Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.34 KB, 51 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM III : ( LỚP DU LỊCH 46A )
TRƯỞNG NHÓM : ĐỖ VĂN THOẢ
TRẦN MINH ĐỨC
BẠCH CƯỜNG KHANG
NGUYỄN MINH TUẤN
LÊ THỊ NGUYỆT
NGUYỄN THUỲ LIÊN
TRẦN THỊ HẰNG
DƯƠNG THỊ LAN ANH
NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN

1
MỤC LỤC
NGÀY 1 : HÀ NỘI - QUẢNG BÌNH...............................................................3
NGÀY 2 : ĐỒNG HỚI – PHONG NHA - NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TRƯỜNG SƠN .26
NG ÀY 3 : CITY T OUR ........................................................................................................36
NG ÀY 4 : HUẾ - NGŨ HÀNH SƠN - MỸ SƠN - HỘI AN ................................................36
NG ÀY 5 : MỸ SƠN – VINH .................................................................................................48
NG ÀY 6 : VINH - QUÊ BÁC - HÀ NỘI ..............................................................................51
2
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM III
Ngày 1 : HÀ NỘI _ QUẢNG BÌNH
- 6h00 : Chao tất cả các thầy cô giáo và các bạn sinh viên du lịch khoá
46!
Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Lệ Quyên. Hôm nay tôi rất vinh dư được
cùng các thầy cô và các bạn tham gia chuyến hành trình này. Vâng! Trước hết
cho tôi xin giới thiệu cùng đi với chúng ta còn có hai anh lái xe rất vui tính ,
hóm hỉnh và đầy kinh nghiệm là anh T và anh H đến từ công ty X,anh T và
anh H sẽ cùng chúng ta đi hết cuộc hành trình nay , là những người trong
ngành du lịch chắc hẳn các bạn đã trên dưới một lần nghe ở đâu đó tên công
ty này.


Vâng! Các bạn có thích đi du lịch không ah? Vâng!Xe của chúng ta đang lăn
bánh rời khỏi thủ đô Hà Nội! Thật may mắn vì các bạn là sinh viên của khoa
du lịch, theo như tôi biết thị chi có sinh viên khoa du lịch mới có được chuyến
hành trình dài ngày thế này va nó được tính như một môn học thực tế. Tôi
chúc các bạn có một cuộc hành trình vui vẻ thú vị và đầy bổ ích.
Tôi biết chắc chắn rằng trong số các bạn ngồi đây có bạn đã đi du lịch rất
nhiều lần nhưng theo quy định tôi xin giới thiệu quy định của nhà xe và cách
sử dụng ghế ngồi, khi các bạn mỏi người có thể ngả ghế cho thoải mái
hơn…..(trao đổi trước với nhà xe)!
- 6h30 : xe rời khỏi địa phận Hà nội QUẢNG BÌNH
Xin ch ào t
Xin mời thầy cô và các bạn nhìn sang phía tay phải của các bạn theo hướng
xe chạy, các bạn có nhìn thấy tấm biển đánh dấu mốc địa phận của tỉnh Hà
Tây không a? Chuyến hành trình của chúng ta se đi qua 12 tỉnh thành phố của
cả nước, xuất phát từ Hà Nội thì đây là tỉnh thứ 2 mà các bạn đi qua. Các bạn
đã từng nghe thấy bài hát “ Hà tây quê lụa”. Có bạn nào có thể lên đây hát
giúp tôi bài hát này không ah?:
3
Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu cháy
Hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần
Sông tích sông Đà giăng lụa mênh mông
Đan Phượng Ơi! Quê hương người gái đảm
Đồng hợp tác xanh tươi cấy cầy thẳng tắp
Anh phi công bang hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc
Hà Tây! Cửa ngõ thủ đô !
Áo giáp chở che ngàn năm bền vững
Ngăn bầy giặc Mỹ vẫn đục bầu trời
Hà Tây! vọng gác thủ đô

Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ
Giữ lấy màu xanh biết cho tấm lụa thanh thiên
Hà Tây………..
Vâng! Thưa các bạn Hà Tây có một vị tri đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ của
thủ đô. Hà Tây có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Khoang Xanh, Ao
vua, sân gôn Đồng Mô, các bạn đi từ Hà nội bằng ô tô chỉ mất khoảng 1h.
Hà Tây nổi tiềng với rất nhiều nghề truyền thống như lụa Hà Đông, nón làng
CHuông, mây tre đan……..Địa phận mà chúng ta đang đi qua là huyện
Thường Tín. Các bạn có biết Thường Tín có món bánh gì nổi tiếng không a?
Vâng thưa các bạn, ai đã từng đi qua quốc lộ 1A thi không thể không biết đến
món bánh giầy Quán Gánh.Quán Gánh là nơi được mệnh danh là làm món
bánh giầy rất ngon, du khách đi qua đây thường ghé chân lại bên đường đển
mua về làm quà, khi nào có cơ hội tôi sẽ mời các bạn về Thường Tín để
thưởng thức bánh giầy. Các bạn có muốn nghe tôi giới thiệu qua về cách làm
bánh giầy không a? Để làm ra được một chiếc bánh giầy thật là công phu và
mất nhiều thời gian. Người ta ngâm gạo nếp và thổi thành xôi. Gạo nếp ở đây
phải là gạo nếp dẻo và thơm, sau đó lấy xôi đó nền sao cho các hạt xôi quện
4
vào nhau khi nào không còn nhìn thấy hạt xôi nào nữa thì mới đem nặn thành
bánh, bánh giầy cũng có hai loại, bánh nhân mặn và bánh nhân ngọt.
Ngoài ra Hà Tây còn là một tỉnh có rất nhiều chùa chiền, có rất nhiều chùa nổi
tiếng như chùa Tây Phương, chùa Trầm, chùa Thầy…….Và hôm nay tôi
muốn giới thiệu với các bạn chùa Đậu. Ngôi chùa này nằm ở cuối làng Gia
Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín.Chùa có 5 tên gọi:
THÀNH ĐẠO TỰ
PHÁP VŨ TỰ
CHÙA VUA
CHÙA BÀ
CHÙA ĐẬU
Theo truyền thuyết chùa được xây dựng thời Sĩ Nhiếp đời Tam Quốc

