Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tài liệu sửa chữa bo mạch máy giặt toshiba a800

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 68 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
Máy giặt hiện nay chiếm lĩnh thị trường việt nam, do xã hội ngày
càng phát triển cuộc sống được nâng cao, nên cơng việc rất bận rộn vì
thế mỗi nhà đều có một máy giặt sử dụng, do nhu cầu sử dụng nhiều,
máy giặt thì thường sử dụng trong môi trường ẩm ướt, và hoạt động
thường xuyên nên tuổi thọ máy ngày càng giảm dần, do nhu cầu tìm
hiểu, nghiên cứu máy giặt ngày càng cao của anh em thợ và đáp ứng một
số nguyện vọng của anh em thợ, tác giả xuất bản tập sách “hướng dẫn
sửa chữa board máy giặt, phương pháp tìm pan và độ chế”. Sách gồm
các chương sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH MÁY GIẶT
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỬA KHỐI NGUỒN MÁY GIẶT
TOSHIBA A800
CHƯƠNG 4: KIỂM TRA XÁC ĐỊNH SỬA CHỮA ĐƯỜNG
50Hz
CHƯƠNG 5: KHỐI VI XỬ LÝ TRONG MÁY GIẶT TOSHIBA
A800
CHƯƠNG 6: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MẠCH CẤP
NƯỚC, XẢ NƯỚC, MOTOR MÁY GIẶT
CHƯƠNG 7: PHẦN CÔNG TẮC CỬA
CHƯƠNG 8: PAN VÀ MÃ LỖI HÃNG TOSHIBA


2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
1. CẦU CHÌ
Cầu chì kí hiệu (F):

Cầu chì là thiết bị rất quen thuộc với chúng ta, nó được đấu nối tiếp


vào nguồn, dùng để bảo vệ các thiết bị và linh kiện trong mạch khỏi sự
cố cháy nổ, lúc bình thường ta đo cầu chì sẽ thơng mạch, nhưngkhi dịng
điện cao hơn so với giá trị ghi trên thân thì cầu chì sẽ tự đứt, khơng cho
dịng vào mạch, nhằm bảo vệ các thiết bị trong mạch không bị hư hỏng.
2. ĐIỆN TRỞ
Điện trở là gì?
- Hiểu một cách đơn giản Điện trở là sự cản trở dòng điện của một
vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém
thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vơ cùng lớn.
* Các thơng số của điện trở
Điện trở của dây dẫn :
- Giá trị điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của
điện trở. Yêu cầu cơ bản đối với giá trị điện trở đó là ít thay đổi theo
nhiệt độ, độ ẩm và thời gian,... Điện trở dẫn điện càng tốt thì giá trị của
nó càng nhỏ và ngược lại.
- Giá trị điện trở được tính theo đơn vị Ohm (Ω), kΩ, MΩ,
hoặc GΩ.


3

Ký hiệu của điện trở trong mạch điện
* Phân loại và ký hiệu điện trở
* Điện trở có giá trị xác định:
- Điện trở than ép (cacbon film): Điện trở than ép có dải giá trị
tương đối rộng (1Ω đến 100MΩ), cơng suất danh định 1/8W – 2W, phần
lớn có công suất là 1/4W hoặc 1/2W. Ưu điển nổi bật của điện trở than
ép đó chính là có tính thuần trở nên được sử dụng nhiều trong phạm vi
tần số thấp.
- Điện trở dây quấn: được chế tạo bằng cách quấn một đoạn dây

không phải là chất dẫn điện tốt (Nichrome) quanh một lõi hình trụ.
Trở kháng phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn, đường kính và độ dài của
dây dẫn. Điện trở dây quấn có giá trị nhỏ, độ chính xác cao v à c ó


