1 of 98.
--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ
BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỞ THƠNG
Lĩnh vực : Tốn học
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
2 of 98.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH
--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ
BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực : Tốn học
Tác giả : Ngũn Hùng Cường
Tổ chun mơn: Tốn - Tin
Số điện thoại liên hệ: 0977679180
Năm học 2022 - 2023
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
3 of 98.
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Tính mới và đóng góp của đề tài ........................................................................... 2
5. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực
để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông. .................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1. Phương pháp dạy học truyền thống; phương pháp dạy học tích cực và nhu cầu
đổi mới trong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống .......................................... 4
1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực .................................................. 4
1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích
cực so với phương pháp dạy học truyền thống ......................................................... 5
1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực ........................................................ 5
1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với phương
pháp dạy học truyền thống ........................................................................................ 5
1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực ................. 7
1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng các kỹ
thuật dạy học tích cực................................................................................................ 7
1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp ........................................... 8
1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các
phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập .............. 9
1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực .......................................................... 9
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến ..................................................... 9
1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực .................. 10
1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các hoạt
động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm ................. 10
1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin” .............................................................................. 10
1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321” ............................................................................... 11
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 11
2.1. Thực trạng ........................................................................................................ 11
2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................ 12
Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các
hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc
hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông ................................................................... 13
2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép” .............................................................................. 13
2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép” ........................................................ 13
2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép” ............................................. 14
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
4 of 98.
2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép” .................................... 15
2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh
họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” :..................................................................... 19
2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy học
thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” ......................... 21
2.2. Kỹ thuật “Tia chớp” ......................................................................................... 22
2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp”................................................................... 22
2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp” ....................................................... 22
2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”: .............................................. 23
2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng
hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” .................................................................... 23
2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai dạy
học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng kỹ thuật
“tia chớp”................................................................................................................. 25
2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................................................... 25
2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời” ............................................................ 25
2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................ 26
2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời” ........................................ 27
2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ
thuật “hỏi và trả lời” ................................................................................................ 29
2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học một số
tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” ....... 30
2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”.................................................................................. 31
2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn” ............................................................ 31
2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn” .......... 31
2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ....................................... 32
2.4.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa áp
dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”: ............................................................................... 36
2.4.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy thể nghiệm
một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ............. 38
2.5. Kỹ thuật “Trình bày một phút” ........................................................................ 39
2.5.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Trình bày một phút” .................................................. 39
2.5.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Trình bày một phút” ...................................... 39
2.5.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “trình bày một phút”................................ 40
2.5.4. Kết quả thực tế đạt được khi triển khai giảng dạy thể nghiệm hoạt động áp
dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”: ...................................................................... 41
2.5.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể
nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “trình bày một
phút” ........................................................................................................................ 43
2.6. Kỹ thuật “cơng đoạn” ....................................................................................... 43
2.6.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “công đoạn” ................................................................ 43
2.6.2. Các bước tiến hành kỹ thuật “cơng đoạn”: ................................................... 43
2.6.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “công đoạn”:............................................ 44
2.6.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai tiết dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp
dụng kỹ thuật “công đoạn”:..................................................................................... 47
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
5 of 98.
2.6.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể
nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “cơng đoạn” ..... 48
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm tổng hợp thông tin; xử lý số liệu và đánh
giá kết quả của đề tài : “ Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy
học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung
học phổ thơng” ....................................................................................................... 49
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 49
3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 49
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 49
3.4. Kết quả xử lý thực nghiệm ............................................................................... 49
PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 52
1. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 52
1.1. Tính mới của đề tài ........................................................................................... 52
1.2. Tính khoa học ................................................................................................... 52
1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn ................................................................. 52
2. Kiến nghị, đề xuất.............................................................................................. 53
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục ............................................................................ 53
2.2. Với giáo viên .................................................................................................... 53
2.3. Với học sinh ..................................................................................................... 54
PHỤ LỤC ...................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
6 of 98.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giảng dạy bộ mơn Tốn học ở trong nhà trường đóng một vai trị rất quan
trọng trong đào tạo thế hệ trẻ; nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới tồn diện
đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 của bộ mơn Tốn đã được
áp dụng bắt đầu từ năm học 2022-2023 trên toàn đất nước.
