Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG TRÊN NỀN MẠNG 3G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.32 MB, 106 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC BẢNG BIỂU IV
DANH MỤC HÌNH VẼ V
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VII
LỜI MỞ ĐẦU XVI
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 1
1.1 Tình hình phát triển truyền hình di động trên thế giới 1
1.2 Thực trạng và triển vọng truyền hình di động ở Việt Nam 3
1.2.1 Thực trạng phát triển truyền hình di động ở Việt Nam 3
1.2.2 Triển vọng và thách thức 5
1.3 Khái niệm truyền hình di động 6
1.4 Các công nghệ truyền hình di động 8
1.5 Truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G 13
1.5.1Chế độ phát đơn hướng 14
1.5.2Chế độ phát quảng bá 15
1.6 Nội dung của dịch vụ truyền hình di động 19
1.7 Kết luận chương 21
CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN 24
3G-UMTS 24
1.8 Tình hình tiêu chuẩn hóa sử dụng cho công nghệ truyền hình di động
dựa trên mạng 3G-UMTS 24
1.8.1IETF 24
1.8.2ISO/IEC 26
1.8.3ITU 27
1.8.4ISMA 28
1.8.5ETSI 28
1.8.5.1Nhóm tiêu chuẩn giao thức và mã hóa 28
1.8.5.2Nhóm tiêu chuẩn phân phối dịch vụ đơn hướng 29
1.8.5.3Nhóm tiêu chuẩn phân phối dịch vụ quảng bá 29


1.8.5.4Nhóm tiêu chuẩn yêu cầu trong mạng cung cấp dịch vụ quảng bá 30
1.8.5.5Nhóm tiêu chuẩn lớp người dùng 31
1.9 Phân loại các tiêu chuẩn kỹ thuật 31
1.10 Các tiêu chuẩn mã hóa và giải mã 32
1.10.1Mã hóa - giải mã hình ảnh và âm thanh 32
1.10.2Giao thức trong dịch vụ truyền hình 33
1.11 Nghiên cứu cung cấp dịch vụ đơn hướng 34
1.11.1Cấu trúc chung để cung cấp dịch vụ 3G PSS 34
i
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
1.11.2Thủ tục thiết lập cung cấp dịch vụ 3G PSS 35
1.11.3Yêu cầu đối với thiết bị di động sử dụng dịch vụ 3G PSS 36
1.12 Nghiên cứu cung cấp dịch vụ quảng bá 37
1.12.1Kiến trúc mạng lõi UMTS 37
1.12.2Phổ tần của các dịch vụ truyền hình di động trên UMTS 37
1.12.3Cấu trúc chung hệ thống cung cấp dịch vụ quảng bá – MBMS 38
1.12.4Thủ tục thiết lập cung cấp dịch vụ quảng bá trong MBMS 41
1.12.4.1 Truy nhập tới dịch vụ multicast 43
2.5.4.2Truy nhập tới dịch vụ broadcast 47
1.12.5Yêu cầu đối với truy nhập vô tuyến cho MBMS 49
1.12.6Những mối đe dọa bảo mật 53
2.5.7 Dịch vụ trong MBMS 56
2.5.8Bảo mật trong MBMS 59
1.12.6.1Những chức năng con BM-SC 61
1.12.6.2Kiến trúc bảo mật UE 62
1.12.6.3Tổng quan khối quản lý key 64
1.12.6.4Những chức năng bảo mật MBMS 66
1.12.6.5Bảo vệ lưu lượng truyền 67
1.13 Kết luận chương 71
NĂNG LỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÁC NHÀ KHAI THÁC MẠNG 3G

TẠI VIỆT NAM 75
1.14 Các loại dịch vụ đang được cung cấp 75
1.14.1Viettel 75
1.14.2MobiFone 76
1.14.3VinaPhone 77
1.15 Đánh giá nhu cầu thị trường dịch vụ MobileTV tại Việt nam 77
1.16 Đánh giá năng lực mạng lưới và khả năng triển khai dịch vụ MobileTV
của các mạng 3G tại Việt Nam 79
1.16.1Cấu hình mạng cung cấp dịch vụ của VinaPhone và MobiFone 79
1.16.1.1Kiến trúc tổng thể hệ thống Mobile TV 79
1.16.1.2Các thành phần chính trong hệ thống 79
1.16.1.3Mô hình kết nối hệ thống MobileTV 82
1.16.1.4Năng lực hệ thống 86
1.16.1.5Chức năng quản trị và vận hành hệ thống 86
1.17 Kết luận chương 88
KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI
ĐỘNG TRÊN MẠNG 3G 90
1.18 Hướng chuẩn hóa kỹ thuật truyền hình di động trên mạng 3G 90
1.19 Khuyến nghị sử dụng tiêu chuẩn 90
1.20 Đề xuất các tiêu chuẩn cho dịch vụ truyền hình di động 91
ii
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
1.20.1Tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh 91
1.20.2Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ truyền tải dòng 91
1.20.3Tiêu chuẩn về phân phối dịch vụ đơn hướng: 91
1.21 Kết luận chương 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
iii
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ CÁC MẠNG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG TRÊN THẾ
GIỚI 2
SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 12
CÁC KHUÔN DẠNG MÃ HÓA (PROFILE) ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN
HÌNH DI ĐỘNG 32
CÁC GIAO THỨC VỚI THIẾT BỊ DI ĐỘNG 33
CÁC DỊCH VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG MBMS 57
GIAO THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KẾT NỐI 83
ENCODING PROFILE ĐỀ XUẤT CHO MẠNG 2.5G 84
ENCODING PROFILE ĐỀ XUẤT CHO MẠNG 3G 85
ENCODING PROFILE ĐỀ XUẤT CHO MẠNG HSPDA 85
iv
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHIPSET MSM7200 3
MÔ HÌNH CHUNG HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 8
PHÂN LOẠI CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 9
SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 12
CHẾ ĐỘ PHÁT QUẢNG BÁ VÀ ĐƠN HƯỚNG 14
TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG QUA KẾT NỐI ĐƠN HƯỚNG 15
KIẾN TRÚC MẠNG CMB 15
TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG QUA KẾT NỐI QUẢNG BÁ 17
KIẾN TRÚC MẠNG MBMS 19
MÔ HÌNH LUỒNG NỘI DUNG TRONG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 21
NGĂN XẾP GIAO THỨC CÁC DỊCH VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG 33
CÁC THÀNH PHẦN MẠNG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ 3G PSS 34
CẤU TRÚC LOGIC TRONG VIỆC THIẾT LẬP CUNG CẤP DỊCH VỤ 3G

