Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết vụ án Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.98 KB, 8 trang )

MÔN LS3
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM
GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN
1. Xác định tư cách tố tụng:
- Đối tượng: Bị cáo (Điều 61), Bị hại (Điều 62), Nguyên đơn dân sự (Điều 63), Bị đơn dân sự
(Điều 64), Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 65)…
- Theo quy định của BLTTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ khi Tịa án thụ lý vụ
án, người bị buộc tội tham gia tố tụng với hai tư cách:
 Bị can: Kể từ khi nhận hồ sơ, thụ lý vụ án cho đến khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
 Bị cáo: Kể từ khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Xác định tội danh của vụ án hình sự: Căn cứ BLHS 2015
Định hướng bào chữa: ví dụ: theo hướng yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung (điểm a và
đ khoản 1 BLTTHS 2015) do thiếu chứng cứ dùng để chứng minh nhưng không thể bổ sung
được tại phiên tòa và việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc
giảm nhẹ tội danh cụ thể áp dụng K.1 Đ.54 BLHS 2015 hoặc phịng vệ chính đáng.
Nhận xét về tội danh áp dụng: Tội danh áp dụng đối với A chưa chính xác, chưa đủ căn cứ
để xác định A phạm tội cố ý gây thương tích, chưa xác định được mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi của A và hật quả vết thương trên cơ thể B.
Bên cạnh cịn cịn căn cứ vào một số tình tiết như: Mâu thuẫn giữa lời khai, chưa xác định
được ngun nhân gây thương tích là tự gây ra/vơ tình/do A gây nên.
* Trao đổi với cơ quan tố tụng: tình tiết mâu thuẫn, tình tiết nhân thân và giảm nhẹ (đối
với người dưới 18 tuổi).
* Ví dụ một số bản án về người chưa thành niên phạm tội:
2.1. Bản án về tội giết người:
Nhận định của Tòa án: Bị cáo là người chưa thành niên khi phạm tội (hơn 15 tuổi nhưng
dưới 16 tuổi). Diễn biến của vụ án thể hiện rằng bị cáo không biết trước ý định giết người bị
hại của bị cáo đầu vụ, chỉ biết đi theo T để đuổi đánh người bị hại. Kết quả xét xử: Xử phạt bị
cáo 04 (bốn) năm tù.
2.2. Bản án về tội vi phạm quy định tham gia giao thơng đường bộ:
Nhận định của Tịa án: Bị cáo là người chưa thành niên, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, chưa có


tiền án, tiền sự, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng, đang là học sinh; có khả năng tự cải tạo. Kết quả
xét xử: Xử phạt bị cáo 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.


2.3. Bản án về tội gây rối trật tự công cộng:
Nhận định của Tòa án: Bị cáo là người chưa thành niên phạm tội nên có thể cho bị cáo cải
tạo ngoài xã hội cũng đủ tác dụng giáo dục bị cáo. Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo 18 tháng tù,
nhưng cho hưởng án treo Bị cáo là người chưa thành niên nên khơng áp dụng hình phạt bổ
sung đối với bị cáo.
2.4. Bản án về tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
Nhận định của Tịa án: Hội đồng xét xử xét thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt tù
có thời hạn đối với bị cáo mà áp dụng Điều 36 của Bộ luật hình sự, phạt cải tạo không giam
giữ dối với bị cáo cũng đủ điều kiện cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành công dân có ích cho gia
đình và xã hội.
Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo 18 tháng cải tạo không giam giữ. Bị cáo là người chưa thành
niên nên không phải áp dụng mức khấu trừ thu nhập.
2.5. Bản án về tội trộm cắp tài sản
Nhận định của Tòa án: Tuy giá trị tài sản chiếm đoạt là 9.250.000 đồng nhưng bị cáo là
người chưa thành niên, có ý thức phạm tội bột phát, tài sản đã thu hồi trả cho bị hại, có nhân
thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên không cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội. Kết
quả xét xử: Xử phạt bị cáo 06 tháng cải tạo không giam giữ. Xét bị cáo là người chưa thanh
niên nên không áp dụng hình phạt bổ sung.
2.6. Bản án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Nhận định của Tòa án: Bị cáo Th khi phạm tội cũng mới 16 năm 9 tháng 19 ngày tuổi, bị
cáo là người chưa thành niên phạm tội nên khi xem xét quyết định hình phạt cần cân nhắc, áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự quy định về đường lối xét xử đối với người chưa thành
niên phạm tội đối với bị cáo, xử phạt bị cáo ở mức nhẹ hơn so với mức áp dụng đối với người
đã thành niên phạm tội tương tự.
Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo Th 18 tháng tù. Bị cáo là người chưa thành niên phạm tội
nên khơng xem xét áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