4
công suất nhiệt lớn. Tuy nhiên nhược điểm của điện trở dây quấn là nó
có tính chất điện cảm nên không được sử dụng trong các mạch cao tần
mà được ứng dụng nhiều trong các mạch âm tần.
- Điện trở màng mỏng: Được sản xuất bằng cách lắng đọng
Cacbon, kim loại hoặc oxide kim loại dưới dạng màng mỏng trên lõi
hình trụ. Điện trở màng mỏng có giá trị từ thấp đến trung bình và có thể
thấy rõ một ưu điểm nổi bật của điện trở màng mỏng đó là tính chất
thuần trở nên được sử dụng trong phạm vi tần số cao, tuy nhiên có cơng
suất nhiệt thấp và giá thành cao.
* Điện trở có giá trị thay đổi:
- Biến trở (Variable Resistor): có cấu tạo gồm một điện trở màng
than hoặc dây quấn có dạng hình cung, có trục xoay ở giữa nối với
con trượt. Con trượt tiếp xúc động với với vành điện trở tạo nên cực thứ
3, nên khi con trượt dịch chuyển điện trở giữa cực thứ 3 và 1 trong
2 cực cịn lại có thể thay đổi. Biến trở được sử dụng điều khiển điện áp
(potentiometer: chiết áp) hoặc điều khiển cường độ dòng điện (Rheostat)
- Nhiệt trở: Là linh kiện có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ.
Có 2 loại nhiệt trở:
Nhiệt trở có hệ số nhiệt âm: Giá trị điện trở giảm khi nhiệt độ
tăng (NTC), thông thường các chất bán dẫn có hệ số nhiệt âm do khi
nhiệt độ tăng cung cấp đủ năng lượng cho các electron nhảy từ vùng hóa
trị lên vùng dẫn nên số lượng hạt dẫn tăng đáng kể, ngoài ra tốc độ dịch
chuyển của hạt dẫn cũng tăng nên giá trị điện trở giảm.
Nhiệt trở có hệ số nhiệt dương: Giá trị điện trở tăng khi nhiệt độ

tăng, các nhiệt trở được làm bằng kim loại có hệ số nhiệt dương (PTC)
do khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử nút mạng dao động mạnh làm cản
trở quá trình di chuyển của electron nên giá trị điện trở tăng.Nhiệt
trởđược sử dụng để điều khiển cường độ dòng điện, đo hoặc điều khiển


5
nhiệt độ: ổn định nhiệt cho các tầng khuếch đại, đặc biệt là tầng khuếch
đại công suất hoặc là linh kiện cảm biến trong các hệ thống tự động điều
khiển theo nhiệt độ.
- Điện trở quang
Quang trở là linh kiện nhạy cảm với bức xạ điện từ quanh phổ ánh
sáng nhìn thấy. Quang trở có giá trị điện trở thay đổi phụ thuộc vào
cường độ ánh sáng chiếu vào nó. Cường độ ánh sáng càng mạnh thì giá
trị điện trở càng giảm và ngược lại.
Quang trở thường được sử dụng trong các mạch tự động điều
khiển bằng ánh sáng: (Phát hiện người vào cửa tự động; Điều chỉnh độ
sáng, độ nét ở Camera; Tự động bật đèn khi trời tối; Điều chỉnh độ nét
của LCD...).


6
Cách ghi và đọc tham số điện trở
Quy ước màu Quốc tế

Bảng điện trở 4 vạch màu
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vịng màu , điện trở chính
xác thì ký hiệu bằng 5 vịng màu.



7

Bảng điện trở 5 vạch màu

* Cách đọc điện trở 4 vòng màu:
- Vòng số 4 là vòng ở cuối ln ln có màu nhũ vàng hay nhũ
bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
- Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, 3
- Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị.
- Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 (mũ vịng 3).
- Có thể tính vịng số 3 là số con số không "0" thêm vào.
- Màu nhũ chỉ có ở vịng sai số hoặc vịng số 3, nếu vịng số 3
là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
*Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu:


8
- Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, trở 5 vịng
màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác
điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối ln có khoảng cách
xa hơn một chút.
- Đối diện vòng cuối là vòng số 1.
- Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng
số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm,
hàng chục và hàng đơn vị.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vịng 3) x 10 (mũ vịng 4).
- Có thể tính vịng số 4 là số con số khơng "0" thêm vào.