Năm học 2022-2023, các trường THPT đã lựa chọn các bộ sách giáo khoa
Toán 10 vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Qua quá trình tập huấn; nghiên cứu và
thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình
Tốn lớp 10 nhận thấy rằng:
Chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” được sách giáo
khoa Toán 10 trình bày ở bài 2; chương III; tập 1 sau khi đã trình bày xong bài 1
của chủ đề “ Hàm số và đờ thị”. Có thể thấy rằng; quan điểm của sách giáo khoa
rất nhẹ nhàng trong việc trình bày một cách có hệ thống các mạch kiến thức của
chủ đề “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” theo thứ tự: bài toán
thực tế mở đầu về cầu cảng Sydney; hàm số bậc hai; Đờ thị hàm số bậc hai; Tính
đơn điệu của hàm số bậc hai; Ứng dụng của hàm số bậc hai vào bài toán thực tiễn.
Việc sắp xếp các mạch kiến thức như trong sách giáo khoa đã trình bày là
tương đối gần gũi và nhẹ nhàng đối với học sinh và đối với giáo viên. Trong quá
trình dẫn dắt các mạch kiến thức của sách giáo khoa đối với chủ đề này; tôi phát
hiện ra rằng sách giáo khoa đã đi từ những ví dụ rất cụ thể và tường minh bằng
những hàm số bậc hai có hệ số rất đẹp và dễ tính tốn để hình thành nên những
kiến thức: đồ thị hàm số bậc hai; các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số
bậc hai. Tuy nhiên về phương pháp dạy học cụ thể trong từng mạch kiến thức đó
thì sách giáo khoa đang để ngỏ nhằm mục đích để giáo viên tự kiến tạo và lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung kiến thức trong bài; dựa theo
năng lực và khả năng hoạt động sáng tạo của mỗi lớp mà giáo viên giảng dạy.
Hiện nay các giáo viên bộ môn Toán của chúng ta đã và đang sử dụng các
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
như là “phương pháp nêu vấn đề”; “phương pháp vấn đáp” ; “luyện tập thực hành”;
…những phương pháp ấy đã phát huy được nhiều ưu điểm và cơ bản đã phần nào
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại thì
các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của
những học sinh khác nhau trong một lớp học.
Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta ứng dụng một số kỹ thuật dạy học
tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập theo các mạch kiến thức đã đặt ra
của sách giáo khoa thì sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả tốt cho học sinh cũng như hỗ
trợ tích cực và đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chủ đề: “ Hàm số
bậc hai. Đờ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.
1
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
7 of 98.
Sau một quá trình tìm tòi và nghiên cứu; tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp
dụng đề tài : “Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề
hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ
thông ” tôi đã vận dụng các các kỹ thuật dạy học tích cực nêu trên một cách khéo
léo vào các hoạt động trong giảng dạy chủ đề : “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số
bậc hai và ứng dụng” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tốt nhất đối với giáo
viên cũng như giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và tự
nhiên đòng thời phát triển được nhiều năng lực cho học sinh thơng qua q trình
học tập chủ đề này.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trung học phổ thông
- Đề tài tập trung nghiên cứu về những khó khăn gặp phải của giáo viên trong
khi giảng dạy và những vướng mắc của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức của
chủ đề: “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”. Từ đó tìm ra các kỹ
thuật dạy học tích cực phù hợp để áp dụng vào giảng dạy nhằm mục đích giúp cho
các em học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất;
đồng thời phát huy được tốt nhất năng lực của học sinh trung học phổ thông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đề ra; đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau đây:
*) Phương pháp nghiên cứu định tính
*) Phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập và xử lý số liệu
*) Phương pháp khảo sát thực tiễn
*) Phương pháp thực nghiệm
*) Phương pháp phân tích, tổng hợp
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
*) Đề tài đã phân tích và hệ thống được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các
kỹ thuật dạy học tích cực và chỉ ra được các phương pháp vận dụng khéo léo; linh
hoạt vào giảng dạy chủ đề: “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.
*) Đề tài đã trình bày được một số kỹ thuật dạy học tích cực cụ thể và xây
dựng được chi tiết; bài bản và áp dụng vào giảng dạy thành công một số tiết dạy
thể nghiệm của tác giả. Thông qua các tiết dạy thể nghiệm cụ thể đó; đề tài đã rút
ra được các kết quả và bài học kinh nghiệm quý báu thông qua quá trình thực hiện
các kỹ thuật dạy học tích cực.
*) Đề tài cũng là nguồn tư liệu quý để các giáo viên có thể tham khảo, đưa
vào áp dụng trong việc giảng dạy chủ đề nói trên cho học sinh và thơng qua kết
quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Từ đó các
2
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
8 of 98.
giáo viên có thể phát triển và xây dựng các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào
giảng dạy nhiều chủ đề khác nhau của bộ môn Toán; nhằm phát triển năng lực cho
học sinh.
