Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ý Định Chọn Nơi Làm Việc Một Nghiên Cứu Đối Với Sinh Viên Sau Khi Tốt Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ý ĐỊNH LỰA CHỌN LÀM VIỆC: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
SAU KHI TỐT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 7 34 01 01

Họ và tên sinh viên: PHAN NGỌC MINH THƢ
Mã số sinh viên: 050607190513
Lớp sinh hoạt: HQ7 – GE02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN KIM NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp "Ý định lựa chọn nơi làm việc:
Một nghiên cứu đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh" là
cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Kim Nam. Các số liệu nêu trong đề tài khóa luận là hồn tồn trung thực. Những
kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2023


Phan Ngọc Minh Thƣ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và khóa luận trên, tôi đã được trang bị vốn hiểu biết
về mặt chuyên môn nền tảng, các phương pháp dùng cho việc nghiên cứu từ các
Thầy Cơ giảng viên đáng kính của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Quản Trị
Kinh Doanh và các quý Thầy, Cô giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong
suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận của tôi
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Kim Nam - giảng viên
hướng dẫn - Người đã hết lịng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu hồn thành chương trình chun ngành.
Sau cùng tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã
động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa
luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tiêu đề: "Ý định lựa chọn nơi làm việc: Một nghiên cứu đối với sinh viên sau
khi tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh".
2. Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là tìm ra đồng thời
phân tích mức ảnh hưởng của một vài yếu tố cụ thể đến ý định chọn nơi để ứng
tuyển việc làm của sinh viên đang theo học tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ

Chí Minh, dựa vào đó đưa ra kết luận và hàm ý hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy
trình tuyển dụng giúp sinh viên gia tăng ý định chọn một tổ chức phù hợp để ứng
tuyển.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài này xem xét cẩn thận cũng như xây dựng, hồn
thiện thang đo thơng qua phương pháp định lượng. Việc đo lường các dữ liệu thu
thập được bám vào cơ sở kết quả trên sẽ được thực hiện bằng phương pháp định
lượng.
3. Kết quả nghiên cứu: Dựa vào kết quả cho thấy có 5 yếu tố có ảnh hưởng tích
cực đến ý định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại TP.HCM. Chi
tiết cụ thể theo kết quả của khóa luận này thì "Thu nhập" có ảnh hưởng mạnh nhất
đến ý định chọn nơi làm việc, tiếp đó là "Đặc tính cơng việc và ngành", thứ ba là
"Môi trường làm việc", thứ tư là "Danh tiếng của doanh nghiệp", cuối cùng là yếu
tố "Chính sách đào tạo và phát triển" ít ảnh hưởng đến Ý định chọn nơi làm việc của
sinh viên nhất.
4. Từ khóa: ý định lựa chọn nơi làm việc, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

iii


ABSTRACT
1. Subject: "Intention to choose a place of employment: A study of graduated
students in Ho Chi Minh City".
2. Summary
Objectives of the study: The general research objective of the topic is to determine
the influence of factors on the intention to choose a workplace of students studying
at Ho Chi Minh City Universities as well as their level of impact. provide
management implications to make it feasible as well as help students orient
businesses in accordance with their capacity and expertise.
Method: This research was proceed based on 2 methods included qualitative and
quantitative research methods.

3. Result: Based on the results, we got 5 factors which affecting positively on the
intention of students who want to choose a place of employment of students after
graduation in Ho Chi Minh City. In which, the working environment factor has the
strongest influence on the intention to choose a workplace, followed by the
reputation of the workplace, the characteristics of the job and the industry, and
finally the factor of income has the least impact on Italy. determine the student's
place of employment the most.
4. Method: intention to choose a place to work, students after graduation.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 4

1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 4
1.7. Bố cục của khóa luận .............................................................................................. 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7
2.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 7
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) .......7

v


2.1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) ...8
2.1.3. Khái niệm về nơi làm việc ......................................................................10
2.1.4. Khái niệm về ý định chọn nơi làm việc .................................................11
2.2. Các nghiên cứu liên quan ..................................................................................... 12
2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ....................................................................12
2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................14
2.2.3. Hệ thống các nghiên cứu liên quan .......................................................15
2.3. Thảo luận về khoảng trống nghiên cứu .............................................................. 18
2.4. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 20
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................20
2.4.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ..................................................................25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 27
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................28
3.1.2. Nghiên cứu định tính..............................................................................28
3.1.3. Nghiên cứu định lƣợng ...........................................................................32
3.1.4. Phƣơng pháp chọn mẫu ..........................................................................34
3.2. Thang đo, mã hóa thang đo và phân tích............................................................ 35
3.2.1. Thang đo và mã hóa thang đo ................................................................35
3.2.2. Phƣơng pháp phân tích ..........................................................................36
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38

