Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Công Nghiệp Hóa Và Đô Thị Hóa Đến Sự Biến Động Đất Nông Nghiệp Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.1 KB, 24 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Phan Đức Tuấn



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Hà Nội - Năm 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Phan Đức Tuấn

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải






Hà Nội - Năm 2012


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Nghiên cứu ngoài nước 3
1.3 Nghiên cứu trong nước 11
1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến sự biến động đất
nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 17
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đông Anh 33
3.1.1. Vị trí địa lý 33
3.1.2. Thời tiết, khí hậu 34
3.1.3 Địa hình 35
3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 39
3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp khu
vực nghiên cứu 41
3.3.1 Tình hình phát triển công nghiệp 41
3.3.2 Tình hình phát triển đô thị 44
3.3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp
46
3.4 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng đất nông nghiệp khu
vực nghiên cứu 55

3.5 Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa 63
3.6 Đề xuất các biện pháp trong quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp 66
3.6.1. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất 66
3.6.1.1 Giải pháp về quy hoạch KCN, đô thị gắn với bảo vệ môi trường 66
a. Lồng ghép BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng 66
b. Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp 67

c. Phát triển trồng cây xanh và bảo tồn mặt nước trong các đô thị và các khu
công nghiệp huyện Đông Anh 68
3.6.2 Giải pháp giáo dục môi trường 69
3.6.3 Giải pháp quan trắc môi trường 70
3.6.4 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải 70
3.6.5 Giải pháp về khoa học công nghệ 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76






1

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi mở rộng, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội mới có khoảng 192 nghìn
ha (chiếm 54,7% diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 160
nghìn ha. Diện tích đất này được quy hoạch đến năm 2020 nhằm:
Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng
và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái
của Thủ đô.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mặt tập
trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn,
xây dựng các trung tâm công nghệ cao.
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có thế
mạnh của Thủ đô.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thành phố Hà Nội, bên cạnh những
mặt tích cực là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh để cải thiện chất lượng
cuộc sống của con người, tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề quan tâm: sự gia
tăng mật độ dân số và phương tiện giao thông, đất đai bị suy giảm về số lượng và
chất lượng, tài nguyên thiên nhiên được khai thác triệt để hơn, các chất thải ngày
càng gia tăng về chủng loại lẫn số lượng, ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng nếu
không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý tốt các chất thải.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công
nghiệp hóa, đô thị hóa phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này hầu hết tập trung vào 12 vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cho
các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến diện tích đất chỉ mang
tính thông kê, ảnh hưởng đến chất lượng thì hầu như chưa có, ảnh hưởng đến môi
trường đất chỉ mang tính chất cục bộ ở xung quanh một số khu công nghiệp cũ, làng
nghề và một số vùng thâm canh cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã
2

được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vốn đầu tư lớn, khó áp dụng
trên diện rộng đặc biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị
thu hồi. Những nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật
nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên một
đơn vị diện tích, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn khá ít và thiếu tính liên ngành.
Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng,
đặc biệt vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà còn tạo ra sự
phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần xây dựng Thành phố
Hà Nội trở thành trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,
đầu mối giao lưu quốc tế trong xu hướng phát triển bền vững của cả nước. Vì vậy,

cần thiết thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị
hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.








3

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.2 Nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa phát triển công nghiệp và đô
thị đến phát triển nông nghiệp và nông thôn
1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng
đất nông nghiệp
1.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng
đất nông nghiệp
1.3 Nghiên cứu trong nước
1.3.1 Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa phát triển công nghiệp và đô
thị đến phát triển công nghiệp và nông thôn
1.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng,
chất lượng và sản xuất nông nghiệp
1.3.3 Nghiên cứu về các mô hình nông nghiệp ven đô thị
1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến sự biến
động đất nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
1.4.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp

1.4.2 Tình hình phát triển đô thị
1.4.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến số lượng đất nông nghiệp
1.4.3.1 Tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất
1.4.3.2 Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
4


