Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

CHƯƠNG 2: Thu nhập công và chi tiêu công potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.63 KB, 36 trang )

1
CHƯƠNG 2
Thu nhập công và chi tiêu công
2.1 THU NHẬP CÔNG
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TN
công
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến TN công
2.1.3 Phân tích và đánh giá TN công
2.2 CHI TIÊU CÔNG
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại chi tiêu
công
2.2.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng
2.2.3 Phân tích và đánh giá chi tiêu công
2
2.1 Thu nhập công
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại TNC
Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát
sinh trong quá trình hình thành các quỹ tài chính của NN.
Thu nhập công là các khoản thu nhập của NN được hình
thành trong quá trình NN tham gia phân phối sản
phẩm xã hội dưới hình thái giá trị. Nó phản ánh các
quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các
nguồn tài chính để tạo lập nên các quỹ tiền tệ của NN
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn
có của Nhà nước
3
* Đặc điểm TNC

Phần lớn các khoản thu nhập công được xây
dựng trên nền tảng nghĩa vụ công dân, điển hình
là thuế.


Ngoài ra thu nhập công còn bao gồm các khoản thu
dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc
ngân sách Nhà nước; các khoản thu dựa trên cơ
sở thỏa thuận (vay mượn); các khoản thu do
người dân tự nguyện đóng góp chiếm tỷ trọng
không đáng kể.

Phần lớn các khoản thu nhập công không
mang tính bồi hoàn trực tiếp
Các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho Nhà
nước không có nghĩa là phải mua một hàng
hoá hay dịch vụ nào đó của Nhà nước. Tuy
nhiên, Nhà nước sẽ dùng thuế nhằm tạo ra
những hàng hoá và dịch vụ công và các hàng
hoá và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi
chính người dân trong nước. Như thế, các
khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho
dân chúng một cách gián tiếp.
4

Thu nhập công gắn chặt với việc thực hiện
nhiệm vụ của NN.
Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động
của Nhà nước, tức là thu để chi tiêu công
chứ không phải thu để tìm kiếm lợi nhuận.
Do đó thu nhập công phát triển theo các
nhiệm vụ của Nhà nước. Không thể đòi hỏi
Nhà nước gia tăng hoạt động của mình trên
cơ sở giảm mức động viên từ GDP.
5


Thu nhập công luôn gắn chặt với sự vận động
của các phạm trù giá trị như lãi suất, giá cả,
thu nhập, tỷ giá hối đoái.
Xuất phát từ bản chất, thu nhập công phản ánh
các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị ,
do vậy nó chịu sự chi phối của các phạm trù
giá trị.
6
7

* Phân loại TN công
a. Căn cứ theo tính chất của TN công:

- Các khoản thu thuế: là những khoản thu mang tính
chất bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp và xây dựng
trên nghĩa vụ công dân. Thuế chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu ngân sách Nhà nước ở hầu hết mọi quốc gia.

- Các khoản thu không phải thuế: phí, lệ phí, quyên
góp, vay mượn, bán và cho thuê công sản… Đây là
những khoản thu mang tính đối giá và được xây dựng
trên cơ sở thỏa thuận giữa dân chúng và chính phủ.
Mặc dù tỷ trọng các khoản thu này nhỏ trong tổng thu
ngân sách Nhà nước song chúng không thể thiếu trong
cơ cấu thu của ngân sách Nhà nước.
b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, gồm:

- Thu trong nước: Thuế phí, lệ phí, vay trong nước,
cho thuê công sản, khai thác và bán tài nguyên thiên

nhiên, thu khác… Thu trong nước là nguồn nội lực
cơ bản giúp chính phủ xây dựng một ngân sách Nhà
nước chủ động.

- Thu nước ngoài: vay nợ, nhận viện trợ từ nước
ngoài. Đây là những nguồn lực có thể giúp đất nước
mau chóng tích tụ và tập trung vốn đầu tư vào nhiều
công trình then chốt.
8
c. Căn cứ vào nội dung kinh tế, gồm:
- Khoản thu không mang nội dung kinh tế
Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại
hầu hết cá quốc gia trên thế giới, không phân
biệt chế độ chính trị.
Quyên góp và viện trợ nước ngoài là những
khoản thu hình thành trên cơ sở tự nguyện.
Thu khác gồm các khoản thu từ phạt vi cảnh,
thanh lý tài sản tịch thu, thu từ quà biếu
tặng…
9
- Khoản thu mang nội dung kinh tế gồm: lệ phí, phí,
vay nợ, cho thuê công sản, bán tài nguyên thiên
nhiên…
Phí và lệ phí là những thu mang tính chất đối giá.
Vay nợ trong và ngoài nước là những khoản thu có tính
chất bồi hoàn.
Cho thuê công sản bao gồm cho thuê đất, cho thuê bầu
trời, mặt nước, vùng lãnh thổ….
Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu
do bán quặng, dầu thô, than, …