4.1. Thống kê mơ tả ...................................................................................................... 38
4.1.1. Thống kê mô tả các biến định tính ........................................................38

vi


4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lƣợng .....................................................39
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo................................................................................ 41
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 41
4.3.1. Thang đo các biến độc lập ......................................................................41
4.3.2. Thang đo Yếu tố Ý định chọn nơi làm việc ..........................................45
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................................ 46
4.4.1. Phân tích sự tƣơng quan ........................................................................47
4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ......................................................49
4.4.3. Dị tìm các phạm vi giả định cần thiết trong mơ hình .........................50
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết hồi quy ..........................................................53
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy của mơ hình .................................................................... 54
4.4.5. Phƣơng trình hồi quy ..............................................................................56
4.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................60
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ........................................................................... 60
5.2. Hàm ý quản trị của nghiên cứu ........................................................................... 61
5.2.1. Đối với yếu tố "Thu nhập" .....................................................................61
5.2.2. Đối với "Đặc tính cơng việc và ngành" .................................................63
5.2.3. Đối với "Mơi trƣờng làm việc" ..............................................................64
5.2.4. Đối với "Danh tiếng của doanh nghiệp" ...............................................65
5.2.5. Đối với "Chính sách đào tạo và phát triển" .........................................66
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất ..................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................75


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa
(Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân

1

EFA

tố khám phá

2

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
(Statistical Package for the Social Sciences)

3

SPSS

Chương trình phổ biến dùng để phân tích
thống kê trong khoa học xã hội

(Theory of Planned Behavior) Lý thuyết hành

4

TPB

5

TRA

vi hoạch định
(Theory of Reasoned Action) Lý thuyết hành
động hợp lý

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu về hành động hợp lý ...................................................8
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu về hành vi ý định – TPB ............................................9
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................25
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................28
Hình 4.1 Biểu đồ tần số Histogram .........................................................................51
Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatter Plot ...................................................................53

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước ......................15

Bảng 3.1 Thang đo sơ bộ cho các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu .......................29
Bảng 3.2 Thang đo chính thức cho các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu ...............32
Bảng 4.1 Thống kê mơ tả các biến định tính ............................................................38
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng .........................................................39
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo ................................................41
Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Barlett's.....................................................................41
Bảng 4.5 Bảng Tổng phương sai các biến độc lập ...................................................42
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập ...............................43
Bảng 4.7 Kiểm định KMO và Bartlett’s ...................................................................45
Bảng 4.8 Bảng tổng phương sai biến phụ thuộc .......................................................45
Bảng 4.9 Bảng phân tích nhân tố EFA của biến phụ thuộc ......................................46
Bảng 4.10 Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson .................................................47
Bảng 4.11 Hệ số xác định mơ hình ...........................................................................49
Bảng 4.12 Kiểm định ANOVA ................................................................................49
Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến...............................................................50
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy của mơ hình ..................................................................54
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................55

x


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bài tốn vĩ mơ hóc búa khi đề cập đến các biện pháp tạo nghề nghiệp giúp đỡ
người lao động những năm nay chưa bao giờ hạ nhiệt, đặc biệt trong bối cảnh nền
kinh tế tại xét theo thị trường Việt Nam cũng như nhìn rộng ra đến phạm vi tồn thế
giới nói chung. Khơng chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đồn lớn, các cơng
ty, tập đồn với quy mô lớn nhỏ trong nước cũng như đa quốc gia luôn chú trọng
việc đề ra chiến lược xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp và tìm kiếm cũng
như thu nhận nguồn nhân lực tiềm năng cho đội ngũ nhân viên của mình.