5. Cấu trúc của đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung
Phần III. Kết luận
3
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chun ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
9 of 98.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kỹ thuật dạy học tích cực
để áp dụng vào dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp dạy học truyền thống ; phương pháp dạy học tích cực và
nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học truyền thống
Phương pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học đã có từ xưa đến
nay và truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm
và học viên sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục
giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức đó một
cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.
a) Ưu điểm
*) Giáo viên là tâm điểm, mọi kiến thức được truyền đạt đầy đủ từ A đến Z.
*) Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng, từ trên xuống dưới có chủ
đích rõ ràng.
*) Phương pháp áp dụng theo truyền thống cha ơng, có tính logic cao.
b) Nhược điểm
*) Người học bị thụ động khi tiếp thu kiến thức
*) Giờ học sẽ nhàm chán, b̀n tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết sng, ít
hoặc hầu như khơng có thực hành .
*) Học sinh khơng có tư duy cao, áp dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều
khó khăn.
1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy cho người học, học sinh,
sinh viên tự chủ động trong việc vận hành suy nghĩ, tư duy và hành động. Ở
phương pháp này, người dạy học khơng còn đóng vai trò trung tâm mà chỉ giữ vai
trò định hướng cho học viên, gợi ý cho người học, chỉ dẫn tìm kiếm tài liệu, mở
các cuộc thảo luận cho học viên của mình. Từ đó giúp người học sẽ phải tìm kiếm
trước thơng tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và tự tin hơn
qua từng chủ đề bài học.
a) Ưu điểm
*) Rèn luyện kỹ năng ứng biến tình huống qua việc tự tìm kiếm thông tin
*) Nâng cao kỹ năng thực hành, tự chủ động trong suy nghĩ
*) Khả năng nói chuyện trước đám đơng, tự tin hơn khi thuyết trình
4
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
10 of 98.
b) Nhược điểm
*) Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng
vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học sinh. Điều
đó khơng phải học sinh nào cũng tự làm được; do đó phần nào gây khó khăn trong
việc khơng tập trung và theo kịp chủ đề.
*) Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trong các nhà trường tuy đã có nhiều thay
đổi đáng kể song vẫn chưa thể đáp ứng được triệt để hồn tồn về cơ sở vật chất và
phương tiện hỡ trợ dạy học để hỗ trợ cho các tiết dạy được thiết kế theo phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
*) Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng khá nhiều tại nước ta trong giai
vừa qua nhưng cũng chưa thể đồng bộ trong tất cả các tiết học vì cịn nhiều điều
khá mới mẻ cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa.
1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học
tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống
1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực
Theo như nghiên cứu và so sánh giữa phương pháp dạy học truyền thống và
phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong hình ảnh dưới đây ta có thể thấy
được sự bất cập và chênh lệch rất rõ nét và hiệu quả đạt được cũng như phương
pháp làm việc của mỗi phương pháp dạy học
1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với
phương pháp dạy học truyền thống
*) Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng vào bài học trong các tình
huống thực tế cụ thể. Giáo viên sẽ hướng dẫn các kiến thức cần đạt được thông qua
các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh
5
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
11 of 98.
hơn và bài học cũng trở nên thú vị hơn. Từ đó, giáo viên khơng cần phải giảng dạy
lý thuyết suông, áp đặt các kiến thức một cách thụ động cho người học.
*) Người học phải có tinh thần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu trước tiết học
*) Phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều ưu điểm cho người học;
bởi vì phương pháp này yêu cầu người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu trước nếu
muốn hiểu bài, tự có suy nghĩ riêng và rút ra bài học kinh nghiệm … Nếu không,
người học sẽ không bắt kịp với mọi người và không đạt được đầu ra của chương
trình học.
*) Trước khi bước vào tiết học có sử dụng phương pháp này thì học sinh luôn
phải chuẩn bị trước kiến thức liên quan đến bài học ở nhà để có thể ứng biến linh
hoạt với câu hỏi từ thầy cô và các bạn.
*) Để tiến hành tốt một tiết học theo phương pháp dạy học tích cực; ngồi
việc tự học, học sinh phải biết tham gia học nhóm và kết hợp chúng với nhau.
*) Đây là hoạt động mà học sinh vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm
để cùng bàn luận về chủ đề, đơi khi sẽ có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn từ đó
sẽ giúp học sinh tăng khả năng giao tiếp, hùng biện, sự chủ động trong việc trình
bày, tính tự giác cao và hơn nữa thúc đẩy tạo ng̀n động lực học tập hơn khi học
nhóm.
*) Điều quan trọng là bạn phải biết chọn đúng nhóm, các thành viên trong
nhóm có thể hỡ trợ bạn và giảng giải cho bạn những vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ.
*) Sau khi học nhóm xong, các bạn học sinh cũng cần có thời gian để tự học;
việc này giúp cho học sinh tổng hợp, tập hợp lại các kiến thức cần đạt và có thể
phát triển thêm các chủ đề liên quan.
*) Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, chỉ có giáo viên mới được
phép đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với học sinh để các em có thể
thay đổi và phát triển hơn thì đối với phương pháp dạy học tích cực, ngồi giáo
viên ra các em học sinh sẽ có quyền đưa ra đánh giá của mình. Những đánh giá này
sẽ giúp trường học, cơ sở đào tạo có dữ liệu về chất lượng của giáo viên và xây
dựng các tiêu chuẩn cho giáo viên của họ.
*) Nếu kết quả đánh giá học sinh là chưa đạt thì phương pháp dạy học tích
cực sẽ giúp dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục những chỡ cịn thiếu sót của
giáo viên về mặt phương pháp. Phiếu đánh giá thường thực hiện qua bảng khảo sát
gồm nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau. Phiếu khảo sát càng chi tiết thì việc
đánh giá càng hiệu quả.
*) Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi
theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vào bài giảng, giáo
viên nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đó.
6
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
12 of 98.
1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực
1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực
Theo như hình ảnh phía trên của tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of
Learning) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu
Giáo dục Mỹ - đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập đồng thời so sánh về mức
độ tiếp nhận kiến thức chênh lệch rất rõ nét . Trong đó:
*) Người học sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng nếu như thực
hiện dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống
*) 10% khi người học đọc sách
*) 20% từ các thiết bị nghe nhìn
*) 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mơ
phỏng)
*) 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia)
*) 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm
*) 90% thông qua việc dạy lại cho người khác
*) Ta thấy rằng những con số được đề cập trong kim tự tháp có thể khơng
chính xác tuyệt đối vì còn có độ sai lệch với từng cá nhân, nhưng phần đầu và phần
cuối có thể nói là cực kỳ chính xác. Cái nổi bật nhất được nêu lên từ kim tự tháp
này chính là sự chênh lệch giữa các phương pháp học tập. Theo đó, chúng ta chỉ
nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì
7
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
13 of 98.
mình dạy cho người khác. Điều này có nghĩa là bạn càng chủ động tham gia vào
việc phân tích và xử lý thơng tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này có
nghĩa là:
+) Nếu bạn muốn học ngoại ngữ thì bạn cần tập trung nói chuyện với người
bản địa và nhận phản hời ngay lập tức từ phía họ thay vì chỉ học trên các ứng dụng
di động.
+) Nếu bạn muốn giữ dáng thì hãy luyện tập trực tiếp với các huấn luyện viên
thể hình thay vì xem các video hướng dẫn trên YouTube.
+) Nếu bạn muốn học trượt tuyết, bạn không thể học gì nhiều từ bài giảng lý
thuyết. Bạn chỉ có thể biết trượt tuyết khi xỏ chân vào đôi giày trượt và bước ra
sân.
+) Các phương tiện như là: sách vở, các bài giảng trên lớp, video trình
chiếu,... đều là những phương pháp học tập khơng có sự tương tác và kết quả là
80% đến 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia. Thay vì bắt ép
não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng
ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang
tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời
gian ngắn hơn. Kim tự tháp học tập là nền tảng cho việc xây dựng phương pháp
học tập trong lớp học. Ngày nay người ta càng ngày càng ưa chuộng phương pháp
học tập hiện đại thay vì kiểu truyền thống là chỉ nghe giảng đơn thuần. Không chỉ
giáo viên cần nắm rõ kim tự tháp này để xây dựng bài giảng mà học sinh cũng cần
hiểu về nó để chủ động học tập và thay đổi thái độ học tập. Học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay vẫn còn quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống, tức
là cơ giảng, trị nghe và chép. Có một nghịch lý là khi cơ giảng thì có thể trị khơng
tập trung lắng nghe mà nói chuyện riêng trong lớp, nhưng đến lúc giáo viên cho
thời gian để thảo luận, thì lớp học lại vơ cùng yên tĩnh. Việc trao đổi, thảo luận
nhóm sẽ giúp bạn củng cố tới 50% kiến thức, vì thế đừng bỏ lỡ những cơ hội như
vậy để không phải hối tiếc.
1.3.2. Các bước thực hiện dạy và học theo tháp học tâp
Dạy và học theo phương pháp tháp học tập có thể thực hiện theo các bước sau
đây:
+) Giới thiệu khái niệm (Introduction): Bằng lời giảng của giáo viên, bằng
việc yêu cầu học sinh đọc thành tiếng thông tin trong bài và học qua thiết bị nghe
nhìn với hình ảnh và âm thanh minh họa sống động (20%).