Chương 2- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đất: Các loại đất đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh.
Nước: Nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp
Công nghiệp: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng
nghề đại diện cho các loại hình nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh.
Các khu đô thị
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện
Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, văn hóa…
Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: dân số, giáo dục, cơ sở hạ tầng
2.2.2 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu.
2.2.2.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp
Nghiên cứu sự hình thành, phát triển và hoạt động của các khu công nhiệp, khu
chế xuất, cụm công nghiệp…
2.2.2.2 Tình hình phát triển đô thị
Nghiên cứu quá trình đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng
2.2.2.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông
nghiệp
Điều tra , đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông
Anh. Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến biến động

diện tích đất nông nghiệp và dự báo đến năm 2020.
5

2.2.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến tính chất đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu
2.2.3.1 Hiện trạng chất lượng đất khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng hợp số liệu đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện, xác định các nghuyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp do quá
trình công hóa, đô thị hóa.
2.2.3.2 Các nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do công
nghiệp hóa và đô thị hóa
2.2.2.3 Đề xuất các giải pháp tổng hợp trong quan lý và sử dụng hiệu quả quỹ
đất nông nghiệp
Trên cơ sở những biến động về diện tích cũng như những ảnh hưởng đến chất
lượng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu
quả và hợp lý đất nông nghiệp.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có
liên quan
Đề tài sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan
về ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích và chất lượng đất nông
nghiệp trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó, sẽ rút ra một số vấn đề có tính lý luận và
thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Luận văn tiến hành điều tra khảo sát tình hình phát triển công nghiêp và đô thị
trên địa bàn huyện Đông Anh.
2.3.3 Phương pháp điều tra có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trong
phỏng vấn nông dân, cán bộ chuyên môn ở xã, huyện, về tình hình mất đất nông
nghiệp, thực trạng thu nhập đời sống của hộ bị mất đất; các cơ chế chính sách đã áp
6


dụng, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động bị mất đất nông nghiệp;
sự thay đổi trong bố trí cây trồng, mùa vụ, tình hình sản xuất, mức độ và trình độ đầu
tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, qua đó xác định hiệu quả của các loại hình sử
dụng đất hiện tại.
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic
Nhằm thống kê, phân tích, so sánh thực trạng chất lượng đất, diện tích đất nông
nghiệp, do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở khu vực nghiên cứu.
2.3.5 Phương pháp phân tích hệ thống
Để rút ra các kết luận có tính khoa học trong việc đánh giá ảnh hưởng của công
nghiệp hóa và đô thị hóa đến diện tích và chất lượng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp.
2.3.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ quản lý để đề xuất các giải
pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp.








7


Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đông Anh
3.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống sông

Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích tự
nhiên là 18.230 ha. Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn. Về địa
giới hành chính của huyện Đông Anh như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
+ Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
+ Phía Nam giáp sông Hồng
+ Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có
sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội -
Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được
nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội
Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện
có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà
Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là
tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.
3.1.2. Thời tiết, khí hậu
Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí
hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt,
mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh,
8

nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho
Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.
3.1.3 Địa hình
Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng,
Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và
vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm
có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và

trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất
vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ
thấp nhất là 3,5 m, trung bình là cao 8 m so với mực nước biển.
3.1.4 Đặc điểm đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Anh là 18213,90 ha, bao gồm cả
một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven
sông nhiều phù sa, được bồi đắp mầu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là
đất bạc mầu.
3.1.5 Thủy văn, nguồn nước
Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống
trên địa bàn Đông Anh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600- 1.800 mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10, tập trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm. Vào mùa này thường gây hiện
tượng ngập úng cho các xã vùng trũng.
3.1.6 Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa- lịch sử
Đông Anh là địa phương có truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng, ở đây
còn lưu giữ được nhiều di tích từ thời kỳ đầu dựng nước đến các giai đoạn khác
nhau của lịch sử đất nước. Trên địa bàn huyện có 205 đền, chùa; có 10 địa điểm là
các cơ sở cách mạng. Trong đó có 28 đền, chùa, địa điểm đã được nhà nước xếp
9

hạng là di tích lịch sử và văn hoá. Những công trình tiêu biểu là Cổ Loa, Đền Sái,
địa đạo Nam Hồng.
3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
3.2.1 Tổng quan về dân số, đời sống
3.2.2 Giáo dục
3.2.3 Cơ sở hạ tầng
3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông
nghiệp khu vực nghiên cứu
3.3.1 Tình hình phát triển công nghiệp

