Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Mối liên quan giữa thang điểm kyoto trên nội soi với các đặc điểm mô bệnh học của viêm dạ dày mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 129 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ NHÃ ĐOAN

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM KYOTO
TRÊN NỘI SOI VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC
CỦA VIÊM DẠ DÀY MẠN

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. QUÁCH TRỌNG ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Sau Đại Học Trường Đại học Y
dược Tp Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc Bệnh viện Đại học Y dược, Khoa Nội soi Bệnh
viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tơi thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội đồng đã dành thời gian để chỉnh sửa
luận văn cho tôi.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn cùng nhóm nghiên cứu đã tận tình giúp tơi trong
việc thu thập mẫu số liệu với tất cả sự chu đáo và tỉ mỉ.
Tôi cũng xin được gửi lời tri ân đến TS. Lê Minh Huy, phó chủ nhiệm Bộ môn
Giải phẫu bệnh Trường Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong
việc đọc các kết quả giải phẫu bệnh.
Và cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn
PGS.TS. Quách Trọng Đức đã luôn tạo cho tôi nguồn cảm hứng trong học tập, nghiên
cứu cũng như luôn động viên tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
Nguyễn Thị Nhã Đoan

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên
cứu nào trước đây.


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhã Đoan

.


.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Tổng quan về viêm dạ dày mạn ........................................................................4
1.2. Phân loại Kyoto trên nội soi ...........................................................................15
1.3. Thang điểm Kyoto trên nội soi .......................................................................26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 33
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................33
2.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................33
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................33
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu .........................................................................................34

2.5. Xác định biến số độc lập và phụ thuộc ...........................................................34
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu .......................................36
2.7. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................45
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................48
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................................... 50
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu ...................................................................50
3.2. Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto trên nội soi với các đặc điểm mô bệnh
học của viêm dạ dày mạn.......................................................................................59

.


.

iii

3.3. So sánh giá trị dự đoán của thang điểm Kyoto trên nội soi và TNMNS theo
phân loại Kimura – Takemoto với tình trạng nhiễm H. pylori và các tổn thương
nguy cơ cao UTDD. ...............................................................................................68
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 72
4.1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu ................................................................72
4.2. Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto trên nội soi với các đặc điểm mô bệnh
học của viêm dạ dày mạn.......................................................................................79
4.3. So sánh giá trị dự đoán của thang điểm Kyoto trên nội soi và TNMNS theo
phân loại Kimura – Takemoto với tình trạng nhiễm H. pylori và các tổn thương
nguy cơ cao UTDD ................................................................................................85
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................... 90
CHƯƠNG 6. HẠN CHẾ ......................................................................................... 91
CHƯƠNG 7. KIẾN NGHỊ...................................................................................... 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP DỮ LIỆU
PHỤ LỤC 2: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BN

Bệnh nhân

CSR

Chuyển sản ruột

cs

Cộng sự


H. pylori

Helicobacter pylori

TNMNS

Teo niêm mạc nội soi

UTDD

Ung thư dạ dày

VDDMT

Viêm dạ dày mạn teo

TIẾNG ANH
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
AUC-ROC

Area under curve ROC

HE

Hematoxylin and Eosin

IARC


JGES

OLGIM

on Cancer

cứu về ung thư

Japan Gastroenterological

Hội Nội soi Tiêu Hóa Nhật

Endoscopy Society

Bản

Operative Link on Gastric Intestinal
Metaplasia Assessment
Odds Ratio

.

ROC

Tổ chức quốc tế nghiên

Assessment

OR


Diện tích dưới đường cong

International Agency for Research

Operative Link on Gastritis

OLGA

Tiếng Việt

Phân loại OLGA

Phân loại OLGIM
Tỉ số chênh


.

v

RAC
WHO

Regular arrangement of collecting

Sự sắp xếp đều đặn của các

venules

tiểu tĩnh mạch thu thập


World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân biệt các giai đoạn của u tân sinh theo các phân loại khác nhau ......12
Bảng 1.2 Các đặc điểm trên nội soi theo phân loại Kyoto ......................................16
Bảng 1.3 Các đặc điểm CSR trên nội soi và giá trị chẩn đoán ...............................18
Bảng 1.4 So sánh sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm nội soi viêm dạ dày của
phân loại Kyoto và phân loại Sydney .......................................................................25
Bảng 1.5 Thang điểm Kyoto trên nội soi..................................................................27
Bảng 1.6 Liên quan giữa các đặc điểm của thang điểm Kyoto và nhiễm H. pylori .28
Bảng 1.7 So sánh các đặc điểm trong thang điểm Kyoto giữa nhóm UTDD và nhóm
chứng .........................................................................................................................32
Bảng 3.1 Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................50
Bảng 3.2 Đặc điểm chung về than phiền chính của BN khi đến khám ....................51
Bảng 3.3 Các đặc điểm nội soi theo phân loại Kyoto...............................................52
Bảng 3.4 Tình trạng nhiễm H. pylori trong nghiên cứu ...........................................53
Bảng 3.5 Các đặc điểm tổn thương trên mô bệnh học của nghiên cứu ....................54
Bảng 3.6 Phân bố týp chuyển sản ruột theo vị trí mẫu sinh thiết .............................54
Bảng 3.7 Phân bố týp chuyển sản ruột theo mức độ lan rộng của CSR ...................55
Bảng 3.8 Đặc điểm chung, nội soi và mô bệnh học của 3 trường hợp loạn sản.......55
Bảng 3.9 Tỉ lệ nhiễm H. pylori, VDDMT và CSR trên mơ bệnh học theo nhóm tuổi
...................................................................................................................................56
Bảng 3.10 Phân bố các đặc điểm nội soi theo thang điểm Kyoto ............................59
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với viêm mạn ở hang vị và thân vị
...................................................................................................................................61

.



