Bệnh Rubella nguy hiểm với
người mang thai
Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc
sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella
gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến
chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với
phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây
sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội
chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại
não, tổn thương tim, mù mắt
Cách thức lây truyền bệnh
Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông
và mùa xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người
và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi
người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa
virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải
virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ
đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và
đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người
chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh.
Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ
sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 - 9 tháng.
Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 - 4 ngày sau khi xuất hiện
ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm
tính sau 1 - 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 - 5%
số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.
Lây truyền từ mẹ sang con
Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi
nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển
qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát
của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát
triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật
bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con
bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới
12 tuần, 54% khi thai được 13 - 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 - 16
tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không
đáng kể.
Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây
truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ
bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22.
Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm Rubella với độ
chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella
với độ chính xác 82%.
Tổn thương Rubella ở trẻ sơ sinh
do mẹ bị bệnh Rubella khi mang
thai.
Các giai đoạn của bệnh
Thời kỳ ủ bệnh: 16 - 18 ngày, có thể dao động từ 14 - 23 ngày,
thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này
người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
Thời kỳ khởi phát: Trước khi phát ban 1 - 7 ngày; mệt mỏi, đau
đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp
rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu
tiên của bệnh.
Thời kỳ toàn phát: - Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở
trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ,
màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng
đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 - 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày
(cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).
- Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất
trong giai đoạn phát ban.
- Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.
Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 - 4 ngày rồi tự
hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 - 14
ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm
sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là
khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ
mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân
cho đến 30 tháng tuổi.
Điều trị bệnh Rubella
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống
nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các
triệu chứng khác (nếu cần thiết).
Điều trị hội chứng Rubella bẩm sinh
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt,
nâng cao sức đề kháng: ăn uống hợp lý, dùng thêm nước trái
cây, giữ gìn vệ sinh cho trẻ.
Phòng bệnh đặc hiệu
- Đối với trẻ em: tiêm phòng vaccin một mũi sau 15 tháng tuổi,
tiêm mũi 2 cách mũi một khoảng 6 - 10 tháng hoặc tiêm vào lúc
trẻ được 4 - 6 tuổi.
- Đối với người lớn: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã
có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch
thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.
+ Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước
khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi.
Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự
kiến có thai khoảng 3 - 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để
phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.
+ Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì
đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh
cho thai nhi.
+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường,
tủ bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước
sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng.
+ Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, nên
cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của
thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch
với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu
nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn
chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng
may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức
tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra
nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh
dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành
mạnh.
Hội chứng Rubella bẩm sinh
- Những yếu tố nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh bao
gồm: mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa
Rubella, mẹ đang mang thai tiếp xúc với người bị
Rubella. Hậu quả của nhiễm Rubella phụ thuộc vào
tình trạng nặng lúc hiện tại như dị tật ở tim, tổn th
ương
hệ thần kinh.
Triệu chứng lâm sàng: nhẹ cân, chậm phát triển trong
tử cung, đục thủy tinh thể, điếc, tật đầu nhỏ, chậm phát
triển trí tuệ, ban trên da khi đẻ.
Biến chứng:
- Mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc.
- Tim: còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động
mạch phổi.
- Thần kinh: chậm phát triển tinh thần, tật đầu nhỏ,
viêm não-màng não.
- Biến chứng khác: gan to, điếc, bệnh mềm xương