Quá trình phát triển khu công nghiệp Thăng Long tại địa bàn nghiên cứu tính
đến tháng 10 năm 2009 đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép giai đoạn 1 là
năm 1997, giai đoạn 2 là năm 2002 và giai đoạn 3 là năm 2006, với tổng diện tích
quy hoạch là 274,8ha. Khu công nghiệp Thăng Long từ khi đi vào họa động đã thu
hút được rất nhiều lao động trẻ tại địa phương đến làm việc, giải quyết ổn định vấn
đề việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Khu công nghiệp không chỉ thu hút lao
động địa phương và còn thu hút được rất nhiều lao động trẻ từ các tỉnh khác khiến
cho số lượng lao động vãng lai sinh sống tại khu vực ngày càng tăng dẫn đến biến
động dân số cục bộ tại khu vực nghiên cứu là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên hiện
nay do ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà diện
tích đất nông nghiêp đã bị thu hồi nhiều để phục vụ những mục đích khác nhau dẫn
đến người dân thiếu việc làm, đó là thực tế của nhiều vùng nông nghiệp ven đô
trong đó có xã Võng La- Đông Anh. Tính đến thời điểm này xã Võng La bị thu hồi
phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp xã Võng La
trước đây khoảng 200 ha, nhưng từ khi khu công nghiệp Thăng Long đi vào hoạt
động thì diện tích đất của xã hiện nay chỉ còn khoảng 65 ha. Nhưng trên thực tế
hiện nay 65 ha đất nông nghiệp còn lại chỉ có khoảng 30 ha đất nông nghiệp, còn 35
ha còn lại thì chuyển sang trồng các loại cây trồng khác chứ không thể trồng lúa
10

được do không có đường nội đồng và hệ hống tiêu thoát nước để cung cấp cho mùa
vụ, mặt khác dân đổ rác thải bừa bãi gây ô nhiễm và làm đất mất chất.
Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu
công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có một số làng nghề
truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục
Tú… Đóng trên địa bàn huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần,
105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước
một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.
3.3.2 Tình hình phát triển đô thị
Đi cùng với công nghiệp hóa là đô thị hóa. Trên địa bàn huyện có 1 thị trấn

và 23 xã, quá trình đô thị hóa ở huyện chủ yếu ở khu vực thị trấn Đông Anh và các
vùng lân cận. Theo số liệu Cục thống kê Thành phố Hà Nội tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2011 thì tổng dân số huyện Đông Anh là 359,5 nghìn người là huyện đứng
thứ ba sau Quận Đống Đa và huyện Từ Liêm về tổng dân số của Thành phố Hà Nội.
Trong đó, dân số đô thị của huyện là 27,6 nghìn người chiếm 7,77%.

11

3.3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông
nghiệp
3.3.3.1 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000- 2005
3.3.3.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006- 2011
a. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2006
b. Tình hình sử dụng đất năm từ năm 2008 đến năm 2011
c. Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2006 đến 2011
Bảng 3.11. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006- 2011
STT

Mục đích sử dụng đất Năm 2006 Năm 2011 Tăng (+) giảm (-)
Tổng diện tích 9611,34

9225,49

-385,85

1
Đất sản xuất nông nghiệp
9061,92

8600,25


-461,67

2
Đất trồng cây hàng năm
8874,05

8396,74

-477,31

3
Đất trồng cây lâu năm
187,87

203,51

15,64

4
Đất nuôi trồng thủy sản
549,42

613,34

63,92

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Đông Anh, 2006- 2011)
Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy: Tổng diện tích đất nông nghiệp đã
giảm xuống từ năm 2006 với 9611,34 ha xuống còn 9225,49 ha năm 2011, giảm

385,85. Trong đó cụ thể như sau:
Đất trồng cây hàng năm với 8874,05 ha năm 2006 giảm 477,31 ha xuống còn
8396,74 ha năm 2011. Trong khi đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản
tăng lần lượt là 15,64 ha và 63,92 ha. Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp giảm
chủ yếu là đất trồng cây hàng năm.
Khác với giai đoạn 2000- 2005, diện tích đất thậm chí không tăng mà còn
giảm đi. Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là do
12

chuyển đổi mục đích sử đất, mà chủ yếu của việc này là phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa.
3.3.3.3 Dự báo diện tích đất nông nghiệp huyện Đông Anh đến năm 2020
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, huyện
Đông Anh có khoảng 672 nghìn dân. Ngành nông nghiệp đóng vai trò thứ yếu trong
cơ câu kinh tế, vì vậy diện tích đất nông nghiệp sẽ bị cắt giảm mạnh.
Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng đất phần nông thôn đến năm 2020 huyện Đông Anh
STT

