được tách béo ra làm thành sữa cho
người béo, được tách nước thành sữa bột để tăng thời gian bảo quản. Cũng
từ nhửng sản phẩm này là sữa nguyên chất, sữa bột, tùy vào nhu cầu sử dụng
người ta sẽ chế biến ra nhiều loại sữa bột và sữa uống có hương vị, cảm
quan và cấu trúc khác nhau được gọi chung là chế phẩm và sản phẩm từ sữa.
Văn hóa kinh doanh Page 20
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Bà Thái Hương, giám đốc Th Milk cho biết đa số các sản phẩm sữa
trên thị trường thường có thành phần chính là sữa bột sau đó bổ sung các
thành phần dinh dưỡng tương đương với các thành phần dinh dưỡng trong

sữa. Ví dụ như sữa dành cho trẻ sơ sinh thì sẽ bổ sung các thành phần dinh
dưỡng giống như sữa mẹ, sữa tươi hoàn nguyên tiệt trùng thì sẽ bổ sung các
thành phần dinh dưỡng giống trong sữa bò. Ngoài ra cần phải có thêm hương
liệu để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị người tiêu dùng.
Đại diện Th Milk cũng cho rằng một sản phẩm sữa thật đạt chất lượng
phải có thành phần nguyên liệu chính là sữa, các thành phần hương liệu bổ
sung khác, thời gian bảo quản, đồi tượng sử dụng, ngày sản xuất, nơi sản
xuất, cần phải được công bố chính xác rõ ràng, và phải được các cơ quan
chức năng công nhận.
Còn một loại sữa khác mà người ta hay gọi là hàng thật giả sữa, tức là
có mùi vị, thành phần như sữa thật (nhưng hàm lượng rất nhỏ ). Sản phẩm
này được sản xuất công khai, nhưng không được xã hội chấp nhận. Nói nôm
na dễ hiễu cũng giống như các loại thực phẩm như thịt bò chay, chả lụa
chay, có mùi vị y chang sản phẩm protein thật. Đối với sữa thì người ta sẽ
dùng một nguyên liệu khác thay thế ví dụ như đậu nành, các loại đường
không phải đường lactozo trong sữa, Đây là một phép biến hóa cỏ vẻ như
hai chị em sinh đôi nhưng thật ra bản chất khác nhau hoàn toàn. Một cách để
các nhà sản xuất trục lợi, nhái thương hiệu. Để tránh nhầm thương hiệu
chúng ta nên đọc rõ nhãn mác trước khi mua thứ nhất giúp ta biết đầy d8u3
thành phần của sữa và công dụng, thứ hai chúng ta biết được nguồn gốc và
xuất xứ của sản phẩm mình đang mua.
Một sản phẩm tinh vi hơn là sản phẩm giả ruột. Chắc hẳn chúng ta
không quên rằng có những thương lái hay đi thu mua các vỏ sữa. Mục đích
của việc này là để sản xuất những nguyên liệu bên trong ruột rẻ tiền, có hại
cho sức khỏe hoặc những dòng nguyên lệu đã quá hạn sử dụng. Trong khi đó
được bày bán ra ngoài thị trường vẫn là các nhãn mác có thương hiệu đàng
hoàn thét lên với gái đúng thương hiệu của nó. Sữa giả ruột rất khó phát hiện,
vì không có dấu hiệu nào nhận biết được, vì vậy nên đến các siêu thị hay cửa
hàng sữa của công ty để mua và đảm bảo an toàn cho sức khỏe chính con em
của mình. Hạn sử dụng là yếu tồ được làm giả nhiều nhất, khi mua nên để ý

Văn hóa kinh doanh Page 21
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
hạn sử dụng có bị tẩy xóa hoặc làm mờ không rõ ràng hay không. Khi con
bạn qua một tuổi có thể tập dần cho bé uống sữa tươi, và tất nhiên bạn cũng
cần lựa chọn những thương hiệu có tiếng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Sữa
tươi tiệt trùng Th True Milk là một điển hình. Sữa tươi được lấy trực tiếp từ
trang trại của TH không bổ sung thêm khoáng chất nào cả, chỉ bổ sung hương
liệu theo sở thích và xu hướng của người tiêu dùng. Vì vậy hàm lượng dinh
dưỡng được giữ nguyên trong dòng sữa. Hơn nữa giá sữa cũng mềm hơn hẳn
so với sữa bột cho bé ăn dặm. Th Milk đặc biệt bảo đảm chất lượng sữa tốt
nhất có thể trong khi có nhiều nhà sản xuất sữa kém chất lượng. Cũng dễ
hiểu vì chất lượng là tất cả để làm nên thương hiệu và là con đường ngắn
nhất đến với người tiêu dùng, hơn thế nó còn thể hiện đạo đức kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh Page 22
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Chương IV: Đánh giá thực hiện đạo đức kinh
doanh tại TH True Milk
1 . Thành công
-Tạo được ấn tượng mới về sữa tươi sạch
-Mang đến một luồng gió mới cho ngành sữa trong nước
-Tạo niềm tin dùng trong tâm trí khách hàng về một sản phẩm sữa
sạch ở Việt Nam
Hiện nay TH là một trong những nhà cung cấp sữa tươi sạch hàng đầu
Việt Nam. Sản phẩm TH True Milk chiếm gần 40% thị phần sữa tươi tại thị
trường miền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường phía Nam. Doanh thu
công ty từ khi hoạt động (cuối 2010) đến 2012 xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Năm
2013 dự kiến đạt 4.000 tỷ đồng, năm 2015 là 15.000 tỷ và đến 2017 đạt
23.000 tỷ.

