Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Phân tích chi tiết toàn bộ tác phẩm ( LỚP CHUYÊN VĂN THẦY NHẬT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.04 KB, 8 trang )

VĂN THPT QG
TUN NGƠN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
Lời dẫn:
Bất cứ một tác phẩm nào, dẫu là một áng văn chính trị hay những vần thơ lỗi lạc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh hẳn chúng ta nên hiểu rằng quan điểm sáng tác của
Người không phải viết để cho vui mà đó là hành vi chính trị trực tiếp của Người.
Bởi vậy mà nét nổi bật trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh là giản dị,
trong sáng, ngắn gọn, súc tích nhưng chưa đựng nhiều giá trị to lớn. Nền văn học
chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc
lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên
sơng Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, thì
thời nay chúng ta có “Tun ngơn Độc lập” y một áng văn chính luận mẫu mực,
nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sơng.

Đơi nét về tác giả

Tác phẩm

Hồ Chí Minh: là nhà cách mạng, người
sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam, một trong những người đặt
nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu
tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ
cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một
chiến sĩ cộng sản quốc tế. Là nhà văn,
nhà thơ, nhà chính luận mẫu mực với
sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

Tun ngơn độc lập: là một văn kiện có
giá trị lịch sử to lớn của dân tộc Việt
Nam: Là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ


thực dân, phong kiến, là sự khẳng định
quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của
dân tộc ta trên toàn thế giới đồng thời
cũng là một mốc son chói lọi mở ra kỉ
nguyên độc lập, tự do trên đất nước
Việt Nam.

Hoàn cảnh sáng tác :
- Trên thế giới: nội bộ phe đồng minh có mâu thuận giữa Anh, Pháp, Mĩ và
Liên Xô. Theo nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hội nghị Đảng
toàn quốc 15/08/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc “ Anh và Mĩ
nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương”. Hơn nữa, Pháp
đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như
Khai hoá văn minh, bảo hộ thuộc địa… để quay trở lại xâm lược nước ta lần
nữa…


- Trong nước: 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là
giải pháp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đơng
Dương, phía Nam qn Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đơng Dương.
- Trong khoảng thời gian đó, 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khi
Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang
người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng
bào trong và ngồi nước.
Bố cục của Tun ngơn độc lập: gồm 3 phần:
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được ) : Cơ sở pháp lí và chính
nghĩa
- Đoạn 2: ( tiếp đến dân tộc đó phải được độc lập ) : Tố cáo tội ác của thực

dân Pháp, khái qt cơng cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân
dân ta
- Đoạn 3: ( Còn lại ): Lời tuyên bố về nền độc lập
Phân tích tác phẩm :
- Phần 1: Từ đầu đến không ai chối cãi được.
 Đây là cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khi
Việt Bắc về Hà Nội tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người tự tay soạn thảo bản
Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, trước
toàn thể đồng bào cả nước khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hồ. Bản
tun ngơn đã kế thừa một cách xuất sắc truyền thống yeu nước, chủ nghĩa nhân
đạo trong lịch sử văn học dân tộc, đã nêu cao những tư tưởng, tình cảm lớn, ý chí
sắt đá, nguyện vọng thiết tha của nhiều thế hệ con người Việt Nam.
Trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn về nền độc lập của Việt Nam, tư tưởng
làm cơ sở cho sự lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trước hết là những
quyền lợi cơ bản và thiêng liêng nhất của con người. Đối tượng mà Bác nhắc đến ở
đây qua lời gọi đầy thân thương và trân quý : “ Hỡi đồng bào cả nước…” Bằng
cách dẫn ra những lời văn bất hủ trong bản “ Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ
năm 1776: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và trong bản “ Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “ Người ta sinh ra tự
do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền


lợi”, tác giả đã chỉ rõ những quyền lợi cơ bản thiêng liêng đó của con người là bất
khả xâm phạm, và phải ln được tự do, bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc.
Điều quan trọng hơn là từ quyền lợi của con người, Hồ Chủ tịch đã phát triển, nâng
lên thành quyền độc lập, tự quyết của dân tộc. Đó là một sự suy luận thể hiện nhãn
quan chính trị hết sức sáng tạo, nhạy bén và hồn tồn hợp lí. Người viết tiếp: “

Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình
đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tác giả
dụng lập luận và sức thuyết phục của những lời trích dẫn này trước hết bởi đó là
những chân lí của lịch sử, đã được cả thế giới thừa nhận. Như chính tác giả đã
khẳng định, đó là “những lời bất hủ”: là “ những lẽ phải không ai chối cãi được” và
được ghi trong những văn kiện nổi tiếng của nhân loại.
Nhưng ý nghĩa của hai lời dẫn mở đầu bản Tun ngơn khơng chỉ có vậy. Đặt vào
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của thời điểm bản Tun ngơn ra đời, những lời trích
dẫn nói trên cịn có tác dụng phản lại luận điệu xảo trá của bọn đế quốc đang lăm le
xâm lược nước ta, theo hiệp ước của các nước thắng trận, dưới danh nghĩa là quân
đồng minh vào tước giới khí của phát xít Nhật, ở phía Bắc nước ta, 20 vạn quân
Tưởng theo sau là quân Mỹ đã kéo vào, còn miền Nam, núp sau quân Anh là quân
đội viễn chinh Pháp. Tại hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, Hồ Chủ Tịch đã nhận
định phải lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Pháp – Anh và Mỹ Tưởng về vấn đề Đông Dương, tránh trường hợp một lần phải đối phó cùng lúc với
nhiều kẻ thù, đồng thời cũng cần chuẩn bị ứng phó việc Pháp trở lại Đơng Dương.
Ra đời trong hồn cảnh ấy, bản tun ngơn khơng chỉ hướng tới quốc dân đồng bào
mà cịn hướng tới nhân dân trên toàn thế giới, đặc biệt là hướng vào bọn đế quốc
lúc đó, nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của chúng. Mà bác bỏ luận điệu của kẻ thù
thì cịn gì đích đáng và thú vị hơn là dùng ngay lí lẽ của chính họ nói về quyền tự
do bình đẳng con người và quyền độc lập tự quyết của các dân tộc.
Bác bỏ lí lẽ của kẻ xâm lược cũng đồng thời là nhằm khẳng định quyền tự do, độc
lập chính đáng của dân tộc ta. Việc trích dẫn để làm cơ sở lập luận như vậy là một
cách nói vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì nó thể hiện sự tơn trọng chân lí,
tơn trọng lẽ phải của dân tộc ta, cho dù chân lí và lẽ phải ấy do chính người Mỹ hay
người Pháp phát biểu. Kiên quyết vì đã nhác nhở họ nhớ đến lí tưởng cao cả của
cách mạng dân tộc dân chủ, đừng làm vấy bẩn là cờ nhân đạo và chính nghĩa mà họ
đã từng nêu cao. Đây chính là chiêu “ gậy ơng đập lưng ông” đặc sắc mà Hồ Chí
Minh đã sử dụng một cách tinh tế.
Việc mở đầu bằng cách nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai cuộc cách
mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại cũng có nghĩa là đặt ba bản tuyên ngôn ngang

hàng, ba cuộc cách mạng và ba nền độc lập cũng ngang hàng với nhau. Điều này


làm chúng ta lại nhớ đến cách mà tác giả “ Bình Ngơ dại cáo” khi xưa đã làm để
đặt các triều đại nước ta với các triều đại phương Bắc trong hai vế cân xứng ngang
hàng :
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương…”
Vì kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất đang đe doạ nền độc lập non trẻ mà dân tộc ta
vừa mới giành được là thực dân pháp nên cần phải tập trung chĩa mũi nhọn vào
chúng. Sau khi trích bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù. Trong cuộc xâm lược lần
này, thực dân Pháp đã viện dẫn cho sự quay trở lại Đơng Dương lần 2 của chúng.
Bằng lí lẽ sắc sảo, nhạy bén, bằng lập luận chặt chẽ và thực tiễn hùng hồn đầy sức
thuyết phục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh cho cả thế giới biết rằng thực
dân Pháp khơng hề có quan hệ đạo lí – nhân tình hay quan hệ pháp lí nào đối với
nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp có những hành động “ trái hẳn với nhân đạo và
chính nghĩa”
- Phần 2: ( Tiếp đến dân tộc đó phải được độc lập ): Tố cáo tội ác của thực dân
Pháp, khái quát cơng cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân dan
ta.
Cùng với lời buộc tội, Hồ Chí Minh đã đập tan các luận điệu xảo trá vạch trần bộ
mặt giải dối, lừa bịp của thực dân Pháp. Người đã sử dụng những bằng chứng cụ
thể, chính xác, tiêu biểu ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá để khẳng
định tội ác tày trời của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam. Chúng đã “ khai
hoá” đất nước này bằng cách “lập nhà tù nhiều hơn trường học”, bằng rượu cồn,
thuốc phiện và chính sách ngu dân. Kết quả của cơng cuộc khai hố văn minh ấy là
90% dân số Việt Nam mù chữ! Tự xưng là “nước mẹ bảo họ” nhưng thực chất thực
dân Pháp chỉ là những kẻ bóc lột và đơ hộ. Chúng “cướp khơng” tài ngun của
nước ta, bóc lột sức lao động của nhân dân ta, đặt ra hàng trăm thứ thuế để bòn rút
người dân đến tận xương tuỷ. Chúng còn chèn ép các nhà tư bản thuộc địa, giữ độc