Cụ thể, theo thực tiễn Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổng hợp, sự ảnh
hưởng giữa những cuộc khủng hoảng xảy ra trên diện rộng dẫn đến hệ quả không
mấy tươi sáng đến quá trình phục hồi thị trường lao động tại nhiều nước tồn cầu,
trong đó tình trạng bất bình đẳng gia tăng cũng là mọt nguyên nhân đáng kể. Do đó,
nhu cầu tuyển dụng đối với một số ngành nghề tại các nền kinh tế tiên tiến giai
đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 khiến thị trường lao động bị siết chặt với tình
trạng số lượng vị trí cần tuyển tăng cao hơn so với số lượng người tìm việc.
Một báo cáo khác từ Tổng cục Thống kê cho rằng, trong giai đoạn nửa cuối
năm 2022, cả nước có khoảng 1,6 triệu thanh niên trong khoảng 15 đến 24 tuổi
khơng có việc làm cũng như khơng tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo
(chiếm 12,8% tổng số thanh niên), xem lại kết quả thời điểm này trong năm ngối
thì đã giảm 731,100 người . Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cả nước khơng cao nhưng tồn
tại tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc
biệt là TP.HCM.
Theo thống kê thu thập được khi tiến hành khảo sát với nhóm sinh viên vào
năm 2019 do Trường Đại học Cơng đồn thực hiện, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có
việc làm là 90.3%; tỷ lệ sinh viên có việc làm tương đối cao ở các ngành Kế tốn,
Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Quản trị nhân lực… Việc tìm hiểu nhu
cầu cũng như mong muốn của sinh viên khi tiếp cận với doanh nghiệp từ đó có
chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài tiềm năng là vô cùng cần thiết.

1


Trước tình hình thị trường lao động biến đổi phức tạp như hiện nay, đặc biệt là
cơ hội việc làm và thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng cũng như tạo cơ hội
nghề nghiệp đối với sinh viên ra trường hay hồn tồn tham gia đầy đủ chương
trình học tại các trường thuộc địa phận TP.HCM thì làm thế nào để sinh viên có thể
xác định từ đó có cơ sở đưa ra hướng đi để chọn một công việc phù hợp sau khi ra
trường? Hiểu được phần nào bối cảnh chung đồng thời tìm câu trả lời cho câu hỏi

trên, bài nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố bên ngoài cũng như nội tại ảnh
hưởng tới ý định xin việc của sinh viên trước ngưỡng được trường mình theo học
cơng nhận đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp trong TP.HCM. Từ đó các nhà tuyển dụng
xem xét đưa ra các chiến lược nhằm củng cố hình ảnh doanh nghiệp và văn hóa
cơng ty đến gần hơn với người lao động đang có nhu cầu tìm kiếm vị trí cơng việc
thích hợp, cụ thể đề cập ở đây là người trẻ mong muốn cơ hội thể hiện bản thân và
phát triển với nơi làm việc đúng nguyện vọng và chuyên môn đồng thời doanh
nghiệp thu hút và tuyển chọn những ứng viên đáng giá cho vị trí mình cần. Xét kĩ
hơn ở khía cạnh trên ta nhận ra cho thấy những khảo sát liên quan đến các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm của sinh viên là vô cùng thiết thực, để các
nhà tuyển dụng nắm được nhu cầu và nguyện vọng của ứng viên khi nộp đơn xin
việc tại doanh nghiệp của mình từ đó có những chính sách tuyển dụng phù hợp.
Hiểu được sự quan trọng của việc làm cầu nối cho sinh viên và doanh nghiệp nên
tôi lựa chọn sinh viên sau khi tốt nghiệp là đối tượng nghiên cứu của mình và thực
hiện đề tài khóa luận ''Ý định lựa chọn nơi làm việc: Một nghiên cứu đối với
sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh''. Kết quả tổng hợp từ
đề tài sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn cụ thể về nhu cầu tìm việc của sinh viên
khi lựa chọn nơi làm việc phù hợp tại TP.HCM cũng như giúp sinh viên sau khi ra
trường có thể xác định doanh nghiệp, tổ chức mình muốn gắn bó, đồng thời đề ra
các hàm ý quản trị có ý nghĩa về mặt học thuật cũng như thực tiễn trong công cuộc
chọn lọc nguồn nhân sự tiềm năng từ các trường đại học và khai thác ưu thế từ
những ứng viên của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2