PSS 35
SƠ ĐỒ THIẾT LẬP PHIÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ 3G PSS ĐẾN THIẾT BỊ
DI ĐỘNG 36
CẤU TRÚC MẠNG UMTS 37
PHÂN BỔ TẦN SỐ - IMT2000 38
KIẾN TRÚC HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG
TRÊN MẠNG 3G 39
SƠ ĐỒ THIẾT LẬP PHIÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢNG BÁ 41
CÁC GIAI ĐOẠN CUNG CẤP DỊCH VỤ MULTICAST MBMS 43
DÒNG THỜI GIAN CÁC PHIÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐA HƯỚNG 47
CÁC GIAI ĐOẠN CUNG CẤP DỊCH VỤ BROADCAST MBMS 48
DÒNG THỜI GIAN CÁC PHIÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢNG BÁ 49
SẮP XẾP CÁC KÊNH TRONG MBMS 50
QUÁ TRÌNH TRUYỀN DẪN MCCH 51
KIẾN TRÚC BẢO MẬT MBMS 60
ME VÀ UICC DỰA TRÊN KHỐI QUẢN LÝ KEY TẠI UE 63
SỬ DỤNG MSK VÀ MTK VỚI PHIÊN RTP HOẶC KÊNH FLUTE 65
SỬ DỤNG MSK VÀ MTK CHO 3 PHIÊN RTP RIÊNG BIỆT 65
PHÂN PHỐI NỘI DUNG STREAMING ĐƯỢC BẢO VỆ ĐẾN UE 69
KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG MOBILETV CỦA VINAPHONE VÀ
MOBIFONE 79
v
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
MÔ HÌNH KẾT NỐI HỆ THỐNG GIỮA VINAPHONE, MOBIFONE VÀ
NHÀ SẢN XUẤT NỘI DUNG 82
GIAO DIỆN MẠNG 83
vi
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

3G Third Generation Thế hệ thứ ba
3GPP
Third Generation Partnership Project
Dự án hiệp hội thế hệ thứ ba
A
AAC Advanced Audio Coding Mã hoá âm thanh tiên tiến
ALC Asynchronous Layered Coding Mã được phân lớp bất đối xứng
AMR Adaptive MultiRate Thích ứng đa tốc độ
AMR-NB Adaptive MultiRate Narrowband Thích ứng đa tốc độ băng hẹp
AMR-WB Adaptive MultiRate Wideband Thích ứng đa tốc độ băng rộng
ARPU Average Revenue Per User Doanh thu bình quân trên người sử
dụng
AVC Advanced Video Coding Mã hoá hình ảnh tiên tiến
B
BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá
BCMCS Broadcast and Multicast Service Dịch vụ broadcast và multicast
BGCF Border Gateway Control Function Chức năng điều khiển cổng biên
BM-SC Broadcast Multicast Service Centre Trung tâm dịch vụ broadcast và
multicast
BS Base Station Trạm cơ sở
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
BSS Base Station System Hệ thống trạm cơ sở
BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc
C
CCCH Common Control Channel Kênh điều khiển chung
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
CEK Content Encryption Key Khoá mã hoá nội dung
CIF Common Interface Format Định dạng giao diện chung
CMB Cell Multimedia Broadcasting Quảng bá đa phương tiện di động
COFDM coded orthogonal frequency division

multiplexing
Ghép kênh phân chia theo tần số
mã trực giao
vii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
CPE Customer Premise Equipment Thiết bị phía khách hàng
CPCH Uplink Common Packet Channel Kênh gói chung đường lên
CSI Channel State Information Thông tin trạng thái kênh
CTCH Common Traffic Channel Kênh lưu lượng chung
D
DAB Digital Audio Broadcasting Quảng bá phát thanh số
DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển chuyên dụng
DCF DRM content format Định dạng nội dung DRM
DCH Dedicated Channel Kênh chuyên dụng
DEMUX Demultiplexing Tách kênh
DMB Digital Multimedia Broadcasting Quảng bá đa phương tiện số
DQPSK Differential Quadrature Phase Shift
Keying
Điều chế khoá dịch pha cầu
phương vi sai
DRM Digital Rights Management Quản lý bản quyền số
DSCH Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống
DTCH Dedicated Traffic Channel Kênh lưu lượng chuyên dụng
DTM Dynamic synchronous Transfer Mode Chế độ chuyển giao đồng bộ động
DVB-H Digital Video Broadcasting for
Handheld
Quảng bá truyền hình số cho thiết
bị cầm tay
DVD Digital Versatile Disk Đĩa hình ảnh số
DVB-T DVB- Terrestrial Quảng bá truyền hình số mặt đất

E
EDGE Enhanced Data rates for GSM
Evolution
Các tốc độ dữ liệu tiên tiến cho tiến
triển GSM
EPG Electronic Programming Guide Hướng dẫn chương trình điện tử
ESG Electronic Service Guide Hướng dẫn dịch vụ điện tử
ETSI European Telecommunications
Standards Institute
Viện các chuẩn viễn thông Châu
Âu
EVRC Enhanced Variable Rate Codec Mã hoá/giải mã tốc độ biến đổi tiên
tiến
F
viii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
FACH Forward Access Channel Kênh truy nhập hướng đi
FDD Frequency Division Duplexing Song công phân chia theo tần số
FDM Frequency Division Multiplexing Ghép phân chia theo tần số
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi hướng đi
FLUTE File Delivery over Unidirectional
Transport
Giao thức phân phát file qua truyền
tải đơn hướng
FM Frequency Modulation Điều tần
FOMA Freedom of Mobile Multimedia Access Tự do truy nhập đa phương tiện di
động
fps Frames Per Second Khung trên giây
G
GERAN GSM EDGE Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến

GSM/EDGE
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ cổng GPRS
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
GSM Global System for Mobile
Communication
Hệ thống toàn cầu cho thông tin di
động
GTP GPRS Tunnelling Protocol Giao thức đường hầm GPRS
H
HDTV High Definition Television Truyền hình phân giải cao
HE-AAC High-Efficiency AAC AAC hiệu quả cao
HLR Home Location Register Đăng kí vị trí nội vùng
HS-DSCH High Speed Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ
cao
HSDPA High Speed Downlink Packet Access Truy nhập gói đường xuống tốc độ
cao
HSPA High speed Packet Access Truy nhập gói tốc độ cao
HSUPA High speed Uplink Packet Access Truy nhập gói đường lên tốc độ cao
HTML Hyper Text Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTTP HyperText Transport Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
I
IETF Internet Engineering Task Force Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet
ix
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
IMEI International Mobile Equipment
Identifier
Nhận dạng thiết bị di động quốc tế
IM-GW IP Multimedia-Gateway Cổng đa phương tiện IP
IMS IP Multimedia System Hệ thống con đa phương tiện IP
IMPS Instant Messaging and Presence

Service
Dịch vụ hiện diện và tin báo khẩn
IP Internet protocol Giao thức Internet
IPTV IP Television Truyền hình dựa trên giao thức IP
ITU International Telecommunication
Union
Hiệp hội viễn thông quốc tế
J
J2ME Java Mobile Edition Ấn bản di động java
JPEG Joint Photographic Experts Group Nhóm liên hợp các chuyên gia đồ
họa
L
LTE Long Term Evolution Sự phát triển dài hạn
M
MAC Media-Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
MBMS Multimedia Broadcast Multicast
Service
Dịch vụ broadcast/multicast đa
phương tiện
MBMS-ID MBMS- Identity Nhận dạng MBMS
MBMS
GW
MBMS Gateway cổng MBMS
MB-SE Multicast/Broadcast Service Enabler Kích hoạt dịch vụ multicast
broadcast
MBSFN Multicast Broadcast Single Frequency
Network
Mạng đơn tần multicast/broadcast
MCCH MBMS Control Channel Kênh điều khiển MBMS
MDDI Mobile Digital Display Interface Giao diện hiển thị số di động

ME Mobile Equipment Thiết bị di động
MFN Multiple Frequency Network Mạng đa tần số
MICH MBMS Indicator Channel Kênh chỉ thị MBMS
MMC Multimedia Card Thể đa phương tiện
x
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
MoD Music on Demand Âm nhạc theo yêu cầu
MPE Multiprotocol Encapsulation Đóng gói đa giao thức
MPE-FEC Multiprotocol Encapsulation–Forward
Error Correction
Đóng gói đa giao thức sửa lỗi
hướng đi
MPEG Motion Picture Experts Group Nhóm các chuyên gia về hình ảnh
động
MPEG-AVC MPEG-Audio Visual Coding MPEG-Mã hoá hiển thị âm thanh
MP3 MPEG-1 Layer 3 MPEG-1 lớp 3
MRF Media Resource Function Chức năng tài nguyên phương tiện
MRK MBMS Request Key Khoá yêu cầu MBMS
MS Mobile Station Trạm di động
MSC Mobile Switching Centre Trung tâm chuyển mạch di động
MSCH MBMS Scheduling Channel Kênh lập lịch MBMS
MSK MBMS Session Key Khoá phiên MBMS
MTCH MBMS Traffic Channel Kênh lưu lượng MBMS
MTK MBMS Traffic Key Khoá lưu lượng MBMS
MUK MBMS User Key Khoá người sử dụng
O
OFDM Orthogonal Frequency Division
Multiplexing
Ghép phân chia theo tần số trực

giao
OSA Open Service Architecture Kiến trúc dịch vụ mở
OTA-WSP
Over-the-Air Activation Wireless
Session Protocol
Giao thức phiên vô tuyến kích hoạt
qua không khí
P
PAD Packet Assembler Disassembler Bộ tách hợp gói
PAL Phase Alteration by Line Biến đổi pha theo dòng
PAPR Peak-to-Average Power Ratio Tỷ lệ công suất cực đại với công
suất trung bình
PCEF Policy Control Enforcement Function Chức năng thực thi điều khiển hợp
đồng
PCH Paging Channel Kênh tính cước
xi
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
P-CSCF Proxy CSCF CSCF uỷ quyền
PCRF Policy Control Resource Function Chức năng tài nguyên điều khiển
hợp đồng
PDA Personal Digital Assistant Thiết bị sô hỗ trợ cá nhân
PDAN Packet Downlink Ack/Nack Ack/Nack đường xuống gói
PDCH Packet Data Channel Kênh dữ liệu gói
PDN Packet Data Network Mạng dữ liệu gói
PDN GW PDN Gateway Cổng PDN
PDU Protocol Data Unit Đơn vị dữ liệu giao thức
PHY PDU Physical Layer Protocol Data Unit Đơn vị dữ liệu giao thức lớp vật lý
PIM Personal Information Manager Quản lý thông tin cá nhân
PKI Public Key Infrastructure Cơ sở hạ tầng khoá công khai
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng

PS Packet Switched Chuyển mạch gói
PSS Packet-Switched Streaming Dòng chuyển mạch gói
Q
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương
QCELP Qualcomm Code Excited Linear
Predictive
Dự đoán tuyến tính kích bằng mã
QCIF Quarter CIF CIF một phần tư
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khoá dịch pha cầu phương
QVGA Quarter Video Graphics Array Ma trận đồ hoạ hình ảnh một phần