Loại đất Diện tích (ha)

1 Đất ở 1092,77
2 Đất ở cũ 967,09
3 Đất ở mới 125,68
4 Đất TTCN và công nghiệp 168,37
5 Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật 594,42
6 Đất giao thông đô thị và đối ngoại 435,66
7 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị 36,50
8 Đất giao thông nông thôn 122,26
9 Đất công trình công cộng 152,78
10 Đất công viên cây xanh 45,85

11 Đất cây sinh thái 843,78
12 Đất ngâp lụt ven sông 2407,14
13 Đất nông nghiệp và đất khác 3936,10
(Nguồn: Quy hoạch chi tiết đô thị Đông Anh đến năm 2020)

Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp của huyện hiện nay là 9225,20 ha,
song theo quy hoạch chi tiết đến năm 2020 thì diện tích đất nông nghiệp chỉ còn
3936,10 ha.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của huyện Đông Anh đã gây ảnh
hưởng rõ nét đến sự biến động diện tích đất nông nghiệp nghiệp của huyện. Ảnh
13

hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp
và môi trường đất.
3.4 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng đất nông
nghiệp khu vực nghiên cứu
3.4.1 Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu
Có 3 tác nhân gây ô nhiễm đất là:
 Tác nhân hóa học
 Tác nhân vật lý
 Tác nhân sinh học
Trong khuôn khổ luận văn này, tác nhân hóa học mà cụ thể là một số kim
loại nặng được tôi nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến môi
trường đất nông nghiệp huyện Đông Anh.
3.4.1.1 Hàm lượng kim loại nặng trong nước tưới một số khu vực huyện
Đông Anh
Hàm lượng kim loại nặng:
Với chỉ tiêu As trong mẫu nước khu vực nghiên cứu đều trong giới hạn cho
phép. Giá trị As ở lượng nhỏ (0,001mg/l- 0,005mg/l) chiểm tỷ lệ lớn (49,63%). Mẫu
có giá trị cao nhất tại xã Nam Hồng là (NNH1) 0,056mg/l, còn lại đa số các mẫu

đều có giá trị rất nhỏ so với QCVN.
Với chỉ tiêu Hg: Hầu hết các mẫu nước đều có giá trị nằm trong giới hạn cho
phép, duy nhất có mẫu NKC3 (0,00136 mg/l) có giá trị vượt QCVN.
Giống với As, hàm lượng Pb trong nước khu vực nghiên cứu có giá trị trung
bình thấp hơn rất nhiều so với QCVN.
Với chỉ tiêu Cd: Trong nước tưới ở các xã nghiên cứu đã có hiện tượng ô
nhiễm Cd. Trong số các kim loại nặng được phân tích thì Cd là chỉ có số lượng vượt
QCVN (0,01 mg/l) nhiều nhất là 16 mẫu. Điều đáng chú ý là không những khu
14

trồng rau của hộ gia đình chưa được công nhận rau an toàn bị ô nhiễm nguyên tố
này mà khu vực trồng rau an toàn của xã Cổ Loa cũng vượt giới hạn.
Cd là chỉ tiêu đáng báo động về mức độ ô nhiễm. Có 3 xã Bắc Hồng, xã Nam
Hồng và xã Kim Chung có giá trị trung bình vượt quá QCVN. Kim Chung là xã có
giá trị trung bình cao nhất 0,013 mg/l, 2 xã Bắc Hồng và Nam Hồng có giá trị trung
bình như nhau 0,012 mg/l. Ngoài ra Cổ Loa và Tiên Dương là 2 xã có hàm lượng
Cd gần mức ô nhiễm với giá trị trung bình lần lượt là 0,009 mg/l và 0,006 mg/l.
Với chỉ tiêu Pb: Cũng như Cd, Pb trong mẫu nước ở một số khu vực nghiên
cứu cũng vượt quá giới hạn cho phép. Trong tổng số 73 mẫu nước thì có 11 mẫu
nước có hàm lượng Pb cao hơn 0,1 mg/l, chiếm 24,65% số mẫu vượt giới hạn cho
phép. Mẫu có giá trị cao nhất là NKC8 (0,213 mg/l) gấp 2,13 lần. Khu vực này cũng
là nơi có số lượng mẫu vượt QCVN nhiều nhất so với các xã khác (3/8 mẫu).
Ngược lại, Vân Nội là xã có hàm lượng Pb thấp nhất, các giá trị dao động trong
khoảng 0,009 mg/l- 0,017 mg/l chiếm tỷ lệ lớn (53,33%).