.

vi

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với viêm hoạt động ở hang vị và
viêm hoạt động thân vị ..............................................................................................62
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với viêm teo ở hang vị và thân vị
...................................................................................................................................63
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với mật độ H. pylori ở hang vị và
mật độ H. pylori ở thân vị ........................................................................................64
Bảng 3.15 Giá trị dự đoán CSR trên mô bệnh học của đặc điểm CSR đánh giá theo
thang điểm Kyoto ......................................................................................................65
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa đánh giá CSR trên nội soi theo thang điểm Kyoto và
CSR lan rộng trên mô bệnh học ................................................................................65
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa đánh giá CSR trên nội soi theo thang điểm Kyoto và
týp CSR khơng hồn tồn trên mơ bệnh học ............................................................66
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto và tình trạng nhiễm H. pylori.....68
Bảng 3.19 So sánh khả năng dự đoán nhiễm H. pylori của thang điểm Kyoto và
TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto. ...........................................................68
Bảng 3.20 Giá trị dự đốn tình trạng nhiễm H. pylori của thang điểm Kyoto ở điểm
cắt ≥ 1 điểm ..............................................................................................................69
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto và tổn thương nguy cơ cao UTDD
...................................................................................................................................69
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto và tổn
thương nguy cơ cao UTDD .......................................................................................70
Bảng 3.23 So sánh thang điểm Kyoto và TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto
trong dự đoán tổn thương nguy cơ cao UTDD .........................................................70
Bảng 3.24 Giá trị dự đoán tổn thương nguy cơ cao UTDD của thang điểm Kyoto ở

điểm cắt ≥ 2 điểm .....................................................................................................71
Bảng 4.1 So sánh sự phân bố điểm thang điểm Kyoto trong các nghiên cứu ..........79
Bảng 4.2 So sánh các đặc điểm trong thang điểm Kyoto giữa các nghiên cứu ........81
Bảng 4.3 So sánh điểm Kyoto trong các nhóm viêm dạ dày và UTDD giữa các nghiên
cứu .............................................................................................................................86

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự tiến triển/ phục hồi của các tổn thương tiền UTDD qua các giai đoạn của
dòng thác Correa. .......................................................................................................7
Hình 1.2 Một số hình ảnh tổn thương viêm dạ dày trong thang điểm Kyoto. .........23
Hình 2.1 Hệ thống phân loại Kimura – Takemoto về TNMNS ...............................39
Hình 2.2 Các hình thái CSR trên nội soi ánh sáng trắng ..........................................40
Hình 2.3 Một trường hợp điểm Kyoto trên nội soi được 4 điểm .............................41
Hình 2.4 Thang phân độ hình ảnh theo phân loại Sydney cải tiến ...........................44
Hình 2.5 Vị trí sinh thiết trong nghiên cứu ..............................................................47
Hình 2.6 Lưu đồ quy trình nghiên cứu .....................................................................48
Hình 3.1 BN 1: CSR ở hang vị và loạn sản (mũi tên), HE x 100.............................57
Hình 3.2 BN 2: CSR ở hang vị và loạn sản (mũi tên), HE x 100.............................57
Hình 3.3 BN 3: tổn thương khu trú dạng 0-II a + IIc, loạn sản (mũi tên), HE x 100.
...................................................................................................................................57
Hình 3.4 Các tổn thương theo phân loại Kyoto dự đốn đang nhiễm H. pylori. .....58
Hình 3.5 Các tổn thương theo phân loại Kyoto dự đốn khơng nhiễm H. pylori. ...59
Hình 3.6 Một trường hợp có điểm Kyoto là 6 điểm .................................................66

Hình 3.7 Một trường hợp có điểm Kyoto là 5 điểm .................................................67
Hình 4.1 So sánh AUC-ROC giữa các thang điểm trong đánh giá khả năng dự đoán
nguy cơ UTDD trong nghiên cứu của Kawamura và cs .........................................89

.


.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm trong thang điểm Kyoto .................................................60
Biểu đồ 3.2 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với viêm mạn hang vị và viêm
mạn thân vị. ...............................................................................................................61
Biểu đồ 3.3 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với đặc điểm viêm hoạt động hang
vị và viêm hoạt động thân vị .....................................................................................62
Biểu đồ 3.4 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với đặc điểm viêm teo hang vị và
viêm teo thân vị .........................................................................................................63
Biểu đồ 3.5 Mối liên quan giữa thang điểm Kyoto với mật độ H. pylori hang vị và
mật độ H. pylori thân vị ............................................................................................64
Biểu đồ 3.6 So sánh khả năng dự đoán nhiễm H. pylori của thang điểm Kyoto và
TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto. ...........................................................68
Biểu đồ 3.7 So sánh khả năng dự đoán tổn thương nguy cơ cao UTDD của thang
điểm Kyoto và TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto ...................................71
Biểu đồ 4.1 So sánh sự phân bố điểm thang điểm Kyoto trong các nghiên cứu ......80

.



.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp, trong đó viêm dạ dày mạn do Helicobacter
pylori (H. pylori) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất với ung thư dạ dày (UTDD). Từ
năm 1994, tổ chức quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã xác nhận nhiễm vi khuẩn H. pylori là yếu tố nguy cơ chính của UTDD
dạng ruột và đến năm 2004 tổ chức này cũng khẳng định việc điều trị tiệt trừ H. pylori
có thể phịng ngừa UTDD 1. UTDD là một trong những ung thư khá phổ biến, theo
thống kê của GLOBOCAN 2020, UTDD đứng hàng thứ năm (5,6%) trong các loại
ung thư và là một trong bốn loại ung thư gây tử vong nhiều nhất (7,7%) trên thế giới
2

. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ năm 2018, Việt Nam là quốc

gia có tỉ lệ UTDD cao nhất trong các nước Đông Nam Á với tỉ lệ mới mắc hiệu chỉnh
theo tuổi là 15,9/100.000 dân. 3
Tiến trình viêm dạ dày mạn gây ra do H. pylori được Correa mô tả chia theo
thứ tự từ (1) niêm mạc dạ dày bình thường; (2) viêm dạ dày ưu thế hang vị không teo;
(3) viêm dạ dày mạn teo (VDDMT); (4) chuyển sản ruột (CSR); (5) loạn sản; và (6)
ung thư 4. Vì vậy các tổn thương tiền UTDD bao gồm VDDMT, CSR, loạn sản làm
tăng nguy cơ tiến triển thành UTDD 5. Việc xác định nhiễm H. pylori và đánh giá mô
bệnh học của viêm dạ dày mạn gây ra do nhiễm H. pylori là rất quan trọng. Việc này
đòi hỏi phải thực hiện tìm H. pylori và sinh thiết hệ thống để đánh giá. Gần đây những
phương tiện nội soi nhuộm màu hoặc nội soi tăng cường hình ảnh làm tăng khả năng
dự đoán các tổn thương tiền ung thư. Tuy nhiên ở các quốc gia mà nguồn lực còn hạn
chế như tại Việt Nam, việc áp dụng sinh thiết hệ thống hay nội soi tăng cường hình ảnh
cịn chưa áp dụng rộng rãi làm giới hạn khả năng tầm soát tổn thương tiền ung thư. Hiện

nay có nhiều phân loại, thang điểm trên nội soi có thể giúp đánh giá nguy cơ UTDD
gồm phân loại OLGA, OLGIM, đánh giá TNMNS theo phân loại Kimura- Takemoto,
thang điểm Kyoto, thang điểm EGGIM đánh giá CSR. Quách Trọng Đức đề xuất việc
áp dụng đánh giá teo niêm mạc nội soi (TNMNS) theo phân loại Kimura -Takemoto
nhằm giảm gánh nặng sinh thiết hệ thống dựa vào việc phân tầng nguy cơ UTDD 6. Ý

.


.

2

tưởng này xuất phát từ kết quả của nghiên cứu trước đây đã chứng minh các tổn thương
như TNMNS và CSR quan sát trên nội soi ánh sáng trắng có thể dự đoán được nguy cơ
UTDD 7.
Năm 2013, Hội Nội soi Tiêu Hóa Nhật Bản (JGES) trong lần họp thứ 85 đã giới
thiệu phân loại Kyoto gồm các đặc điểm tổn thương niêm mạc dạ dày trên nội soi ánh
sáng trắng 8,9,10. Phân loại này bao gồm 19 đặc điểm với mỗi đặc điểm sẽ gợi ý tình trạng
nhiễm H. pylori bao gồm đang nhiễm, đã nhiễm và không nhiễm. Trong đó 5 đặc điểm
TNMNS, CSR, phì đại nếp niêm mạc, viêm dạng nốt, viêm sung huyết lan tỏa được cho
là liên quan mật thiết với tình trạng nhiễm H. pylori nên được đưa vào trong một thang
điểm được gọi là thang điểm Kyoto trên nội soi 10. Ưu điểm của thang điểm này là chỉ
dùng ánh sáng trắng để quan sát đồng thời cho điểm dựa trên 5 đặc điểm kể trên từ đó
tiên đốn tình trạng nhiễm H. pylori, mức độ viêm dạ dày trên mô bệnh học và dự đoán
các tổn thương tiền ung thư. Nishizawa và cs trong một nghiên cứu đã ghi nhận ở mức
điểm 0, 1, và ≥ 2 tỉ lệ nhiễm H. pylori được ghi nhận lần lượt là 1,5%, 45%, và 82% và
mức điểm ≥ 4 gợi ý nguy cơ UTDD 11. Thang điểm Kyoto bao hàm cả việc đánh giá
TNMNS theo phân loại Kimura - Takemoto và cả tổn thương CSR liệu có giúp chúng
ta dự đốn tốt hơn về tình trạng nhiễm H. pylori, các tổn thương tiền ung thư hay phân

tầng nguy cơ UTDD mà không nhất thiết phải sinh thiết hệ thống? Việt Nam một quốc
gia mà nguồn lực y tế cịn hạn chế để có thể áp dụng sinh thiết hệ thống trên tất cả các
trường hợp nội soi dạ dày nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát mối
liên quan giữa thang điểm Kyoto với các đặc điểm mô bệnh học của viêm dạ dày mạn.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát
Khảo sát mối liên quan giữa thang điểm Kyoto trên nội soi với các đặc điểm
mô bệnh học của viêm dạ dày mạn.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Khảo sát mối liên quan giữa thang điểm Kyoto trên nội soi với các đặc điểm
mô bệnh học của viêm dạ dày mạn.
2. So sánh giá trị dự đoán của thang điểm Kyoto trên nội soi và TNMNS theo
phân loại Kimura – Takemoto với tình trạng nhiễm H. pylori và các tổn thương
nguy cơ cao UTDD (Loạn sản, CSR lan rộng, CSR khơng hồn tồn, VDDMT
mức độ nặng)

.


.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM DẠ DÀY MẠN
1.1.1. Định nghĩa và phân loại viêm dạ dày mạn
1.1.1.1. Định nghĩa viêm dạ dày mạn
Viêm dạ dày (gastritis) là tình trạng thấm nhập tế bào viêm vào lớp mô đệm
(lamina propria) ở vùng niêm mạc. Các tế bào bạch cầu các thể xâm nhập vào trong
các ống tuyến và cả lớp dưới niêm 12.
Bệnh dạ dày viêm (gastropathy) là một tình trạng tổn thương các cấu trúc trong
niêm mạc ở dạ dày kèm theo hiện tượng tái tạo nhưng hầu như rất ít thấm thập các tế
bào viêm.
Viêm dạ dày được chia thành viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn dựa vào loại
tế bào thấm nhập trên mô bệnh học, tế bào lympho (thường liên quan viêm dạ dày
mạn) và tế bào đa nhân trung tính (thường liên quan viêm dạ dày cấp). Tuy nhiên vẫn
có những trường hợp ngoại lệ như viêm dạ dày cấp dạng tế bào lympho (tự giới hạn)
và viêm dạ dày mạn hoạt động (không tự giới hạn) như trong trường hợp viêm dạ dày
mạn do H. pylori. Viêm dạ dày mạn có thể dẫn đến những biến đổi mơ bệnh học quan
trọng như VDDMT, CSR, loạn sản, trên cơ sở đó UTDD có thể phát triển 12.
Bỏ qua cấu trúc tế bào viêm, viêm dạ dày mạn có thể được chia thành hai dạng
chính gồm viêm dạ dày mạn thể không teo và viêm dạ dày mạn thể teo. Sự cần thiết
phải phân biệt giữa hai dạng này có liên quan đến nguy cơ ung thư.
 Viêm dạ dày mạn thể khơng teo có thể biểu hiện tổn thương niêm mạc,
thậm chí có thể lan rộng và / hoặc nghiêm trọng, tuy nhiên hồi phục với
các di chứng nhỏ hoặc tiến triển thành kiểu hình VDDMT.
 Viêm dạ dày mạn thể teo tồn tại lâu dài, không tự giới hạn, với đặc trưng
là sự thay đổi rõ rệt mật độ của các tuyến dạ dày (tức là các tuyến oxyntic
trong vùng thân vị/ phình vị hoặc các tuyến tiết chất nhầy ở niêm mạc hang

.



