Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu Luận, Kế Hoạch Truyền Thông Vận Động Đưa Trẻ 5 Tuổi Đến Trường Của Sở Thông Tin Và Truyền Thông Tỉnh Tuyên Quang -Xong Đã Tt.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.36 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN ĐỘNG
Đề tài:
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG ĐƯA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
ĐẾN TRƯỜNG CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH
TUYÊN QUANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Phân tích thực trạng.......................................................................................2
1. 1. Thực trạng phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi..............................................2


1.2. Thực trạng truyền thơng.............................................................................5
II. Xác định và phân tích đối tượng...................................................................6
2.1. Đối tượng trực tiếp.....................................................................................6
2.2. Đối tượng gián tiếp....................................................................................8
III. Xây dựng mục tiêu......................................................................................8
3.1. Mục tiêu chung.........................................................................................8
3.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................8
IV. Thiết kế thông điệp và các kênh truyền thông............................................9
4.1. Thông điệp..................................................................................................9
4.2. Các kênh truyền thông................................................................................9
V. Các hoạt động hướng tới mục tiêu...............................................................9
5.1. Hoạt động chung........................................................................................9

5.2. Hoạt động cụ thể......................................................................................10
VI. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động.................................................15
VII. Quyết định các phương án, huy động các nguồn lực...............................17
KẾT LUẬN....................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................22


MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu lớn của Đảng là hướng tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Chính vì thế, chăm sóc và đào tạo thế hệ trẻ thơ hơm nay
sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, bồi dưỡng nhân

tài và ươm mầm cho những trụ cột của đất nước mai sau.
Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó Sở Thơng tin - Truyền thơng,
Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang, Báo Tuyên Quang phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền những nội dung của cuộc vận động đưa
trẻ đến trường năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban
MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền, vận dụng
nhiều hình thức trong hệ thống tổ chức của mình nhằm kêu gọi, động viên hội
viên, nhân dân hưởng ứng cuộc vận động "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường".
Công tác vận động trẻ đến trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và
của toàn xã hội. Đặc biệt là các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh yêu cầu
người cán bộ quản lý phải có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tuyên
truyền, xây dựng được kế hoạch truyền thơng vận động một cách hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này nên em đã chọn đề tài “Kế hoạch truyền
thông vận động đưa trẻ dưới 5 tuổi đến trường của Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Tuyên Quang” để làm tiểu luận cho môn học lý thuyết truyền
thơng và vận động của mình.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 – tháng 5/2019
- Đơn vị chủ trì: Sở Thơng tin và Truyền thơng
- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Đơn vị thực hiện: Các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh

1



NỘI DUNG
I. Phân tích thực trạng
1. 1. Thực trạng phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng,
chính quyền, sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả quan
trọng. Hệ thống trường, lớp phát triển và mở rộng đến thôn, bản, cơ bản đáp
ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh; huy động
hầu hết trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp. Đội ngũ giáo viên mầm non từng bước đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường
mầm non bước đầu được đầu tư xây dựng. Công tác xã hội hóa giáo dục nhất

là cho phát triển giáo dục mầm non được tăng cường. Tuy nhiên, chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có lúc, có nơi cịn hạn chế và chưa đồng
đều giữa các vùng. Đời sống của một bộ phận giáo viên cịn khó khăn. Cơ sở
vật chất và đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu dạy và học. Cơng tác xã hội hóa giáo dục, nhất là cho bậc học mầm
non còn hạn chế.
UBND các huyện, thị xã, ban chỉ đạo vận động các địa phương chỉ đạo
phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành liên quan, UBND xã, phường, thị
trấn thực hiện tốt cuộc vận động, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ dạy và học, hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách để các em có điều kiện
đến trường; ban chỉ đạo các huyện, thị xã chỉ đạo ban chỉ đạo xã, phường, thị
trấn điều tra, nắm chính xác số trẻ trong độ tuổi, để huy động ra lớp

