Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề Tài NGSPUD môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.24 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II. GIỚI THIỆU
1. Giải pháp thay thế
2. Các phần mềm thường được sử dụng trong dạy học âm nhạc
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
4. Giả thuyết nghiên cứu
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
2. Bảng đơi chứng
IV. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ảnh hiện thực khách quan bằng những
hiện tượng có sức biểu cảm của âm thanh.Có thể khái quát toàn bộ nhiệm vụ dạy
học , giáo dục âm nhạc cho học sinh trong câu nói nổi tiếng của nhà sư phạm lỗi
lạc người Nga Xu – Khôm – lin – xki:“ Giáo dục âm nhạc không phải là tái tạo
nhạc sĩ , mà trước hết là giáo dục con người” .
Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn Âm nhạc ở trường
THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên,
những nhạc sĩ hay ca sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động
vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo
dục thẫm mĩ cho học sinh, giúp các em có một đời sống tinh thần phong phú.


Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp xúc với âm nhạc đích
thực. Bản thân các em phải là người được trực tiếp tham gia ca hát, được nghe
nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khơ cứng xoay quanh
những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn Âm nhạc trong trường THCS với tư
cách là môn học riêng lẻ song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những
kiến thức, kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo
điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động âm nhạc khác của nhà trường.
Âm nhạc là bộ môn năng khiếu, giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ
hơn sau những giờ học căng thẳng, từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa
văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh. Song giảng dạy âm
nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải
được nội dung vì số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo
dục nhằm tích cực hóa q trình học tập của học sinh thì ngồi sự nghiên cứu về
phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học, mỗi giáo viên cần phải
nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng
dụng trong quá trình giảng dạy.
Trong những năm gần đây việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT)
trong dạy học được thực hiện khá hiệu quả cho hầu hết các môn học. Một trong
những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền
đạt kiến thức của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học
sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Mỗi
mơn học đều có đặc thù khác nhau, việc vận dụng các thiết bị và phần mềm tin học
cũng khác nhau. Nhìn chung, ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết
sức cần thiết nhằn nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp
dạy học. Điều dó khơng những đáp ứng u cầu của bộ mơn mà cịn cho học sinh


làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ
năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng u cầu cơng tác trong thời đại mới.
Với môn học Âm nhạc – môn năng khiếu, đặc thù của âm nhạc là dễ lôi

cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương
pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Mơn Âm nhạc đa số đều địi
hỏi người học phải có năng khiếu và sự đam mê. Chính vì thế, việc tìm tịi sáng tạo
đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 8 của
trường Trung học cơ sở Bình Chuẩn. Lớp 8A1 là lớp thực nghiệm và lớp 8A8 là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế là ứng dụng
CNTT trong giảng dạy. Kết quả học tập cho thấy tác động đã thực sự có ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập
cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị
trung bình là 8,21 điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung
bình là 7.47. Kết quả kiểm chứng t- test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó đó
chứng tỏ rằng việc “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học âm nhạc ở
trường THCS Bình Chuẩn” là hồn tồn có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao
kết quả học tập Âm nhạc của học sinh.
II. GIỚI THIỆU
Nghị quyết Trung ương II khóa VII đã đặt ra phương châm chiến lược cho
ngành giáo dục là phải: ” Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước
áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”
Nhiều trường đã được trang bị công cụ trong tay, nhưng ứng dụng nó để đạt hiệu
quả cao nhất, rèn luyện nếp tư duy khoa học, sáng tạo thì có một q trình, trong
đó vai trị tổ chức của nhà trường, sự đầu tư trí tuệ, cơng sức của các thầy cô giáo
là điều cực kỳ quan trọng.
Ứng dụng CNTT vào dạy học đang dần dần được thực hiện ngày càng nhiều
trên bục giảng. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn
phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng sẽ thực sự gây sự chú
ý vào tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Công văn số 1505/SGDĐT-TVTBCNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm

vụ CNTT năm học 2013-2014 của SGDĐT Bình Dương trong đổi mới phương
pháp dạy học.


“Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương
dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng mơn học thay vì học
môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và
phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” Quyết định số 698/QĐ
– TTg ngày 01/6/2009 của thủ tướng Chính phủ).
Các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở tiếp tục chỉ đạo tổ
chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các mơn học thực hiện việc tích hợp, lồng
ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào q trình dạy các mơn học của mình
nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự
sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tịi của người học.
Khuyến khích giáo viên soạn giảng có sử dụng các phần mềm ứng dụng tích
hợp vào các mơn học trên website để cùng chia sẻ kinh nghiệm,
trao đổi học tập.
Các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học gồm:
- Soạn giáo án, trình chiếu và bài giảng điện tử (e-learning);
- Áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo.
Thống nhất khơng dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài giảng chỉ có
trình chiếu powerpoint đơn giản. Tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng
giáo dục.
Nhiệm vụ trọng năm học 2016-2017 của ngành giáo dục thị xã Thuận An
thực hiện chủ đề năm học là:” Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” cùng với
phương châm hành động “Trách nhiệm - Năng động- Sáng tạo” và khẩu hiệu
hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Hưởng ứng chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, chủ đề của phòng giáo dục
thị xã Thuận An. Nhận thức tầm quan trọng của CNTT trong những năm học gần
đây bản thân tôi đã thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy và thu được một số

kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng bộ môn giảng dạy.
1. Giải pháp thay thế:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc, hịa âm,
phối khí thu âm, xử lý biên tập âm thanh,v.v...Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng
dụng nhất định có tính chun biệt khá rõ nét, nhưng nhìn chung khi sử dụng đều
có đặc điểm tương đối giống nhau nên việc sử dụng cũng khá đễ dàng. Các phần
mềm này khơng địi hỏi máy tính phải có cấu hình cao nên phổ biến và thuận lợi.
Đa số phần mềm hiện nay đều chạy được trên môi trường Windows (hệ đều hành
phổ biến ở Việt Nam) nên việc cài đặt, sử dụng rất thuận tiện. Vấn đề quan trọng


là lựa chọn phần mềm nào cần thiết cho việc dạy học bộ mơn của mình. Theo
chúng tơi việc lựa chọn sử dụng cần phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Lựa chọn những phần mềm đáp ứng nội dung bài dạy, tiết dạy.
- Có kỹ năng sử dụng và khai thác phần mềm.
- Dễ phổ cập, phù hợp với điều kiện kỹ thuật địa phương.
Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ mơn là đàn phím điện tử
(Keyboard) hiên nay ở trường phổ thông trên địa bàn thị xã Thuận An được trang
bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe – nhìn và thiết bị giao tiếp giữa đàn
Organ và máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng có phần trình chiếu thì thiết bị
trên đã được tích hợp trên hệ thống máy tính nên việc giảng dạy một tiết âm nhạc
sẽ được thực hiện một cách đơn giản, khơng cầu kì trong việc chuẩn bị đồ dùng
dạy học phịng ốc.
Ở trường THCS Bình Chuẩn hiện có1 phịng nghe nhìn và có hai bản thơng
minh sở giáo dục cấp,nên thuận tiện cho việc giảng dạy có trình chiếu.
2. Các phần mềm thường được sử dụng trong dạy học âm nhạc.
a. Phần mềm Encore:
Phần mềm Encore được biết đến
như là một phần mềm chép nhạc
được nhiều người sử dụng nhất

Việt Nam. Đây là chương trình
có thế mạnh để viết các văn bản
âm nhạc, đặc biệt thích hợp cho
việc viết ca khúc và tương thích
với các files nhạc có định dạng
MIDI. Cho đến nay, có khá nhiều
phần mềm ứng dụng vào việc chép nhạc với những
tính năng rất đa dạng, nhưng nhiều người vẫn sử dụng
phần mềm Encore trong việc soạn nhạc và ghi chép
ca khúc bởi do đặc tính đơn giản, dễ dùng, dễ học , có
thể xuất bài nhạc theo nhiều định dạng khác nhau.
Encore thao tác dễ dàng trong việc ẩn/hiện các dòng
nhạc chưa cần thiết trong hợp xướng hoặc tổng phổ. Encore có lệnh dàn
trang rất thuận tiện, có thể thay thế thay đổi kích thước bài nhạc nhanh
chóng. Ưu điểm của phần mềm này là tạo một bản tập đọc nhạc, từ thể hiện
hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ơ nhịp... và được thể hiện tồn màn hình
giúp giáo viên có thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu cao độ, trường
độ dễ dàng và học sinh dễ nắm bắt. Phần mềm Encore khi thực hiện tập đọc