R
RACS Resource and Admission Control Sub-
System
Hệ thống con điều khiển nhận và
tài nguyên
RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến
RLC Radio Link Control Layer Lớp điều khiển liên kết vô tuyến
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển trạm gốc
RSS Really Simple Syndication Cung cấp bản tin đơn thực
RTCP Real Time Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải thời
xii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
gian thực
RTP Real Time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian thực
S
S-CCPCH Secondary Common Control Physical
Channel
Kênh vật lý điều khiển chung thứ

cấp
S-CSCF Serving-CSCF CSCF phục vụ
S-DMB Satellite-based Digital Multimedia
Broadcasting
Quảng bá đa phương tiện số vệ tinh
SDP Session Description Protocol Giao thức mô tả phiên
SFC Space-Frequency Coding Mã hoá tần số không gian
SFN Single Frequency Network Mạng đơn tần
SGSN Serving GPRS Support Node Node hỗ trợ phục vụ GPRS
SMS Short Message Service Dịch vụ bản tin ngắn
SRTP Secure Real-time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian thực
an toàn
SSL Secure sockets layer Lớp socket an toàn
STC Space-Time Coding Mã hoá thời gian không gian
T
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn
TDD Time Division Duplex Song công phân chia thời gian
T-DMB Terrestrial-DMB DMB mặt đất
TISPAN Telecoms & Internet converged
Services & Protocols for Advanced
Network
Viễn thông & Internet hội tụ các
dịch vụ và các giao thức cho mạng
tiên tiến
TPS Transmitter Parameter Signaling Báo hiệu tham số truyền tải
TRAU Transcoder/Rate Adapter Unit Bộ thích ứng tốc độ và chuyển mã
TTI Transmission Time Interval Khoảng thời gian truyền dẫn
U
UDP User Datagram Protocol Giao thức gói người sử dụng
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng

UGC User Generated Content Nội dung tạo ra bởi người sử dụng
xiii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết tắt
UICC Universal Integrated Circuit Card Thẻ mạch được tích hợp chung
UMTS Universal Mobile Telecommunications
System
Hệ thống viễn thông di động toàn
cầu
URL Uniform Resource Locator Bộ định vị tài nguyên đồng dạng
USB Universal Serial Bus Bus nối tiếp toàn cầu
USIM UMTS Subscriber Identity Module Module nhận dạng thuê bao UMTS
UTRAN UMTS Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến UMTS
V
VGA Video Graphic Array Ma trận đồ hoạ hình ảnh
VLR Visitor Location Register Đăng ký định vị khách
VoD Video on Demand Video theo yêu cầu
VoIP Voice Over Internet Protocol Thoại qua IP
W
WAP Wireless Application Protocol Giao thức ứng dụng không dây
WCDMA Wideband Code Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
băng rộng
WiBro
Wireless Broadband
Băng rộng không dây
WiMAX
Worldwide Interoperability for
Microwave Access based on
IEEE 802.16 standard

Thao tác giữa các phần cho truy
nhập sóng cực ngắn dựa trên chuẩn
IEEE 802.16
WMA Windows Media audio Âm thanh windows media
WMV Windows Media video Hình ảnh windows media
X
XML eXtended Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
xiv
Đồ án tốt nghiệp đại học Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ truyền hình di động ngày nay được phát triển mạnh mẽ trên toàn
thế giới. Sự hội tụ của truyền hình và di động đang dần trở thành phương tiện truyền
thông đại chúng và tiến tới trở thành ngành công nghiệp giải trí siêu lợi nhuận cho
các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Có nhiều công nghệ truyền hình di động với
các đặc thù khác nhau nên vấn đề đặt ra đối với nhà khai thác là cần nghiên cứu kỹ
lưỡng nhằm tìm ra giải pháp phù hợp nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay, MobiPhone, Vinaphone, Viettel đã triển
khai cung cấp dịch vụ truyền hình di động dựa trên mạng 3G của họ. Tuy nhiên,
Việt Nam chưa xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ này và các định
hướng cụ thể cho triển khai truyền hình di động. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này
sẽ giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu, triển khai xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật
truyền hình di động dựa trên mạng 3G tại Việt Nam cho phù hợp.
Nhằm mục đích nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa
trên mạng 3G và đưa ra đề xuất hướng phát triển truyền hình di động dựa trên mạng
3G tại Việt Nam, đề tài được xây dựng theo nội dung như sau:
• Chương 1: Tổng quan truyền hình di động.
• Chương 2: Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động trên 3G.
• Chương 3: Năng lực cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác mạng di
động 3G tại Việt Nam.

• Chương 4: Đề xuất và khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật truyền
hình di động trên mạng 3G.
Với lượng thời gian có hạn, việc thực hiện đồ án đã nỗ lực thu thập tài liệu và
xử lý thông tin liên quan đến các kỹ thuật truyền hình di động dựa trên mạng 3G.
Tuy nhiên, do công nghệ truyền hình di động trên mạng di động còn rất mới mẻ nên
một số nội dung trong đồ án chưa được chi tiết và không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn . Tôi
xin chân thành cảm ơn.
Thực hiện đồ án
Nguyễn Trọng Thái
xvi
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG
1.1 Tình hình phát triển truyền hình di động trên thế giới
Truyền hình di động (Mobile TV) ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện
nay, trên toàn thế giới đã có hơn 120 nhà khai thác đã khai trương dịch vụ thương
mại truyền hình di động. Các nhà khai thác bắt đầu khởi động hoặc tiếp tục mở
rộng, sử dụng hạ tầng hiện có để cung cấp các dịch vụ phức tạp ngày càng cao cho
phép khách hàng trải nghiệm nhiều hơn. Trong khi đó, lượng khách hàng quan tâm
tới truyền hình di động ngày càng gia tăng và các nhà cung cấp nội dung ngày càng
đưa nhiều nội dung, chương trình và các tương tác đặc biệt vào dịch vụ điện thoại di
động. Sự phát triển của công nghệ thông tin di động cũng thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển của truyền hình di động. Trong hơn 120 nhà khai thác truyền hình di động trên
toàn cầu đã khai trương dịch vụ thương mại hóa truyền hình di động thì có đến hơn
90% trong số đó dựa trên các mạng thông tin di động.
Bảng 1. cho thấy các con số về sự phát triển truyền hình di động ở
những thị trường đáng kể nhất hiện nay trên thế giới. Rõ ràng, ngay sau thị trường
DMB của Hàn Quốc là thị trường Italy với tiêu chuẩn DVB-H, mô hình có thu phí.
Đây chính là thị trường được lập kế hoạch hết sức chu đáo, với mô hình các nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di