Thực trạng tỷ lệ huy động trẻ mầm non đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh
những năm qua còn thấp, đầu năm học 2018 - 2019 mới đạt tỷ lệ 19,7%, thấp
thứ 2 trong khu vực và thấp hơn tỷ lệ bình quân của 10 tỉnh Vùng 1 miền núi
phía Bắc (tỷ lệ trung bình của khu vực Vùng 1 là 25,1%). Điều này ảnh
hưởng đến việc duy trì và củng cố chất lượng phổ cập giáo dục mầm non.
2


Chính vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường là việc làm hết sức
cần thiết trong giai đoạn cả nước thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 24/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Từ thực trạng trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số
73 thể hiện quyết tâm của Đảng bộ tỉnh trong thực hiện việc khó, nhằm làm
thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân chăm lo
đến việc học của con em mình, đặc biệt là bậc giáo dục mầm non, nâng cao tỷ
lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến trường. Nội dung của Nghị quyết đã chỉ rõ,
việc tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ; sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng
người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn
tỉnh; khuyến khích thành lập và mở rộng các nhà trẻ, nhóm trẻ dân lập, nhóm
trẻ tư thục ở những nơi có điều kiện để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân;
huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo
dục mầm non... Đó là những nội dung cốt lõi, cũng chính là “kim chỉ nam”

để tồn tỉnh phấn đấu thực hiện nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường, góp
phần củng cố thành quả phổ cập giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền ở một số nơi còn hạn chế. Tỷ lệ trẻ đi nhà
trẻ tăng so với năm 2018, nhưng mới chỉ đạt hơn 23% so với chỉ tiêu 25,1%
theo kế hoạch đề ra cho năm học 2019. Trước thực trạng tỷ lệ huy động trẻ 5
tuổi cịn thấp, chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế. Cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi,
thiết bị dạy học cho các nhóm, lớp trẻ dưới 5 tuổi còn thiếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Cơng tác xã hội
hóa giáo dục mầm non có mặt cịn hạn chế. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban
hành Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 10/12/2018 về huy động trẻ đi nhà trẻ
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

3


Triển khai Nghị quyết trên địa bàn tồn tỉnh, tính đến hết tháng 3 năm
2019, đã có 3/7 huyện, thành phố trong tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi, số giáo viên đạt chuẩn và số trẻ huy động đến trường
đã đạt xấp xỉ 100%.
Để công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
bảo đảm đúng tiến độ và lộ trình đề ra là hồn thành trước ngày 30/5/2019,
tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ. Trong
đó cơng tác truyền thơng cần được tiến hành mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn,
hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cả cộng đồng, trách

nhiệm của các doanh nghiêp tham gia xã hội hóa với việc hồn thành phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đây cũng chính là lí do để Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng “Kế hoạch truyền thông vận động đưa trẻ dưới 5 tuổi
đến trường” trong thời gian 2 tháng nước rút trước thời điểm tổng kết Nghị
quyết 73 của Tỉnh ủy Tuyên Quang.
Sau khi Nghị quyết số 73 được ban hành, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề
án Huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ
thể theo lộ trình. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai Nghị quyết 73,
Đề án Huy động trẻ đến trường của UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ, giáo viên
trong tồn ngành. Trong đó các giải pháp được thực hiện hiệu quả là tăng
cường huy động nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục mầm non, bố trí sắp xếp
cơ sở vật chất, trường lớp học gắn với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nâng cao

chất lượng nuôi dạy trẻ để tạo niềm tin trong nhân dân. Các huyện, thành phố,
các tổ chức chính trị - xã hội và tồn xã hội đã tích cực tham gia vào công tác
huy động trẻ đến trường.
Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, tỷ lệ huy động trẻ đến trường
trên địa bàn tỉnh đã tăng dần. Theo báo cáo sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào
tạo, đến nay tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh đạt 30,9% với hơn
10.700 trẻ ra lớp, vượt 5,8% so với mục tiêu của năm 2019 (25,1%), tăng
4