.

5

vị). Trong cả hai vùng này, teo được định nghĩa là sự “mất tuyến thích
hợp”

13,14

. Các tuyến tự nhiên, được thay thế bằng mô sợi (teo không

chuyển sản), hoặc bằng các tuyến chuyển sản. Teo chuyển sản có thể có
hai kiểu hình: chuyển sản niêm mạc ruột ảnh hưởng đến các tuyến tiết chất
nhầy, và chuyển sản giả môn vị ảnh hưởng đến các tuyến oxyntic 15.
 Bất kỳ là kiểu hình nào thì VDDMT đều có thể dẫn đến các thay đổi chức
năng (như giảm tiết acid hoặc nồng độ pepsinogen trong huyết thanh) và /
hoặc “tái cấu trúc” vi mơi trường trong dạ dày. Ngày càng có nhiều bằng
chứng cho thấy hệ vi sinh “liên quan VDDMT” có thể tham gia vào việc
thúc đẩy môi trường vi sinh ung thư 16,17.
1.1.1.2. Nguyên nhân viêm dạ dày mạn
Cách phân loại nguyên nhân của viêm dạ dày dựa trên phân loại của Rugge và
cs và đồng thuận Kyoto

9,12

gồm hai nhóm chính: tác nhân từ mơi trường (lây hoặc

khơng lây), và tác nhân liên quan đến vật chủ. Hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến

VDDMT là Viêm dạ dày do H. pylori và viêm dạ dày tự miễn.
1.1.2. Diễn tiến của viêm dạ dày mạn teo
Tiến trình viêm dạ dày gây ra do H. pylori được Correa mô tả từ năm 1988
theo thứ tự từ (1) Niêm mạc dạ dày bình thường; (2) Viêm dạ dày ưu thế hang vị
không teo; (3) VDDMT; (4) CSR; (5) Loạn sản; và (6) Ung thư dạ dày 4. VDDMT
tiến triển từ hang vị lan đến thân vị 18,19. Trong giai đoạn sớm của viêm niêm mạc dạ
dày, các bạch cầu đa nhân trung tính tập trung của yếu ở hang vị, tạo ra tình trạng
viêm dạ dày ưu thế hang vị. Khi tiến trình VDDMT lan từ hang vị đến thân vị gây ra
viêm tồn bộ dạ dày. Cùng lúc với q trình VDDMT tiến triển là quá trình chuyển
sản niêm mạc ruột, đặc biệt là ở hang vị. Vì CSR là một mơi trường khó cho vi khuẩn
cư trú nên có sự di cư của vi khuẩn H. pylori từ hang vị đến thân vị 20. Mật độ của vi
khuẩn H. pylori cũng tương quan với mức độ thấm nhập tế bào đa nhân trung tính 2123

. Sau khi có hiện tượng CSR ở hang vị, mức độ viêm ở hang vị giảm đi, dẫn đến

tình trạng viêm ưu thế ở thân vị. Viêm dạ dày mạn lâu ngày sẽ đưa đến teo niêm mạc
24

. Trong đó, nguy cơ chính của viêm mạn là sự giải phóng một lượng lớn oxy phản

.


.

6

ứng và các hợp chất nitơ tự do (như ROS và NOS), có liên quan đến tổn thương DNA
và tăng tỷ lệ đột biến 25. Hơn nữa, khi phân tích các mẫu CSR cho thấy mức độ methyl
hóa trong các mẫu mơ có CSR cao hơn so với các mẫu chỉ có teo niêm mạc. Điều này

cho thấy mức độ methyl hóa đóng một vai trị quan trọng trong ung thư biểu mô tuyến
dạ dày dạng ruột 26. Nếu quá trình viêm mạn tính liên tục dẫn đến sự tích lũy thêm
các tổn thương di truyền trong các tế bào gốc, cuối cùng dẫn đến loạn sản và UTDD
25

.
Điểm không thể quay lại (point of no return)
Dòng thác Correa được xem là một q trình tiến triển tuyến tính, tuy nhiên

phần lớn BN có rất ít thay đổi mơ bệnh học dạ dày trong nhiều năm 24. Các tổn thương
tiền ung thư có thể phục hồi hoặc tiến triển nặng hơn, thậm chí có thể tiến triển nhanh
đến UTDD bỏ qua một số giai đoạn như giả định 25.
Nhiễm H. pylori đã được chứng minh dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, tiến triển
của dịng thác và việc tiệt trừ thành cơng H. pylori có thể dẫn đến phục hồi các đặc
điểm mơ bệnh học. Nhiều tác giả suy đốn rằng có một thời điểm bệnh mà khi đó
việc tiệt trừ H. pylori dù thành công vẫn kém hiệu quả trong việc hồi phục niêm mạc
dạ dày và không thể ngăn nguy cơ tiến triển đến UTDD. Nó được gọi là điểm không
thể quay lại (point of no return) 25.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tiệt trừ H. pylori giúp cải thiện tình trạng
viêm dạ dày trên mơ bệnh học và phục hồi niêm mạc gần như hoàn toàn ở các BN ở
giai đoạn mới chỉ có teo niêm mạc dạ dày và chưa có tổn thương tiền ung thư khác
27,28

. Tuy nhiên, khi CSR đã được hình thành, việc tiệt trừ H. pylori chỉ phần nào làm

giảm nguy cơ tiến triển đến UTDD 27,28. Điều này cho thấy CSR có thể là điểm khơng
thể quay trở lại, phân tích rõ ở hình 1.1.