( thế kỷ III ) sau này chùa được chủng tu lại nhiều lần. Điều đặc biệt nhất của
chùa Đậu là hai pho tượng hay chính xác hơn là hai nhục than của hai nhà sư
đã tu ở chùa này vào thế kỷ 17, là thiền sư Đạo Châu Vũ Khắc Minh và thiền
sư Đạo Tâm Vũ Khắc Trường.
Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi theo thế nhập thiền, mình cong gập
xuống vì thời gian, đầu hơi cúi xuống phía trước và than gầy đét lộ xương da.
Đầu năm 1931 ở đầu tượng có một vết nứt độ 2mm lộ ra ở bên trong cùng là
xương sọ, tiếp đến một lớp bồi dầy từ 2 đến 4 mm, chất bồi là đất gò mối mịn
trộn sơn sống và mạt cưa giã nhỏ, đoạn phủ một lớp sơn ta mầu cánh gián, và
ngoài cùng thi phủ quang dầu.Gần đây các nhà nghiên cứu chiếu quang tuyến
X, thấy rõ xương cốt còn nguyên vẹn bên trong tượng xác. Pho tượng cao
57cm và nặng 7kg.
Tượng thiền sư Vũ Khắc Trường là người thừa kế thiền sư Vũ Khắc
Minh.Tượng thiền sư đã bị nước lũ tràn đến làm trôi gãy làm hai đoan nên
người ta đã gắn lại và tô bọc bằng cát vôi mật vì thế pho tượng này nặng
hơn.Hai pho tượng trước kia được thờ trong hai ngôi miếu nhỏ, xây bằng
5
gạch, ở bên ngoài khuôn viên chính, nay được di chuyển vào thờ trong hai
khám gỗ tại hậu đường.
Theo lời di chúc của thiền sư: ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm
phật, sau đó xác than sẽ được giữ nguyên. Hết 100 ngày các thiện tín Phật tử
mở cửa am thấy Thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm.
Như các bạn đã biết, khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định: muốn
ướp xác phải thoả mãn 3 điều kiện:
1. phải có thuốc
2. phải rút ruột, hút óc
3. phải để xác trong hòm kín, không có không khí
Năm 1983 khoa học đã chứng minh bằng X quang va kết luận rằng:
1. không có vết đục đẽo
2. không có hiện tượng hút ruột, hút óc, và các khớp xương dính chặt với

nhau như thể tự nhiên
3. cân nặng 7kg
Hai thiền sư đã không cần 3 điều kiện trên vẫn để lại toàn than xá lợi, các nhà
khoa học trong và ngoài nước rất mong muốn tìm ra “ Phương pháp ướp xác
tinh xảo” của các thiền sư, đề tài nghiên cứu này đối với các nhà khoa học
cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn
Hàng năm có rất nhiều người về chùa thắp hương để cầu may vào những ngày
đầu năm mới.
- 7h30 xe của đoàn tới cầu Giẽ.
Vâng xin mời các bạn hướng về phía trước, đó là cầu Giẽ, cây cầu đã được
nhạc sĩ Nhật Lai đưa vào bài hát Hà Tây quê lụa. Các bạn có biết ví sao lại có
câu chàng trai cầu giẽ không? Trogn kháng chiến chống Mỹ, cầu bị giặc thả
bom ác liệt, nam giới thì ra mặt trân cả, nên một tiểu đội nữ đã được thành lập
để bảo vệ cây cầu duy tri giao thông, họ cũng mặc áo bộ đội và chiến đấu
không thua kém gì nam giới và đã để lại câu đó.
6
Nghe tôi nói nhiều chắc sẽ không thú vị, mời các bạn đến với một tiết mục
văn nghệ của một bạn trong lớp, có lẽ tôi không phải giới thiệu, xin các bạn
cho một tràng pháo tay để cổ vũ tinh thần được không?
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với tỉnh Ninh Bình, trong lớp mình có bạn nào quê
ở Ninh Bình không a?Có thể lên đây giúp tôi giới thiệu về Ninh Bình được
không?Ninh Bình có rất nhiều danh lam thắng cảnh như cố đô Hoa Lư, Tam
Cốc Bích Động,vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ Đá Phát Diệm….
Tam cốc Bích Động được mệnh danh là Hạ Long trên cạn.
Đó là những danh lam thắng cảnh không thể không kể đến của Ninh Bình,
vậy còn những đặc sản của Ninh Bình thì sao?
Ninh Bình nổi tiếng với cố đô Hoa Lư, thắng cảnh Tam Cốc, Bích Động, nhà
thờ Phát Diệm,… Nhưng người ta vẫn nói đến Ninh Bình mà chưa đựơc ăn
món thịt dê thì coi như chưa biết về Ninh Bình.
Thịt dê Ninh Bình thơm ngon hơn các vùng khác vì hai lẽ: dê ở đây nuôi trên