động, do vậy tận dụng được tất cả thế mạnh trong cung cấp dịch vụ cũng như cơ sở
hạ tầng mạng, vùng phủ sóng truyền hình di động đã vươn khắp nước. Đây cũng là
nơi mà truyền hình di động theo chuẩn DVB-H được coi là hứa hẹn nhất, được coi
là nơi thí điểm chuẩn của truyền hình di động theo chuẩn DVB-H. Vậy mà sau hơn
2 năm triển khai (từ năm 2008), số thuê bao vẫn chỉ đạt có 1,2 triệu trên tổng số 92
triệu thuê bao điện thoại di động của Italy, một con số quá khiêm tốn. Còn ở những
nơi khác số thuê bao cũng rất thấp, trừ ở Mỹ là 1 triệu trên tổng số 270 triệu thuê
bao điện thoại di động. Như vậy, nhiều dịch vụ truyền hình di động qua các mạng
quảng bá trên toàn thế giới đã không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Cũng như vậy, truyền hình di động qua streaming 3G, một dịch vụ do các nhà điều
1
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
hành điện thoại di động cung cấp, cũng không trở thành một thị trường chắc chắn.
Số người sử dụng toàn thế giới của cả hai dạng chỉ đạt khoảng 40 triệu, hay 1% số
người sử dụng điện thoại di động toàn thế giới. Chuyên gia Athur D. Little (ADL)
đã đánh giá rằng thu nhập toàn thế giới từ truyền hình di động, cả qua quảng bá và
3G streaming, chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD vào năm 2008. Các số liệu về số thuê bao
truyền hình di động quảng bá trên toàn thế giới cũng như thu từ các dịch vụ truyền
hình di động toàn thế giới (kể cả dự kiến) trong những năm từ 2007 đến 2011 của
các công ty cũng như nhà nghiên cứu thị trường nổi tiếng: Inform, Gartner, Juniper
và ADL, trong đó ADL dự đoán tới cuối năm 2011 số thuê bao toàn thế giới sẽ đạt
140 triệu thuê bao, doanh thu toàn phần nằm trong khoảng 4 tới 12 tỷ USD.
Một vài số liệu về các mạng truyền hình di động trên thế giới
Nước Tổng thuê
bao điện
thoại di
động
Tổng thuê
bao truyền
hình di

động
Thời điểm
triển khai
Tiêu chuẩn Nhà cung cấp dịch Hãng cung cấp thiết
bị
Nhật 105m 1,8m 05/04/2008 ISDB-T Tự do NEC, NTT,
Sharp,Sony,DoCoMo
Hàn
Quốc
45m - S-DMB
1,85m
- T-DMB
15,4m
05/05/2008 S-DMB/T-
DMB
SKT, KTF, LGF LG, Samsung,
Motorola
Trung
Quốc
616m 1,2m 08/07/2008 CMMB Tự do INOFIDEN, Huaoi,
Telepath
Technologies,
Lenovo, ZTE,Ktouch
Italy 92m 1,2m 06/06/2008 DVB-H H3G, TIM và
Vodafone
Quantum, Samsung,
Nokia
Phần Lan 6,6m 5k 06/12/2008 DVB-H Mobile TV Nokia
Đức - - 01/06/2008 DVB-H Mobiles Fernsehen
Deutschland (MFD)

and Neva Media.
Nokia and Samsung,
sony ericsson
Áo 10m 13k 08/05/2008 DVB-H MobileKom
Austria,H3G, Orange
Nokia, ZTE
Thuỵ
Điển
8,2m 5k 08/05/2008 DVB-H Swisscom Nokia, Samsung, LG
Hà Lan 20m 10k 08/08/2008 DVB-H KPN Nokia, Samsung, LG
Bắc Mỹ 270m 1m 07/03/2008 MediaFLO AT&T, Verizon Motorola, LG,
2
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
Samsung
QUALCOMM Inc. cùng với Huawei Technologies Co., Ltd., đã hợp tác
tiến hành cuộc trình diễn lần đầu tiên trên thế giới về công nghệ truyền hình di động
MBMS (Multimedia Broadcast Multicast Service) diễn ra tại Hội nghị Thế giới
3GSM 2007 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Cuộc trình diễn MBMS tại 3GSM 2007
giới thiệu một thiết bị cầm tay dựa trên chipset MSM7200 của QUALCOMM để
thu những chương trình truyền hình với tốc độ 256kbps từ mạng UMTS/HSPA của
Huawei. Chipset MSM7200 được dự kiến sử dụng thương mại trong ĐTDĐ và
Điện thoại thông minh từ quý 2/2007, hỗ trợ HSDPA 7,2 Mbps và HSUPA đến
5,76Mbps.
Chipset MSM7200
1.2 Thực trạng và triển vọng truyền hình di động ở Việt Nam
1.2.1 Thực trạng phát triển truyền hình di động ở Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên tại Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới
(sau Phần Lan) được Nokia triển khai truyền hình di động. Tính đến thời điểm
này Việt Nam đang là nước triển khai công nghệ truyền hình di động 3G và
DVB-H.