quyền những lĩnh vực then chôt…. Kết quả, sau gần một thế kỉ “bảo hộ” của chúng
là một Việt Nam nghèo đói, lạc hậu, tiêu điều, xơ xác. Những kẻ xảo quyệt, tàn ác
đã đẩy một phần mười dân số Việt Nam vào thảm cảnh chết đói năm 1945.
Bộ mặt thật của thực dân Pháp càng hiện rõ hơn qua những chính sách chính trị
phản động ý nghĩa chính quyền thực dân đã tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ
của nhân dân Việt Nam. Chúng chia cắt Việt Nam thành ba kì để dễ bề cai trị và thi
hành những luật pháp dã man: “thẳng tay chém giết những người yêu nước thương
nòi của ta”,”tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Tất cả những
chủ trương và biện pháp của nó làm cho cuộc sống của dân tộc Việt Nam đang bị


đảo lộn mỗi ngày, chúng đã ra sức áp bức và tạo nên những điều tồi tệ nhất, Bác
đều khẳng định và tố cáo ở đây, có thể nói đây là những bằng chứng sống để mỗi
người khi đọc xong tác phẩm này đều có thể hiểu được một thời kì lịch sử đã qua
của dân tộc ta, trải qua bao nhiêu gian truân, cảm xúc đó đang dần được thể hiện sự
tố cáo, và đây là bản tố cáo đanh thép và có nhiều giá trị nhất.
Tác phẩm khơng chỉ mang giá trị tố cáo đối với kẻ thù, mà nó cịn đẩy mạnh sự
thức tỉnh và ý thức về một niềm tin yêu đối với dân tộc chúng ta. Những giọng điệu
đanh thép đã đang dần tố cáo mạnh mẽ tội ác kẻ thù. Bọn thực dân Pháp cũng như
mọi kẻ thù áp bức, lúc còn quyền hành thì hống hách, hung bạo, lúc thất thế thì đê
hèn, mất hết liêm sỉ, giẫm lên nhân phẩm để bám lấy chút sống thừa. Quỳ gối đầu
hàng Nhật, chúng gây bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam mà chúng vẫn rêu rao
dược chúng “bảo hộ”,”khai hoá”, chúng quàng thêm một ách lên đầu. Kết quả thảm
hại, cụ thể mà lịch sử Việt Nam và nhân loại ghi lại bằng chữ máu không thể phai
mờ với thời gian là hai triệu người đã chết đói “chỉ riêng từ Quảng Trị đến Bắc Kì”.
Đối với đồng minh là phe của chúng, chúng phản bội, chúng biến Việt Minh là
những người đứng về phe Đơng Minh thành kẻ thù chính trị, và “thẳng tay khủng
bố”. Nhiều động từ miêu tả được dùng để vẽ lên hình ảnh thảm bại cúa chúng: quỳ
gối đầu hàng, mở cửa rước Nhật, bỏ chạy…. Trong sự việc nêu ở câu cuối của mỗi
đoạn văn mỗi chữ dùng, mỗi nét phác hoạ đều có ý nghĩa.