núi đá, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn so với dê thả đồi, thứ
2 người Ninh Bình có bí quyết riêng biến dê thành món đặc sản nổi
tiếng.Ngoài ra, Ninh Bình còn có món cơm Cháy cũng rất nổi tiếng. Khi nào
đến với Ninh Bình có cơ hội bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản
này nhe!
8h30 Cả đoàn nghỉ tại Tam Điêp – Ninh bình
8h45 lên xe đi tiếp
Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình! Xin mời các bạn kiểm tra bạn cùng nhóm
mình xem còn thiếu ai không à ?
Để thay đổi không khí các bạn có muốn tham gia một trò chơi không? Trò
chơi của chúng tôi có tên “ ai là ai?”! Vâng! bạn nào tham gia trò chơi sẽ nhận
được phần thưởng? Bạn nào tham gia a? Mỗi lượt chơi tôi cần 2 bạn: một bạn
sẽ đưa ra tình huống ma chúng tôi có sẵn va một bạn ở dưới trả lời. Tình
huống mà chúng tôi đưa ra cho các bạn có thể là câu nói, hành động được lặp
7
đi lặp lại của một trong số các bạn trong lớp hoặc của các thầy cô giáo.
Nhiệm vụ của các bạn là phải diễn xuất thật giống để các bạn còn lại có thể
đoán chính xác người mà chúng ta muốn nói tới.
9h-11h : Thanh Hoá
- Thanh hóa to welcome you!
chúng ta đang ở địa phận thanh hóa- thành phố của cầu hàm rồng, của
sông mã anh hùng, của những con người biết đứng dậy trong khó khăn và
mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.Nằm trên trục giao thông Bắc
Nam, với khí hậu được phân thành 4 mùa rõ rệt, số giờ nắng cao, thời tiết khí
hậu ôn hoà mát mẻ, thành phố Thanh Hoá có đến 80% số thời gian trong năm
có thể tiến hành các hoạt động tham quan du lịch, nghiên cứu tìm hiểu các di
tích lịch sử văn hóa.
Thanh hóa đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc vĩ nhân, anh hùng, sáng lập
nhiều triều đại ở Việt Nam như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi,... Thanh Hoá có
nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị để phát triển du lịch nh ư:- Phía Bắc

thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch trung tâm của cả
thành phố và tỉnh Thanh Hoá, khu thắng cảnh này đã được sử sách lưu danh
với nhiều di tích lịch sử, cách mạng có di chỉ khảo cổ nổi tiếng trong và ngoài
nước, có nhiều cảnh quan địa danh thắng cảnh đẹp: có sông, có núi, có hang
động,... như: động Long Quang, động Tiên, Núi Phượng, núi Voi, núi Rồng,...
cùng với sông Mã là những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Các di tích như đền
thờ danh tướng Lê Uy, Chu Văn Lương, đặc biệt là khu di tích văn hóa - làng
cổ Đông Sơn với trống đồng Đông Sơn nổi tiếng.
- Phía Nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp mà trung tâm là núi Mật
Sơn có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ, núi Vọng Phu,... và
các di tích lịch sử khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê -
một di tích lịch sử văn hóa quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc.
8
- Trung tâm thành phố Thanh Hoá là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du
khách đến tham quan những khái niệm chung nhất về lịch sử Việt Nam và
diện mạo văn hóa đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá.
- Xung quanh thành phố là các điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thanh
Hoá như khu du lịch bãi tắm Sầm Sơn, rừng quốc gia Bến En, thành nhà Hồ
hoặc khu di tích lịch sử Lam Kinh, bãi chim Tiến Nông, động Từ Thức, đền
Bà Triệu, đèo Ba Dội.
Nhìn chung: Tài nguyên di tích lịch sử văn hóa ở thành phố nói riêng và cả
tỉnh Thanh Hoá rất phong phú đa dạng, có điều kiện để phát triển nhanh
chóng ngành du lịch dịch vụ, hơn nữa con người thành phố Thanh Hóa rất
thân thiện và hiếu khách. Với sự thuận lợi đó, thành phố Thanh Hoá có đủ
điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ du lịch của cả tỉnh trong tuyến du
lịch Bắc Nam.
Chúng ta hãy quan sát khung canh ở đây, các bạn sẽ nh ìn th ấy đồi Quyết
Thắng, cầu Hàm Rồng và côn sông mã chảy hiền hòa, trông như một bức
tranh sơn tủy hữu tình. Chắc hăn không ít trong chúng ta đang th ắc mắc về
cái t ên này- đó l à một câu chuyên lịch sử. Đồi Quyết Thắng (Phường Hàm

Rồng) xưa tên núi Cánh Tiên, trên đỉnh có một trận địa pháo binh bảo vệ cầu
Hàm Rồng, từ trên cao lưới lửa phòng không giăng đầy trời, khiến bao “Thần
Sấm, Con Ma” của Mỹ bị cháy tan xác. Do đó núi Cánh Tiên thành Đồi
Quyết Thắng. Nói đến cầu hàm rồng kh ông ch ỉ ng ư ời d ân trong tỉnh, trong
nước mà kh ông ít người n ước ngoài biết đến như m ột huyền thoại, đây là
cây cầu có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua
sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng
điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Cầu Hàm Rồng là
cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km
về phía bắc.Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép
không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng
9
được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm
2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành
cho người đi bộ. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và
với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm
trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi
4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã
bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng. Vị thế của cầu rất đặc biệt làm
cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn
núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là
nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc
phải bay theo một hướng bắt buộc.Qua m ưa bom b ão đ ạn h àm r ồng v ẫn s
ừng s ững đ ứng giữa trời. Đó Là biểu hiện của ý chí kiên cường, bất khuất, là
bản anh hùng ca của một dân tộc anh hùng.. Hàm rồng trong chiến tranh là
vậy, giờ đay hàm rồng đang chuyển mình nhanh chóng, trở thành một tụ điẻm
du lịch độc đáo. Theo dự án, nơi đây là điẻm dừng chân thuận lợi cho du
khách t ừ Bắc vào, Nam ra bằng đường bộ, trong đó có cả đường thủy( sông
mã) r ất thơ mộng. Đến đây sau khi được nghe những ch ến công hi ển hách

