Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương Kỹ năng của Luật sư tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.73 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG CSTV1
KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGOÀI TOÀ ÁN
I. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
1. Khai thác thông tin yêu cầu khách hàng cung cấp
- Thông tin về tư cách pháp nhân của 2 bên hợp tác đầu tư
- Thông tin về khả năng tài chính và phần vốn góp của 2 bên
- Thơng tin về tỷ lệ góp vốn
- Đánh giá khả năng thực hiện dự án.
2. Xác định giấy tờ cần cung cấp
- Hồ sơ pháp nhân: Giấy CKDKKD, Điều lệ, CCCD, tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân và
khả năng đại diện pháp nhân.
- Giấy tờ chứng minh QSH (giấy CNQSH đất, sở hữu tài sản,…)
- Giấy tờ khả năng tài chính các bên.
3. Xác định loại hình cơng ty
- Giấy tờ pháp lý công ty
- Cần bổ sung hồ sơ pháp lý của công ty.
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT ÁP DỤNG
- BLDS 2015;
- Luật Thương mại 2005;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật nhà ở 2014;
- Luật Trọng tài thương mại 2010;
- Nghị định 124/ 2018 sửa đổi bổ sung NĐ 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành LTTTM;
- Nghị quyết 01/2014/NQ-HDTP hướng dẫn thi hành Quy định LTTTM do HDTP TANDTC
ban hành;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;



III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
IV. THƯ TƯ VẤN
* Dàn ý thư tư vấn:
I. PHẦN MỞI ĐẦU
1. Tiêu đề
2. Khẳng định phạm vi tư vấn (xác định yêu cầu của khách hàng)
II. MÔ TẢ SỰ VIỆC
III. SẮP XẾP THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN
IV. LIỆT KÊ CÁC TÀI LIỆU MÀ LUẬT SƯ ĐÃ KIỂM TRA ĐỂ ĐƯA RA CÂU TRẢ
LỜI CỦA MÌNH
V. BẢO LƯU CỦA LUẬT SƯ (Phần nhận định)
Phân tích sự việc – giải pháp và lời khuyên của luật sư
IV. PHẦN KẾT THÚC
* Mẫu thư tư vấn:
THƯ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Kính gửi: Q khách hàng!
Cơng ty Luật … gửi lời chào trân trọng và hợp tác!
Trên cơ sở đề nghị của Quý khách được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi gửi đến
Quý khách ý kiến tư vấn pháp lý như sau:
Để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Quý Khách hàng thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu xem nhãn hiệu có bị trùng lặp hoặc có khả
năng gây nhầm lẫn đối với các nhãn hiệu khác đã đăng ký hay không;
- Bước 2: Tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
I. THÔNG TIN DỊCH VỤ
1. Phạm vi công việc
- Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn
hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện Quý khách hàng giao dịch với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trình

tự thủ tục nói trên;


- Đại diện Quý khách hàng tra cứu trạng thái hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đã nộp
- Đại diện Quý khách hàng nhận kết quả là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thực hiện trình tự thủ tục
- Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo thông tin Quý khách hàng cung
cấp;
- Bước 2: Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Bước 3: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ;
- Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
3. Giấy tờ/ Tài liệu cần cung cấp
- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (file pdf);
- Thông tin liên hệ bao gồm số điện thoại, địa chỉ email;
- File ảnh nhãn hiệu hồn chỉnh;
- Bản mơ tả chi tiết nhãn hiệu (nếu có);
- Nhóm dịch vụ mà Quý khách hàng muốn bảo hộ (Bảo hộ cho ngành nghề kinh doanh nào)
b) Thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ
c) Thời gian thực hiện: 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Thời gian trên được tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ cho tới khi có kết quả nhưng chưa
bao gồm thời gian sửa đổi, bổ sung, thẩm tra, thẩm định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
II. PHÍ DỊCH VỤ
1. Các loại phí
- Phí dịch vụ đối với thủ tục tra cứu nhãn hiệu: 1.000.000 VNĐ.
Trường hợp nhãn hiệu của Quý khách bị trùng 100% và phải thay bằng một nhãn hiệu khác,
phí tra cứu nhãn hiệu sẽ được tính như một nhãn hiệu mới.
- Phí dịch vụ đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu: 5.000.000 VNĐ.
Mức phí dịch vụ này bao gồm phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 01 nhóm ngành nghề,

dịch vụ. Trường hợp Quý khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu bảo hộ đối với từ 02 nhóm
ngành nghề trở lên, mức phí phát sinh phụ thuộc vào nhóm ngành nghề, dịch vụ mà Quý khách
hàng yêu cầu đăng ký.
Tổng phí dịch vụ: 6.000.000 VNĐ
2. Lộ trình thanh tốn