Đối lập với cái ti tiện, cái dã man của chúng là lượng hải hà, là những hành động
văn minh của nhân dân ta. Cũng chỉ là những hiện tượng lịch sử. Nhưng đặt vào
đây nó có tác dụng như một thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật lên cái khác nhau về
bản chất giữa ta và địch, khẳng định thêm về chất nhân đạo của nhân dân ta. Đối
với kẻ tay còn đẫm máu Việt Nam, nhân dân và cách mạng Việt Nam vẫn giúp họ,
cứu họ, bảo vệ họ. Ba động từ biểu hiện ba tình thái tương quan với kẻ thù, ba trạng
thái cụ thể của lòng nhân đạo Việt Nam. Giúp là đối với kẻ còn chủ động, muốn
vượt biên giới tránh cái hoạ của phát xít Nhật. Ta thêm cho họ một cái đẩy tay giúp
họ vượt được ranh giới giữa mong muốn và hiện thực. Cứu là đối với những con
người đang còn bị đe doạ. Ta cứu họ rồi lại tiếp tục bảo vệ, khơng chỉ tính mạng
mà cịn cả tài sản nữa. Cái chu đáo của lòng dân Việt Nam là như thế.
Vậy thì giữa những người Việt Nam như thế và những người Pháp như trên, ai bảo
hộ ai? Và người Pháp có quyền gì với Việt Nam nữa khơng? Thêm vào đó là một
sự thực rành rành: từ tháng 9-1940 khi Nhật tràn qua Lạng Sơn vào Việt Nam,
Pháp đã đầu hàng Nhật, đã bán chủ quyền nước ta cho Nhật. Về mặt pháp lý, một
vật đã bán cho người khác tất thuộc quyền sở hữu của người đó. Và ta đã lấy lại vật
ta đã mất từ tay Nhật. Như thế là về mọi mặt, Pháp đã khơng cịn quan hệ gì với


Việt Nam nữa. Bản tun ngơn có thể dõng dạc tuyên bố rằng chúng ta :”thoát li
hẳn quan hệ với Pháp”
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hố ra đời khơng phải là một sự thật ngẫu nhiên. Đó
là bước phát triển của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam vĩ đại. Chủ nghĩa anh hùng đó
là “ đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ” bằng vô vàn những cuộc khởi
nghĩa quật đổ những ngai vàng mà cuối cùng là của vương triều nhà Nguyễn mục
nát. Bảo Đại buộc phải thối vị để làm một người nơng dân. Chủ nghĩa anh hùng
đó đã “đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay”bằng gươm súng,
bằng máu xương của những con người anh hùng như Trương Định, Phan Đình
Phùng, Hồng Hoa Thám và của những chiến sỹ vơ sản bất khuất kiên cường. “
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Một câu trong những câu hiếm của

văn chương, cô đúc bao sự kiện lịch sử.
- Phần 3: Phần còn lại – Lời tuyên bố độc lập trước tồn thế giới.
Ách thực dân, hoạ phát xít, tệ quân quyền, những rác rưởi ấy bị quét sạch, dọn chỗ
đón một quốc gia mới, một chế độ mơi. NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân đầu tiên tại Đông Nam Á ra đời. Ba đoạn cuối của bản
tuyên ngôn độc lập là những đoạn văn thép : chất thép của Hồ Chí Minh, của ý chí
Việt Nam. Chất thép trong lập luận buộc Đồng minh phải công nhận quyền độc lập
của nhân dân Việt Nam, lấy lời họ để ràng buộc họ. “Chúng tôi…”. Tin có ý nghĩa
tu từ. Mềm đây mà cũng rắn đấy. Tin là tỏ vẻ tôn trọng họ, giá định phẩm chất tốt
đẹp của họ. Đó là cách buộc họ phải tự trọng, nghĩa là buộc họ khơng được có sự
bất nhất giữa lời nói và việc làm: “ Khơng thể không” hai phủ định nghe vẫn chắc
chắn hơn một khẳng định. Chất thép trong câu tiếp ở cái kết luận tất yếu của một
thứ tam đoạn luận độc đáo vì có một vế ẩn mà lại rất rõ. Một dân tộc không chịu
khuất phục, đã liên tục chiến đấu chống mọi ách nô lệ Pháp cũng như Nhật, dân tộc
đó phải được độc lập. Phe Đồng minh gồm tồn những nước tự do. Một nước đứng
về phe Đồng minh, cùng lí tưởng, cùng chiến đấu. Nước đó phải tự do. Nước đó là
dân tộc Việt Nam. Vậy dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nước Việt Nam phải
được tự do. Dân tộc, tự do, độc lập. Những từ ngữ thiêng liêng đó trở lại cùng với
những từ gan góc, những trạng ngữ: 80 năm nay, mấy năm nay, những khẳng định:
phải được nhưng hùng dũng gõ nhịp trong một điệp khúc của một bài hùng ca đòi
quyền sống. Chất thép trong đoạn cuối cùng là ở tính trịnh trọng của bản tuyên bố
về một sự thực, về quyết tâm bảo vệ bằng bât cứ giá nào sự thực đó. “ Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập.... Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập
ấy”. Mỗi từ, mỗi chữ đều có sức nặng và sau đó những lời thề thiêng liêng thét lên
từ miệng của một triệu người, trên cái âm vang của làn sóng bốn nghìn năm bất