của quân và dân ta trên mảnh đất Hàm Rồng- Nam Ngạn, với cầu Hàm Rồng,
đồi Quyết Thắng, điệu hò sông Mã, tiếng dô khoan huầy, h í th ở kh ông khí
trong lành….sau đó du khach s ẽ được vui chơi, thưởng ngoạn tại các khu
chức năng.
Sau đây là một số các khu thăm quan nổi tiếng khác của Thanh Hóa
- Vườn quốc gia Bến En, thuộc huyện Như Thanh, cách thành phố
Thanh Hóa 36km về phía tây nam, với những cây lim ngàn tuổi, lát hoa, chò
chỉ, ngù hương… và nhiều loại thú quý hiếm như voi, gấu, hổ, khỉ…Bến En
có khoảng hơn 4000ha mặt hồ với hơn 21 hòn đảo tạo nên cảnh vô cùng
quyến rũ. Dãy núi đá Hải Vân có nhiều hang động đẹp như hang ngọc, động
10
suối tiên…lôi cuốn khám phá và mạo hiểm. Các dịch vụ du thuyền trên hồ,
thăm thú các đảo, tản bộ trong rừng, câu cá cùng các đem, lửa trại…rất thích
hwojcho những ngày nghỉ cuối tuần.
- Suối cá “thần” Cẩm Lương, thuộc làng Ngọc, xã cẩm Lương, huyện
Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh hóa 80km về phía tây, là suối cá tự nhiên
có tới hàng ngàn con cá, mỗi con cá nặng từ 2-4kg,cá chúa nặng tới 30kg.
- Cum di tích Nga sơn: nổi tiếng với động Từ Thức- còn gọi là động
Bích Đào thuộc xã Nga Thiện- Nga Sơn-Thanh hóa. động Từ Thức là một cảnh
đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Các nhũ đá trong động trông
như những ngọn đèn huyền ảo, sống động như câu chuyện về chàng Từ thức thủa
nào. Nào quả đào tiên, nào khóm mẫu đơn, nào kho thóc, nào mâm xôi…tất cả
lần lượt hiẹn ra như thế giới của thần tiên huyền ảo. Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã
là nơi dừng chân cảu rất nhiều tạo nhân mặc khách, đông tư fthucs hiện nay được
xếp hạng là thắng cảnh cấp quốc gia.
- Thành Tây Đô hay còn gọi là thành nhà Hồ, từ thành phố Thanh Hoá,
theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến
huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta
đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành
Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh

Thanh Hoá ngày nay. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây
Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ
cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa
nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng
của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét
đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp
đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức,
công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài
tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ
11
công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính
vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố,
thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn
khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng
đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung
gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần
như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia
đình gần thành. Thành nhà Hồ là một di tích văn hóa-lịch sử được Nhà nước
xếp hạng cấp quốc gia. Đây là thành xây dựng bằng đá gắn với một triều vua
tuy ngắn(1400-1407) nhưng có những cách tân đàng ghi nhận như trong thi
cử, mowrmang trường học, đề cao chữ Nôm phát hành giấy bạc…Ngày nây
thành nhà Hôf đã và đang được Nhà nước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết
khôi phục công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đén
hấp dẫn cho du khách trong và ngoài tỉnh Thanh.
- Khu du lịch Nghi Sơn bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã HẢi
Thượng, Tĩnh Gia. Nơi đay dã từng là căn cứ quân sự của các triều đại phong
kiến, đặc biệt là Nguyễn Huệ. Khu du lịch này bao gồm:
+ Bãi biển Hải Hòa thuộc thôn Đông Hải và thôn Giang Sơn xã Hải
Hòa, cách trung tâm huyện Tĩnh Gia 2km.
+ Động Ngọc Hoàng thuộc xã Trường Lâm, Tĩnh Gia thuộc dãy núi

Mù Cua nơi ẩn dấu nhiều hang động và đày vẻ thần tiên.
+ Điểm du lịch Lạch Bạng thuộc xã Hải Thanh-Tĩnh Gia-Thanh
Hóa, ở phía đông nam thành phố Thanh Hóa. Côn sông Bang uốn lượng trước
khi đỏ ra biển ttaoj ra một cảnh sắc đày thơ mộng và nơi đay có một làng cổ
rất nổi tiếng làm nghề sản xuất mắm được nhiều người biết đến.
- Biển Sầm Sơn quanh năm sóng vỗ, đây là niềm tự hào của du lịch
tỉnh Thanh. Hàng năm Sầm Sơn đã thu hút rất nhiều khach du lịch đến tham quan
tám biển, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hứa hện một tiềm năng du
12
lịch vô cùng lớn của mảnh đát này. Đến với Sầm Sơn, du khách có thể tắm biển,
tham quan hòn trông mái, chùa Cô tiên, chùa Độc Cước, ngàm nhìn vể đẹp của
núi Trường Lệ- trông giống như một vị thần gìn giữ cho sự bình yên của mảnh
đất này.
Tam biệt Thanh Hóa vói Những diêu hết sức thú vị về con người, về lịch sử,
về thiên nhien. Chắn hẳn trong mõi chúng ta ddeucó những điều thú vị và
ngạc nhiên về những đổi thay nhanh chóng ở nơi đây.
11h-11h45: Nghệ An
Lời đầu tiên cho tôi thay mặt nhóm 2 lớp DU LỊCH 46A xin gửi đến các
bạn lời chào trân trọng nhất, và xin chúc quý khách một chuyến đi vui vẻ,
thành công.
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe câu : " Ai vô sứ nghệ thì vô, còn choa thì
cứ thủ đô choa về". Ngoài đặc sản cá gỗ, thì NGHỆ AN còn rấ nhiều điều ths
vị đang trờ đón quý vị. Trước tiên cho phép tôi giới thiệu một chút về tỉnh
NGHỆ AN.
Với diện tích 16487km2 dân số 3.003.200 người, trong đó có 1.474.600 là
nam giới (Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2004). Nghệ An là tỉnh có
diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh
Thanh Hoá, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển
Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh nằm cách thủ đô Hà
Nội 291 km về phía nam.