- Đối với thủ tục tra cứu nhãn hiệu: Thanh tốn ngay khi Q khách hàng có u cầu tra cứu
nhãn hiệu.
- Đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Thanh toán ngay sau khi Quý khách hàng ký kết Hợp
đồng dịch vụ pháp lý.
Lưu ý: Khoản phí dic ̣h vụ trên không bao gồm thuế VAT (8%).
Trên đây là tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng
để Quý khách hàng xem xét và quyết định. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên
quan đến vấn đề này, vui lịng liên hệ với chúng tơi để được giải đáp.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày … tháng … năm ….
Công ty Luật …
Giám đốc

Luật sư
(Đã ký)
THƯ TƯ VẤN CHUYỂN NHƯỢNG CƠNG TY
Kính gửi: Q khách hàng!
Cơng ty Luật … gửi lời chào trân trọng và hợp tác!
Trên cơ sở đề nghị của Quý khách được tư vấn về quy trình, thủ tục và những vấn đề pháp
lý cần chú ý trong q trình chuyển nhượng doanh nghiệp: Cơng ty TNHH Thiết bị Xăng dầu
(sau đây gọi tắt là “DN”), chúng tôi gửi đến Quý khách ý kiến tư vấn pháp lý như sau:
1. Giai đoạn trước khi nhận chuyển nhượng:
1.1. Ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Cơng ty Luật TNHH Sen Vàng để tư vấn trình tự, xác

minh tình trạng pháp lý của DN như: Tình trạng nợ thuế, tình trạng hóa đơn, giao dịch tài
sản của Cơng ty tại các tổ chức tín dụng, cơ quan có thẩm quyền. Thanh tốn thù lao theo
thỏa thuận của Hợp đồng dịch vụ.
1.2. Công ty Luật TNHH cử Luật sư và chuyên viên (tối thiểu 02 nhân sự) song hành với Quý
khách hàng để tư vấn, thực hiện các trình tự, thủ tục trong suốt quá trình chuyển nhượng,
cụ thể:


- Soạn thảo Văn bản thỏa thuận, Hợp đồng chuyển nhượng, văn bản khác có liên quan; các
văn bản theo quy định của pháp luật để thực hiện chuyển nhượng và những văn bản theo
yêu cầu của Quý khách hàng;
- Trực tiếp cùng Quý khách hàng tham gia đàm phán, kiểm tra, xác minh tình trạng pháp lý
với Cơng ty TNHH Thiết bị Xăng dầu và với cá nhân/tổ chức có liên quan về việc chuyển
nhượng;
- Liên hệ, phối hợp liên hệ các cá nhân, tổ chức khác (Văn phòng Cơng chứng, Văn phịng
Thừa phát lại, Phịng Đăng ký kinh doanh, Chi cục thuế…) để làm các thủ tục chuyển
nhượng theo quy định;
1.3. Yêu cầu Công ty TNHH Thiết bị Xăng dầu (hoặc thuê Công ty Luật TNHH Sen Vàng là
đơn vị thực hiện dịch vụ) liên hệ với cơ quan có thẩm quyền như Phịng Đăng ký kinh
doanh, Chi cục Thuế quản lý… khắc phục tình trạng pháp lý tồn tại, tái xây dựng, soạn
thảo hoàn thiện toàn bộ hồ sơ pháp lý của DN kể từ khi thành lập đến trước khi nhận
chuyển nhượng đảm bảo theo quy định pháp luật, khơng có vi phạm, sai sót (u cầu thành
viên cũ của DN cam kết phối hợp chặt chẽ để cung cấp, ký kết các tài liệu cần bổ sung).
1.4. Tư vấn, hỗ trợ giám sát quá trình đặt cọc, thanh toán, bàn giao tài liệu, tài sản và việc thực
hiện thỏa thuận giữa các bên.
2. Giai đoạn nhận chuyển nhượng:
2.1. Sau khi xác thực tính hợp pháp của Cơng ty TNHH Thiết bị Xăng dầu và tình trạng pháp
lý của tài sản chuyển nhượng. Các bên chuyển sang giai đoạn đặt cọc, thực hiện thủ tục
theo quy định. Để đảm bảo tính pháp lý của việc chuyển nhượng, Quý khách hàng cân
nhắc lựa chọn 01 trong 02 phương thức sau đây:

a) Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng:
- Ưu điểm: Có giá trị pháp lý cao, đồng thời còn là yêu cầu bắt buộc đối với các hoạt động
giao dịch Bất động sản theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13; được cập
nhật thông tin lên hệ thống dữ liệu quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn
UCHI trên Internet.
- Nhược điểm: Chỉ công chứng giao dịch đối với những tài sản có giấy tờ chứng minh
được quyền sử dụng, sở hữu như: Giá trị vốn góp theo ĐKKD là 800.000.000VNĐ (tám
trăm triệu đồng). Ngoài ra đối với tài sản khác, hoặc giá trị khác của DN khơng có chứng
từ chứng minh về quyền sử dụng, sở hữu thì khơng có căn cứ để thực hiện công chứng.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Hợp đồng cơng chứng giá trị chuyển nhượng vốn góp