7,8% so với năm học trước, vượt mục tiêu Nghị quyết số 73. Các xã có tỷ lệ
huy động trẻ đến trường đạt cao như: Yên Hoa (Na Hang) 36%, Thanh Tương

(Na Hang) 39%, Nhữ Hán (Yên Sơn) 34%, Trung Trực (Yên Sơn) 37%, Xuân
Lập (Lâm Bình) 24%, Lăng Can (Lâm Bình) 23%...
1.2. Thực trạng truyền thơng
Cơng tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được tỉnh Tuyên
Quang triển khai trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Nghị quyết của
Tỉnh ủy được ban hành ngày 10/12/2018. Cơng tác truyền thơng theo đó cũng
đã được tiến hành đồng thời trong một thời gian dài và bước đầu phát huy
hiệu quả tích cực. Với sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở
tích cực vào cuộc. Các cấp ủy trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sâu
sát cơ sở; sự chú trọng vào cuộc của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở giáo dục đều làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động cha mẹ đưa trẻ đi nhà trẻ; tập trung rà soát cơ sở vật chất tại

các nhóm trẻ, trường mầm non, lồng ghép các nguồn vốn, vận động xã hội
hóa đầu tư cơ sở vật chất…Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì, tổ chức nhiều hội
nghị bàn biện pháp huy động trẻ đi nhà trẻ, thống nhất phân công, giao nhiệm
vụ cho từng tổ chức thành viên thực hiện từ việc tuyên truyền, vận động xã
hội hóa kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho các
nhóm trẻ đến việc giám sát thường xun về tình hình chăm sóc, ni dưỡng
trẻ tại các điểm nhóm trẻ, nhà trẻ trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, ngay sau khi có
Nghị quyết của Tỉnh ủy về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, Báo
Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã mở các chuyên mục,
chuyên đề định kỳ nhằm thông tin kịp thời đến người dân tiến độ, cũng như
kết quả thực hiện tại từng địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, với một hệ thống các cơ quan truyền thơng khá hồn chỉnh

bao gồm 02 tờ báo in (phát hành tới từng thôn, bản), 01 báo điện tử; 01 cổng
thông tin điện tử tỉnh; 01 Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh (đã phủ sóng
tới 100% địa bàn trong tỉnh), 07 Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện,
5


112 trạm truyền thanh cấp xã; 24 bản tin, 12 trang thông tin điện tử của các
đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh… cơ bản đáp ứng được yêu cầu của một
chiến dịch truyền thơng có quy mơ tác động trong phạm vi của tỉnh.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ
chính trị quan trọng của tỉnh trong năm 2019. Vì vậy, công tác truyền thông
nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và cộng tác của các cấp, các ngành, các

địa phương và người dân địa phương. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho chiến
dịch truyền thông đạt được kết quả tốt. Các cơ quan truyền thông của tỉnh đã
đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về
công tác trẻ em. Đặc biệt là công tác vận động xã hội đưa trẻ em trong độ tuổi
đến trường thơng qua các hình thức cụ thể như:
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em bằng nhiều hình thức như: phóng sự, thơng điệp, tin, bài, tờ rơi, sách
mỏng, panơ, sinh hoạt nhóm, nói chuyện chuyên đề...; đặc biệt quan tâm,
tuyên truyền Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị quyết số 73 của UBND tỉnh đã
phê duyệt về thực hiện Đề án Huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh.
- Vận động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức, cộng đồng,

gia đình, cá nhân và trẻ em để thực hiện các quyền trẻ em, giải quyết các vấn
đề về trẻ em ở địa phương; vận động đóng góp và sử dụng hiệu quả, minh
bạch nguồn lực thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em; ưu tiên nguồn lực để bảo vệ,
chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em sống
trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc
biệt được đến trường.
II. Xác định và phân tích đối tượng
2.1. Đối tượng trực tiếp
Khó khăn lớn nhất hiện nay trong thực hiện phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi ở Tuyên Quang là việc huy động được các gia đình đưa trẻ đến
trường và đưa một cách bền vững (tránh tình trạng bỏ học hoặc học đứt
6