khuất càng thêm vững chắc. Bản tuyên ngôn kết thúc dứt khoát ngoan cường như
một lời thách thức. Những kẻ thù của Việt Nam mù qng vì lịng tham, khơng đủ

khôn ngoan sáng suốt lao đầu vào chất thép Việt Nam và sẽ nghiệm lấy thấm thía
lời cảnh báo của Hồ Chí Minh, của một Việt Nam dân chủ cộng hồ.
Có thể khẳng định rằng, Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh vừa kế thừa được
những chân lí của lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn
bất hủ, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Để có được tự do, nhân dân ta đã phải
đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Bởi vậy, là
những thế hệ đi sau, chúng ta cần phải luôn biết ơn những lớp người đi trước, đóng
góp và xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, phát triển hơn bằng việc học tập, lao
động hết mình.
Tổng kết nội dung và nghệ thuật:
a. Kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ:
 Phần mở đầu nêu chân lý, lẽ phải không thể chối cãi để làm cơ sở lập luận
cho phần tiếp theo.
 Phần hai, trên cơ sở lí luận, soi vàp thực tiễn để tố cáo.
 Phần cuối, tuyên bố và khẳng định dựa vào những lí lẽ chặt chẽ đưa ra
- Lập luận đanh thép, sắc bén:
 Lập luận ln hướng đến mục đích tác phẩm.
 Ln có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn để tăng sức thuyết phục.
b. Giọng văn linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung truyền đạt:
- Nói với cơng luận quốc tế, lời văn un bác, giàu chất trí tuệ. Nói với đồng
bào trong nước, lời văn tình cảm, thiết tha, chân thành.
- Giọng văn dõng dạc, trang trọng khi khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc;
căm phẫn xót xa khi tố cáo tội ác của giặc; hùng hồn đanh thép khi nói về
tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
c. Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật vừa súc tích, chính xác, vừa giàu sức biểu
cảm:
- Từ ngữ chính xác, gợi cảm
- Những quan điểm, tư tưởng chính trị được diễn đạt bằng hình tượng sinh
động, dễ hiểu, có sức truyền cảm lớn.

d. Ý nghĩa bản Tuyên ngôn độc lập:
- Đối với lịch sử: Đây là văn kiện có giá trị pháp lí; khẳng định chủ quyền độc
lập dân tộc Việt Nam
- Đối với sự nghiệp văn học nước nhà: là một trong những áng văn chính luận
mẫu mực nhất với hệ thống lập luận đanh thép, chặt chẽ, với những chứng cứ


xác thực, quan trọng nhất là giọng điệu hùng hồn, dõng dạc, dạt dào cảm
xúc.
Lời kết:
Một áng văn chương chói lọi trong lịch sử dân tộc, chứa đựng giá trị to lớn đối với
sự nghiệp giải phóng dân tộc, một bản án cho chế độ thực dân nhưng đâu đó là tình
thương, tấm lịng nhân văn, nhân đạo từ trong cốt tuỷ của một vị lãnh tụ cả một đời
đấu tranh vì độc lập dân tộc. Hơn một thập kỷ trôi qua, văn kiện lịch sử này chưa
bao giờ ngừng chảy trong trái tim mỗi người con Việt Nam, đặc biệt là ngày 2
tháng 9.



×