3. DIODE

Diode là gì?
- Diode là một linh kiện chỉ cho phép dịng điện chạy qua nó theo
một chiều nhất định, chiều người lại thì dịng điện khơng thể đi qua.
- Diode được cấu tạo từ 2 lớp bán dẫn tiếp xúc với nhau. Diode có
2 cực Anốt và Katốt. Nó chỉ cho dịng điện đi theo 1 chiều từ Anốt sang
Katốt (Chính xác là khả năng cản trở dịng điện theo chiều AK là rất
nhỏ, còn KA là rất lớn). Nó được dùng như van 1 chiều trong mạch điện.
Ứng dụng của diode bán dẫn:
- Do tính chất dẫn điện một chiều nên diode thường được sử dụng
trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch
tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động.


9

Ký hiệu đặc tính làm việc diode
Các loại diode thường dùng
- Diode bán dẫn: Cấu tạo bởi chất bán dẫn Silic hoặc Gecmani có
pha thêm một số chất để tăng thêm electron tự do. Loại này dùng chủ
yếu để chỉnh lưu dịng điện hoặc trong mạch tách sóng.
- Diode Schottky: Ở tần số thấp, điốt thơng thường có thể dễ dàng
khóa lại (ngưng dẫn) khi chiều phân cực thay đổi từ thuận sang nghịch,
nhưng khi tần số tăng đến một ngưỡng nào đó, sự ngưng dẫn khơng thể
đủ nhanh để ngăn chặn dòng điện suốt một phần của bán kỳ ngược. Điốt
Schottky khắc phục được hiện tượng này.
- Diode Zener: còn gọi là “điốt đánh thủng” hay “điốt ổn áp” là
loại điốt được chế tạo tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng.
Khi sử dụng điốt này mắc ngược chiều lại, nếu điện áp tại mạch lớn hơn



10
điện áp định mức của điốt thì điốt sẽ cho dòng điện đi qua (và ngắn
mạch xuống đất bảo vệ mạch điện cần ổn áp) và đến khi điện áp mạch
mắc bằng điện áp định mức của điốt – Đây là cốt lõi của mạch ổn áp.
- Diode phát quang – LED (Light Emitting Diode): là các điốt
có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống
như điốt bán dẫn, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với
một khối bán dẫn loại n.
- Diode quang – Photodiode là loại nhạy với ánh sáng, có thể biến
đổi ánh sáng vào thành đại lượng điện, thường sử dụng ở các máy ảnh(đo
cường độ sáng), sử dụng trong các mạch điều khiển (kết hợp một điốt
phát quang và một điốt quang thành một cặp), các modul đầu ra của các
PLC…
- Diode biến dung – Varicap Có tính chất đặc biệt, đó là khi phận
cực nghịch, điốt giống như một tụ điện, loại này được dùng nhiều cho
máy thu hình, máy thu sóng FM và nhiều thiết bị truyền thông khác.
- Diode ổn định dòng điện là loại điốt hoạt động ngược với
Điốt Zener. Trong mạch điện điốt này có tác dụng duy trì dịng điện
khơng đổi.
- Diode step – recovery Ở bán kỳ dương, điốt này dẫn điện như
loại điốt Silic thông thường, nhưng sang bán kỳ âm, dịng điện ngược có
thể tồn tại một lúc do có lưu trữ điện tích, sau đó dịng điện ngược đột
ngột giảm xuống cịn 0.
- Diode ngược Là loại điốt có khả năng dẫn điện theo hai chiều,
nhưng chiều nghịch tốt hơn chiều thuận.


11

Cách kiểm tra diode

- Để kiểm tra diode thì thật dễ, chỉ cần kiểm tra dòng điện chạy
qua theo một chiều và không chạy được theo chiều ngược lại là diode
còn tốt.
- Hoặc là bạn dùng một đồng hồ đo điện kiểm tra giá trị điện trở
của diode theo chiều dẫn là xấp xỉ bằng 0 (ôm) và chiều ngược lại thì ra
vơ cùng.
- Hoặc là dùng thêm một điện trở hạn dòng, một led và nguồn rồi
đấu các linh kiện nối tiếp và cấp nguồn vào. Led chỉ phát sáng một chiều
gắn diode (dòng chạy qua, diode phân cực thuận) và gắn ngược chiều
diode lại thì led khơng sáng (dịng khơng chạy qua, diode phân cực
nghịch). Như vậy là diode còn tốt.