quãng). Ngoài ra việc hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lớp học và
mua sắm trang thiết bị cho học tập cũng gặp khơng ít khó khăn do nguồn
ngân sách hạn hẹp, đòi hỏi nguồn lực xã hội hóa lớn.
Từ hai khó khăn lớn nói trên, chiến dịch truyền thơng này sẽ hướng đến
2 nhóm đối tượng trực tiếp đó là:
* Các gia đình có trẻ trong độ tuổi phổ cập (5 tuổi) trên địa bàn tỉnh
- Ưu điểm của nhóm đối tượng này là quan tâm tới chiến dịch truyền
thơng ví hướng đến đối tượng trong độ tuổi của con em mình.
- Nhược điểm: Những gia đình có con em trong độ tuổi phổ cập mầm
non mà chưa quan tâm tới việc đưa trẻ đến trường hầu hết là những gia đình

có điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức hạn chế. Trong đó khó khăn lớn nhất
trong truyền thơng vận động, đó là do thói quen chăm sóc trẻ dưới 3 tuổi ở
nhà của người dân. Cùng với đó, các chế độ chính sách về ăn trưa và học phí
của các cháu dưới 3 tuổi không được miễn giảm như các cháu mầm non (từ 3
đến 5 tuổi). Hơn nữa do hạn chế về nhận thức của các bậc phụ huynh nên việc
tiếp cận với các phương tiện truyền thông không thường xuyên, liên tục và có
khi khơng hiệu quả. Trong đó, ngun nhân lớn là do nhiều phụ huynh e ngại,
lo lắng vì trẻ trong độ tuổi nhà trẻ còn nhỏ, nên chủ yếu để người nhà trơng.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất phòng học, đội ngũ giáo viên ở nhiều
trường cịn hạn chế...
* Các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh
- Ưu điểm: Tiếp cận khá thường xuyên với các phương tiện truyền

thơng; nắm bắt được các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.
- Nhược điểm: Mặc dù tiếp cận khá thường xuyên với các phương tiện
truyền thông nhưng truyền thông của địa phương lại không phải là những
kênh truyền thông được họ quá quan tâm, chú ý. Nắm bắt được các nhiệm vụ
chính trị - xã hội của địa phương nhưng ít khi gắn trách nhiệm của mình vào
nếu những việc đó khơng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
7


2.2. Đối tượng gián tiếp
- Ngành giáo dục – đào tạo các cấp
- Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở

- Các gia đình có trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi, đây là đối tượng chịu tác
động lâu dài của chiến dịch truyền thông
- Mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh
- Sở Giáo dục và Đào tạo
III. Xây dựng mục tiêu
3.1.Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi gia đình có trẻ trong độ
tuổi phổ cập mầm non 5 tuổi để đưa trẻ đến trường. Nâng cao trách nhiệm của
cả cộng đồng trong việc chung tay cho trẻ mầm non 5 tuổi không phân biệt
thành thị, nơng thơn, miền núi, vùng cao có được những điều kiện học tập tối
thiểu, được trang bị những kiến thức cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
3.2. Mục tiêu cụ thể

- Mỗi gia đình có trẻ 5 tuổi thấy được trách nhiệm cũng như quyền lợi
khi cho trẻ được tham gia học mẫu giáo.
- Cấp ủy, chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của chương trình
phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, từ đó có những việc làm thiết thực nhằm huy
động trẻ đến trường; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho học tập và giảng dạy.
- Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh thấy được ý nghĩa của chương
trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt lại là trẻ ở một tỉnh miền núi
cịn nhiều khó khăn như Tun Quang. Từ đó có sự chung tay, góp sức bằng
vật chất để xây dựng được thêm những lớp học mới, mua sắm thêm được
những trang thiết bị mới.
- Một trong những mục tiêu của công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5