Nghệ An là mảnh đất có truyền thống hiếu học chịu thương chịu khó, từ đây
đã xuất hiện nhiều danh nhân văn hoá, những nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc
như Phan Bội Châu, … Đặc biệt nơi đây là nơi sinh ra và lớn lên của danh
nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là Hồ chủ tịch.
Hiện nay làng sen đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước.Từ Vinh
theo đường quốc lộ 46, đến Km 13, rẽ trái khoảng 1km, bạn sẽ đến với làng
13
Hoàng Trù - quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó đi tiếp 1km nữa bạn sẽ
đến với làng Sen - quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi lại một cách sinh động trong các
di tích lưu niệm của Người tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Sau lũy tre xanh ở làng Chùa (Hoàng Trù) và làng Sen (Kim Liên) vẫn còn
nguyên nếp nhà tranh giản dị, những kỷ vật thân thương nhuốm màu thời gian
gần một thế kỷ đã đi vào lịch sử nhân loại, trở thành tài sản vô giá của dân
tộc, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Những di sản văn hoá vật chất đó đã góp
phần phản ảnh cuộc đời cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới, người con ưu tú bậc
nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.
TP VINH
Diện tích 64 km². Dân số: 237.000 người (2005). Thành phố Vinh là một
trung tâm giao thông quan trọng, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận
chuyển từ Nam ra Bắc và ngược lại, ngoài ra đây cũng là một cảng biển quan
trọng.
Tượng đài và Quảng trường Hồ Chí Minh
Công trình tượng đài Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, phía
Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, phía Đông giáp đường Trường Thi, phía Nam
giáp đường Trần Phú (QL IA). Được khởi công xây dựng vào năm 2000,
khánh thành vào 19 tháng 5 năm 2003 đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh
nhật của Hồ Chí Minh. Tượng cao 18 m, bằng chất liệu đá granít Bình Định.
Nơi đặt tượng đài là quảng trường rộng gần 11 ha, tên gọi là Quảng trường

Hồ Chí Minh, với nhiều hạng mục như: lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân
hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống đài phun nước tạo cảnh,
mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen (quê của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trên
1.650 loài cây tiêu biểu của mọi miền đất nước Việt Nam đã đựơc đem về
trồng, trên đỉnh có vườn cây lưu niệm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước và nhiều nhân vật Quốc tế trồng trong những dịp đến.
14
Thưa các bạn chặng đường dài gần 300km đã qua chúng ta đã đi qua 5 tỉnh,
chắc là các bạn đang rất mệt và đói.Chỉ ít phút nữa thôi những cơn sôi trong
bụng của các bạn sẽ được những món ăn xứ Nghệ chặn đứng.Vài phút nữa
chúng ta sẽ đến nhà hàng ...( có thể thay đổi tên),khi đến nơi đề nghị các bạn
xuống xe vào nhà hàng (ai có nhu cầu thì có thể vệ sinh và rửa mặt mũi tay
chân) chuẩn bị ăn trưa. Đúng 12h chúng ta sẽ ăn trưa và 13h hành trình sẽ
được tiếp tục, mong các bạn nhớ đúng giờ, đừng đi đâu xa khỏi nhà hàng và
tách ra khỏi đoàn đi.
13h-15h30:
Chúng ta đang đi qua cây cầu Bến Thuỷ sừng sững vắt qua đôi bờ một dòng
sông rộng. Đó là sông Lam..Sông Lam có chiều dài 432 km, trong đó có 20
km hạ lưu là phân thuỷ của 2 tỉnh. Dòng sông lớn nhất Nghệ Tĩnh này , còn
có tên là sông Cả.
. Và phía bên kia cầu ngay sát bờ sông là dãy núi hồng lĩnh chập trùng kỳ vĩ
như một bức tưòng thành.. không biết từ bao giơi , dãy núi, dòng sông này đã
trở thành biểu tuợng cho mộth vùng ‘địa linh, nhân kiệt" của mảnh đất miền
trung. Và đựoc rất nhiều nhạc sĩ sáng tác, đến dây ta không thể không nói đên
bái hát nôi tiếng của ngưòi Hà Tĩnh nói riêng và của ngưòi Việt Nam nói
riêng.
(Lúc đi vào quảng bình nếu thấy khách mệt có thể bật bản nhạc nhẹ nhàng để
khách nghỉ ngơi giữ sức cho những hoạt động lý thú tiếp theo)
Có lẽ tạo hoá đã dựng bức tuờng thành ấy để trấn giữ không cho phong ba
bão táp từ biển đông tràn vào làm kinh động đến dòng sông và che chở cho

cuộc sống của muon dân của một vùng đất giàu truyền thồng cchs mạng
nhuang đầy long nhân ái.
Núi hồng lĩnh có 99 đỉnh, mỗi đỉnh đều có những tên gắn hình thù, dáng núi
như thiên tượng, ngũ mã, hàm rồng… hoặc có đỉnh đuợc đặt tên theo truyền
thuyết cổ tích, theo danh nhân như rú cơm, rú cá, hưong tích , lão quân …
đỉnh cao nhất so với mặt nước biển 678m. tương truyền có một ông khổng
15
lồ(tên gọi là ông đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ
lam giang và la giang đem về đây xếp thành dãy hồng lĩn. hồng lĩnh có những
khe suối tuy không sâu , không lớn, nhưng ở đó không bao giời cạn, bốn mùa
trong vắt. nơi đây có 100 ngôi chùa và đền miếu có ngôi chùa rất cổ như chùa
Hương tích hay chùa chân tiên nơi còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng
đá(gắn với truyền thuyết tiên giáng trần)
16h00 : HÀ TĨNH : - Giới thiệu qua về Hà Tĩnh(30 phút):
+ Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình,
phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông.Hà Tĩnh cách Hà Nội 340
km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang
đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía
dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra
biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu
là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.
+ Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu
ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng
khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của
miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai
mùa rõ rệt: Mùa mưa Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng
mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7
năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng,
lượng bốc hơi lớn.
+ Dân cư: Trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 20 dân tộc cùng sinh sống, nhưng chủ