Từ hình vẽ cho thấy giá trị Pb trung bình của các xã trong khu vực nghiên
cứu tương đối cao. Giá trị trung bình tuy chưa vượt QCVN nhưng số lượng xã có
hàm lượng Pb gần mức ô nhiễm khá nhiều 5/7 xã. Trong đó, Kim Chung là xã có
giá trị Pb trung bình cao nhất 0,085 mg/l, với hàm lượng 0,035 mg/l, Vân Nội và
Kim Nỗ là 2 xã có giá trị rất nhỏ so với QCVN (0,1 mg/l).

Kết quả nghiên cứu cho thấy nước trong khu vực nghiên cứu chưa bị ô
nhiễm As, Hg, Pb chưa bị ô nhiễm nhưng hàm lượng tương đối cao ở các xã Bắc
Hồng, Nam Hồng, Tiên Dương, Cổ Loa và Kim Chung. Điều đáng lưu ý ở đây là xã
Kim Chung, là nơi khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang hoạt động. Hàm lượng
Pb và Cd ở xã Kim Chung đều có giá trị trung bình lớn hơn các xã còn lại. Điều này
cho thấy trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng nước tưới khu vực nghiên cứu.

15

3.4.1.2 Hàm lượng kim loại nặng trong đất khu vực nghiên cứu
Cũng như chất lượng nước tưới, chất lượng đất ở khu vực nghiên cứu đã có
biểu hiện ô nhiễm Pb
Với chỉ tiêu Pb: Các mẫu đất, mẫu bùn có hàm lượng Pb khác nhau. Hàm
lượng Pb trong đất và bùn trong khoảng 8,98 mg/kg đến 76,41 mg/kg. Các mẫu có
hàm lượng Pb gần hoặc vượt QCVN chủ yếu là các mẫu bùn còn mẫu đất có giá trị
Pb vượt QCVN ít hơn. Trong tổng số 135 mẫu đất thì có 15 mẫu bị ô nhiễm kim
loại này. Mẫu có hàm lượng Pb cao nhất là ĐTD15 với 76,41.
Với chỉ tiêu Cd: QCVN cho phép là 2mg/kg thì trong các mẫu đất nghiên
cứu có 10 mẫu vượt quá, chiếm 7,40%. Mẫu cao nhất là ĐKC19 (2,88 mg/kg) và
mẫu thấp nhất là ĐVN (0,07 mg/kg). Tuy nhiên số mẫu có hàm lượng Cd lớn hơn 1
khá nhiều (24/135 mẫu). Số liệu này cảnh báo đang có sự tích lũy Cd. Khi so sánh
kết quả phân tích mẫu nước và mẫu đất trong cùng một địa điểm cho thấy những
mẫu nước có giá trị Pb, Cd lớn thì mẫu đất tại đó cũng cho kết quả tương tự như
mẫu BH5, NH3, TD12.
Với chỉ tiêu Hg và As: Hàm lượng trong đất của hai nguyên tố này đều rất
nhỏ so với QCVN. Một số mẫu còn dưới ngưỡng phát hiện của máy đo.
3.5 Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa
3.5.1 Nguồn gốc từ nước thải