12
4. TỤ ĐIỆN
*Tụ điện là gì? Cấu tạo, mạch điện ứng dụng?
- Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu
tạo bởi hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng
cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.
- Cấu tạo của tụ điện: bên trong tụ điện là 2 bản cực kim loại
được đặt cách điện với nhau, môi trường giữa 2 bản tụ này được gọi là
điện môi (môi trường không dẫn điện). Điện mơi có thể là: khơng khí,
giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...Tùy theo lớp cách
điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.
- Đặc tính cơ bản:
Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng
điện trường bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các
điện tích này để tạo thanh dịng điện.
Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này mà tụ có
khả năng dẫn điện xoay chiều.

- Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C.

Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện
- Đơn vị của tụ điện: Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số
rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như:
1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
- Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện:
- Tụ hóa: Giá trị điện dung của tụ hóa được ghi trực tiếp trên thân
tụ. Tụ hóa là tụ có phân cực (-), (+) và ln có hình trụ.


13

Tụ hóa 1000uF 25V
- Tụ giấy và tụ gốm: trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số. Cách
đọc: Lấy hai chữ số đầu nhân với 10 (Mũ số thứ 3).

Ví dụ: tụ gốm ghi 102 nghĩa là
Giá trị = 10 x 102 = 1000p (Lấy đơn vị là picô Fara)
Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện.
Giá trị điện áp trên thân tụ:
- Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay
sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu
được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
- Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ
người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V....


14

- Phân loại tụ điện:
- Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực ): Các loại tụ này
không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở
xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần sốcao
hoặc mạch lọc nhiễu.

Các loại tụ khơng phân cực

- Tụ hố (Tụ có phân cực): Tụ hố là tụ có phân cực âm dương , tụ
hố có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hố
thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc
nguồn, tụ hố ln ln có hình trụ..


15

Các loại tụ hóa phân cực
- Tụ xoay: Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ
này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò
đài.

Các loại tụ xoay

Phương pháp kiểm tra tụ điện:
- Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm: Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở
dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta làm như
sau: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang
x1KΩ hoặc x10KΩ và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.



16
- Khi đo tụ tụ tốt: Kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. (Lưu ý
các tụ nhỏ q < 1nF thì kim sẽ khơng phóng nạp).
- Khi đo tụ tụ bị dò ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại
không trở về vị trí cũ.
- Khi đo tụ tụ bị chập ta thấy kim lên = 0Ω và không trở về.
- Đo kiểm tra tụ hố: Tụ hố ít khi bị dị hay bị chập như tụ giấy,
nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khơ (khơ hố chất bên trong lớp
điện mơi) làm điện dung của tụ bị giảm, để kiểm tra tụ hố, ta thường so
sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ cịn tốt có cùng điện dung.
- Để kiểm tra tụ hố C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay
khơng, ta dùng tụ C1 cịn mới có cùng điện dung và đo so sánh.
- Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω (điện dung càng lớn thì để
thang càng thấp).
- Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp, khi đo ta đảo chiều que đo
vài lần.
- Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta
thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.
- Trường hợp kim lên mà khơng trở về là tụ bị dị.
Chú ý: Nếu kiểm tra tụ điện trực tiếp ở trên mạch, ta cần phải hút
thiếc hở một chân tụ khỏi mạch in.


17
5. TRIAC
* Triac là gì?
- Triac là linh kiện tương đương với 2 Thyristor song song ngược
chiều nhau có chung một cực điều khiển. Do làm việc với cả nguồn phân
cực dương và âm, khái niệm Anode và Cathode của Triac không phù
hợp. Được quy ước sử dụng ký hiệu T2 (hoặc B2) và T1 (hoặc B1) cho

các cực lối ra và cực điều khiển G ở gần T1.