2.7. Bản án về tội cướp giật tài sản
Nhận định của Tòa án: Hội đồng xét xử chấp nhận những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với các bị cáo cùng những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.
Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc N 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù. Xử phạt bị
cáo Huỳnh Trung C 01 năm 02 tháng tù. Do các bị cáo Nguyễn Ngọc N, Huỳnh Trung C là
người chưa thành niên, nên Hội đồng xét xử khơng áp dụng hình phạt bổ sung.


2.8. Bản án về tội cố ý gây thương tích
Nhận định của Tịa án: Khơng cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội mà giao về
cho gia đình và chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú quản lý giáo dục cũng đủ răn đe và
việc khơng bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù sẽ khơng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh
phịng, chống tội phạm; tạo điều kiện cho bị cáo được cải tạo, sửa đổi thành một cơng dân tốt
sống có ích cho gia đình và xã hội, thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật.
Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo 18 tháng cải tạo không giam giữ. Không khấu trừ thu nhập
cá nhân do bị cáo là người chưa thành niên.
2.9. Bản án về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đặc biệt
(ĐKPTGTĐB)
Nhận định của Tịa án: Khơng cần thiết bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù mà cho bị cáo
được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách, giao cho chính quyền địa phương nơi bị cáo
cư trú quản lý giáo dục cũng đủ điều kiện giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành cơng dân tốt và có
ích cho xã hội. Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo 01 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
2.10. Bản án về tội mua bán trái phép chất ma túy
Nhận định của Tòa án: Bị cáo là người chưa thành niên, nên được hưởng chính sách khoan
hồng giảm nhẹ của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội. Kết quả xét xử: Xử phạt
bị cáo 18 tháng tù. Khi phạm tội là người chưa thành niên, nên không áp dụng hình phạt bổ
sung là phạt tiền.
3. Xác định thời hạn khởi tố VAHS: (tùy thuộc từng VA)
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Theo quy định tại các Điều 143, Điều 147, Điều 153, Điều 154 BLTTHS 2015 thời hạn khởi

tố vụ án là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
4. Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết:
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: căn cứ Đ. 268, 269 BLTTHS 2015;
- Thẩm quyền truy tố của VKS: Đ. 239, 240 BLTTHS2015;
5. Văn bản áp dụng pháp luật:
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Bộ luật Hình sự 2015;
- Pháp lệnh phịng, chống mại dâm số 10/2003 (áp dụng tinh thần);
- Công văn 64/TANDTC-PC 2019 về thông báo kết quả giải đáp vướng mắc về hình sự, dân
sự;


- Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán (Ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐHĐTC ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia)
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỎI
Định hướng bào chữa: Bào chữa cho bị cáo theo hướng … không đủ để buộc tội bị cáo,…
Tư cách tham gia xét hỏi: Luật sư bào chữa cho …
2. Hỏi bị cáo
* Hỏi để xác định rõ phạm vị cơng việc và hành vi của bị cáo, ví dụ:
- Anh quen A qua đâu? Mối quan hệ giữa A với anh là ntn?
- Anh làm việc ở đâu? Làm ở đây từ khi nào? Do ai giới thiệu hay tự xin?
- Trong q trình làm việc có phát sinh mâu thuẫn gì khơng? Có biết A phát sinh mâu thuẫn
với ai không?
- Thu nhập của A/anh là bao nhiêu? Ngồi khoản thu nhập đó ra anh/A cịn khoản nào khơng?
- Anh có thơng tin của B từ đâu? Anh có mua/ giao dịch gì với B khơng?
- Số hàng hóa của anh mua từ đâu? Cụ thể từ bao giờ (giờ, ngày, tháng, năm)?
III. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO THÂN CHỦ
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát!
Thưa Quý luật sư đồng nghiệp cùng tồn thể q vị có mặt tại phiên tịa ngày hơm nay!
3.1. Cố ý gây thương tích

Tơi là Luật sư Y.F.M.T thuộc Văn phịng luật sư Đ.D, Đồn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hơm nay, tơi tham gia phiên tịa hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo K - người
bị VKSND huyên M truy tố về tội danh: “Tội cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 134 Bộ
Luật Hình sự 2015 quy định.
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Mê
Linh đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được kịp thời tiếp cận, nghiên cứu, sao
chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, để có cơ sở vững chắc trong việc bào chữa cho
thân chủ của mình tại phiên tịa hơm nay.
Sau khi nghiên cứu tồn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, qua phần xét hỏi
công khai tại phiên tịa hơm nay, tơi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự do thiếu chứng cứ dùng
để chứng minh nhưng khơng thể bổ sung tại phiên tịa cũng như việc khởi tố, điều tra, truy tố
có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Để HĐXX có thêm căn cứ đưa ra kết luận


chính xác, đúng với sự thật khách của vụ án tơi xin trình bày quan điểm của mình về vụ án như
sau:
* Về trình tự thủ tục tố tụng:
1. Vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
- Biên bản Báo cáo vụ việc của Công an;
- Đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can của người bị hại N;
- Bản báo cáo vụ việc của Công an đã không tiến hành các thủ tục để tiếp nhận tin báo, tố giác
tội phạm theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Điều 146 BLTTHS. Theo ghi nhận tại các BL
có trong hồ sơ Cơng an huyện M mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Cố ý gây
thương tích”. Như vậy, CQCSĐT đã vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm
được quy định rất rõ tại khoản 1 Điều 147 BLTTHS, được hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 11
Thông tư liên tịch Số: 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày
29/12/2017.
Những sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng là
những vi phạm nghiêm trọng theo quy định tại Thông tư liên tịch Số: 02/2017/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền

lợi hợp pháp của bị cáo.
2. Vi phạm nghiêm trọng nội dung về các tình tiết, diễn biến vụ án cịn chưa được làm rõ.
* Về tỷ lệ thương tích, cơ chế hình thành vết thương của bị hại Nguyễn Văn Minh
* Về vật chứng thu thập được
* Về thu thập lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng.
* Về thực nghiệm điều tra để làm rõ các tình tiết có thật trong vụ án.
KẾT LUẬN
Kính thưa HĐXX, nhằm đảm bảo theo đúng nguyên tắc cơ bản tại BLTTHS 2015 và theo
như trình bày ở trên với mục đích khơng làm oan người vô tội. Trong vụ án này cơ quan
TAND huyện M cũng đã hai lần ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, tuy nhiên
CQCSĐT, VKSND huyện M vẫn không cung cấp thêm được các tài liệu, chứng cứ để làm
sáng tỏ các tình tiết là căn cứ kết luận thân chủ tơi có thực hiện hành vi phạm tội.
Thưa Quý Tòa, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp được pháp luật bảo vệ của thân chủ tơi.
Tơi kính mong HĐXX chấp thuận kiến nghị và ra Quyết định tuyên bị cáo K vô tội do không
đủ các căn cứ để làm rõ hành vi phạm tội trong q trình tố tụng.
(Kính thưa HĐXX, xét thấy đây hành vi của bị cáo chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và