S-Fone là mạng điện thoại di động CDMA đi tiên phong cung cấp
truyền hình di động vào tháng 12/2006 trên công nghệ CDMA 2000 1x EV-
DO nhưng hiện mới chỉ có duy nhất một loại máy Samsung F363 hỗ trợ xem
phim, xem truyền hình. Hiện không nhiều thuê bao S-Fone sử dụng dịch vụ
truyền hình di động. Nguyên nhân khiến truyền hình di động của S-Fone chưa
3
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
phổ biến là do mức cước còn quá cao và cách tính cước phức tạp. Ban đầu để
xem truyền hình di động người dùng phải chi trả tổng cộng khoảng 5.000
đồng/phút. Khắc phục nhược điểm này, S-Fone đã “cải thiện” bằng cách phát
hành riêng gói cước dữ liệu (tách riêng với cước thoại) nhưng mức cước vẫn
còn khá cao. Hiện tại, khách hàng xem truyền hình di động S-Fone phải trả 2
loại cước. Với gói cước 400.000 đồng/tháng được xem truyền hình với dung
lượng tối đa là 4Gb, gói cước 250.000 đồng/tháng được xem truyền hình với
dung lượng tối đa 2Gb, vượt quá hạn mức dung lượng này khách hàng trả
thêm 0,5 đồng/kb truy cập. Nếu khách hàng sử dụng các dịch vụ nội dung
khác thì phải trả phí riêng. Ví dụ, cước tải nhạc (MoD) là 2.000 đồng/bài, nghe
trực tuyến 500 đồng/bài, cước xem phim (VoD) tải về 2.500 đồng/nội dung,
xem trực tuyến 1.000 đồng/nội dung. Với cách tính này, thuê bao S-Fone phải
chi phí tối thiểu 250.000 đồng/tháng riêng cho dịch vụ truyền hình di động.
VTC ra mắt dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H từ tháng
1/2007, vào thời điểm đó VTC kỳ vọng phát triển được ít nhất 80.000 thuê bao
trong năm đầu tiên, song sau 8 tháng mới chỉ có 5.000 thuê bao. So với truyền
hình di động của S-Fone, truyền hình di động của VTC có lợi thế hơn vì thuê
bao của 3 mạng GSM là Mobifone, Vinaphone, Viettel có thể sử dụng dịch vụ
và có cước “mềm” hơn nhiều so với S-Fone. Truyền hình di động của VTC có
cách tính trọn gói theo tháng, khách hàng không bị hạn chế thời gian và dung
lượng xem. Hiện có 2 gói cước, gói 30.000 đồng/tháng xem được 1 kênh
VTCm và 2 kênh phát thanh, gói 90.000 đồng/tháng xem được 7 kênh truyền
hình và 2 kênh phát thanh. Tuy nhiên, giá cước này hiện vẫn bị coi là đắt so

với thu nhập của người dân Việt Nam.
Giá máy cao là hạn chế lớn nhất khiến VTC Mobile khó thương mại
hoá. Hiện Nokia đang độc chiếm thị trường máy đầu cuối xem truyền hình số
di động VTC với 3 loại máy, N92 có giá hơn 12 triệu đồng và N77 có giá
khoảng 8 triệu đồng và N96 . Nhà phân phối FPT cho rằng, chưa có một dòng
máy cao cấp nào của Nokia lại bán được số lượng nhiều như N92 và N77,
trung bình mỗi tháng khoảng gần 1000 máy. Điều này cũng đồng nghĩa, trung
4
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
bình mỗi tháng VTC Mobile tăng chưa tới 1.000 thuê bao.
Ngay sau khi chính thức triển khai công nghệ 3G. Mạng di động
VinaPhone đã cung cấp 6 dịch vụ dành cho người dùng trong đó có dịch vụ
truyền hình di động. Dịch vụ cho phép thuê bao VinaPhone có thể xem các
kênh truyền hình trực tiếp (Live TV) và các nội dung thông tin theo yêu cầu
(ca nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc, video clip…) ngay trên màn hình máy
điện thoại di động. Các kênh TV hiện dịch vụ cung cấp gồm: VTV1, VTV3,
H1TV, HTV3, HTV7, HTV9, O2TV, FashionTV, Channel News Asia,
Channel V, TV5 Asia, NHK, DW, CCTV9, Australia Network. Dịch vụ tính
cước thuê bao, không tính cước dữ liệu phát sinh trong khi xem các kênh
truyền hình. Cước thuê bao 50.000 đồng/kỳ cước.
Ngoài Vinaphone và các mạng trên thì MobiPhone và Viettel cũng
đang triển khai công nghệ 3G và cung cấp các dịch vụ truyền hình di động.
Điều này làm cho thị trường truyền hình di động Việt Nam trở lên sôi động
hơn, cùng với những công nghệ khác nhau được triển khai thì thị trường di
động sẽ có nhiều triển vọng và thách thức trong thời gian tới.
1.2.2 Triển vọng và thách thức
Ngày 05/11/2008, Bộ thông tin và truyền thông đã phát hành “Hồ sơ
mời thi tuyển cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động
mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900-2200 Mhz”, (gọi tắt là
3G) cho 07 doanh nghiệp trong đó chọn ra 04 doanh nghiệp (hoặc liên doanh