tuổi là 100% giáo viên phải đạt chuẩn và trên chuẩn. Vì vậy, ngành giáo dục –

8


đào tạo các cấp tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra.
- Mỗi người dân trong tỉnh thấy được việc đưa trẻ 5 tuổi đến trường là
việc làm tất yếu nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết
trước khi bước vào lớp 1. Vì vậy sẽ tự ý thức thực hiện, chứ khơng dừng lại ở
thành tích phổ cập trong năm 2018.
- Bô Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường hỗ trợ cả về vật chất và

nghiệp vụ trong quá trình tỉnh Tuyên Quang thực hiện chương trình phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và cả sau này, nhằm giữ vững kết quả phổ
cập lâu dài.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh
không coi kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là thành tích để
báo cáo mà phải là kết quả thực chất, lâu dài và tạo nên một lớp trẻ em mạnh
khỏe, được trang bị những điều kiện cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
IV. Thiết kế thông điệp và các kênh truyền thông
4.1. Thông điệp
Thông điệp 1: Đưa trẻ 5 tuổi đến trường hôm nay là mang tương lai đến
ngày mai
Thông điệp 2: Đừng để trẻ em 5 tuổi ở miền núi thua thiệt so với miền

xuôi
4.2. Các kênh truyền thơng
- Báo in
- Phát thanh
- Truyền hình
- Báo điện tử
- Tờ rơi, tờ gấp
V. Các hoạt động hướng tới mục tiêu
5.1. Hoạt động chung
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì các chuyên trang,
chuyên mục đã thực hiện kể từ khi chương trình phổ cập mầm non bắt đầu
9



được thực hiện. Đặc biệt trong thời gian triển khai chiến dịch truyền thông
“Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” cần tăng cường thời lượng thông tin
về các hoạt động tại các địa phương đơn vị nhằm triển khai thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chú trọng tới những việc đã làm được,
những điển hình tốt, cách làm hiệu quả; những việc cịn tồn tại, những địa
phương, đơn vị tiến hành chậm, những khó khăn trong việc huy động nguồn
lực phục vụ cho chương trình phổ cập, tìm ra nguyên nhân và kịp thời đưa ra
hướng giải quyết.
5.2. Hoạt động cụ thể
5.2.1. Đối với báo in, báo điện tử

- Tất cả các số báo in, đặc san, tạp chí, báo điện tử, trang thơng tin điện
tử đều có banner trên trang nhất giới thiệu về chương trình phổ cập mầm non
cho trẻ 5 tuổi.
- Tất cả các số báo Tuyên Quang và Tuyên Quang vùng cao từ tháng 3
đến hết tháng 5/2019 sẽ có ít nhất một bài viết về hoạt động phổ cập mầm non
cho trẻ 5 tuổi. Trong đó có ít nhất 4 chuyên đề lớn:
+ Chuyên đề 1: Tổng kết, đánh giá những việc đã làm được của chương
trình phổ cập từ khi triển khai đến nay. Giới thiệu một số điển hình.
+ Chun đề 2: Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là
những xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục.
+ Chun đề 3: Cơng tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Giới thiệu một số doanh nghiệp

điển hình trong việc tham gia xã hội hóa. Ý kiến của họ trong việc hỗ trợ,
đóng góp cho hoạt động chính trị - xã hội của địa phương.
+ Chun đề 4: Nhìn lại cơng tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên
địa bàn tỉnh. Từ đó thấy được đây không phải là việc làm của 1 năm, 2 năm
mà là hoạt động lâu dài, bền vững và cần tiếp tục được duy trì hiệu quả kể cả
khi tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Giáo dục công nhận hoàn thành phổ cập.
10