+) Dạy khái niệm (Teaching): Sau khi học sinh đã đọc thơng tin, có thể u
cầu học sinh trình bày lại theo trí nhớ, sau đó giáo viên đưa ra ví dụ để học sinh
cùng thảo luận để đạt mục tiêu "thảo luận nhóm" (50%).
+) Áp dụng khái niệm (Application): Sau khi nắm lý thuyết, học sinh phải tự
giải thích đúng sai, giảng giải lại kiến thức cho bạn khác và thực hành (90%).
8
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
14 of 98.
1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các
phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập
1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực
*) Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của
giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và
điều khiển quá trình dạy học.
*) Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập
mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học. Với cách dạy
này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chun mơn tốt và kiên trì xây dựng cho
học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
*) Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của
thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành
cơng. Thầy cơ giảng dạy trong nhà trường đều có thể áp dụng những phương pháp
này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh
hoạt, đúng với thực tế để phụ vụ việc giảng dạy. Bởi việc truyền đạt kiến thức tới
học sinh một cách thụ động, khơng bài bản, khơng có phương pháp cụ thể sẽ khiến
học sinh gặp phải khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức, giáo viên giảng dạy cũng
không thể truyền tải hết kiến thức cho học sinh.
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến
Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp học sinh khơng chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển
năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn
được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến
một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Qua một
q trình nghiên cứu và tìm hiểu; tơi nhận thấy có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích
cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng vào trong giáo dục và đạt được nhiều
thành cơng. Chẳng hạn như có thể kể tên một số kỹ thuật sau đây:
*) Kỹ thuật “Các mảnh ghép”
*) Kỹ thuật “Tia chớp”
*) Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
*) Kỹ thuật “Khăn trải bàn”
*) Kỹ thuật “Trình bày một phút”
*) Kỹ thuật “Cơng đoạn”
*) Kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy”
*) Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đơi”
*) Kỹ thuật “Bể cá”
…và rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực khác nữa rất hay và bổ ích
9
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
15 of 98.
1.4.3. Những ưu điểm dễ nhận thấy của các kỹ thuật dạy học tích cực:
Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng: dù các kỹ thuật dạy học tích cực
đã trình bày ở trên có thể khác nhau về cách thức tổ chức và thực hiện; nhưng tựu
trung lại đều rất giống nhau ở các ưu điểm sau đây…………………………………
*) Giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng; đề xuất ý tưởng;….còn
học sinh mới chính là những người trực tiếp tìm hiểu; xử lý thơng tin và giải quyết
vấn đề.
*) Học sinh không lệ thuộc hoàn toàn mà chỉ xem sách giáo khoa là phương
tiện dẫn dắt kiến thức; học sinh thông qua việc nghiên cứu đọc sách giáo khoa ;
xem video; nghiên cứu trên các trang web;…ở nhà hoặc theo nhóm đã được phân
cơng từ đó học sinh sẽ thuyết trình ý tưởng; tham gia vào thảo luận nhóm; tự trải
nghiệm và trình bày hoặc hướng dẫn; dạy lại cho các bạn khác hiểu về quy trình
làm việc của mình trong việc tìm ra và giải quyết vấn đề của kiến thức mới.
*) Hình thức học sinh trao đổi với nhau khi hoạt động không chỉ giới hạn ở
phạm vi gặp mặt trao đổi trực tiếp mà có thể linh hoạt vận dụng thêm nhiều hình
thức khác rất nhanh gọn và tiết kiệm khơng gian và thời gian: gọi điện thoại; nhắn
tin qua các mạng xã hội: messenger; zalo;…gửi thư điện tử bằng gmail;…do đó
hiệu quả của hoạt động phối hợp nhóm được đẩy lên rất cao……………………….
*) Trong các kỹ thuật dạy học tích cực ta nhận thấy rằng học sinh hay là
người học được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục. Do đó theo như
tháp học tập đã trình bày ở trên thì học sinh hay là người học sẽ là người chủ động
tìm ra và chiếm lĩnh lấy kiến thức nên hiệu quả dạy học sẽ đạt được rất cao; lên
đến 90%
1.5. Kỹ thuật báo cáo “5 xin” ; kỹ thuật nhận xét “321” và sự đổi mới của các
hoạt động báo cáo; trả lời; nhận xét;…trong các hoạt động thảo luận nhóm
Ta thấy rằng nếu như trước đây ở phương pháp dạy học truyền thống học sinh
khi trả lời câu hỏi của thầy cơ giáo thì học sinh thường được chỉ định đứng lên tại
chỗ và trả lời câu hỏi một cách rất thụ động và gò bò thì hiện nay trong các kỹ
thuật dạy học tích cực đã được tích hợp thêm rất nhiều kỹ thuật hỡ trợ khi phát
biểu và nhận xét góp ý ; chẳng hạn như là kỹ thuật báo cáo “5 xin” và kỹ thuật
nhận xét “321” ở dưới đây:
1.5.1. Kỹ thuật báo cáo “ 5 xin”
10
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
16 of 98.