yếu là người Kinh; các dân tộc khác, mỗi dân tộc chỉ có vài trăm hoặc vài
chục người.
+ Đất: Đất ở: 6.799 ha ,Đất nông nghiệp: 98.171 ha ,Đất lâm nghiệp: 240.529
ha ,Đất chuyên dùng: 45.672 ha ,Đất chưa sử dụng: 214.403 ha
+ Sông: Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông
La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào
16
Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³.
còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu...ước 600 triệu m³)
+ Rừng: Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích
rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi
trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở
vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh
100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự
nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng
nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên
của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Trữ lượng gỗ
20 triệu m³, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m³; những năm gần đây thực
hiện chính sách đóng cửa rừng nên lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm
nhiều.Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và trên 500 loại
cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, mật, đinh,
gõ, pơ-mu và các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo, vượn đen, sao la.
Hà Tĩnh có khu vườn quốc gia Vũ Quang rộng 56 nghìn ha với 307 loài thực
vật bậc cao thuộc 236 chi và 99 họ, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát,
26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Đặc biệt, ở rừng Vũ Quang đã phát hiện ra sao
la và mang lớn là hai loại thú quý hiếm chưa có tên trong danh mục thú của
thế giới.
+ Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài (?). Trữ lượng nhiều khoảng 85,8
nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm. Ngoài ra: tôm hùm, sò
huyết,...nhưng khả năng đánh bắt thấp chỉ 10-15%.

+ Hành chính: Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố,
1 thị xã và 10 huyện với 259 xã, phường và thị trấn.( Thành phố Hà Tĩnh, Thị
xã Hồng Lĩnh, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Can Lộc, Huyện Đức Thọ, Huyện
Hương Khê, Huyện Hương Sơn, Huyện Kỳ Anh, Huyện Nghi Xuân, Huyện
Thạch Hà, Huyện Vũ Quang, Huyện Lộc Hà.
- Văn hoá, kinh tế, du lịch tỉnh Hà Tĩnh
17
+ Cơ cấu Kinh tế : Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 42,5%, Công nghiệp, xây
dựng: 21,5% ,Dịch vụ: 36%,GDP/người:4.579.000VND/năm (2005) , Tốc độ
tăng trưởng GDP: trung bình 8% trong 5 năm (2000-2005)
+ Văn hoá: Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên
không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt". Nhiều làng
quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và anh hùng.
Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La,
sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh
là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang
đặt tại cố đô Huế.
Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả
của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu"
của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng
Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như
Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ),
Truyện Kiều.
Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu,
Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương (Đức Hồng)... nổi danh về truyền
thống học hành, khoa bảng và văn chương.
Đây là quê hương của các danh nhân như vua Mai Hắc Đế, Trạng nguyên Đào
Tiêu, nhà sử học Sử Hy Nhan (đời nhà Trần), Bảng nhãn Lê Quảng Chí, Bảng
nhãn Trần Bảo Tín, thầy địa lý Tả Ao, Hoàng giáp Trần Đức Mậu (thời Lê
sơ), quê ngoại của danh y Lê Hữu Trác (thời Hậu Lê), quê hương của Nguyễn

Biểu (nhà ngoại giao thời nhà Trần và tác giả bài thơ ăn cỗ đầu người khi đi
sứ), của Ngự sử Bùi Cầm Hổ (thời Lê sơ), Tam nguyên Hoàng giáp Tể tướng
lục bộ Nguyễn Văn Giai (đầu đời Lê trung hưng), La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp (quân sư tối cao của Quang Trung), của nhà bác học Phan Huy Chú,
nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà thơ Nguyễn Công Trứ, của hai vị tướng
Đặng Tất và Đặng Dung, của nhà sử học Trần Trọng Kim (thủ tướng đầu tiên
18
của Chính phủ Việt Nam), của nhà yêu nước Phan Đình Phùng, của các nhà
cách mạng Trần Phú và Hà Huy Tập (Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông
Dương), quê hương của nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn
Thiêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận
(Bộ trưởng Bộ Canh nông, Bộ trưởng đặc trách văn hóa nghệ thuật, Viện sỹ
Viện hàn lâm thơ thế giới), danh họa Nguyễn Phan Chánh, nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi, nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ,
nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, các nhà sử học Phan Huy Lê, Đinh Xuân
Lâm, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn, v.v.
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù
Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm
Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương
ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu
Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi
Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều
thơ văn và trước tác.
+ Du lịch: Bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên , Khu du lịch sinh
thái hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim , Chùa Hương tích núi Hồng. Hà
Tĩnh có một số địa danh di tích lịch sử như: Khu di tích lich sử Ngã ba Đồng
Lộc , Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du và đại danh y Hải Thượng Lãn
Ông
Khi đến huyện Nghi Xuân
Giới thiệu một chút về huyện: Huyện Nghi Xuân cách Hà Nội 310km và cách