800.000.000VNĐ này có mâu thuẫn với giá trị tài sản tại Văn bản chuyển nhượng thực tế
và sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn giá trị chuyển nhượng thực tế.
b) Lập Vi bằng việc thỏa thuận giá trị chuyển nhượng thực tế, giao nhận số tiền đặt cọc:
- Ưu điểm:
+ Về giá trị pháp lý theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của
Chính phủ: Vi bằng do Thừa phát lại lập được công nhận là “nguồn chứng cứ để Tòa án
xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ
để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”. Vi
bằng được đăng ký, lưu giữ tại Sở Tư pháp và có giá trị khơng thời hạn. Trong trường hợp
xảy ra tranh chấp thì Vi bằng được Tịa án xem xét là giao dịch chính thức, thực tế; là căn
cứ để giải quyết quyền, nghĩa vụ giữa các bên.
+ Vi bằng ghi nhận được sự thỏa thuận, cam kết của các Bên về giá trị chuyển nhượng
thực tế, về tài sản mà không yêu cầu bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh, đồng thời ghi
nhận được nhiều thỏa thuận quyền, nghĩa vụ khác nhau ngoài việc chuyển nhượng. Đặc
biệt là việc giao nhận tiền đặt cọc.
- Nhược điểm: Chỉ Sở Tư pháp quản lý, chưa có phần mềm quản lý dữ liệu trên Internet,
không phải là căn cứ để các bên xác định nghĩa vụ nộp thuế với Cơ quan NN. Thừa phát
lại không kiểm tra nguồn gốc tài sản. Do đó, người tham gia Vi bằng tự chịu trách nhiệm

với những giá trị tài sản, tính pháp lý của tài sản.
2.2. Cùng lúc ký kết các thủ tục để chuyển nhượng cổ phần, gồm:
- Cổ đông cũ ký các Biên bản họp đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết, thay đổi Điều lệ DN;
- Ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/vốn góp; ký Biên bản thanh lý với tồn bộ cổ
đơng/người góp vốn sang các cổ đông mới.
2.3. Nộp hồ sơ thay đổi ĐKKD đến Sở KH&ĐT, nhận kết quả.
3. Giai đoạn sau khi nhận chuyển nhượng:
3.1. Thực hiện các thủ tục kèm theo của việc thay đổi ĐKKD như: Đăng ký mẫu dấu, hóa đơn
điện tử, chữ ký số, tài khoản ngân hàng (nếu có)….
3.2. Lập Vi bằng việc giao nhận giấy tờ, tài sản, ghi nhận cụ thể các nội dung thiếu/thừa để hai
bên thỏa thuận đối trừ; ghi nhận bàn giao, thanh tốn nốt giá trị chuyển nhượng cịn lại; để
hủy tồn bộ nội dung các Vi bằng đã lập trước đó, ghi nhận việc hai bên đã thực hiện đầy
đủ quyền, nghĩa vụ với nhau;


3.3. Soạn thảo các văn bản nội bộ DN theo các nội dung mới thay đổi: Sửa đổi Điều lệ, các thủ
tục thành lập Hội đồng quản trị, ban giám sát, bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, sổ cổ đông, giấy
chứng nhận cổ phần…
3.4. Thay đổi toàn bộ nhân sự của DN (nếu có);
3.5. Tiếp tục phối hợp với Cơng ty Luật TNHH Sen Vàng để tư vấn hoặc tự thành lập Ban
pháp chế để tư vấn thường xuyên, giám sát giúp BLĐ doanh nghiệp hoạt động đúng quy
định.
3. Thời gian thực hiện:
- Đối với các thủ tục do các bên ký kết, thỏa thuận: Theo thời gian thực tế.
- Thay đổi ĐKKD: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Các thủ tục tại đơn vị khác có liên quan: Theo thời hạn của từng đơn vị.
4. Dự kiến chi phí:
- Thuế, phí tại các đơn vị liên quan: Theo quy định của từng đơn vị.
- Thuế, phí phải nộp theo quy định của Nhà nước đối với thủ tục thay đổi ĐKKD và đăng ký
biến động đất đai (sang tên sổ đỏ).