1.5.2. Kỹ thuật nhận xét “ 321”
Qua các hình ảnh minh họa ở trên ta có thể thấy rằng học sinh báo cáo cũng
như nhận xét góp ý cho nhau theo phong cách hoàn toàn thoải mái; chủ động và
sáng tạo không hề gò ép; học sinh được đặt ở vị trí trung tâm của hoạt động nên
cảm thấy rất tự nhiên khi tham gia các hoạt động học tập; xóa tan đi cảm giác gò
bó và sợ hãi như khi tham gia vào trả lời hay là nhận xét khi giáo viên áp dụng
phương pháp dạy học truyền thống
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng
*) Học sinh ngại động não suy nghĩ; chỉ quen nghe giảng; chờ đợi giáo viên
cung cấp bài giảng dưới dạng có sẵn (giáo viên thuyết trình; trình chiếu;…); do đó
kiến thức mà học sinh tiếp thu được rất hời hợt; khi cần phải vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết một vấn đề cụ thể thì học sinh rất lúng túng và tỏ ra hoàn toàn
bị động; sợ sai lầm; ngại phát biểu trình bày quan điểm ý tưởng của cá nhân mình
trước đám đơng bạn bè và thầy cơ.
*) Học sinh ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu học sinh khơng được khích lệ
tạo điều kiện và mơi trường học tập thì học sinh thường có biểu hiện ngời ỷ lại vào
các bạn có sức học khá hơn trong lớp phát biểu; còn mình thì khơng chịu suy nghĩ
và chỉ trông chờ vào kết quả của thầy cô cung cấp và ghi chép vào vở
*) Trong rất nhiều các tiết học hiện nay trên trường học ta bắt gặp nhiều hiện
tượng các tiết học chỉ diễn ra dưới hình thức dạy cho xong kiến thức cần đạt; chứ
đang còn ít quan tâm đến việc người học là học sinh có tiếp nhận kiến thức được
đầy đủ hay là còn bị hổng những chủ đề nào cần được bổ sung và lấp chỗ trống*)
*) Các tiết học trên lớp được thiết kế sẵn các hoạt động dưới dạng các file
powerpoint được các group Toán chia sẻ rộng rãi; tuy nhiên diễn biến chủ yếu trên
11
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
17 of 98.
các lớp ở các tiết học ứng dụng cơng nghệ này chỉ mang tính chất áp đặt hồn toàn
ý tưởng của các tác giả soạn powerpoint trên mạng; nên chưa hoàn toàn phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh và trình độ học sinh cụ thể của các lớp.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng
*) Trong giai đoạn hiện nay ngồi những cơng việc ổn định như cơng chức;
viên chức trong các cơ quan nhà nước: bộ đội; công an; giáo viên;.. thì cơ hội việc
làm bên ngồi xã hội rất đa dạng và phong phú: xuất khẩu lao động; kinh doanh
online; các hợp đờng lao động khốn theo sản phẩm;….Cơ hội việc làm nhiều và
tự do khơng bó buộc người làm việc và cũng không đòi hỏi nhiều về trình độ
chun mơn chun sâu, do đó một bộ phận rất lớn phụ huynh và học sinh xác
định chỉ cần thi lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là sẽ xin việc đi làm
ngay để nhanh chóng có thu nhập kinh tế chứ khơng có nguyện vọng đầu tư nhiều
thời gian và tiền bạc để học lên bậc đại học; cao đẳng hay là học nghề. Cũng vì lý
do này cho nên trong gian đoạn học trung học phổ thông học sinh chỉ xác định học
cầm chừng chứ chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết vào việc học như
trong giai đoạn trước đây khi chưa bùng nổ nhiều cơ hội việc làm mở như giai
đoạn hiện nay.
*) Trong những năm gần đây sự bùng nổ của các mạng xã hội (Facebook;
Zalo; Youtube;…) cũng như giá cả càng ngày càng giảm của các phương tiện liên
lạc giải trí như điện thoại thơng minh; laptop; máy tính bảng;…cùng với sự ra đời
của nhiều trò chơi; giải trí rất hấp dẫn: game; video giải trí;…đã chiếm rất nhiều
thời gian của học sinh dẫn đến việc các em không còn thời gian và cũng không
mấy hứng thú với việc học tập của chính mình ở nhà trường cũng như ở nhà
*) Phương pháp dạy học truyền thống đã có một q trình tờn tại rất lâu đời
trong hệ thống giáo dục trong tất cả các cấp giáo dục trên đất nước ta; do đó việc
tiếp cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực và thay đổi hoàn toàn
phương pháp dạy học để chuyển sang áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực vào thực tiễn giảng dạy là một vấn đề rất khó đòi hỏi giáo viên phải
hết sức nỡ lực và cố gắng không ngừng nghỉ trong cả một quá trình rất là dài.