nhạc sẽ có tiếng gõ phách và được hiển thị trên màn hình một cách chính
xác, rõ ràng. Chức năng biễu diễn theo các kí hiệu âm nhạc soạn sẵn được
thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường
độ, các âm hình tiết tấu. Để tạo sự chú ý một số kí hiệu hình nốt đặc biệt
hoặc khi viết tiết tấu muốn đổi màu sắc cho tồn bộ bài TĐN ta có thể sử
dụng chức năng đổ màu cho các đối tượng trong các bản nhạc ở mục Score
Color (trình đơn View).
Đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các phần mềm soạn
nhạc, phần mềm này có thể ứng dụng khơng chỉ riêng mơn tập đọc nhạc mà
cịn nhiều phân mơn khác như hịa âm, hát chỉ huy, nhạc lý cơ bản...

b. Phần mềm Sonny Soundforge.
Soun Forge chương trình biên
tập và sản xuất các file audio kỹ
thuật số chuyên nghiệp. Ngồi
ra nó cịn tương thích và chạy
song hành cùng nhiều phần
mềm audio chuyên nghiệp để
hỗ trợ và chỉnh sửa các file
audio stereo và đa kênh với tốt
độ dài tần chính xác, dải mã số hóa và phục hồi các file ghi âm cũ, thiết kế
âm thanh cho multimedia.
Phần mềm Sound forge có một bộ cơng cụ hồn chỉnh để ghi âm
audio, có thể ghi và hiệu chỉnh các file audio đa kênh dễ dàng như đối các
file stereo. Sử dụng các lệnh quen thuộc của Windows để cắt, chép, dán,
trộn và làm việc với một file trong khi xử lý ngầm các file khác.Với đặc
điểm xuất và nén các file âm thanh ra nhiều định dạng khác nhau, hỗ trợ
nhiều video Windows định dạng chuẩn. Sound Forge mang đến rất nhiều
giải pháp giúp biên tập và chỉnh sửa với các tính năng chính như:
+ Làm EQ cho âm thanh trong mượt và rõ tiếng hơn.
+ Tạo tiếng vang cho âm thanh mộc.
+ Cắt dán và chỉnh sửa âm thanh.
Sound Forge có rất nhiều tính năng biên tập, thu âm và xử lý âm
thanh... Trong khuôn khổ của bài viết này tôi giới thiệu một cách làm hiệu
quả để nâng cao chất lượng âm thanh khi trình chiếu giảng dạy. Ngày nay,
việc chia sẻ các bài hát bản nhạc trên internet đã trở nên quen thuộc, nhưng
để làm hạn chế dung lượng tăng tốc độ download, đa số các bài hát chia sẻ
trên mạng được biến đổi cho nhẹ đi, dẫn đến chất lượng bản nhạc không tốt.


Khi sưu tầm bài hát để đưa vào bài dạy giáo viên sử dụng phần mềm Soud

Forgre biên tập, chỉnh sửa âm thanh cho có chất lượng để tích hợp lồng
ghép vào bài giảng. Các bước làm như sau:
Đầu tiên chúng ta cần lựa chọn bản nhạc cần nâng cấp của mình. Vào
File chọn Open.

Có 3 bước để chỉnh bản nhạc, chọn “Process” rồi lần lược sẽ chỉnh “
BitDepth Coverter...” (Độ sâu của âm thanh), “ Resample...” (tần số âm thanh),
Smooth/Enhance...” Cân bằng âm thanh).

Với “ BitDepth Coverter...” ta chọn “BitDepth” với thông số là 16 bit hoặc
24-32 bit nếu muốn chất lượng cao hơn.Nhấn: “Operation” trong “
smooth/Enhance...” về bằng 0.
Nhờ có tính năng vượt trội trong việc xử lý và làm master cho file audio nên
Sound Forge đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đặc biệt ứng dụng vào việc
cho người học các file audio có độ chính xác cao, trong nội dung bài giảng, đơi
khi chúng ta cần trình bày cho học sinh một đoạn âm thanh tư liệu nào đó. Ví
dụ như một đoạn nhạc, đoạn âm thanh giáo khoa phục vụ nội dung giảng dạy
thuộc bộ môn âm nhạc Sound Forge là một phần mềm hữu dụng giúp chúng ta
chỉnh sửa và biên tập được đều đó.
c. Phần mềm Proshow Gold:


Phần mềm này cho phép
sử dụng tạo một đoạn Video
Clip từ những hình ảnh, đoạn
phim sưu tầm. Trong thực tế
giáo viên rất khó tìm tư liệu
dạng Video để minh họa cho
bài dạy như các môn âm nhạc
thường thức giới thiệu các

nhạc sĩ cổ điển hoặc các loại
nhạc cụ. Với phần mềm
Proshow Gold ta có thể tạo
được Video chứa các hình ảnh minh họa và lồng âm thanh vào sử dụng hiệu
ứng để tạo những đoạn phim sống động. Phần mềm này tương đối dễ sử dụng
hình ảnh và âm thanh trong đoạn phim tạo ra có chất lượng tốt. Khi giới thiệu
các tác giả trong phần âm nhạc thường thức, nếu sử dụng Video Clip quay sẵn
có thể gây phản tác dụng, học sinh sẽ chú ý nhiều hơn đến các chi tiết hình ảnh,
nhân vật trong đoạn phim mà quên đi nội dung chính là cảm nhận nội dung,
giai điệu bài hát. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sưu tầm một số hình ảnh
minh họa sát với nội dung bài hát và sử dụng phần mềm Proshow Gold để tạo
một đoạn Video, những hình ảnh đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn nội
dung – nghệ thuật tác phẩm. Tuy nhiên, để tạo được một đoạn phim có chất
lượng tốt địi hỏi người sử dụng phải mất nhiều thời giờ cho việc tìm kiếm hình
ảnh, do hiệu ứng của ảnh, thời gian của bài hát. Nếu khéo léo chúng ta có thể
tạo được một Video có tính chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu bài dạy.
Một số thiết bị công nghệ khác ứng dụng trong dạy học:
Khi thực hiện bài giảng đa số giáo viên đều mắc phải một vấn đề là hầu hết
các bài hát trong chương trình đều có âm vực vượt q tầm cữ giọng hát của học
sinh. Nếu để nguyên cao độ hiển thị trên màn hình giống như sách giáo khoa thì
học sinh khơng hát được, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên
cao độ và khóa nhạc sẽ thay đổi. Vấn đề ở đây làm sao giữ được cao độ như bài
học được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch. Muốn
làm được điều đó chúng ta phải sử dụng một thiết bị là MIDI Cable, đây là một
thiết bị giao tiếp giữa đàn Ogran và máy tính, kết hợp thiết bị đó sẽ giải quyết được
vấn đề này.
Khi kết nối máy tính với đàn Organ thơng qua MIDI Cable, tất cả các phần
mềm soạn nhạc hiện nay đều có khả năng nhận diện thiết bị MIDI và truyền tín



hiệu âm thanh qua thiết bị này (kể cả phần mềm Encore). Khi thực thi chương
trình,

cao độ hiển thị trên màn hình sẽ giữ nguyên nhưng âm thanh phát ra từ đàn Organ
đã được dịch thông qua chức năng Transpose của đàn. Như vậy chúng ta sẽ tùy bài
hát hay TĐN để dịch trực tiếp trên đàn mà không cần phải quan tâm đến cao độ
hiển thị bởi nó sẽ giữ nguyên như khi soạn, thiết bị này sẽ giải quyết vấn đề đó
nhanh chóng và chính xác, kết nối trực tiếp qua cổng USB của máy tính.
Âm thanh khi phát ra trên đàn từ máy tính thơng qua MIDI Cable, con trỏ
nhịp và tiếng gõ phách trên màn hình sẽ kết hợp nhịp nhàng và chính xác. Điều này
giúp học sinh dễ dàng theo dõi, thuộc giai điệu và lời ca của bài hát nhanh chóng.
Quy trình tập hát sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, thời gian cịn lại tùy vào khả
năng của học sinh mà giáo viên có thể luyện tập để phát triển năng khiếu cho các
em.
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
- Đề tài “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhạc cụ dân tộc
lớp 6”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu – THCS Chiến Thắng – An Lão
- Đề tài “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường
THCS”
Vấn đề nghiên cứu: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở
trường THCS có nâng cao kết quả học tập của học sinh khơng?
4.Giả thuyết nghiên cứu: Có, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm
nhạc ở trường THCS sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh.
II. Phương pháp


1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn hai lớp 8A1, 8A8 của trường Trung học cơ sở Bình Chuẩn vì hai
lớp có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