1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định lựa chọn nơi làm việc của sinh
viên sau khi tốt nghiệp tại các trường trên địa bàn TP.HCM cũng như mức độ ảnh
hưởng của chúng, theo đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện và phát triển

những chính sách thu hút nguồn nhân lực tiềm năng do các doanh nghiệp đề ra.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát được nêu ra ở trên là nguyên do để tác giả
thực hiện giải quyết ba mục tiêu cụ thể dưới đây:
Thứ nhất: xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Thứ hai: đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến ý định lựa
chọn nơi làm việc của sinh viên Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Thứ ba: đề ra các hàm ý quản trị từ đó hỗ trợ doanh nghiệp nắm được nhu cầu
của sinh viên và có cơ sở đưa ra chính sách thu hút người lao động phù hợp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nơi làm việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến ý định lựa chọn nơi làm
việc của sinh viên Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Thứ ba, những hàm ý quản trị nào được đưa ra nhằm hỗ trợ hỗ trợ doanh
nghiệp nắm được nhu cầu của sinh viên từ đó có chính sách thu hút người lao động
phù hợp trong giai đoạn hiện nay?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

3


Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nơi làm việc
của sinh viên tại một số trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Đối tượng khảo sát: Chủ yếu là sinh viên năm ba, năm tư đang theo học tại các
trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Sinh viên tại một số trường công lập, trường tư trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí nên
đề tài chỉ thực hiện dựa trên khảo sát của sinh viên hai trường thuộc khối ngành
Kinh tế tại thành phố.
Phạm vi thời gian: từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
Phương pháp định tính thông qua hai giai đoạn. Đầu tiên, tác giả tổng quan lý
thuyết và các nghiên cứu đi trước để đề xuất mơ hình nghiên cứu sơ bộ. Sau đó, các
cuộc phỏng vấn với góc độ chuyên sâu được tác giả tạo ra thảo luận cùng nhóm các
sinh viên đang có xu hướng tìm các cơ hội việc làm cũng như nộp đơn ứng tuyển
vào các vị trí tuyển dụng của công ty tại TP.HCM.
Phương pháp định lượng được hiểu như bước nghiên cứu tiếp theo dựa trên sự
tổng hợp các thông tin trả lời từ bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định lựa chọn nơi ứng tuyển của sinh viên hoàn thành chương trình
cũng như tốt nghiệp tại các trường đại học ở TP.HCM. Tồn bộ những dữ liệu thực
tế có từ khảo sát được sử dụng với mục đích thực hiện chạy phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0. Nhằm đo lường sự hội tụ của thang đo, tác giả tiến hành đánh giá
độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu sử dụng kiểm định Cronbach’s
Alpha cùng phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó kiểm định mơ hình nghiên
cứu bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy.
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

4


Thơng qua bài nghiên cứu này, nhà tuyển dụng có cơ sở để nắm bắt được các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại
TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở góp phần giúp cho các nhà tuyển dụng

đánh giá ý định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên và xây dựng chiến lược phù
hợp nhằm quảng bá văn hóa và hình ảnh của cơng ty trên thị trường tìm kiếm việc
làm và thu hút những ứng viên tìm năng phù hợp.
1.7. Bố cục của khóa luận
Bố cục nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này trình bày về việc đặt vấn đề, tính cấp thiết của đề tài, câu hỏi,
mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề
tài và kết cấu bài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Nhắc lại những lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được chứng
minh và áp dụng rộng rãi trong các cơng trình khoa học cũng như nêu lên các khái
niệm liên quan. Những kết quả thực nghiệm của một vài nghiên cứu có phạm vi
nhắc đến các vấn đề xin việc làm cơ sở để rút ra nhận xét, so sánh, đề xuất mơ hình
cho đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Nêu rõ các bước trong quy trình thực hiện, xây dựng thang đo, phương pháp
chọn mẫu và thu thập dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng phân
tích Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan,
phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu và
thảo luận các kết quả trên.

5


Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận về bài nghiên cứu. Đề xuất một số ý kiến
chủ quan căn cứ trên kết quả ở chương 4 giúp doanh nghiệp áp dụng kết quả nghiên

cứu vào thực tiễn. Nêu mặt hạn chế của đề tài đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu
tiếp theo.