5.2.2. Đối với phát thanh, truyền hình
- Đài truyền hình tỉnh, truyền hình huyện xây dựng các đoạn clip ngắn
quảng bá, cổ động cho chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, tăng số

lượng phát sóng trong ngày và vào các khung giờ phù hợp như sau Thời sự,
trước Phim truyện…
- Kênh phát thanh từ tỉnh đến cấp xã thực hiện các đoạn nhạc hiệu cổ
động, phát thường xuyên trong các chương trình phát thanh địa phương.
- Đài Truyền hình tỉnh ngồi việc duy trì chun mục hiện có, tăng
cường thực hiện các phóng sự thời sự phát sóng trong các chương trình thời
sự địa phương. Cụ thể, ít nhất mỗi chương trình thời sự có một tin, bài mới về
nội dung phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Đài Truyền hình tỉnh xây dựng kịch bản chi tiết, thực hiện 01 chương
trình truyền hình trực tiếp với chủ đề “Doanh nghiệp chung tay đưa trẻ 5 tuổi
đến trường”. Chương trình sẽ có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, Khối doanh
nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ, những doanh nghiệp tiêu biểu đã có đóng

góp cho chương trình… Ngay tại chương trình, các doanh nghiệp sẽ có những
đóng góp thiết thực cho chương trình. Chương trình sẽ phát sóng vào cuối
tháng 3/2019.
- Đài Truyền hình tỉnh xây dựng ít nhất 04 chun đề có thời lượng 30
phút. Cụ thể:
+ Chuyên đề 1: Chuyện đến trường của trẻ 5 tuổi ở vùng cao. Phản ánh
những khó khăn của trẻ em vùng cao trong việc được đi học. Đó là đời sống
khó khăn, cơ sở trường lớp hạn chế, đội ngũ giáo viên thiếu cả về số lượng và
chất lượng, đồng lương ít ỏi… Từ đó khẳng định ước mơ được đến trường
của trẻ em 5 tuổi ở vùng cao.
+ Chuyên đề 2: Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là
những xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục.


11


+ Chun đề 3: Cơng tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Giới thiệu một số doanh nghiệp
điển hình trong việc tham gia xã hội hóa. Ý kiến của họ trong việc hỗ trợ,
đóng góp cho hoạt động chính trị - xã hội của địa phương.
+ Chuyên đề 4: Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi – khơng vì thành tích.
Chun đề nhằm tổng kết, đánh giá những việc đã làm được của chương trình
phổ cập từ khi triển khai đến nay. Giới thiệu một số điển hình. Đồng thời kêu
gọi người dân tiếp tục duy trì bền vững kết quả phổ cập.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất các phóng sự
truyền hình và gửi phát sóng trên sóng truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói
Việt Nam và các tỉnh bạn nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các ngành, các cấp, các
địa phương và doanh nghiệp. Cụ thể từ tháng 3 đến hết tháng 5/2019 có ít
nhất 20 tin, bài phát thanh, truyền hình được phát sóng.
- Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố duy trì mỗi
ngày một tin, bài về hoạt động phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên sóng phát
thanh. Đẩy mạnh thực hiện các tin, bài truyền hình về hoạt động của địa
phương mình để phát sóng trên kênh truyền hình tỉnh.
- Các trạm truyền thanh cấp xã phát sóng hàng ngày các văn bản chỉ
đạo của tỉnh, của huyện, kêu gọi người dân tích cực tham gia đưa trẻ đến
trường. Đây là kênh khá hữu hiệu vì đa phần người dân vùng sâu, vùng xa

tiếp cận khá tốt với phương tiện truyền thông này.
5.2.3. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức tập huấn và cung cấp các thông tin cần thiết cho cán bộ phụ
trách tất cả các trạm truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh (112 xã). Hoàn
thành đầu tháng 3/2019.
- Biên tập, thiết kế, in, phát hành tờ rơi “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi
đến trường” đến từng hộ dân trong tỉnh. Hoàn thành trước ngày 15/3/2019.