Đông Anh hiện nay là nơi tập trung nhiều nhà máy, công ty, xí nghiệp như
Công ty sản xuất phân sinh học Hà- Gianh (phối hợp với công ty Sông Gianh sản
xuất phân hữu cơ vi sinh) đồng thời còn sản xuất pin thuộc địa phận thôn Tiên Kha,
xã Tiên Dương, công ty giấy An Thành: sản xuất giấy và giấy lụa TISSUE, nước
thải của xí nghiệp xả ngay vào kênh bê tông đang dẫn nước (thuộc xã Nam Hồng).
Công ty thiết bị điện Vietnam- Hungari sản xuất động cơ 1- 3 pha, balat đèn ống,
quạt điện dân dụng và cô nghiệp, công ty LG - VINA sản xuất lắp ráp điện tử cao-
16

hạ thế, công ty xích líp xe đạp Đông Anh, công ty khóa Việt Tiệp Đông Anh ( thuộc
xã Nguyên Khê), công ty VIT- METAL sản xuất tấm lợp kim loại, nước thải từ các
quá trình gia công kim loại, xử lý bề mặt kim loại, mạ, crôm hóa, kim loại nặng
đồng, Niken thuộc xã Bắc Hồng. Các công ty này hầu như chưa có hệ thống xử lý
nước thải nên thải trực tiếp ra các mương rãnh gần đó.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước thải
Khu vực lấy mẫu Đơn vị Zn Cd Cu Pb
Tiên Dương ppm 0,0098 0,0062 0,005 0,186
Nam Hồng ppm 0,0476 0,0019 0,002 0,134

Nguyên Khê
N1 ppm 0,0528 0,0056 0,003 0,062
N2 ppm 0,3389 0,0138 0,004 0,073
N3 ppm 4,0918 0,0019 0,004 0,018
Bắc Hồng ppm 0,2500 0,0170 0,009 0,127
QCVN ppm 2 0,02 1 0,1
(Nguồn: [18])
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kẽm trong mẫu nước thải N3 tại xã
Nguyên Khê có giá trị 4,0918, gấp hơn 2 lần so với QCVN. Đây là mẫu nước được
lấy tại Công ty lắp ráp xích líp xe đạp Đông Anh, nước thải của công ty này không
qua quá trình xử lý mà thải trực tiếp ra khu ruộng cạnh đó gây ô nhiễm nguồn nước

tưới tiêu cho các khu vực lân cận. Pb có 3/6 mẫu vượt QCVN, còn với Cd là 1/6
mẫu, tuy nhiên số mẫu gần ngưỡng ô nhiễm là 3/6 mẫu.
3.5.2 Nguồn gốc từ chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn công nghiệp
phát sinh ngày càng nhiều với hàm lượng độc tố cao được đổ thải bừa bãi không
qua các biện pháp xử lý cũng như thu gom sẽ bị ngấm nước mưa, rỉ nước từ các
chất này (nước rỉ rác) được thải ra môi trường xung quanh, ngấm xuống đất gây ô
nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nước ngầm. Các nguồn nước ô nhiễm này lại được
dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi các tính chất hóa- lý- sinh học đất, ảnh
17

hưởng đến hoạt động của các hệ vi sinh đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực
vật và gây ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng nông sản.
3.5.3 Nguồn gốc từ phân bón
Sử dụng phân bón là một những biện pháp hữu hiệu và phổ biến của người
nông dân để nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, do hạn chế về hiểu biết cùng
với tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến những bất hợp lý về việc sử dụng phân bón,
đồng thời chất lượng các loại phân bón trên thị trường cũng không được quản lý
một cách chặt chẽ mà nhiều khu đất nông nghiệp đang đứng trước tình trạng ô
nhiễm trong đó có ô nhiễm kim loại nặng.
Theo tổ chức khoa học, công nghệ và chất lượng sản phẩm người dân vùng
ngoại thành Hà Nội sử dụng khoảng 2 tấn phân bón hóa học trên 1 ha trong 1 năm.
Trong đó loại phân bón hóa học được sử dụng thông dụng như đạm, lân, kali luôn
chứa một hàm lượng kim loại nặng nhất định.