*) Các giáo viên trẻ có độ tuổi từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít so
với các thầy cơ giáo có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên ; mặc dù các giáo viên có độ tuổi
này có nhiều năm cơng tác và kinh nghiệm giảng dạy nhiều hơn nhưng lại được
đào tạo theo chương trình cũ và phương pháp dạy học truyền thống do đó việc tiếp
cận các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học tích cực mới ra đời sau này sẽ rất
khó khăn và gặp rất nhiều bất lợi về phương pháp luận cũng như cách thức tìm tòi
nghiên cứu.
*) Việc chuẩn bị cho một tiết học được thiết kế theo phương pháp và các kỹ
thuật dạy học tích cực sẽ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu; chuẩn bị cũng như chi
phí mua sắm đờ dùng dạy học; do đó giáo viên chỉ thực hiện được một số rất ít các
tiết học theo hướng này.
12
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123
18 of 98.
*) Đề thi trung học phổ thông quốc gia mơn Tốn trong những năm gần đây
mặc dù đã có sự đổi mới; tuy nhiên cũng chưa nhiều những câu hỏi mang tính chất
thực tế và nhẹ nhàng về mặt kỹ thuật giải toán ; mà các câu hỏi vẫn thiên về những
mảng kiến thức đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và sử dụng rất là nhiều những kỹ
thuật giải toán còn rất là nặng nề cũng như kiến thức còn hàn lâm; do đó đại bộ
phận giáo viên vẫn muốn đầu tư nhiều hơn quỹ thời gian vào việc giảng dạy
chuyên sâu hàn lâm; luyện các dạng đề thi cho học sinh để đảm bảo điểm số cho
các học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thu được là cao nhất
*) Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mặc dù đã được
nghiên cứu kỹ lưỡng; tuy nhiên mới chỉ được chính thức đưa vào giảng dạy đại trà
trên tồn quốc bắt đầu từ năm học 2022-2023; do đó đại bộ phận giáo viên mặc dù
đã được tập huấn kỹ lưỡng cũng khó có thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và gặp khó
khăn rất nhiều trong việc triển khai các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học
tích cực theo quan điểm của sách giáo khoa yêu cầu
*) Đại bộ phận các giáo viên đều rất tâm huyết; đầu tư nghiên cứu để áp dụng
các phương pháp; kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tiễn các tiết dạy của mình; đại
bộ phận đang tiến hành dưới hình thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm; nên các tiết
dạy chưa thể đạt được hết những yêu cầu đặt ra về mặt bố trí thời gian để sắp xếp
các hoạt động dạy học cho thực sự hợp lý giữa các mục trong bài dạy
Chương 2. Xây dựng một số kỹ thuật dạy học tích cực và áp dụng vào các
hoạt động trong các tiết dạy học thể nghiệm cụ thể của chủ đề “Hàm số bậc
hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng” nhằm phát triển năng lực cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông
Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế của đề tài; bản thân tôi đã nghiên cứu
kỹ lưỡng 6 kỹ thuật dạy học tích cực sau đây: kỹ thuật “các mảnh ghép”; kỹ thuật
“tia chớp”; kỹ thuật “hỏi và trả lời”; kỹ thuật “khăn trải bàn”; kỹ thuật “ trình bày
một phút”; kỹ thuật “cơng đoạn” và mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật trên vào các
hoạt động dạy học cụ thể trong một số tiết học ở các lớp mà tôi được phân công
giảng dạy bộ mơn Tốn của năm học 2022-2023 là các lớp 10B; 10C; 10M. Sau
đây tơi sẽ lần lượt trình bày từng kỹ thuật dạy học và các bước sắp xếp bố trí hoạt
động để áp dụng các kỹ thuật dạy học đó vào các tiết dạy minh họa thể nghiệm.
2.1. Kỹ thuật “Các mảnh ghép”
2.1.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp,
kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá
trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo
và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các
em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước
nhóm.
13
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
19 of 98.
2.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “các mảnh ghép”
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy muốn sử dụng kĩ thuật mảnh ghép sao
cho linh hoạt, áp dụng với đối tượng học sinh khi hoạt động nhóm hiệu quả cao.