.



.

7

Hình 1.1 Sự tiến triển/ phục hồi của các tổn thương tiền UTDD qua các giai đoạn
của dòng thác Correa. (H. pylori Rx: liệu pháp kháng sinh H. pylori; CIM: CSR
hồn tồn; IIM: CSR khơng hồn tồn) 25
1.1.3. Các hệ thống phân loại viêm dạ dày mạn
Rudolf Schindler (1888 – 1968) là người có cơng đưa ra bảng phân loại viêm
dạ dày mạn đầu tiên (gồm dạng viêm dạ dày mạn nông và viêm dạ dày mạn teo).
Trong khoảng thời gian sau đó, ngành giải phẫu bệnh tiêu hóa đã có những tiến bộ
khơng ngừng: Strickland và Mc Kay đưa ra phân loại viêm dạ dày týp A và týp B.
Glass và Pitchumoni bổ sung khái niệm viêm dạ dày týp AB. Whitehead đưa ra khái
niệm quan trọng về tình trạng viêm dạ dày hoạt động và Correa ghi nhận VDDMT
thường phân bố đa ổ. Tuy nhiên, các thuật ngữ được sử dụng để mơ tả tình trạng viêm
dạ dày mạn trong giai đoạn này không thống nhất khiến cho việc so sánh đối chiếu
kết quả giữa các nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn.

.


.

8

Năm 1982, Warren và Marshall công bố phát hiện quan trọng về sự hiện diện
của H. pylori ở niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu sau đó cho thấy có mối liên quan
mật thiết của vi khuẩn này với bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng và đặc biệt là
UTDD. Do đó, một yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần thống nhất cách phân loại,

cách trình bày kết quả nội soi và mô bệnh học đối với các trường hợp viêm dạ dày
mạn do H. pylori; đồng thời hướng dẫn cách đánh giá mức độ các hình thái tổn thương
mơ bệnh học quan trọng do nhiễm H. pylori. Trước yêu cầu này, một nhóm chuyên
gia quốc tế về tiêu hóa lâm sàng và giải phẫu bệnh đã nhóm họp, xây dựng và đề xuất
hệ thống phân loại Sydney vào năm 199029. Có thể nói hệ thống phân loại này là sự
tổng hợp kiến thức về viêm dạ dày mạn tính đến thời điểm đó. Sau 4 năm đưa vào sử
dụng, một hội nghị đồng thuận đã được tổ chức tại Houston nhằm đánh giá và cải tiến
thêm hệ thống phân loại này với kết quả là sự ra đời của hệ thống phân loại Sydney
cải tiến 30. Những thay đổi quan trọng của lần cải tiến so với hệ thống ban đầu bao
gồm: (1) sử dụng thuật ngữ viêm dạ dày mạn teo và viêm dạ dày mạn không teo niêm
mạc, (2) bổ sung một thang phân độ hình ảnh của các hình thái tổn thương mô bệnh
học quan trọng trong viêm dạ dày mạn, (3) điều chỉnh vị trí lấy mẫu sinh thiết: các vị
trí sinh thiết ở vùng hang vị và vùng thân vị được lấy ở phía bờ cong nhỏ và bờ cong
lớn. Tuy nhiên, điểm tồn tại của hệ thống này là mức độ thống nhất kết quả giữa các
nhà giải phẫu bệnh khi đánh giá tình trạng teo niêm mạc dạ dày cịn rất thấp 31,32; ít
cung cấp thơng tin giúp tiên lượng mức độ nguy cơ UTDD.
Phát xuất từ yêu cầu thực tế, “câu lạc bộ nghiên cứu về teo niêm mạc dạ dày”
thống nhất sử dụng định nghĩa teo niêm mạc dạ dày là “tình trạng mất tuyến thích
hợp” thay cho định nghĩa “tình trạng mất tuyến” được sử dụng trước đây 14. Theo
định nghĩa mới, tình trạng teo niêm mạc dạ dày sẽ bao gồm hai dạng chính là teo
niêm mạc không kèm chuyển sản (đặc trưng bởi sự mất tuyến đi kèm với sự tăng sinh
mô sợi), và teo niêm mạc có kèm chuyển sản (đặc trưng bởi sự thay thế của các tuyến
nguyên thủy bằng các tuyến chuyển sản)

.


.

9


Khơng dừng lại ở đó, mong muốn của các nhà giải phẫu bệnh là hỗ trợ và cung
cấp cho bác sĩ lâm sàng những thông tin giúp theo dõi và tiên lượng nguy cơ UTDD.
Một nhóm các chuyên gia tiêu hóa lâm sàng và giải phẫu bệnh (Nhóm hợp tác đánh
giá viêm dạ dày _ OLGA) đã thiết lập một hệ thống đánh giá giai đoạn viêm dạ dày
nhằm hướng đến những mục đích tương tự 33. Hệ thống này sử dụng định nghĩa teo
niêm mạc là tình trạng mất tuyến thích hợp và chia viêm dạ dày thành 5 giai đoạn
trên cơ sở tích hợp mức độ teo niêm mạc của vùng hang vị và thân vị. Ở mỗi vị trí
sinh thiết, tình trạng teo niêm mạc được đánh giá cụ thể dựa trên tỉ lệ phần trăm các
tuyến thích hợp bị mất. Thang điểm teo niêm mạc được tính như sau:
 Khơng teo niêm mạc, điểm = 0
 Teo mức độ nhẹ (mất tuyến thích hợp từ 1 – 30%), điểm = 1
 Teo mức độ vừa (mất tuyến thích hợp từ 31 – 60%), điểm = 2
 Teo mức độ nặng (mất tuyến thích hợp trên 60%), điểm = 3.
Để đánh giá chính xác tình trạng teo niêm mạc trên mô bệnh học theo hệ thống
OLGA cần phải sinh thiết 5 mẫu đại diện theo khuyến cáo của hệ thống phân loại
Sydney cải tiến.
Việc chia giai đoạn theo OLGA đòi hỏi phải sinh thiết đủ 5 vị trí nhưng trong
một số nghiên cứu gần đây như nghiên cứu như của Zhang và cs