Theo kế hoạch đến năm 2015, TH True Milk sẽ cung cấp 50% nguồn
nguyên liệu sữa tươi sạch cả nước. Với tổng số đàn bò sữa hiện tại khoảng
trên 30.000 con, dự kiến công ty sẽ tăng lên 137.000 con vào năm 2017,
chiếm khoảng 50% tổng đàn bò trong cả nước
2. Hành trình đầy tính nhân văn của TH
Chương trình "Trao bê xóa nghèo cho các hộ nông dân tại Nghệ An".
Thực hiện chương trình này, tập đoàn bán đi những con bê đực sinh ra tại
Trang trại TH và dùng số tiền thu được để hỗ trợ các hộ nông dân (5 triệu
đồng/hộ) mua bê giống trong nước. Đến nay, chương trình hỗ trợ trên 1.500
hộ nông nghèo tại các huyện Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Diễn Châu (Nghệ An) và
sẽ tiếp tục mở rộng. Hiện nay, bò ở các gia đình đã lớn, có thể bán được đến
30 triệu đồng/con, mở ra cơ hội thoát nghèo cho các hộ dân.
Văn hóa kinh doanh Page 23
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Tại vùng đất Nghĩa Đàn, TH tặng học bổng 500.000 đồng/tháng cho
con của các gia đình có đất nằm trong vùng dự án đang học ở các trường đại
học, cao đẳng trong toàn quốc có lực học khá trở lên. Ngoài ra, từ 2009, tập
đoàn đóng góp để xây dựng 400 ngôi nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình
nghèo huyện Anh Sơn và Đô Lương; tặng quà Tết Nguyên đán 2013 cho 900
hộ nghèo các huyện Đô Lương, Quế Phong, Kỳ Sơn, tổng trị giá hơn 600
triệu đồng… góp phần thiết thực phát triển miền tây xứ Nghệ
3. Nâng đỡ mầm non đất nước
Trong các hoạt động thiện nguyện của mình, TH luôn hướng tới
nhóm đối tượng là trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên thiệt thòi. TH tài trợ sữa suốt 6
tháng cho trẻ em nghèo, suy dinh dưỡng tại 2 huyện nghèo của tỉnh Đăk Lăk;
tài trợ chi phí phẫu thuật cho hơn 100 em bị tim bẩm sinh với chi phí lên đến
5 tỷ đồng; tặng sữa cho trẻ bệnh nhi tại Lớp học hy vọng của Bệnh viện Nhi
Trung ương. Rất nhiều trẻ em bị bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện E, Bệnh viện
Ung bướu TP.HCM, Bệnh viên Nhi Đồng 2, các trẻ em mồ côi, các em nhà

nghèo và hàng ngàn em nhỏ khắp cả nước đã được hưởng cái Tết Trung thu
năm 2012 tràn đầy yêu thương và ấm áp tình người khi được tập đoàn tới
tặng quà và chia vui với các em. Ngoài ra, tập đoàn đã trao học bổng cho các
các sinh viên nghèo vượt khó trong Chương trình Tầm vóc Việt, tài trợ CLB
Mái ấm Trường Vinh
Văn hóa kinh doanh Page 24
Đạo đức kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại TH true Milk
Nhóm 1
Các hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực được làm một cách bài bản,
kiên trì đó phần nào thể hiện được chiến lược kinh doanh không tối đa hóa lợi
nhuận mà hướng tới hài hòa giữa các lợi ích để tất cả đều có một tương lai
bền vững và cuộc sống hạnh phúc hơn mà Tập đoàn TH đặt ra. Điều đó cũng
thể hiện khát vọng của bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH khi bắt tay
vào sản xuất sữa TH true Milk là để trẻ em Việt Nam được hưởng một nguồn
sữa tươi sạch được sản xuất ngay trong nước. "Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư
cho tương lai, cho sự phát triển giống nòi, cho tầm vóc Việt" - bà Thái Hương
nói tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc.
4. Những tồn tại hạn chế
-Giá sữa của TH true milk hơi cao hơn một chút so với các sản phẩm
sữa cùng loại (khoảng 15-17%)
-Hệ thống kênh phân phối chưa đa dạng và độ bao phủ thấp
-Chưa thực sự đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại
-Một vấn đề mà TH cần đặc biệt quan tâm đó là việc sử dụng slogan
trong đoạn phim quảng cáo
Văn hóa kinh doanh Page 25

×