Bảng 3.15. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân bón hóa học (mg/kg)
Loại phân Hg Pb Cd As
Đạm 0,3- 2,9 2- 120 2,2- 120 0,05- 8,8
Lân 0,01- 1,2 7- 225 2- 1200 50- 170
(Nguồn: Theo thống kê của Lê Văn Khoa, 2002)

Ngoài phân bón hóa học, người nông dân còn sử dụng nhiều loại phân bón
hữu cơ khác nhau như: phân xanh, phân chuồng, phân hữu cơ tổng hợp và phân bắc.
Một số làng nghề ngoại thành Hà Nội sử dụng trung bình 18 tấn phân chuồng trên 1
ha rau.
Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng cũng như cải
tạo đất. Nhưng hàm lượng kim loại nặng trong phân hữu cơ khá cao.
Bảng 3.16. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân hữu cơ
18

Loại phân Hg Pb Cd As
Phân chuồng 0,1- 55 3- 50 1,5- 2 2- 26
Phân tổng hợp

0,2- 0,9 6,6- 15 0,3- 0,8 3- 25
Phân xanh 0,05 1,25- 50 0,04- 1 0,1- 24
(Nguồn: Theo thống kê của Lê Văn Khoa, 2002)
Do vậy việc bón phân hữu cơ không phù hợp cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên sự tích lũy kim loại nặng trong đất và nước.
3.5.4 Nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật
Để bảo vệ cây trồng khỏi các loại sâu bệnh gây hại, giữ vững năng suất,
người nông dân đã phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật như: thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, Phần lớn các loại thuốc trừ sâu trrên thị
trường nước ta đều không rõ nguồn gốc và không được qua kiểm tra chất lượng.
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội năm 2002 thì hàng
năm Hà Nội có tới 150 tấn các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau được sử dụng.
Lượng thuốc này không những để lại một dư lượng lớn các các loại cây trồng, nông
sản ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật mà còn gây tích lũy hàm
lượng đáng kể các kim loại nặng trong đất và nước.
Trước những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị đến sự biến
động đất nông nghiệp huyện Đông Anh. Cần có những chính sách, biện pháp bảo vệ

môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng của huyện Đông Anh.
19

3.6 Đề xuất các biện pháp trong quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất
nông nghiệp
3.6.1. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất
3.6.1.1 Giải pháp về quy hoạch KCN, đô thị gắn với bảo vệ môi trường
a. Lồng ghép BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng
b. Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp
c. Phát triển trồng cây xanh và bảo tồn mặt nước trong các đô thị và các khu
công nghiệp huyện Đông Anh
3.6.2 Giải pháp giáo dục môi trường
3.6.3 Giải pháp quan trắc môi trường
3.6.4 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải
3.6.5 Giải pháp về khoa học công nghệ
a. Hệ thống những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi
b. Tăng cường năng lực khuyến nông, ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào sản xuất







20

KẾT LUẬN
Đông Anh là huyện tiếp giáp với Thành phố Hà Nội, là nơi có vị trí thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng

50% so với diện tích đất tự nhiên, huyện Đông Anh là nơi có sản lượng rau lớn nhất
Hà Nội, ngoài ra còn cung cấp một số loại sản phẩm nông nghiệp khác.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong những năm gần đây diễn ra khá
nhanh, góp phần làm tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển kinh tế thì quá trình này đã tạo ra những vần đề môi trường nói chung và môi
trường đất nói riêng.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không những gây ảnh hưởng đến diện
tích đất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đất. Trong khoảng thời gian
từ năm 2006- 2011 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 385,85 ha, xuống còn
9225,49 ha vào năm 2011. Dự báo đến năm 2020 thì diện tích đất nông nghiệp chỉ
còn khoảng 3936,10 ha.
Nhìn chung đất nông nghiệp huyện Đông Anh chưa bị ô nhiễm Pb, Hg, và
As. Tuy nhiên Cd đang có sự tích lũy khá cao trong đất (cao nhất ở xã Kim Chung
với hàm lượng là 1,03 mg/kg). Với nước tưới trên địa bàn huyện đã có 3 xã bị ô
nhiễm Cd là Bắc Hồng (0,012 mg/kg), Nam Hồng (0,012 mg/kg) và Kim Chung
(0,013 mg/kg) và có sự tích lũy cao Pb trong nước.
Trong quá trình phát triển thì quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu
phải xảy ra. Cùng với sự phát triển này là hàng loạt các vấn đề môi trường nảy sinh.
Do vậy, để bảo vệ môi trường, an ninh lương thực cần phải có những quy hoạch,
biện pháp trong quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý nhất.




×