Vinh khoảng 10km. Huyện Nghi Xuân hiện nay có 2 thị trấn Xuân An và
Nghi Xuân. Nghi Xuân khi xưa thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn,
Can Lộc, Đức Thọ...) được xem là vùng đất học của trấn Nghệ An. Trong thời
kỳ phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ
nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc, Trần, Phan, Uông,
Đậu... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên Điền, Uy Viễn, Cương
19
Gián, Cổ Đạm…Nhiều người thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân, như danh
nhân văn hóa thế giới, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du; đại doanh điền, nhà thơ
Nguyễn Công Trứ; nhà địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Hậu Lê; Danh tướng
Nguyễn Xí…
Di tích và danh lam nổi tiếng: Đền Chợ Củi tại xã Xuân Hồng: Di tích kiến
trúc nghệ thuật tôn giáo thế kỷ 17, thờ Đức Hoàng Mười, Liễu Hạnh công
chúa. ,Nhà thờ Nguyễn Công Trứ tại xã Xuân Giang: Nhà thờ Danh nhân văn
hóa thế kỷ 19. ,Khu lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền: Khu lưu niệm
danh nhân văn hóa thế kỷ 19. ,Đình Hội Thống tại xã Xuân Hội: Kiến trúc
nghệ thuật thế kỷ 17 ,Nhà thờ và mộ Trịnh Khắc Lập tại xã Xuân Thành:
Danh nhân lịch sử năm 1912 ,Đình Hoa Vân Hải tại xã Cổ Đạm: Di tích cách
mạng giai đoạn 1930-1931, Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành: Một
nơi nghỉ mát chưa được khai thác đúng mức.
Lễ hội truyền thống: Hội Mỹ Dương tại xã Xuân Mỹ, vào 17/12 âm lịch: Lễ
cúng thần săn bằng thú rừng.Hội Phan Xá vào 7 - 15/1 âm lịch: Lễ khai
canh.Lễ Tống Trùng tại xã Tiên Điền, vào tháng 2 âm lịch: Cúng ở đình thờ
Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng. Hội Sỹ Nông Công Thương,
tại xã Xuân Thành, vào tháng 5 âm lịch hàng năm.Tục thờ thần và lễ cầu ngư
ở làng xã Xuân Hội, vào ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch.Hội lễ ở làng Giáo
Phường tại Đình Hoa Vân Hải xã Cổ Đạm, vào 11 - tháng Chạp hàng năm.
Làng nghề: Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền.Làng nước mắm Cương
Gián: nay là xã Cương Gián.
Chúng ta vừa đi qua cây cầu Bến Thuỷ. Sông Lam là con sông chảy giữa 2

tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1989, Nhà nước cho khởi công xây dựng cầu
Bến Thuỷ dài 650m nối 2 bờ xứ Nghệ: phía bắc là thành phố Vinh, bờ nam
thuộc địa phận huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nơi đây trở thành nơi “dữ” nhất
của con sông Lam vốn nổi tiếng hiền hoà. Sông Lam đổi dòng chảy về phía
mạn Rú Rum. Tại Bến Thuỷ, Sông Vinh đổ vào sông Lam chẩy vào biển cả.
Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An, về với thành phố
20
Vinh đã gần biển, dòng sông rộng ra, dùng dằng, chậm rãi chảy ra biển cả.
Sông Lam, sông Vinh, núi Quyết, cảng Bến Thuỷ, bến phà cũ gặp nhau nơi
đây tạo nên một thắng cảnh đắc địa vào bậc nhất xứ Nghệ. Du khách từ miền
Nam ra không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh hùng vĩ: Núi Quyết, cầu Bến
Thuỷ soi mình trên dòng sông Lam, xa xa ống khói nhà máy điện vươn lên
sừng sững và thành phố thấp thoáng sau những hàng cây xanh.
Thị xã Hồng Lĩnh cách tpVinh 20km về phí Bắc. Hồng Lĩnh là trung tâm kinh
tế, văn hoá - xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Là điểm hội tụ Bắc Nam và Quốc
tế qua quốc lộ 1A và 8A, gần thành phố Vinh và tương lai Hồng Lĩnh sẽ là đô
thị loại I. Có nhiều các danh lam thắng cảnh để hình thành các tua du lịch: Về
phía Nam 20 km là Ngã ba Đồng Lộc; 30 km là Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ
Quang ; Về phía Tây 15 km là một quần thể các di tích như: Khu mộ đồng chí
Trần Phú, Phan Đình Phùng, bến Tam Soa, phà Linh Cảm và cách khoảng 37
km là khu di tích của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông ..v.v..; Về phía Đông
20 km là Khu lưu niệm đại thi hầo Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ
và bãi biển Xuân Thành; Về phía Tây Bắc 30 km là Khu di tích Kim Liên. Thị
xã Hồng Lĩnh nằm trong danh lam thắng cảnh của Núi Hồng, Sông La , có hệ
thống chùa chiền nổi tiếng như: Chùa Hương Tích; Chùa và Hồ Thiên Tượng;
Chùa Long Đàm..v.v. Đặc biệt Hồng Lĩnh là mảnh đất “Địa linh, nhân kiệt”
từ đời xưa tới nay đã sản sinh ra nhiều danh nhân nỗi tiếng như Đô Đài Ngự
Sử Bùi Cầm Hổ; Trạng Nguyên Sử Đức Huy và Sử Hy Nhan…
Thành phố Hà Tĩnh : Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, ở vùng
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ba phía: bắc, tây, đông của thành phố giáp huyện

Thạch Hà, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên. Thành phố Hà Tĩnh cách thủ đô
Hà Nội 350 km, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 50 km.
Lịch sử - Văn hóa: Năm 1831, vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã chia trấn
Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Khi đó xã Trung Tết, huyện
Thạch Hà, phủ Hà Hoa, được chọn làm nơi đặt trụ sở tỉnh lỵ tỉnh Hà Tĩnh.Từ
1976- 1991, thị xã Hà Tĩnh là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ
21
Tĩnh.Từ năm 1991, thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2007, thị
xã Hà Tĩnh được công nhận là thành phố cấp 3.
Di tích và danh thắng: Khu lưu niệm Bác Hồ ở phường Tân Giang, Võ
Miếu .
Lễ hội truyền thống: Hội Chay ở chợ Thành phố Hà Tĩnh vào Tết Trung
nguyên
Danh nhân: Danh họa Nguyễn Phan Chánh.Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh
Sông La là một con sông nhánh của sông Lam, dài 12,5 km chảy qua huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Sông La là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và
sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm,
Đức Thọ) và hợp với dòng sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng
sông Lam nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sông La là một dòng sông rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình
là nguồn cảm ứng sáng tạo cho biết bao thi nhân và nhạc sĩ. Người con gái
sông La của nhạc sĩ Doãn Nho; Gái sông La của nhạc sĩ Lê Hàm; Gửi sông
La của Lê Việt Hoà; Một mình với sông La của nhạc sĩ Tân Huyền; Sông La
ngày về.
Cẩm Xuyên Huyện Cẩm Xuyên phía nam của huyện giáp huyện Kỳ Anh, phía
bắc giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía tây giáp huyện Hương Khê
và một phần tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông
Truyền thống văn hoá: Quê hương của Tổng Bí thư Hà Huy Tập và là quê
gốc của gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ). Đây cũng là quê