- Cấu trúc bán dẫn của Triac có thể mơ tả bằng 2 cấu trúc 4 lớp tiếp
xúc bán dẫn Ta và Tb. Trong trường hợp nối T2 với nguồn “+” vàT1 với
nguồn ”-“, G với “+”, nửa Ta của Triac làm việc như một Thyristor
thông thường. Nếu phân cực nguồn ngược lại, điện tử từ N3sẽ phóng vào
P2, gây ra quá trình thác lũ do va chạm làm dẫn Tb. Khác với Thyristor,
Triac có thể làm việc với điện thế điều khiển âm và không đổi trạng thái
khi đảo cực nguồn thế nuôi.


18
Cách kiểm tra Triac:
- Chuẩn bị một đồng hồ VOM kim có dịng ở thang điện trở đủ
lớn. Nếu dịng yếu ko đủ kích cho chân G.
- Đồng hồ VOM kim để ở thang đo điện trở có dịng phát ra là
lớn nhất. Đối với VOM kim thì que đen là nguồn dương và que đỏ là
nguồn âm.
+ Lần 1: Đặt que nguồn âm vào A1 (B1, MT1…) và que nguồn
dương vào A2 (B2, MT2..) khi đo VOM không nhảy kim. Vẫn giữ
nguyên que đo và kích điện áp cho chân G từ que đỏ (nghiêng que đo
hoặc bằng dụng cụ khác) khi đó trên màn hình VOM kim dịch kim và bỏ
kích cho chân G, VOM kim vẫn giữ ngun => Triac cịn tốt. Nếu bỏ
kích chân G mà VOM kim về vơ cùng => Triac hỏng. Có trường hợp nếu
ban đầu chỉ đưa vào hai que đo vào A1, A2 kim đã dịch => Triac hỏng.
+ Lần 2: Thao tác đổi que đo ngược lại như lần 1. Nếu giống nhau
thìTransitor tốt. Nếu có có sự khác thì Transitor hỏng.
- Dùng VOM số cũng tương tự.
* Transistor, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của transistor.
- Transitor hay cịn gọi là bóng bán dẫn gồm ba lớp bán dẫn ghép

với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự PNP ta
được Transistor thuận, nếu

ghép

theo

thứ

tự

NPN

ta được

Transistor ngược, về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với
hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này được gọi là Bipolar
Junction Transitor (BJT) vì dịng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm
cả hai loại điện tích âm và dương (Bipolar nghĩa là hai cực tính).


19

- Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc
ký hiệu là B (Base), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất
thấp.[separator]
- Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter)
viết tắt là E, và cực thu hay cực góp (Collector) viết tắt là C, vùng bán
dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P) nhưng có kích thước và
nồng độ tạp chất khác nhau nên khơng hốn vị cho nhau được

- Nguyên tắc hoạt động của Transitor

Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt động của transistor NPN
- Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+)
nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.


20
- Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và điện trở
hạn dòng vào hai cực B và E, trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào
chân E.
- Khi công tắc mở, ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được
cấp điện nhưng vẫn khơng có dịng điện chạy qua mối CE (lúc này dịng
IC = 0).
- Khi cơng tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một
dịng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng
=> qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB.
- Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dịng IC chạy qua
mối CE làm bóng đèn phát sáng và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòngIB
Như vậy rõ ràng dịng IC hồn tồn phụ thuộc vào dịng IB và phụ thuộc
theo một cơng thức.
IC = β.IB
Trong đó: IC là dịng chạy qua mối CE
IB là dịng chạy qua mối BE
β là hệ số khuyếch đại của Transistor
- Giải thích: Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống
không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất
hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp
thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N (cực E) vượt qua tiếp
giáp sang lớp bán dẫn P (cực B) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một

phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn
phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE
=> tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.
- Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor
NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại. Dòng
IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
Chú ý : Transitor là linh kiên đóng mở bằng dịng điện chứ khơng
bằng điện áp.


21
6. IC 7805
*Ic ổn áp 7805
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp đầu vào tối thiểu: 2V
- Dịng cực đại có thể duy trì: 1A.
- Dịng đỉnh: 2.2A.
- Cơng suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W
- Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W
IC ổn áp L7805CV: là mạch tích hợp sẵn trong gói TO-220 với
một điện áp đầu ra cố định là 5V yêu cầu điện áp đầu vào tối thiếu
là 7V, IC L7805CV có thế cung cấp điện áp đầu ra với dòng điện lên
đến 1A.