- Thù lao tư vấn pháp lý tồn bộ q trình chuyển nhượng: Theo Báo giá của Công ty Luật …
ban hành.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách và chúc hợp tác thành công!
THƯ TƯ VẤN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC ĐỐI VỚI 04 NHÂN VIÊN
ĐANG LÀM VIỆC TẠI R&D2 VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI HÀNH VI
XÂM PHẠM CỦA TASA
A. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 04 CÁ NHÂN ĐANG LÀM VIỆC TẠI R&D2
1. Dấu hiệu hình sự
Vũ Ngọc Điệp, Trịnh Duy Dũng, Hồng Quốc Vương, Lê Đồn Bích Ngọc là những người
có chức vụ, là nhân sự chủ chốt của trung tâm R&D2 và có quyền tiếp cận khơng giới hạn các
công nghệ mới, các tài liệu, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ hiện có của SHI. 04 nhân viên đã sử dụng
chức vụ của mình được xác lập bằng Hợp đồng lao động để lấy các hồ sơ, tài liệu, bản vẽ, thiết
kế kỹ thuật, hình ảnh, … của SHI để sử dụng vào mục đích trục lợi cá nhân; gây ra thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế cho SHI.
04 nhân viên đã có dấu hiệu trực tiếp đứng tên hoặc nhờ người thân của mình (mẹ hoặc
vợ) đứng tên cổ đơng góp vốn của SATA. Điều này cho thấy các đối tượng đã có sự bàn bạc,


thống nhất, chuẩn bị từ trước về phương án đánh cắp các hồ sơ, tài liệu của SHI để chuyển qua
SATA nhằm mục đích thương mại hóa, trục lợi về cho cá nhân và SATA.
Đề nghị SHI và các Ban phối hợp để chứng minh tài sản bị trộm cắp gồm những tài sản
nào: Công nghệ sản xuất, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ, bí mật kinh doanh, … để Ban Pháp chế
hoàn thiện hồ sơ, tiến hành tố giác tội phạm.
2. Xử lý kỷ luật theo quy định Bộ luật lao động 2019
2.1. Hành vi vi phạm
Từ tháng 8/2021 04 nhân viên đang làm việc tại R&D2 của SHI là Vũ Ngọc Điệp, Trịnh Duy
Dũng, Hoàng Quốc Vương, Lê Đồn Bích Ngọc đã có hành vi lấy cắp hồ sơ, tài liệu của SHI
để chuyển qua SATA, đồng thời tiến hành hoạt động thương mại hóa, bán các sản phẩm dựa
trên hồ sơ, tài liệu thực của SHI để thu lợi cho SATA và cá nhân các nhân viên này.
2.2. Căn cứ pháp luật xác định các hành vi vi phạm Bộ luật lao động

Từ các căn cứ trên có thể khẳng định: 04 nhân viên của R&D2 là Vũ Ngọc Điệp, Trịnh Duy
Dũng, Hoàng Quốc Vương, Lê Đoàn Bích Ngọc đã vi phạm Nội quy lao động của SHI; vi
phạm Bộ luật lao động 2019.
2.3. Đề xuất phương án xử lý theo quy định của Bộ luật lao động
* Trách nhiệm bồi thường
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Luật …
* Xử lý kỷ luật
3. Đề xuất phương án xử lý đối với toàn bộ các hành vi vi phạm của SATA
3.1. Phương án xử lý hình sự
SHI hoàn thiện hồ sơ, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của SATA. Mời Ban giám đốc
SATA sang làm việc; nghe giải trình về tồn bộ hành vi có dấu hiệu vi phạm.
- Trường hợp Ban giám đốc SATA xác nhận có thực hiện hành vi vi phạm, tự nguyện xin
khắc phục hậu quả. SHI lập biên bản buổi làm việc. Chốt phương án thực hiện.
- Trường hợp Ban giám đốc SATA khơng phối hợp làm việc. SHI hồn thiện hồ sơ, tài
liệu, căn cứ chứng minh hành vi vi phạm. Soạn đơn tố giác tội phạm đối với tồn bộ các cá
nhân có liên quan đến SATA bao gồm: Ban giám đốc; các nhân viên của R&D2 làm việc cho
SATA; những người thân đứng tên cổ đơng góp vốn vào SATA gửi Cơ quan điều tra. Đề nghị
Cơ quan điều tra xác minh SATA bán được bao nhiêu sản phẩm, thu được lợi nhuận bao nhiêu
từ việc sử dụng hồ sơ, tài liệu, thiết kế kỹ thuật của SHI để bán.


3.2. Phương hướng giải quyết dân sự
Đề nghị SATA chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, gỡ bỏ, tiêu hủy các thông
tin SATA sử dụng của SHI. Do SATA vi phạm Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh
tranh. Vấn đề xác định bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường sẽ áp dụng theo quy định các
luật này.
Trên đây là phương hướng giải quyết vụ việc liên quan đến các nhân viên đang làm việc
tại trung tâm R&D2 có liên quan đến SATA.




×