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày về khung lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài liên
quan đến các khái niệm xoay quanh nơi làm việc và nền tảng lý thuyết của nghiên
cứu. Lược khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài qua đó đề
xuất mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu cho đề tài.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Theo Bentler và cộng sự (1979), mục đích của lý thuyết hành động hợp lý là
giải thích các hành vi có ý chí. Phạm vi giải thích của nó loại trừ một loạt các hành
vi chẳng hạn như các hành vi tự phát, bốc đồng, theo thói quen hoặc kết quả của sự
thèm muốn, hay chỉ đơn giản là theo kịch bản hoặc trong vô thức. Những hành vi
như vậy bị loại trừ vì việc thực hiện hành vi đó có thể xuất phát từ sự không tự
nguyện hoặc do việc tham gia vào các hành vi đó có thể khơng liên quan đến một
quyết định có ý thức từ phía người thực hiện. (Langer, 1989)
Theo Liska (1984), lý thuyết hành động hợp lý cũng loại trừ những hành vi có
thể yêu cầu kỹ năng đặc biệt, cơ hội hoặc nguồn lực duy nhất hay sự hợp tác từ
những cá nhân khác để thực hiện hành vi đó ra khỏi phạm vi của nó. Những yếu tố
này chính là rào cản ngăn một người khơng thực hiện hành vi, hay nói các khác họ
vẫn xem là thực hiện hành vi nếu họ tự nguyện khơng tham gia vào hành vi đó.
(Liska, 1984)
Dựa trên những nhận định về lý thuyết hành động hợp lý từ các nghiên cứu
nêu trên, Hale và cộng sự (2002) đã đưa ra mơ hình nghiên cứu về lý thuyết hành
động hợp lý:


7


Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu về hành động hợp lý
(Nguồn: Hale và cộng sự, 2002)
Từ lý thuyết này có thể suy rộng ra để hình thành nên ý định chọn nơi làm việc
cần xuất phát từ chính ý chí và sự tự nguyện của sinh viên thông qua quá trình quan
sát, đánh giá cộng thêm niềm tin về nơi làm việc mong muốn cũng như động lực
ứng tuyển để hình thành ý định tìm kiếm và chọn nơi làm việc phù hợp với mình.
Theo lý thuyết này những ý định xuất phát từ sự vô thức hay bộc phát nhất thời tại
một thời điểm hoặc bị tác động bởi người khác mà khơng do chính ý chí sinh viên
làm chủ cũng khơng được tính là hành vi chọn nơi làm việc của sinh viên.
2.1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Theo nghiên cứu của Ajzen (1991), lý thuyết ý định hành vi (TPB) nhằm dự
đốn cũng như giải thích hành vi của một người trong các tình huống xác định. Có
ba yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định hành vi: thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan và
nhận thức kiểm soát hành vi. Ở đây, "thái độ cá nhân" được đo lường bằng niềm tin
và kỳ vọng của một người bằng cách tự đánh giá lợi ích do chính hành vi của bản
thân, từ đó hình thành kỳ vọng, nguyện vọng của người đó để thực hiện hành vi
này. Xét yếu tố "Chuẩn chủ quan" được đo lường bằng mức độ tán thành hay phản
bác của những người có ảnh hưởng đến một cá nhân để thực hiện hành vi hiện tại.

8


Cuối cùng yếu tố "Nhận thức kiểm soát hành vi" phản ánh các mức độ thuận lợi hay
khó khăn khi thực hiện một hành vi và liệu hành vi đó có bị kiểm sốt hoặc hạn chế
hay khơng. (Ajzen, 1991)

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu về hành vi ý định – TPB

(Nguồn: Ajzen, 1991)
Từ lý thuyết này có thể suy rộng ra rằng để hình thành nên ý định chọn nơi
làm việc thì sinh viên đều phải trải qua một q trình phân tích, đánh giá, suy xét
cẩn thận nhiều yếu tố, khía cạnh có liên quan đến ý định đó của mình. Bắt nguồn từ
một niềm tin tích cực và tốt đẹp với việc chọn nơi làm việc, mong muốn thử sức với
vị trí phù hợp tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ có hứng thú với việc tìm nơi làm việc
và mong muốn trở thành một nhân viên chính thức của doanh nghiệp trong tương
lai, thêm vào đó những tác động từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè…
sẽ gián tiếp truyền những niềm tin hay quan điểm của họ đến chính nhận thức và
suy nghĩ, cảm nhận của nhân viên. Từ những yếu tố khách quan và chủ quan nêu
trên sinh viên sẽ hình thành nên ý định chọn nơi làm việc với mong đợi sẽ tìm được
nơi cống hiến và phát triển năng lực của bản thân. Đồng thời, ngoài việc phải chiến
thắng hai yếu tố tác động trên, sinh viên còn phải chiến thắng cả những ý chí thúc
đẩy và nhận thức nội tại bên trong mình về khả năng thực hiện hành vi chọn nơi làm
việc.

9



×