Sơ đồ chân L7805CV
- Đối với IC L7805CV hiện nay đều có tích hợp bảo vệ q nhiệt,
bảo vệ ngắn mạch và giữ vùng hoạt động an tồn các Transistor
cơng suất trong mạch, để bảo vệ cho nó về cơ bản khơng thể phá hủy.



22
- Nếu đủ chìm nhiệt được cung cấp L7805CV có thể cung cấp hơn
1A sản lượng hiện tại. Mặc dù thiết kế chủ yếu là điều chỉnh điện áp cố
định, các thiết bị này có thể được sử dụng với các thành phần bên ngồi
để có được điện áp điều chỉnh và dòng.

Sơ đồ kết nối L7805 với tải

7. IC 7905
*Ic nguồn 7905 Thông số kỹ thuật:
- Điện áp đầu vào cực đại: -35V
- Điện áp ra: -5V
- Dải nhiệt độ hoạt động: -40 ~ 155oC

*IC ổn áp L7905CV: là mạch tích hợp sẵn trong gói TO-220 với
một điện áp đầu ra cố định là -5V, yêu cầu điện áp đầu vào cực đại là
-35V. IC L7905CV có thế cung cấp điện áp đầu ra với dòng điện lên
đến 1A.


23

Sơ đồ chân L7905CV
- Đối với IC L7905CV hiện nay đều có tích hợp bảo vệ q nhiệt,
bảo vệ ngắn mạch và giữ vùng hoạt động an tồn các Transistor
cơng suất trong mạch, để bảo vệ cho nó về cơ bản không thể phá hủy.
- Mặc dù thiết kế chủ yếu là điều chỉnh điện áp cố định, các thiết bị
này có thể được sử dụng với các thành phần bên ngồi để có được điện
áp điều chỉnh và dịng.



24
8. TRANSISTOR SỐ
- Transistor số (Digital transistor)
Transistor số cấu tạo như transistor thường nhưng chân B
đượcđấu thêm điện trở vài chục k.

Transistor số thường được sử dụng trong các mạch công tắc,
mach logic , mạch điều khiển, khi hoạt động người ta có thể đưa
trực tiếp áp lệnh 5V vào chân B để điều khiển đèn ngắt mở
9. BẢO VỆ QUÁ ÁP

Bảo vệ quá áp (ZNR)

Bảo vệ quá áp hay còn gọi là linh kiện chống sét, linh kiện này
được đấu như là tải của nguồn, .bình thường ta đo ZNR sẽ có giá trị
điện trở rất lớn,nhưng khi áp vào nguồn quá mức ZNR cho phép, nó sẽ
giảm giá trị điện trở về rất nhỏ hoặc về 0 om, gây ngắn mạch làm cầu
chì nổ bảo vệ mạch.


25
10. DIODE PHÁT QUANG (LED)

- Là linh kiện biến đổi điện năng thành quang năng, được
pha tạp với nồng độ cao tinh thể bán dẫn tạp chất loại P hoặc
loại N tới mức suy biến, độ rộng vùng cấm hẹp lại. khi một điện
áp thuận được đặt vào chuyễn tiếp P-N . các hạt dẫn đa số
chuyển động khuếch tán qua tiếp giáp P-N và trở thành hạt thiểu
số trội,sau đó chúng khuếch tán sâu vào đơn tinh thể bán dẫn

trung hòa về điện và tái hợp với hạt dẫn đa số và khi đó phát ra
ánh sang. Hiện tượng đó là khi cac electron chuyễn từ chức năng
lượng cao xuống mức năng lượng thấp kèm theo phát xạ các
photon, được gọi là hiện tượng tái hợp hạt dẫn. LED có thể phát
ra ánh sang trong thấy thụ thuộc vào điện áp ngưỡng. điện áp
ngưỡng rơi trên LED thường cao hơn diode chỉnh lưu.


×