* Giáo viên:
Lớp 8A1 và lớp 8A8 đều do tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc nên tôi
đã khá hiểu đối tượng học sinh. Căn cứ vào đối tượng học sinh, tôi chọn:
- Lớp 8A là lớp thực nghiệm.
- Lớp 8B là lớp đối chứng.
* Học sinh:
Hai lớp nghiên cứu là lớp chọn của trường có điểm tương đồng nhau về tỉ
lệ, giới tính, học lực, hạnh kiểm. Hai lớp khá tương đương nhau về thành tích học
tập, về điểm số ở tất cả các môn học. Các em đều chăm ngoan, tự giác, tích cực,
chủ động trong học tập. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học kì I năm học
2016 -2017 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng:
Đối
Sĩ số
Giới tính
Học lực
Hạnh kiểm
tượng
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
Trung
Tốt
Khá
8A1

41

15


26

29

12

bình
0

8A8

40

18

22

24

16

0

41

0

40


0

b. Thiết kế nghiên cứu
Tơi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương
đương (được mơ tả ở bảng 2):
Tơi lấy hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A2 là nhóm thực nghiệm, lớp 8A8 là nhóm
đối chứng. Tơi dùng bài kiểm tra giữa kỳ I môn Âm nhạc làm bài kiểm tra trước
tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó
tơi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung
bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:

TBC
P=

Đối chứng (8A1)
7,36

Thực nghiệm( 8A8)
7,42
0,81


P = 0,81 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm Kiểm tra trước
Tác động

Kiểm tra sau
tác động
tác động
Thực
O1
Dạy học ứng dụng công nghê thông
O3
Nghiệ
tin trong giảng dạy
m
Đối
O2
Dạy học không sử dụng công nghệ
O4
chứng
thông tin trong giảng dạy
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị của giáo viên:
Ở lớp 8A8- lớp đối chứng : Tôi giảng dạy theo các phương pháp thông
thường không ứng dụng công nghệ thông tin.
Ở lớp 8A1- lớp thực nghiệm: Tơi có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
- Tơi soạn bài trên phần mềm trình chiếu Powpoin, chuẩn bị tranh ảnh , bản nhạc ,
âm thanh , hình ảnh cho tiết dạy, thực hiện trên phần mềm encore , xây dựng một
hệ thống câu hỏi phù hợp.
- Khi giảng bài : Tôi giảng dạy trên máy tính , lần lượt đưa các nội dung giới thiệu
cho HS.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường, theo phân phối chương trình và thời khố biểu để đảm bảo tính khách

quan.
4. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra giữa kì I mơn Âm nhạc do Trường
trung học cơ sở Bình Chuẩn ra đề thi.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối học kì I theo phân phối chương
trình (Tiết 18). Bài kiểm tra sau tác động gồm 11 câu hỏi, trong đó có 9 câu trắc
nghiệm dạng lựa chọn và điền khuyết , hai câu hỏi tự luận.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra Âm nhạc cuối
kì I theo phân phối chương trình đối với hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (nội
dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).


Sau đó tơi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
III. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng 8A8
Thực nghiệm 8A1
Điểm trung bình
7,47
8,21
Độ lệch chuẩn
0,11
0,79
Giá trị P của T-test
0,00025
Chênh lệch giá trị TB
0,93
chuẩn (SMD)

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T – Test cho kết quả P =
0,00025, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và ĐTB nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn
ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Hơn nữa, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93. Điều đó cho thấy
mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng cơng nghệ thơng tin đến TBC học tập
của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm
nhạc ở trường THCS sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh.” đã được kiểm
chứng
2. Bản đối chứng
* Bảng 6: So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm.
Điểm trung bình
Đối chứng 8A8
Thực nghiệm 8A1
Trước tác động
7,36
7,42
Sau tác động
7,47
8,21
IV.Bàn luận kết quả
Qua tiến hành thực nghiệm và kiểm tra đã cho thấy kết quả của bài kiểm tra
sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,21 kết quả bài kiểm tra tương ứng
của nhóm đối chứng là TBC = 7,47. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,79.
Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác
biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93.

Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.