cũng chưa tới mức phải truy tố về trách nhiệm hình sự. Viện Kiểm Sát truy tố về tội:“Chống
người thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 330 BLHS 2015 là chưa đủ căn cứ và không phản
ánh đúng hành vi của bị cáo gây ra. Đề nghị Hội Đồng Xét Xử xem xét các vấn đề tôi vừa nêu
để tun bị cáo Ngơ Đình Hồng vơ tội vì khơng có đủ căn cứ buộc tội bị cáo về tội: “Chống
người thi hành công vụ” căn cứ theo Điều 13 BLTTHS 2015. Theo đó, về việc bị cáo Ngơ
Đình Hồng có thừa nhận về hành vi chử bới, to tiếng chỉ xem xét xử lý hành chính theo quy
định tại điểm b, khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt).
Xin cảm ơn Hội đồng xét xử, vị đại diện viện kiểm sát, cùng mọi người đến dự phiên
tịa đã lắng nghe. Tơi xin trân trọng cảm ơn!
3.2. Cố ý gây thương tích – người chưa thành niên (16 tuổi)
Quan điểm của người bào chữa: Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện TN đã tuyên

phạt bị cáo 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là thỏa đáng, phù hợp với quy định của pháp
luật. Việc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TN và quan điểm của Kiểm sát viên
tại phiên tịa là có phần nghiêm khắc, chưa áp dụng triệt để chính sách nhân đạo đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Hành vi của bị cáo khơng có tính chất cơn đồ, bởi lẽ: Giữa 2 nhóm của bị cáo và bị hại đã
có mâu thuẫn từ trước, nguyên nhân dẫn đến việc đánh nhau là do bị hại đã chủ động tấn cơng
nhóm của bị cáo trước; khi các bên xông vào đánh nhau, bị cáo K cũng khơng tham gia đánh
nhau, bị cáo chỉ đứng nhìn, khi thấy bạn mình bị đánh và gọi bị cáo cầu cứu, bị cáo mới có
hành động xơng vào. Do thời điểm đó bị cáo chỉ mới 16 tuổi 3 tháng 06 ngày, nhận thức của bị
cáo cịn chưa hồn thiện nên chưa có cách hành xử phù hợp với quy định của pháp luật. Hành
vi của bị cáo là bộc phát xuất phát từ hành vi trái pháp luật của bị hại gây ra trước nên có thể
thấy việc phạm tội của bị cáo khơng hồn tồn từ ngun cớ do bị cáo gây ra nên bị cáo phạm
tội không có tính chất cơn đồ. Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 321 BLTTHS, Kiểm sát viên
chỉ được đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản Cáo trạng hoặc kết
luận về tội nhẹ hơn, tuy nhiên tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên lại truy tố thêm 1 tình tiết
định khung tăng nặng “Có tính chất cơn đồ” so với nội dung Cáo trạng đã truy tố, việc truy tố
thêm tình tiết này làm xấu đi tình trạng của bị cáo nên việc Tịa án cấp sơ thẩm khơng chấp
nhận là có căn cứ.
* Tình tiết giảm tội:


Ngồi ra, theo nhận xét của chính quyền địa phương, nhà trường đã xác nhận bị cáo
luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật, quy định của nhà trường. Đại diện chính quyền
địa phương, nhà trường, đại diện của bị hại cũng đều có đơn xin giảm nhẹ hình phạt và cho bị
cáo được cải tạo ngoài xã hội, thể hiện bản thân bị cáo không phải là người côn đồ, bên cạnh
đó, hậu quả thương tích bị cáo gây ra cho bị hại không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng nên bị cáo vẫn có đủ điều kiện được hưởng án treo.
Đối với việc không tuyên quyền kháng cáo của người bào chữa. Do Bản án cấp sơ thẩm
tuyên đã thỏa đáng nên người bào chữa khơng kháng cáo. Tuy có vi phạm tố tụng nhưng không
ảnh hưởng đến quyền của bị cáo cũng như người bào chữa trong vụ án này. (căn cứ vi phạm

