Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 3 trang )
Tận dụng chất thải hữu cơ làm phân bón trồng hoa cây cảnh
Hiện nay, chất thải rắn (CTR) đang là một nguồn vật liệu vô tận đối với Việt
Nam và nhiều nước trên thế giới. Nếu ta tận dụng được sẽ biến chúng thành
nguyên vật liệu, nhưng nếu không xử lý được thì rác thải thực sự cũng trở
thành một vấn nạn quốc gia. Thành phần chất thải rắn có nhiều loại: vô cơ
và hữu cơ. Vô cơ có thể tái chế và không thể tái chế. Theo nguồn gốc phát
sinh, CTR có thể chia ra các loại: sinh họat, công nghiệp, nông nghiệp và rác
y tế. Theo độc tính, CTR chia ra 2 loại, không độc và có độc đối với con
người, vật nuôi và môi trường.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến CTR sinh hoạt, trong đó nghiên cứu
thử nghiệm các loại rác có thể tận dụng, chế biến thành phân vi sinh để trồng
cây cảnh, rau, đậu, quy mô hộ gia đình và các đơn vị hành chính, các cơ
quan, xí nghiệp đô thị và các vùng nông thôn.
Kết quả tận dụng chế biến rác thải ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác thải phải
chuyên chở đến bãi chôn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân,
tiết kiệm tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp, tận dụng được
chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường.
Biện pháp thực hiện: Tận dụng rác hữu cơ hàng ngày ra như rau, củ, quả,
băm chặt chúng thành từng khúc, bỏ vào xô nhựa có dung lượng từ 15 đến
120 lít, tùy mức độ thải rác của mỗi gia đình. Cho chế phẩm sinh học có tác
dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Bỏ tro trấu rải lên trên một
lớp mỏng khoảng 2 - 5cm lên phía trên, đậy nắp, để gọn ở góc nhà hoặc một
nơi thích hợp, tránh bị nước mưa chảy vào. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung
rác hữu cơ, men vi sinh và tro trấu, tập trung trong vòng 1 tuần. Khi gần đầy
xô thứ nhất sẽ chuyển sang xô thứ hai. Chú ý tìm vị trí để xô cho thích hợp.
Rác hữu cơ phân hủy trở thành phân vi sinh sau 20 - 25 ngày. Lấy phân rác
ra và cho vào trong chậu để trồng các loại hoa, cây cảnh, rau, đậu.