34

nhận thấy cách

sinh thiết 3 mẫu mô dọc bờ cong nhỏ cho kết quả đánh giá mức độ teo niêm mạc cũng
như CSR theo hệ thống OLGA và OLGIM cũng gần với cách thức sinh thiết 5 mẫu,
mức độ thống nhất là 94,8% và 94,2%, nhóm tác giả cũng nhận định về vai trị của
cách sinh thiết 3 mẫu so với 5 mẫu trong tầm soát các tổn thương nguy cơ cao UTDD
dựa vào hệ thống OLGA và OLGIM thì diện tích dưới đường cong ROC (AUC –
ROC) cả hai cách thức gần bằng nhau là 0,992 và 0,996. Vì vậy mà nhóm tác giả đưa

ra kết luận việc sinh thiết 3 mẫu dọc bờ cong nhỏ nên là 3 vị trí bắt buộc phải có khi
tầm sốt nguy cơ UTDD. Điều này cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Kim
và cs

35

về vị trí lấy mẫu để không làm giảm mức độ nặng trong đánh giá theo hệ

thống OLGA và OLGIM. Trong một nghiên cứu của Quách Trọng Đức và cộng sự

.


.

10

(cs)

36

cho thấy so với sinh thiết 5 mẫu mô theo phân loại Sydney cải tiến, chỉ cần

sinh thiết 3 mẫu mơ dọc theo vị trí bờ cong nhỏ giúp phát hiện 100% các BN có loạn
sản, 97,7% VDDMT và CSR lan rộng.
1.1.4. Các tổn thương tiền ung thư dạ dày
1.1.4.1 Chuyển sản ruột
CSR ở dạ dày là tình trạng các tế bào biểu mô trụ của niêm mạc dạ dày bị thay
thế bởi các tế bào có hình thái của tế bào ruột non và đại tràng 30. Quá trình hình thành
CSR có lẽ là do sự biệt hóa lệch hướng của các tế bào gốc theo kiểu hình của các tế

bào ở ruột non và đại tràng, thường xảy ra khi niêm mạc dạ dày chịu tác động của các
tác nhân gây kích thích trong thời gian kéo dài và đặc biệt là do H. pylori 37.
CSR thường được phân loại thành CSR hồn tồn và CSR khơng hồn toàn.
Một cách phân loại khác theo Filipe và Jass cũng được chấp nhận rộng rãi là chia
CSR thành 3 týp I, II và III. Theo cách phân loại này, týp I tương ứng với CSR hoàn
toàn; và týp II, III tương ứng với CSR khơng hồn tồn 38. CSR hồn tồn (týp I) có
cấu trúc gần giống như niêm mạc ruột non bình thường với các tế bào đài, tế bào hấp
thu có bờ bàn chải và tế bào Paneth. Trong CSR khơng hồn tồn (týp II, III), các tế
bào dạng ruột điển hình được thay thế bởi các tế bào trụ tiết nhầy biệt hóa một phần
khơng có bờ bàn chải rõ rệt (còn gọi là các tế bào trung gian) và hiếm khi có tế bào
Paneth.
Để phân týp CSR cần tiến hành nhuộm hóa mơ chất nhầy. Trong trường hợp
CSR týp I, tế bào đài tiết chất nhầy có tính acid và bắt màu xanh khi nhuộm Alcian
blue / PAS. Tuy nhiên phương pháp nhuộm này không giúp phân biệt hai loại chất
nhầy acid là sialomucin và sulphomucin. Do đó để phân biệt týp II và týp III, cần sử
dụng phương pháp nhuộm phối hợp High Iron Diamine và Alcian blue pH 2,5. Với
phương pháp nhuộm phối hợp này, sialomucin sẽ bắt màu xanh trong khi
sulphomucin bắt màu nâu.
 CSR hoàn toàn (týp I): niêm mạc dạ dày biến đổi hoàn toàn sang niêm mạc
ruột, giống tế bào ruột non bình thường, có các tế bào hấp thu với bờ bàn

.


.

11

chải rõ, tế bào hình đài tiết ra sialomucin và một vài tế bào paneth. Týp
này không liên quan đến tổn thương tiền ung thư.

 CSR khơng hồn tồn: có tế bào hình đài chế nhầy, khơng có tế bào paneth,
tế bào hấp thu không thành thục với bờ bàn chải ngắn và khơng có enzyme
tiêu hóa. Các tế bào này được gọi là các tế bào trung gian chứa
glycoprotein acid hoặc sulfomucin như đại tràng. CSR khơng hồn tồn
gồm:
 CSR týp II: niêm mạc vùng dị sản vẫn có tính chất của niêm mạc dạ dày
gồm các tế bào hình đài tiết sialomucin và các tế bào hình trụ tiết chất nhầy
trung tính và chất nhầy acid, có ít hoặc khơng có các tế bào hấp thu, biến
đổi cấu trúc tuyến mức nhẹ.
 CSR týp III: gần giống týp II nhưng nhiều sulfomucin hơn, biến đổi cấu
trúc tuyến nhiều hơn (các khe tuyến ngoằn nghoèo chia nhánh, các tế bào
hình trụ kém biệt hóa hơn có nhân tăng sắc, lớn hơn và không đều). Đây
thường được coi là tổn thương tiền UTDD
1.1.4.2 Loạn sản và ung thư dạ dày
Loạn sản ở niêm mạc dạ dày là tình trạng bất thường về hình thái, cấu trúc của
các tuyến và tế bào biểu mô tuyến ở niêm mạc dạ dày. Các đặc điểm mô bệnh học
bao gồm tế bào không điển hình, rối loạn cấu trúc tuyến và biệt hóa bất thường. Hiện
tượng loạn sản có thể xảy ra ở vùng niêm mạc có hoặc khơng có CSR.
Trước đây có khác biệt rất lớn trong cách đánh giá loạn sản giữa trường phái
Nhật Bản và phương Tây đưa đến những khó khăn khi so sánh kết quả giữa các nghiên
cứu. Một tỉ lệ đáng kể các trường hợp được chẩn đoán là loạn sản theo trường phái
phương Tây 39 được các nhà giải phẫu bệnh Nhật Bản 40 chẩn đoán là ung thư. Phân
loại Vienna

41

là tiêu chuẩn thống nhất của hai trường phái nêu trên trong đánh giá

tổn thương loạn sản và ung thư đường tiêu hóa. Phân loại này chia loạn sản thành hai
mức độ là loạn sản độ thấp và loạn sản độ cao. Hiện nay phân loại của WHO42 cũng

đã điều chỉnh thành 2 mức độ so với trước đây để đạt được thống nhất trong cách đọc.