xâm phạm đến quyền và lợi ích của bị cáo).
Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện
TN và đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa; giữ nguyên Bản án sơ thẩm.
Nhận định của Tòa án
Thứ nhất, về việc khơng áp dụng tình tiết định khung hình phạt “Có tính chất cơn đồ” và
quyết định cho bị cáo K được hưởng án treo là không đúng quy định.
Ngoài ra, bị cáo chỉ nhằm vào tay của M và N để tấn công (việc đâm trúng ngực của M là
ngồi chủ đích của bị cáo) thể hiện bị cáo cũng đã nhận thức được một phần mức độ nguy
hiểm của hành vi của mình nhưng bị cáo chưa lựa chọn được cách giải quyết phù hợp hơn do
tâm lý, nhận thức còn hạn chế. Tuy giữa bị cáo và bị hại khơng có mâu thuẫn từ trước nhưng
xuất phát từ việc bị hại có hành vi trái pháp luật đối với P (là bạn của bị cáo) trước. Khi thấy
bạn gọi giúp, bị cáo chỉ nhận thức được bạn của mình đang hoảng sợ vì bị đánh, bị cáo phải
giúp bạn tuy nhiên, do bị cáo đang ở độ tuổi vị thành niên, nhận thức pháp luật còn hạn chế
thiếu hiểu biết nên việc lựa chọn cách xử sự còn chưa phù hợp, dẫn tới việc gây thương tích
cho bị hại. Sự việc xảy ra cũng có một phần lỗi của phía bị hại; do đó, hành vi của bị cáo
khơng thể hiện tính chất cơn đồ.
Theo Cáo trạng số Viện kiểm sát nhân dân huyện TN truy tố bị cáo K về tội “Cố ý gây
thương tích” theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS 2015. Tại phiên tịa sơ thẩm, Kiểm sát viên
có bổ sung thêm tình tiết định khung đối với bị cáo là phạm tội “Có tính chất cơn đồ” theo
điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS 2015. Việc bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng này
làm xấu đi tình trạng của bị cáo, không đúng với quy định tại các Điều 266, 306, 319, 321
BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.


Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 về việc hướng dẫn áp
dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo, không cho hưởng án treo đối với người phạm tội là
người côn đồ. Theo từ điển Tiếng Việt, côn đồ được hiểu là kẻ chuyên gây sự, hành hung, có
hành động ngang ngược, thơ bạo. Bị cáo K được địa phương, nhà trường nơi bị cáo sinh sống
và học tập đã có đơn bảo lãnh và xác nhận bị cáo luôn chấp hành đúng và đầy đủ chính sách,
pháp luật của Nhà nước, tham gia các phịng trào do địa phương phát động, bị cáo ln ngoan

ngỗn ở gia đình, nhà trường và xã hội. Bị cáo khơng phải là kẻ chun gây sự, hành hung hay
có những hành động ngang ngược nên bị cáo không phải là người côn đồ.
Theo nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, khi áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù, việc xử lý người chưa
thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Xét thấy, bị cáo còn đang trong độ tuổi chưa thành
niên, khả năng nhận thức pháp luật còn hạn chế, hành vi của bị cáo chỉ mang tính chất bộc
phát, tức thời, bản thân bị cáo cũng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của
Nhà nước, phong trào của địa phương. Chính quyền địa phương và Nhà trường nơi bị cáo sinh
sống, học tập đã có đơn xin cho bị cáo cải tạo ngoài xã hội và cam kết có trách nhiệm quản lý,
giáo dục bị cáo trong thời gian cải tạo tại địa phương. Bị cáo tuổi còn trẻ, tương lai còn dài; bị
cáo đã nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, ăn năn hối cải; đồng thời gia đình,
Nhà trường, chính quyền địa phương đều quan tâm, giám sát, giáo dục, quản lý bị cáo nên bị
cáo có khả năng tự cải tạo ngồi xã hội. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho bị cáo được hưởng án
treo là phù hợp và thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam nói chung cũng như
pháp luật về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi nói riêng.



×