Phép kiểm chứng T – Test ĐTB sau tác động của hai lớp là P = 0,00025 < 0.001.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu
nhiên mà là do tác động.
Với điểm số như vậy, có thể đánh giá rằng học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu
bài một cách chắc chắn, nắm vững kiến thức.
Hạn chế
- Để việc ứng dụng công nghệ thơng tin đạt hiệu quả tốt địi hỏi người giáo viên
phải có một trình độ tin học khá, sử dụng thành thạo các phần mềm trình chiếu...
V. Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Trước nhiệm vụ của việc đổi mới dạy và học trong nhà trường phổ thông,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng. Qua tiến
hành thực nghiệm tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy Âm nhạc có hiệu quả rõ rệt và có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất
lượng học tập của học sinh. Học sinh ln phát huy vai trị trung tâm, các em được
nghe , được quan sát để tìm hiểu, khám phá các nội dung kiến thức. Trên cơ sở
việc lĩnh hội tri thức đó, học sinh được phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được
chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội.
Xã hội lồi người đang bước vào nền văn minh hậu cơng nghiệp với nền
kinh tế, tri thức mà nền tảng là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Với xu hướng tồn cầu hóa, những thành tựu của nhân loại đang tỏa sáng đến khắp
mọi nơi. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với đất nước nói chung và tồn
ngành giáo dục nói riêng. Để tiếp cận được với khoa học kĩ thuật thì khơng ai khác
các thầy cơ giáo đóng vai trị xung kích trên mặt trận ấy. Muốn vậy, mỗi thầy cô
giáo phải sẵn sàng đón nhận những cái mới, tích cực tìm hiểu và ứng dụng công
nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác của mình để tạo sự chuyển biến tích cực
trong giáo dục và chất lượng giảng dạy bộ môn.

Khuyến nghị
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả,
người giáo viên phải có trình độ tin học nhất định , sử dụng thành thạo các phần
mềm trình chiếu , biết sử dụng phần mềm ENCORE và một số phần mềm khác.
Giáo viên phải hiểu đối tượng học sinh, tự học , tự tìm tịi nghiên cứu để nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ cho bản thân.
Mỗi nhà trường cần có một phịng học âm nhạc riêng có trang bị các thiết bị phục
vụ cho q trình dạy học âm nhạc.
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin khơng chỉ có tác dụng đối với mơn Âm nhạc
mà cịn có tác dụng lớn đối với tất cả các môn học trong nhà trường .


VI. Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt – Bỉ, Bộ
GD và ĐT
2 Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo
dục phổ thông môn Âm nhạc
3 Sách giáo khoa Âm nhạc 8
4.Mạng Internet: />

Bài kiểm tra trước tác động:
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – ÂM NHẠC 8
NĂM HỌC 2015-2016
I.Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Điền từ, cụm từ cịn thiếu để hồn thành khái niệm sau (3đ)
- Giam thứ là hệ thống ...............(1)..............sắp xếp .....(2)............... hình thành
trên cơng thức ..........(3)..........
- Âm chủ là âm........(4)............
- Giọng thứ là sử dụng .......(5)...........trong giam thứ xây dựng ........(6)........bài
TĐN

Câu 2: Hãy điền vào trong ngoặc đơn số thứ tự tên bài hát sao cho bài hát phải có
câu hát đó.
A
1. Mùa thu ngày khai trường
2. Lý dĩa bánh bị
3. Chiếc đèn ơng sao
4. Một mùa xn nho nhỏ
5. Hị kéo pháo
6. Mái trường mến yêu

B
a. Ánh sao Bác Hồ ( )
b. Là trò đi thi iii ( )
c. Mùa xuân người cầm súng ( )
d. Xao xuyến bao tâm hồn ( )
e. Như dịng sơng gợn đều ( )
f. Dốc núi cao cao ( )

Câu 3: Chọn đáp án đúng cho câu sau
Câu 1: Nơi sinh của nhạc sĩ Trần Hoàn
A Quảng Nam
B Hải Lăng – Quảng Trị
C Hải Phịng
D Đà Nẵng
Câu 2: Nhạc sĩ Trần Hồn sinh và mất vào năm nào?
A 1925 – 2000
B 1926 – 2003
C 1928 – 2003
D 1927 - 2003
Câu 3: Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ được phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ

nào?
A Tố Hữu
B Xuân diệu
C Thanh Hải
D Nguyễn Bính
Câu 4: Bài hát Lí dĩa bánh bị dân ca của vùng nào?
A Quan họ Bắc Ninh
B Nam Bộ
C Thanh Hóa
D Bắc Bộ
B. Tự luận (6đ)
Câu 1: Nêu những nét chính về nhạc sĩ Hồng Vân? (4đ)