giữa các doanh nghiệp) được cấp giấy phép và cấp tần số nhằm triển khai dịch
vụ 3G tại Việt Nam.
Theo quy định của Bộ thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp
được cấp phép 3G phải chính thức cung cấp dịch vụ không chậm hơn 24 tháng
kể từ ngày được cấp phép và cam kết đầu tư để phủ sóng 3G không ít hơn
10% dân số tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ và phủ sóng không ít
hơn 70% dân số sau 5 năm triển khai giấy phép. Với điều khoản này vùng phủ
sóng 3G sẽ được mở rộng dẫn tới vùng phủ sóng truyền hình di động phát
5
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
triển trên nền 3G cũng mở rộng theo. Đến nay 3G đã được chính thức hóa cấp
giấy phép và đang phát triển mạnh cơ sở hạ tầng mạng.
Công nghệ 3G cung cấp băng thông rộng hơn, với sự kết hợp giữa 3G
và các chuẩn truyền hình di động như MBMS và MediaFLO tại Việt Nam các
đầu cuối xem truyền hình di động sẽ được mở rộng, giá cả sẽ phù hợp với túi
tiền người Việt Nam hơn.
Vùng phủ sóng được mở rộng, chất lượng dịch vụ được cải thiện, thiết
bị đầu cuối phong phú, số lượng người sử dụng dịch vụ 3G được gia tăng sẽ
thu hút những nhà cung cấp dịch vụ phát triển dịch vụ truyền hình di động.
Khi loại hình dịch vụ này được phát triển thì cả nhà khai thác và các khách
hàng đều được lợi. Nhà khai thác thu được lợi nhuận, khách hàng được giảm
giá (có thể là miễn phí như các nhà khai thác ở Châu Âu đã làm) sử dụng dịch
vụ do nhà khai thác cần nhiều khách hàng hơn nữa để thu hút nhiều công ty
tham gia quảng cáo.
Những yếu tố trên cho thấy truyền hình di động vẫn là một thị trường
lớn ở Việt Nam và có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên
bên cạnh những triển vọng đó là những thách thức và những thách thức đó là:
- Cơ sở hạ tầng mạng chưa hoàn thiện đặc biệt là phần mạng truy nhập
mạng 3G.
- Hiện nay các đầu cuối 3G còn ít và chưa phổ biến tới người sử dụng do

giá cả còn đắt.
- Giá cước cho một số dịch vụ truyền hình di động còn cao điều này cũng
giới hạn số lượng người dùng.
- Tâm lý khách hàng còn nhiều e ngại về chất lượng và bảo mật dịch vụ.
- Sự cạnh tranh của các nhà mạng, các chuẩn công nghệ, giá cước …
1.3 Khái niệm truyền hình di động
Truyền hình di động (Mobile TV) là công nghệ mã hoá và truyền dẫn các
chương trình truyền hình hoặc video để có thể thu được trên các thiết bị thu di
6
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
động như bộ thu truyền hình di động, điện thoại di động, các thiết bị hỗ trợ số
cầm tay (PDA), các thiết bị đa phương tiện vô tuyến,… có khả năng thu tín
hiệu truyền hình di động.
Với truyền hình di động người xem có thể xem một số lượng lớn các
chương trình truyền hình trong khi di chuyển. Các chương trình truyền hình có
thể được truyền tải dòng (streaming) hoặc qua sóng UHF, VHF tới máy di
động để xem ở tốc độ giống như khi được phát hoặc các chương trình có thể
được xem với một độ trễ thời gian nhất định hoặc có thể được ghi lại toàn bộ.
Truyền hình di động không chỉ cho phép phát thông tin một chiều truyền
thống như truyền hình di động mặt đất, vệ tinh, vô tuyến băng rộng mà còn
cho phép truyền tín hiệu truyền hình tương tác nhờ sử dụng các kênh phản hồi
cung cấp bởi truyền hình di động dựa trên mạng di động. Các chương trình có
thể được phát ở chế độ quảng bá (chế độ broadcast) trong một vùng phủ hoặc
phát tới một người sử dụng theo yêu cầu (chế độ unicast) hoặc có thể phát tới
một nhóm người sử dụng (chế độ multicast). Kiểu phát quảng bá có thể sử
dụng phương thức phát sóng vô tuyến trên mặt đất như truyền hình số và
tương tự để phát đến các gia đình hoặc chúng có thể được phát trực tiếp qua
các vệ tinh đến các máy di động, đồng thời các nội dung đó cũng có thể phát
thông qua Internet/Web. Kiểu phát cho nhóm người sử dụng riêng hoặc một
người sử dụng thường có trong hệ thống cung cấp dịch vụ điện thoại trên nền

tảng công nghệ 3G và 3G+. Dịch vụ MobileTV cho phép khách hàng xem
truyền hình trực tiếp (LiveTV) hoặc xem lại các chương trình truyền hình
Quốc tế và trong nước; xem video theo yêu cầu (VOD); các clip ca nhạc, clip
hài, karaoke giải trí,…
7
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
Mô hình chung hệ thống truyền hình di động
Hình 2 cho thấy mô hình cơ bản của một hệ thống truyền hình di động. Các
chương trình truyền hình được thu ở các head end, ví dụ qua vệ tinh, và được
mã hóa nguồn (khuôn dạng chuẩn hình ảnh H.264, MPEG-4, H.263, chuẩn âm
thanh ACC, AMR…). Nguồn hình ảnh sau đó được mã hóa kênh (mã xoắn,
mã turbo ), ghép xen kênh với các chương trình khác rồi đưa đến bộ điều chế
(OFDM với chuẩn mã hóa QPSK, 16QAM ) rồi được khuyếch đại công suất
và đưa tới anten phát thông qua mạng vô tuyến (DVB-H, T-DMB, S-DMB…)
hoặc ghép vào các kênh truyền số liệu thông qua mạng vô tuyến băng rộng
(mạng di động 3G, WiMax, UWB…) . Ở đầu máy thu, máy cầm tay di động
thu được các tín hiệu truyền hình sẽ thực hiện các chức năng ngược lại với
phần phát bao gồm: giải điều chế, giải ghép xen, giải mã kênh và giải mã
nguồn để có thể xem được nội dung các kênh truyền hình trên thiết bị hiển thị
di động.
1.4 Các công nghệ truyền hình di động
Ngày nay có nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng để cung cấp các
dịch vụ truyền hình di động. Điều này có được là do rất nhiều nhóm nhà cung
cấp dịch vụ khác nhau như các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động, các
nhà khai thác phát thanh và truyền hình truyền thống và các nhà khai thác vô
tuyến băng rộng đang tìm kiếm phương thức để phân phối dịch vụ truyền hình
di động như là các dịch vụ đa phương tiện. Các nhà khai thác di động có mạng
bao phủ diện rộng hầu khắp trên thế giới có điều kiện thuận lợi phát triển cung
cấp các dịch vụ truyền hình di động. Trong khi đó các nhà khai thác dịch vụ
phát thanh và truyền hình truyền thống cũng mở rộng, phát triển các mạng