.


.

12

Chúng tơi tóm tắt các giai đoạn của u tân sinh tại dạ dày theo các phân loại khác nhau
để hiểu rõ cách phân loại của các tổ chức khác nhau.
Bảng 1.1 Phân biệt các giai đoạn của u tân sinh theo các phân loại khác nhau 43
Nhật 402011

Goldstein và
cs 39 1997

Vienna cập
nhật 41 2002

WHO 42
2019

Nhóm I

Khơng có u
tân sinh

U tân sinh Khơng có u tân U tân sinh khơng
khơng loạn sản sinh

loạn sản

Nhóm II

U tân sinh
lành tính

U tân
khơng
khẳng
loạn sản

Nhóm III

Ranh giới

U tân sinh loạn U tân sinh loạn U tân sinh loạn
sản độ thấp của sản độ thấp của sản độ thấp
niêm mạc
niêm mạc

Nhóm IV

Nghi ngờ ung
thư xâm lấn

U tân sinh loạn 4.1 U tuyến loạn U tân sinh loạn
sản độ cao
sản độ cao
sản độ cao của

4.2 Ung thư biểu niêm mạc

sinh Không thể xác U tân sinh không
thể định chắc chắn thể khẳng định
định có u tân sinh
loạn sản

mô không xâm
lấn
4.3 Nghi ngờ
ung thư biểu mô
xâm lấn
4.4 Ung thư biểu
mơ trong niêm
mạc
Nhóm V

Ung thư biểu Ung thư biểu Ung thư biểu mô Ung thư biểu mô
mô xâm lấn mô xâm lấn lớp xâm lấn lớp xâm lấn lớp dưới
lớp dưới niêm dưới niêm
dưới niêm
niêm

1.1.5. Viêm dạ dày mạn và nguy cơ UTDD
1.1.5.1 VDDMT và nguy cơ UTDD
Một trong những phân tích gộp28 đầu tiên đánh giá nguy cơ UTDD trên
VDDMT dựa trên mơ bệnh học, phân tích này gồm 5 nghiên cứu ở Châu Âu và 3

.



.

13

nghiên cứu tại Châu Á nhận thấy rằng tỉ lệ mới mắc hằng năm của UTDD trên những
trường hợp VDDMT dao động từ 0,1% đến 0,5%. Dựa trên đánh giá mức độ teo niêm
mạc theo hệ thống OLGA, Rugge và cs đã thực hiện một nghiên cứu đa trung tâm44
để đánh giá mối tương quan giữa các giai đoạn viêm dạ dày với nguy cơ UTDD trên
các nhóm dân số khác nhau. Nghiên cứu này chỉ ra rằng giai đoạn OLGA của viêm
dạ dày phản ánh tỷ lệ mắc UTDD ở các dân số có mức độ nguy cơ ung thư khác nhau.
Các nghiên cứu quan sát từ các nhóm dân số có các mức độ nguy cơ UTDD khác
nhau cũng cho thấy các tổn thương tiền ung thư và UTDD thường gặp ở nhóm OLGA
III-IV 33. Trong một nghiên cứu cắt ngang tiến cứu trên 439 bệnh nhân ngoại trú ở Ý
thực hiện nội soi với sinh thiết tiêu chuẩn hóa cũng nhận thấy các tổn thương tiền ung
thư và UTDD thường gặp ở nhóm OLGA III-IV 33.
1.1.5.2 CSR và nguy cơ UTDD
Một nghiên cứu tiến cứu thực hiện tại Hà Lan nhận thấy tỉ lệ mới mắc UTDD
trên những BN CSR là 0,25% trong 5 năm 38. Nghiên cứu tiến cứu khác tại Thụy Điển
cũng nhận thấy tỉ lệ chuyển thành UTDD là 1/39 trong 20 năm theo dõi 45. Trong một
phân tích gộp gồm 9 nghiên cứu (4 từ Hoa Kỳ, 4 từ các quốc gia Tây Âu, và 1 tại Hàn
Quốc), tỉ lệ UTDD dao động từ 0,38 – 17,08 mỗi 1000 người – năm. Đa số các nghiên
cứu nhận thấy độ dao động trong khoảng 1,26 – 4,1 mỗi 1000 người –năm46.
Týp CSR và nguy cơ UTDD. Một nghiên cứu trên những BN UTDD tại
Slovenia cho kết luận rằng tỉ lệ mới mắc tích lũy của UTDD trên những BN có CSR
là 1,3% ở nhóm CSR hồn tồn týp 1, 2,8% ở nhóm CSR khơng hồn tồn týp 2 và
9,8% ở nhóm CSR khơng hồn toàn týp 3 47. Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha cũng
nhận thấy điều tượng tự khi UTDD xảy ra trên nhóm CSR khơng hịan tồn là 18,2%
và chỉ có 0,9% ở nhóm CSR hồn tồn 48. Trong phân tích đa biến, nghiên cứu này
cũng chỉ ra CSR khơng hồn toàn liên quan đến nguy cơ UTDD với HR = 11,3 (KTC

95%: 3,8- 33,9)
CSR lan rộng và nguy cơ UTDD. Theo Cassaro và cs, CSR có 4 dạng, dạng
khu trú và dạng ưu thế ở hang vị thì khơng khác biệt giữa BN UTDD và loét dạ dày

.


.