Tôi đã thực hiện những việc sau: Trong thời gian đầu, tơi giải thích cụ thể rõ ràng
từng bước, cho học sinh tập làm quen và nhắc lại cách làm việc đúng kĩ thuật mảnh
ghép. Tôi thường xuyên nhắc cho học sinh mỗi khi hoạt động, cho những học sinh
có nhận thức tốt nhanh nhẹn hướng dẫn cụ thể làm mẫu từng hoạt động để các học
sinh trong lớp hiểu rõ thứ tự thực hiện trong hoạt động nhóm. Cụ thể như sau:
a) Các bước thực hiện cụ thể của kỹ thuật “các mảnh ghép”
*) Bước 1: Giao nhiệm vụ học sinh nhận nhiệm vụ phù hợp với bản thân theo
nhiệm vụ: 1, 2, 3, ...
*) Bước 2: Vịng 1: Nhóm chun gia
+) Học sinh có cùng số thứ tự phiếu bài tập hoặc là phiếu bài tập cùng màu
thì sẽ tạo thành một nhóm chun gia: cụ thể là nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,...
+) Thảo luận nhiệm vụ được phân công
+) Ghi chép kết quả thảo luận để chia sẻ ở bước 3. Vòng 2
+) Hoạt động theo nhóm từ 7 đến 8 người. Mỡi nhóm được giao một nhiệm
vụ. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng một phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ
đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỡi thành
viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao
và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu
trả lời của nhóm ở vòng 2.
*) Bước 3: Vòng 2. Nhóm mảnh ghép (nhóm gốc)
+) Hình thành các nhóm mới; mỡi nhóm bao gờm 11 đến 12 người mới được
ghép lại từ 3 – 4 người từ nhóm 1; 3 – 4 người từ nhóm 2 ; 3 – 4 người từ nhóm
3…. Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới
chia sẻ đầy đủ với nhau.
+) Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng
1 thì nhiệm vụ phức hợp mới sẽ được giáo viên giao cho các nhóm để giải quyết.
Các nhóm mới cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả đạt
được cho tất cả các thành viên trong nhóm của mình.
14
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Công ngh thông tin document, khoa luan, tieu luan, 123
20 of 98.
*) Bước 4. Toàn lớp
+) Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo và chia sẻ kết quả đạt được (chú ý
trong khi đại diện các nhóm báo cáo và chia sẻ thì sử dụng kỹ thuật “5 xin”)
+) Đại diện các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung và cùng nhau thảo luận
để đưa ra kết luận cuối cùng cho vấn đề của nhiệm vụ phức hợp.
b) Một vài chú ý với kĩ thuật “Các mảnh ghép ”
+) Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết
học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
+) Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số
1,2,…,n (nếu khơng có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ : A1,
A2, ... An, B1, B2, ..., Bn ; C1, C2, ..., Cn).
+) Sau khi các nhóm ở vòng 1 hồn tất cơng việc giáo viên hình thành nhóm
mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này
phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Tôi đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” ở bài §2. Hàm số bậc hai.
Đờ thị hàm số bậc hai và ứng dụng (SGK Toán 10 Cánh Diều - tập 1) vào giảng
dạy ở các lớp 10B; 10C; 10M (năm học 2022-2023) . Cụ thể là tôi đã xây dựng các
bước hoạt động chi tiết để phục vụ vào việc hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm
vụ đặt ra ở hoạt động 1 (trang 39) như sau:
Cho hàm số y = −0,00188( x − 251,5)2 + 118
a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số
mũ giảm dần của x
b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu?
c) Xác định hệ số của x2 ; hệ số của x và hệ số tự do
Đối với hoạt động 1 này tôi đã xây dựng các bước thực hiện cụ thể như sau:
*) Bước 1: Giao nhiệm vụ chung cho các em học sinh. Học sinh nhận nhiệm
vụ phù hợp với bản thân theo nhiệm vụ: 1; 2; 3
+) Giáo viên căn cứ vào sỹ số của các lớp 10B (44 em) ; 10C (44 em) ; 10M
(43 em) để phân chia học sinh trong lớp thật đều theo nhiệm vụ được phân công;
cụ thể như sau: (2 bàn cạnh nhau được bố trí các em cầm phiếu học tập cùng một
màu thì các em quay mặt lại với nhau để thảo luận nhóm trong q trình giải quyết
nhiệm vụ- trong mỡi lớp kể trên đều có 12 cái bàn thì phân chia trung bình mỡi bàn
các em sẽ ngời khoảng từ 3 đến 4 em). Sơ đồ ngồi như sau: (giáo viên chiếu lên
tivi cho học sinh dễ quan sát và theo dõi)
15
Tng hp các án, khóa lun, tiu lun, chuyên và lun vn tt nghip i hc v các chuyên ngành: Kinh t, Tài Chính & Ngân Hàng, Cơng ngh thơng tin document, khoa luan, tieu luan, 123