truyền hình quảng bá mặt đất để cung cấp các dịch vụ truyền hình di động.
Chính vì điều này một số lượng lớn công nghê truyền hình di động được cung
cấp trên các mạng quảng bá mặt đất như DVB - H, DMB - T hay ISDB - T.
Tất nhiên cũng có một số nhà khai thác lựa chọn xây dựng sử dụng công nghệ
vệ tinh hoàn toàn mới để triển khai dịch vụ truyền hình di động như S-DMB,
DVB-S. Các nhà khai thác băng rộng cũng không ngừng gia tăng cung cấp các
dịch vụ dựa trên nền IPTV và có các mạng, công nghệ phân phối dịch vụ
Internet băng rộng kết hợp đồng thời với dịch vụ truyền hình di động. Các nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại băng rộng cũng phát triển công nghệ gửi
8
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
streaming media cho phép cung cấp dịch vụ truyền hình di động trên hệ thống
cơ sở hạ tầng của họ đến điện thoại di động.
Theo thống kê gần đây nhất hiện nay trên toàn thế giới đã có hơn 120 nhà
khai thác khai trương dịch vụ truyền hình di động, trong số đó có tới 90% dựa
trên các mạng thông tin di động.
Do vậy có nhiều công nghệ truyền hình di động khác nhau, tuy nhiên có thể
phân chia các công nghệ cung cấp dịch vụ truyền hình di động theo 3 hướng
chính đó là:
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ tế bào, chủ yếu dựa
trên nền mạng 3G (CMB,MBMS, BCMCS).
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên các mạng quảng bá vệ tinh hoặc
mặt đất (DVB-H, DMB-T, DVB-S…).
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên nền mạng băng rộng không dây
(UWB, Wimax, WiBro…).
Hình 3 cho thấy sự phân loại các công nghệ truyền hình và phương thức
truyền tín hiệu vô tuyến khác nhau
Phân loại các công nghệ truyền hình di động
Qua các phân loại thống kê, ta thấy hiện nay có hai phương pháp chính để
phát tín hiệu truyền hình di động. Phương pháp thứ nhất là phát qua mạng tế bào

với tương tác 2 chiều và phương pháp thứ hai là phát qua mạng quảng bá dành
riêng, 1 chiều. Mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm riêng:
9
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1
- Phát tín hiệu truyền hình qua mạng tế bào có ưu điểm là sử dụng được cơ sở
hạ tầng mạng đã được thiết lập, do đó sẽ giảm chi phí triển khai. Đồng thời,
nhà khai thác đã có sẵn thị trường truy nhập tới các thuê bao hiện tại, các
thuê bao này chỉ cần đăng ký dịch vụ truyền hình di động mà họ muốn sử
dụng. Bên cạnh đó, với khả năng tương tác 2 chiều, các thuê bao có thể lựa
chọn được các nội dung cần xem phong phú hơn so với không có tương tác.
Nhược điểm chính khi phát tín hiệu truyền hình qua các mạng tế bào 3G
hoặc 3G+ là vấn đề băng thông hạn chế, điều này có thể làm giảm chất lượng
các dịch vụ thoại truyền thống. Tốc độ dữ liệu cao của truyền hình di động
có thể làm giảm khả năng cung cấp của mạng tế bào. Hơn nữa để thu được
tín hiệu truyền hình di động máy đầu cuối cũng cần phải xem xét (các vấn đề
như kích thước màn hình, cường độ tín hiệu thu, công suất pin và khả năng
xử lý là các vấn đề cần xem xét khi thiết kế máy thu). Nhiều nhà cung cấp
dịch vụ 3G đang cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu và dòng truyền tải
video. Các dịch vụ này phát ở chế độ unicast với dung lượng truyền dẫn giới
hạn và được xây dựng trên nền các công nghệ sử dụng hệ thống tế bào như
GSM, WCDMA hoặc CDMA2000. Các công nghệ sử dụng để phát truyền
hình bao gồm phát unicast (CMB) và phát đồng thời broadcast hoặc
multicast (MBMS). CMB dựa trên công nghệ truyền file đa phương tiện đến
thiết bị di động thông qua dịch vụ truyền tải dòng đơn hướng thời gian thực.
CMB dựa trên công nghệ truyền dịch vụ chuyển mạch gói trên mạng di động
PSS. CMB thường hoạt động trên luồng dữ liệu với tốc độ 128kbit/s đến
thiết bị điện thoại di động. MBMS dựa trên công nghệ truyền file broadcast
và multicast đa phương tiện. MBMS được thiết lập bởi dự án hiệp hội 3GPP
để phát các dịch vụ truyền hình di động qua mạng GSM và mạng WCDMA.
MBMS hoạt động với băng thông 5 MHz WCDMA, hỗ trợ 20 kênh dịch vụ

truyền tải dòng quảng bá thời gian thực, song song, mỗi dịch vụ có tốc độ
128 kbit/s, trên kênh vô tuyến có băng thông 5 MHz. Tại Việt Nam, ngay sau
khi chính thức triển khai công nghệ 3G vào đầu năm 2009, các mạng di động
VinaPhone, MobiFone và Viettel đã cung cấp các dịch vụ đa phương tiện
dành cho người dùng trong đó có dịch vụ truyền hình di động. Dịch vụ
truyền hình di động cho phép các thuê bao di động có thể xem các kênh
truyền hình trực tiếp (Live TV) và các nội dung thông tin theo yêu cầu (ca
nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc, video clip…) ngay trên màn hình máy
điện thoại di động.
10

×