TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Khóa luận tốt nghiệp
TÊN KHÓA LUẬN
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
NGÀNH :
KHÓA :
-200
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Khóa luận tốt nghiệp
TÊN KHÓA LUẬN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TS. NGUYỄN VĂN A TRAN VAN B
MSSV
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn…
Trần Văn B
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Sắp xếp theo chương và đánh số trang bên phải (có thể dùng định dạng index
trong word để tạo mục lục)
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tóm tắt kết quả đạt được của Khóa luận tốt nghiệp (khoảng 300 từ)
SUMMARY
This section is used for summary of dissertation (about 300 words)
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tính cấp thiết của đề tài (đi từ tổng quát đến cụ thể nhằm nêu ra những bằng
chứng có tính thuyết phục để thực hiện đề tài.
- Mục tiêu của đề tài (định hướng để giải quyết những cấp bách của môi
trường, của xã hội, hay của một cộng đồng dân cư…).
- Mục tiêu giúp ta đặt ra đề tài nghiên cứu từ những vấn đề đã xác định. Do
đó, mục tiêu nghiên cứu là trả lời các vấn đề sau:
1 Nghiên cứu sẽ giúp gì trong giải quyết vấn đề
2 Những điều cần đạt được trong quá trình nghiên cứu
3 Nghiên cứu có khả thi hay không trong sự giới hạn của thời gian, thông
tin và khả năng?
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Dẫn nhập và liên kết các phần này sao cho câu cuối cùng là …thực hiện đề
tài “Tên đề tài được đặt tại đây”
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Tổng hợp và trích dẫn từ các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ tổng
quát đến chi tiết.
- Mỗi trích dẫn phải ghi tên tác giả và năm mà công trình nghiên cứu đó được
công bố. Ví dụ: Sự hình thành bùn thải…(Kiên, 2002); Việc thiết kế hệ
thống thu khí biogas…(An và cộng sự, 1999); Ảnh hưởng độc tính của
cadmium lên tế bào…(Davis et al., 1972; Charles et al., 1983).
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tình hình nghiên cứu tại Việt Nam có
liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Người thực hiện phải biết liên kết các phần trích dẫn lại với nhau sao cho
chặt chẽ, logic
- Tổng quan tài liệu là tổng hợp tất cả những vấn đề đã được giải quyết liên
quan đến nghiên cứu mà tác giả sẽ làm, kể cả phần phương pháp nghiên cứu
của các tác giả đi trước.
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Vật liệu
- Các hóa chất và thiết bị dự kiến sẽ sử dụng (tham khảo ở các nghiên cứu đã
được thực hiện trước đây)
- Nơi sẽ thực hiện: Phòng thí nghiệm, Trung Tâm, Viện, Khoa…liệt kê một số
nơi sẽ thực hiện đề tài với những loại máy móc liên quan đến các phương
pháp phân tích
3.2. Phương pháp
- Bằng cách nào có thể đạt được các dữ liệu mong muốn? Bằng tham khảo tài
liệu, đo đạc hay bảng câu hỏi? Bạn chuẩn bị cho việc thực hiện đó thế nào?
- Xem các phương pháp đã được thực hiện trước đây liên quan đến tài tài
(Phương pháp nào thường được sử dụng thì ưu tiên đề cập trước)
- Các phương pháp nghiên cứu phải được định hình một cách rõ ràng và chính
xác.
- Sự định hình phương pháp nghiên cứu phải dựa trên mục tiêu mà đề tài đặt
ra.
- Xây dựng các mô hình thí nghiệm, bản vẽ thiết kế hợp lý.
- Thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kê, ANOVA,
SWOT…
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
- Nêu kết quả đạt được và biện luận kết quả đạt được.
- So sánh các kết quả đạt được với các nghiên cứu trước
- Các mô hình, bản vẽ có thể áp dụng trong thực tế (nhà máy, khu xử lý…)
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Dựa vào các kết quả đạt được đưa ra những kết luận chính xác
- Nêu ý nghĩa thực tiễn, khả năng áp dụng trong thực tế. Phần này liên quan
đến địa bàn mà đề tài sẽ được thực hiện
- Nếu là đề tài nghiên cứu cơ bản thì phải làm nỗi bật được tính mới, sáng tạo
của đề tài và định hướng áp dụng của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng nước ngoài
Đối với bài báo
Tên tác giả (theo thứ tự A, B, C…của tác giả đầu tiên, in đậm), năm xuất bản.
Tên bài báo (in nghiêng). Tên tạp chí, số tạp chí, từ trang – đến trang.
Đối với sách
Tên tác giả (theo thứ tự A, B, C…của tác giả đầu tiên, in đậm). Tên sách – tên
tiêu đề chương trích dẫn (nếu có, in nghiêng), số chương (chương 1, 2,…). Nhà
xuất bản, năm xuất bản.
Ví dụ:
1. Abernathy, C. O.; Thomas, D. J.; Calderon, R. L., 2003. Health Effects and
Risk Assessment of Arsenic. Journal of Nutrition, 133, 1536 – 1538.
2. Ferguson, J. F.; Gavis, J. A., 1972. A review of the arsenic cycle in natural
waters. Water Research, 6, 1259 – 1274.
2. Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Vân Anh, Phạm Hồng Đức Phước, Lê Quốc Tuấn, 2002. Cỏ
Vetiver (Vetiveria zizaniodes L.): Một giả pháp sinh học mới trong xử lý nước
thải. Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, 1, 1-5.
2. Phạm Hồng Đức Phước, Dương Thành Lam, Lê Quốc Tuấn, 2003. Cỏ
Vetiver (Vetiveria zizaniodes L.): Đa năng, đa dụng. Tạp chí khoa học kỹ thuật
Nông Lâm Nghiệp, 1, 138-143.
3. Lê Quốc Tuấn, Phạm Minh Thịnh, 2002. Đánh giá chất lượng nước một số
ao nuôi thủy sản nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để tối ưu hóa
ao nuôi và bảo vệ môi trường. Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, 3,
121-124.
PHỤ LỤC
Đồ thị, bảng biểu và hình ảnh bổ sung liên quan đến khóa luận tốt nghiệp được đặt
ở đây
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
Định dạng trang:
Khổ giấy (Paper size): A4; Kiểu chữ (Font): Times New Roman; Cỡ chữ (Font
size): 13
Sử dụng mã Unicode cho toàn bộ đề cương.