Câu 2: Viết khung cấu tạo của giọng La thứ. (2đ)
Đáp án – Biểu điểm
A Trắc nghiệm
Câu 1: (1,5đ) (Mỗi ý đúng : 0,25 điểm)
1. 7 bậc âm
2. Liền bậc
3. Cung và nửa cung 4. Ổn định nhất (bậc I)
5. Các âm
6. Giai điệu bài hát
Câu 2: (1,5đ) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
a - 3 b- 2 c - 4 d- 1 5- f 6- e
Câu 3: (1đ) (Mỗi ý đúng : 0,25 điểm)
C – 3 b – 1 c - 2 d- 4
B. Tự Luận: (6đ)
Câu 1: (4đ)
- Tên Lê Văn Ngọ......

- Bút danh .....
- Năm sinh....
- Quê quán.....
- Tác phẩm......
- Giải thưởng....
Câu 2: (2đ)
- Kẻ khuông nhạc, viết khóa Son (1đ)
- Viết đúng khung cấu tạo giọng La thứ (1đ)
Bài kiểm tra sau tác động:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – ÂM NHẠC 8
NĂM HỌC 2015 - 2016
A Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1: Em hãy chọn đáp án đúng cho câu sau: (1đ)
1. Bài hát bóng cây Kơ – nia là tác phẩm của nhạc sĩ:
a. Văn Cao
b. Phan Huỳnh Điểu
c. Hồng Việt
2. Bài hát Hị ba lí là dân ca:
a. Quảng Nam
b. Thanh Hóa
3. Đàn T rưng làm bằng chất liệu:
a. Bằng đá
b. bằng tre, nứa

c. Bắc Ninh
c. Bằng đồng thau


4. Nhạc sĩ Hoàng Việt là tác giả của:
a.Bài hát Lên đàng

b. Nhạc kịch Cô Sao

c. Giao hưởng Quê
hương

Câu 2: Hãy điền vào trong ngoặc đơn số thứ tự tên bài hát cho phù hợp. (1đ)
A
B
1. Mùa thu ngày khai trường
a. Về phương trời mọc ( )
2. Lí dĩa bánh bò
b. Là trò đi thi i i i ( )
3. Tuổi hồng
c. Khoảng trời mộng ước ( )
4. Bóng cây Kơnia
d. Xao xuyến bao tâm hồn ( )
Câu 3 Điền vào chổ trống (......) những cụm từ thích hợp để hoàn thành khái niệm
sau:
- Giọng song song là một .....(1).... và một ......(2).....có cùng .....(3)..... khác nhau
về .....(4)....
- Giọng La thư hịa thanh có âm chủ....(5).... hóa biểu ....(6) dấu ....(7) âm bậc 7.....
(8)....cung
B. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Huỳnh
Điểu? (4đ)
Câu 2: Viết thứ tự xuất hiện của dấu thăng, dấu giáng ở hóa biểu (từ 1 đến 3 dấu)
( 2 đ)
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm: (4điểm)
Câu 1: (1đ) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm

Đáp án đúng : 1- b 2-a
3-b
4-c
Câu 2: (1đ) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
Đáp án đúng : a- (4)
c – (3)
b- (2)
d – (1)
Câu 3: (1đ) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
1 – Giọng trưởng
2- Giọng thứ
3- Hóa biểu
4- âm chủ
5 – nốt la
6 – không
7- thăng, giáng
8- tăng nữa
B TỰ LUẬN : (6điểm)
Câu 1: (4)
- Sinh 1924


- Quê: Đà Nẵng
- Bút danh Huy Quang
- Tác Phẩm: Những ánh sao đêm, Đội kèn tí hon...
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2: (2đ)
- HS kẻ khuông nhạc và viết thứ tự xuất hiện của dấu # (1đ)
- HS kẻ khuông nhạc và viết thứ tự xuất hiện của dấu b (1đ)
BẢNG ĐIỂM

Lớp thực nghiệm:Lớp( 8A1)
ST
Họ và tên
T
1
Cao Nguyễn Tuấn Anh
2
Nguyễn Thanh Bình
3
Bùi Thị Kiều Diễm
4
DươngThị Mỹ Dung
5
Phạm Ngọc Phương Dung
6
Trần Đức Duy
7
Phạm Thùy Dương
8
Trần Văn Đô
9
Phạm Minh Đức
10
Bồ Thị Lệ Giang
11
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
12
Nguyễn Thy Hảo
13
Nguyễn Tiến Hảo