10
11
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến TN Công
a. Trình độ phát triển kinh tế.
b. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và
hạch toán.
c. Trình độ nhận thức của dân chúng.
d. Năng lực pháp lý của bộ máy NN.
e. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ.
12
a. Trình độ phát triển kinh tế
GDP là cơ sở duy nhất và bền vững nhất
của thu nhập công. Mọi nguồn vay hay
viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và
đều phải trích từ thuế để trả nợ trong
tương lai.
13
b. Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán
và hạch toán
Khi t.độ hiện đại trong thanh toán và
hạch toán tăng lên thì TNC sẽ tăng mà
không cần điều chỉnh mức thu.
14
c. Trình độ nhận thức của dân chúng
Khi ý thức của dân chúng càng cao TNC
tăng.
Mặt khác, khi trình độ nhận thức của dân
chúng cao  giúp Chính Phủ có những
hành xử công bằng, sòng phẳng hơn, cung
cấp các hàng hóa, d.vụ công đạt hiệu quả

k.tế cao hơn.
15
d. Năng lực pháp lý của BMNN
Khi năng lực pháp lý của bộ máy Nhà nước
được nâng cao thu nhập công tăng.
Mặt khác, thông qua đó nâng cao tính minh
bạch trong quá trình động viên và sử dụng 1
phần của cải XH.
16
e. Hiệu quả hoạt động của CP
Đối với CP: CP chỉ hoạt động hiệu quả khi sử
dụng có HQ nguồn lực TC, cung cấp các hh, d.vụ
công được XH chấp nhận.
Khi CP càng hđ có HQ khả năng TNC càng cao.
Ngược lại, khi khả năng thu càng cao sẽ càng tăng
tiềm lực TC để phát triển hoạt động của CP cả
chiều rộng lẫn chiều sâu.
17
2.1.3 Phân tích và đánh giá TN công
2.1.3.1 Các quan điểm đánh giá TN công
* Khái niệm:
Đánh giá thu nhập công là hệ thống quan điểm, phương
pháp luận và chỉ tiêu nhằm phân tích, xem xét tính hợp lý về
mặt kinh tế, xã hội và chính trị của các khoản thu nhập công.
* Các quan điểm đánh giá:
-
Trách nhiệm giải trình
-
Tránh xung đột lợi ích và đảm bảo công bằng.
-

Phân tích lợi ích – chi phí
-
Hạn chế gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai.
-
Phù hợp thông lệ quốc tế.
18
2.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá TN công

Đánh giá khả năng huy động một phần GDP.

Đánh giá cơ cấu TN công.

Đánh giá khả năng tài trợ cho chi tiêu công.

Đánh giá khả năng vay và trả nợ công.

Dự báo triển vọng thu nhập công.
19
2.2. CHI TIÊU CÔNG
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, cách phân loại chi
tiêu công.
2.2.2 Vai trò chi tiêu công
2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công.
2.2.4 Đánh giá chi tiêu công.
20
2.2.1.1 KHÁI NIỆM CHI TIÊU
CÔNG

Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp
chính quyền, các cơ quan nhà nước, các đơn vị

sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính
phủ.
Chi tiêu công phản ánh trị giá của các loại
hàng hoá mà chính phủ mua vào để qua đó
cung cấp các loại hàng hoá công cho xã hội
nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước.

Chi tiêu công thể hiện các khoản chi của
NSNN hàng năm đã được QH thông qua.
21
2.2.1.2 ĐẶC ĐIỂM CHI TIÊU
CÔNG

Chi tiêu công là nhằm phục vụ lợi ích chung của
cộng đồng.

Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước
và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà
Nhà nước thực hiện.

Chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng.

Các khoản chi tiêu công không mang tính hoàn trả
hay hoàn trả không trực tiếp.
22
2.2.1.3 PHÂN LOẠI CHI TIÊU CÔNG

Căn cứ chức năng vĩ mô của nhà nước

Xây dựng cơ sở hạ tầng.


Toà án và viện kiểm sát.

Hệ thống quân đội và an ninh xã hội.

Hệ thống giáo dục.

Hệ thống an sinh xã hội.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

Chi tiêu cho các c.sách đặc biệt (viện trợ nước
ngoài, ngoại giao).

Chi khác.
23
2.2.1.3 PHÂN LOẠI CHI TIÊU CÔNG
(tiếp)

Căn cứ vào tính chất kinh tế

Chi thường xuyên

Chi đầu tư

Chi khác

Căn cứ quy trình lập ngân sách


Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào

Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra
24
2.2.2. VAI TRÒ CHI TIÊU CÔNG
2.2.2.1. CTC có vai trò q.trọng trong việc thu hút
vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
2.2.2.2. CTC góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
2.2.2.3. Tái phân phối thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội
25
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến
CTC
- Sự phát triển vai trò chính phủ trong nền
kinh tế thị trường
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những
nhiệm vụ kinh tế - xa hội mà Nhà nước đảm
nhận trong từng thời kỳ
- Các nhân tố khác


×