14

nhưng dạng “Magenstraße” (liên quan đến bờ cong nhỏ dạ dày lan từ tâm vị đến môn
vị) và dạng lan tỏa (phát hiện ở toàn bộ dạ dày chỉ trừ vùng đáy vị) thì liên quan mật
thiết với nguy cơ UTDD với tỉ số chênh (OR) lần lượt là 5,7 và 12,2 49. Tuy nhiên
định nghĩa về CSR lan rộng vẫn còn chưa thống nhất. Reddy và cs 50 định nghĩa CSR
lan rộng nếu CSR hiện diện ít nhất 2 vị trí sinh thiết. Cassaro49 định nghĩa CSR lan
rộng khi nó đa ổ và lan rộng hơn 3-6 /12 vị trí sinh thiết. Hướng dẫn của Châu Âu
2019 định nghĩa CSR lan rộng khi nó đa ổ và xuất hiện ở vùng hang vị và thân vị 51.
Gần đây một nghiên cứu tại Nhật theo dõi 573 BN trong 6,2 năm nhận thấy UTDD
trên 21 BN. Tỉ lệ mới mắc tích lũy 5 năm là 1,5% ở nhóm khơng CSR, 5,3% ở nhóm
CSR ở hang vị và 9,8% ở nhóm CSR lan đến thân vị 52.
1.1.5.3 Loạn sản và nguy cơ UTDD
Nghiên cứu tại Hà Lan cũng nhận thấy tỉ lệ mới mắc UTDD ở nhóm loạn sản
độ thấp và độ cao lần lượt là 0,6% và 6% 38. Tại Thụy Điển tỉ lệ này là 1/19 sau 20
năm theo dõi. Một nghiên cứu tại Nhật nhận thấy có một tỉ lệ những BN loạn sản độ
thấp sau khi cắt tổn thương thì phát hiện UTDD 53. Do đó, chiến lược quản lý những
BN có loạn sản đơn giản hơn VDDMT và CSR, đó là cắt bỏ tổn thương bất kể loạn
sản độ thấp hay cao.
1.1.5.4 Tổn thương nguy cơ cao UTDD
Quách Trọng Đức và cs7 đã đề xuất một cách phân loại các tổn thương

VDDMT, CSR, loạn sản thành 3 nhóm dựa theo nguy cơ UTDD.
 Nhóm 1: khơng có nguy cơ
 Nhóm 2: có nguy cơ được định nghĩa là CSR ở hang vị và VDDMT
mức độ nặng từ 1 vị trí sinh thiết trở lên
 Nhóm 3: nguy cơ cao được định nghĩa là khi có ít nhất một trong những
đặc điểm sau trên mô bệnh học: loạn sản, viêm dạ dày mức độ OLGA
III-IV, CSR lan rộng, CSR khơng hồn tồn ở bất kỳ vị trí bấm sinh
thiết nào.

.


.

15

Trong một phân tích áp dụng cách phân loại trên, Quách Trọng Đức 7 nhận
thấy tỉ lệ nhóm nguy cơ cao UTDD là 16,4%. Khi áp dụng TNMNS như một cơng cụ
chẩn đốn, tác giả nhận thấy TNMNS mức độ trung bình - nặng có khả năng dự đốn
tổn thương nguy cơ cao UTDD với độ nhạy, độ đặc hiệu, tỉ số khả dĩ dương và âm
lần lượt là 93% (KTC 95%: 86%-100%), 65% (KTC 95%: 58% - 71%), 2,64 (KTC
95%: 2,18 – 3,18) và 0,10 (95% CI 0,03 – 0,30). 155 (55%) BN có mức độ teo nhẹ
hoặc khơng teo không cần đến sinh thiết hệ thống. Điều này đặc biệt hữu ích trên
những dân số mà có nguy cơ UTDD thấp. Dẫn chứng cho điều này chúng ta xem lại
một nghiên cứu thu nhận những BN ở Anh và ở Nhật. Rõ ràng là số những BN có
mức độ TNMNS trung bình/ nặng ở Anh chỉ khoảng 4,8% (6/126) trong khi con số
này lên đến 36,6% (46/126) trên BN ở Nhật 54. Vì vậy những BN ở mức độ teo từ trung
bình/ nặng sẽ được hưởng lợi hơn từ việc sinh thiết hệ thống vì sau sinh thiết chúng ta sẽ
nhận ra được những BN nào thuộc vào nhóm nguy cơ cao UTDD và sẽ có kế hoạch theo
dõi phù hợp.

1.2. PHÂN LOẠI KYOTO TRÊN NỘI SOI
1.2.1. Lịch sử phân loại Kyoto trên nội soi
Từ ngày 10-12 tháng 5 năm 2013, hội nghị lần thứ 85 của Hội Nội Soi Nhật
Bản (JGES) được tổ chức tại Kyoto. Hai chủ đề chính trong chẩn đốn viêm dạ dày
đã được thảo luận tại cuộc họp này. Một là làm rõ dấu hiệu được sử dụng để chẩn
đoán viêm dạ dày do nhiễm H. pylori trên nội soi dạ dày và cố gắng mang lại tính
khách quan, độ chính xác cao hơn trong kết quả nội soi, cũng như trong các đánh giá
mô bệnh học dựa trên phân loại Sydney cải tiến. Hai là phát triển một phân loại viêm
dạ dày trên nội soi có thể đánh giá nguy cơ UTDD. Từ đó phân loại Kyoto trên nội
soi ra đời. Nội dung của phân loại này được ấn bản đầu tiên dưới sự chủ biên của
Haruma vào năm 2014 và tái bản, chỉnh sửa lần 2 vào năm 2017 bằng tiếng Nhật.
1.2.2. Các đặc điểm trên nội soi của viêm dạ dày theo phân loại Kyoto
Phân loại Kyoto mô tả chi tiết 19 đặc điểm nội soi (bảng 1.2) và dựa trên những
đặc điểm này phân chia các BN thành 3 nhóm (i) đang nhiễm H. pylori, (ii) khơng
nhiễm H. pylori, và (iii) đã từng nhiễm H. pylori.

.


×