hương của các Danh tướng Nguyễn Đình Đống, Nguyễn Đình Thạch, Nguyễn
Đình Hoàn (thời Lê -Trịnh); nguyên Bộ trưởng Nguyễn Kỳ Cẩm, của anh
hùng Phan Đình Giót, người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ngày nay có: Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến; Anh hùng Lao động Phạm
Hùng; Giáo sư Đặng Quốc Phú,
22
Di tích và danh thắng: Chùa Yên Lạc: ở xã Cẩm Nhượng là một công trình
kiến trúc nghệ thuật (Đã được Bộ Văn hóa- thông tin cấp bằng chứng nhận
"Di tích lịch sử, văn hóa" cấp Quốc gia số 3211/BT-QD (12/12/94)). Nhà lưu
niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập: Xã Cẩm Hưng. Khu nghỉ mát Thiên Cầm. Hồ
Kẻ Gỗ và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Đền Nguyễn Biên ở xã Cẩm Huy:
Danh nhân lịch sử- Văn hóa thế kỷ 15. Ngoài ra các xã có rất nhiều đền chùa
bị thu gom tượng phật, đập phá, triệt hạ sau cách mạng tháng 8 nhất là thời kỳ
những năm 1960. Đây là thời kì nhầm lẫn giữa tai hại giữa mê tín di đoan và
đời sống tâm linh của những người cách mạng vì vậy ngày nay xứ này rất
hiếm đền chùa.
Lễ hội truyền thống:Ở xã Cẩm Nhượng có các Lễ hội lớn tổ chức hàng năm
như sau: Hội Hạ Thủy :Thời gian: Sau Tết Nguyên đán. Đặc điểm: Nhân dân
trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm
xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá.. Hội đua thuyền:
Thời gian: Mồng 4 Tết nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm. Đặc điểm:
Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn
luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân
dân địa phương để cầu yên xóm làng. Hội Nhượng bạn Thời gian: 30/6 âm
lịch. Đặc điểm: Dựng đàn lễ ở bên sông, dâng hương, cầu khấn. Cờ người : tổ
chức từ 2 tết -> đến sáng mùng 5.
Huyện Kỳ Anh Phía nam và tây của huyện giáp tỉnh Quảng Bình, phía bắc
giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển Đông.
Lịch sử: Thời nhà Hậu Lê, Kỳ Anh là miền đất phía nam của huyện Kỳ Hoa

(gồm huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh hiện nay) thuộc phủ Hà Hoa, xứ Nghệ
An. Năm 1836, vua Minh Mạng nhà Nguyễn chia huyện Kỳ Hoa lập thành hai
huyện: Kỳ Anh và Cẩm Xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Văn hoá: Kỳ Anh là quê hương của Đình nguyên Bảng nhãn Lê Quảng Chí
và Tiến sĩ Lê Quảng Ý đời Nhà Lê; Thám hoa Lê Phúc Nhạc; Hoàng giáp Lê
Tuấn (Kinh lược xứ Bắc Kỳ, Thương thư Bộ Hình, Chánh sứ, triều Nguyễn);
23
Đội Cung (Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Đô Lương). Ngày nay có: Nhà thơ, nhà
báo Dương Kỳ Anh (Tổng biên tập báo Tiền phong)
Danh lam thắng cảnh: Thắng cảnh Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan. Đền thờ
Nguyễn Thị Bích Châu ở xã Kỳ Ninh. Đền Phương Giai ở xã Kỳ Bắc Đền thờ
Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí: Danh nhân văn hóa thế kỷ 15.
Lễ hội truyền thống: Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh
chưng thờ ngày Tết ở đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh vào ngày: 12/02 âm
lịch. Lễ hội bơi thuyền ở xã Kỳ Ninh được tổ chức vào mùa Xuân. Lễ hội Thi
nấu cơm ở Long Trì, Tuần Tượng.
Vừa rồi chúng ta đã đi qua địa phận của tỉnh Hà Tĩnh. Tiếc rằng chuyến du
lịch của chúng ta không có thời gian để dừng lại một số điểm du lịch của tỉnh
mới có thể thấy hết được vẻ đẹp của cảnh vật,di tích lịch sử và con người nơi
đây. Chào tạm biệt các bạn, hẹn các bạn vào một dịp gần nhất quay lại nơi
đây. Chúc cho chuyến đi tiếp theo của chúng ta thành công tốt đẹp.
16h-17h45:Quảng Bình:
Chào tất cả các bạn ! chúng ta đang tiến vào địa phận của tỉnh Quảng
Bình, tôi xin giới thiệu một chút về Quảng Bình để các bạn hiểu rõ hơn về nơi
này. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Diện
tích tự nhiên của Quảng Bình là 8051,9 km². Phần đất liền của Quảng Bình
nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh
đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.

Dân số Quảng Bình năm 2004 có 829.800 người. Phần lớn cư dân địa
phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-
Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân
Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và
Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.
24
Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý
Hoà, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng
được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ
thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng
Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh
- Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm
lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn,
Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành
nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác
như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều
danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh
vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh,
Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, đặc biệt đây là quê hương của nhà thiên
tài quân sự, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam đó là : Đại tướng
Võ Nguyên Giáp.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×