14
Nguyễn Thị Tuyết Hoa
15
Lê Thị Hương
16
Nguyễn Đăng Khoa
17
Trần Thị Khánh Linh (A)
18
Trần Thị Khánh Linh (B)
19
Trần Vũ Phương Linh
20
Nguyễn Yến Linh
21
Bồ Thúy Ngân
22
Phan Hữu Nghĩa
23
Lê Đoàn Minh Nhật
24
Trương Mẫn Nhi
25
Nguyễn Thị Yến nhi
26
Liên Hoàng Phúc
27
Nguyễn Thu Phương
28
Lê Văn Quang


Điểm kiểm tra
trước tác động
7,5
8,5
7,5
8
8,5
6,5
5,5
6,5
7,5
7,5
6,5
7,5
8,5
6,5
6,5
7,5
6,5
7,5
8
8
6,5
9,5
8,5
7,5
7,5
9
8,5

6,5

Điểm kiểm tra
sau tác động
7,5
9
9
8
7,5
9
7,5
8
7,5
8
7,5
6,5
8
8
8,5
7,5
8,5
8,5
8,5
8,5
8,5
8,5
8,5
8
7,5
8,5

9,5
6,5


29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Tống Thị Ngọc Thanh
Nguyễn Huỳnh Minh Thơng
Nguyễn Thị Thùy
Hồng Ngọc Thức
Nguyễn Thị Huyền Thương
Đinh Thị Minh Trang
Nguyễn Ngọc Trâm
Lê Thanh Trúc
Trương Đức Tuấn
Đặng Thị Ánh Tuyết
Hoàng Lê Tiểu Trường
Dương Thị Thiên Vân

Phạm Hoàng Việt

Lớp Đối Chứng: Lớp (8A8)
ST
Họ và tên
T
1
Phạm Hải Anh
2
Nguyễn Lan Anh
3
Trần Thị Ngọc Anh
4
Nguyễn Quang Bình
5
Nguyễn Thị Ngọc Châu
6
Nguyễn Thị Hồng Cúc
7
Lê Việt Cường
8
Cái Thị Quỳnh Diệu
9
Lê Đức Dũng
10
Quách Lê Khánh Duy
11
Nguyễn Quốc Duy
12
Hồ Trúc Đào

13
Nguyễn Thị Ngọc Hà
14
Nguyễn Minh Hào
15
Nguyễn Yến Hân
16
Nguyễn Phan Hoàng Hiếu
17
Lê Nguyễn Duy Hoàng
18
Trịnh Hữu Hùng
19
Nguyễn Thị Thu Huyền
20
Lê Thị Mai Hương
21
Lê Thụy Khanh
22
Nguyễn Thanh Lâm
23
Phạm Ngọc Trà My

7
5,5
7,5
9
8,5
7,5
6,5

7,5
6,5
7,5
7
8
6,5

8
8
8
8,5
8
7,5
8,5
8
9,5
8,5
9
9
8

Điểm kiểm tra
trước tác động
6
7,5
8
7,5
7,5
7,5
7

8
8
8
9
5
7
9
8,5
7
6,5
7,5
7,5
8,5
7
6,5
6

Điểm kiểm tra
sau tác động
6,5
7,5
8
8
7,5
8
7,5
8
7
7
8

5,5
7
9
8,5
7
6,5
8
8
8,5
7
7
6


24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

40

Bùi Nguyễn Trà My
Trương Thị Thúy Nga
Đỗ Lê Ánh Ngọc
Trịnh Lê Tâm Như
Trương Hoàng Oanh
Lê Trần Song Phương
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Nhật Tân
Lê Thị Cẩm Thùy
Nguyễn Tuyết Trinh
Phan Thị Thanh Trúc
Đặng Đức Trung
Lương Đức Trung
Nguyễn Nhật Trường
Nguyễn Anh Tú
Đặng Thị Vân
Lê Hoàng Yến

8,5
6,5
8,5
7,5
7,5
7
7,5
6,5
8,5
7

6,5
7,5
7,5
8,5
7
6,5
6

8,5
7
8,5
7,5
7,5
7,5
8
6,5
8
7
7
8
7,5
8,5
7,5
7
6



×