12


- Xây dựng kế hoạch và đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các cơ quan truyền

thông để Chiến dịch Truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường”
đạt kết quả tốt nhất.
5.2.4. Đối với các cơ quan phối hợp
Các huyện, thành phố đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, huy động trẻ trong độ
tuổi đi nhà trẻ; vận động mở rộng các nhóm trẻ ngồi cơng lập và nâng cao tỷ
lệ trẻ ngồi cơng lập, số trẻ đi nhà trẻ tăng. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại
trường được quan tâm; hầu hết trẻ được học 2 buổi/ngày, được ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, được kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi
biểu đồ tăng trưởng. Quan tâm bố trí giáo viên dạy các nhóm trẻ, cơ bản đáp
ứng yêu cầu; 100% giáo viên dạy các nhóm trẻ đã đạt chuẩn về trình độ
chun mơn; được bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức, kỹ năng nuôi

dạy trẻ. Giáo viên các trường mầm non có nhiều cố gắng trong thực hiện
nhiệm vụ được giao. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất
các trường mầm non. Các trường mầm non tiếp tục huy động hỗ trợ từ gia
đình trẻ cho trẻ được ăn trưa tại trường, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho
các nhóm trẻ. Tính đến ngày 31/10/2019, tồn tỉnh huy động được
11.012/33.342 trẻ đi nhà trẻ, đạt tỉ lệ 33,0%, tăng 0,01% với 4 trẻ so với thời
điểm 31/9/2019, vượt 7,85% so với kế hoạch năm 2019.
Các trường mầm non chủ động mua sắm, khuyến khích giáo viên tự
trang bị một số đồ dùng, đồ chơi thiết yếu cho các nhóm trẻ; hầu hết các
nhóm trẻ có một số đồ dùng, đồ chơi thiết yếu để phục vụ sinh hoạt và giáo
dục trẻ, trong đó: Trường Mầm non Chân Sơn, huyện Yên Sơn trích từ nguồn
chi khác mua đồ dùng, đồ chơi thiết yếu cho các nhóm trẻ tổng số tiền là 8,5

triệu đồng, giáo viên trong trường ủng hộ tiền mua đồ dùng, đồ chơi thiết yếu
cho các nhóm trẻ 1,75 triệu đồng; Trường Mầm non Xuân Vân, huyện Yên

13


Sơn vận động cán bộ, giáo viên đóng góp để trang cấp một số thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi cho các nhóm trẻ với tổng số tiền là 10,4 triệu đồng.
Tại huyện Lâm Bình: Quỹ Bảo trợ trẻ em huyện hỗ trợ kinh phí mua đồ
dùng, đồ chơi cho các nhóm trẻ với tổng trị giá hơn 61 triệu đồng; Hội Liên
hiệp Phụ nữ xã Bình An tặng Trường Mầm non Bình An 15 chiếc nồi đựng
cơm, trị giá một triệu đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lăng Can tặng Trường

Mầm non Lăng Can 14 chiếc nồi đựng cơm trị giá 1,3 triệu đồng; Hội Liên
hiệp Phụ nữ xã Khuôn Hà tặng Trường Mầm non Khuôn Hà sữa, quần áo và
tiền mặt trị giá 8 triệu đồng.
Tại huyện Chiêm Hóa: Huyện Đồn thanh niên thành lập 26 đội thanh
niên xung kích tham gia hỗ trợ đưa đón trên 100 lượt trẻ thuộc gia đình hộ
nghèo đến trường; sửa chữa 05 điểm vui chơi, làm mới 04 điểm vui chơi cho
các cháu tại các điểm trường tại các xã Kim Bình, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Trung
Hịa. Hội Nơng dân huyện đã huy động hội viên tham gia 400 ngày công lao
động tu sửa nhà lớp học; ủng hộ 1.021kg gạo, 856 quả trứng và 10 kg rau
xanh phục vụ bữa ăn cho trẻ.
Tại huyện Yên Sơn: Các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã Tiến Bộ ủng hộ
san nền lớp học, làm nhà vệ sinh trường mầm non xã với số tiền 8,5 triệu

đồng. Hội Phụ nữ xã Phú Thịnh tặng Trường Mầm non Phú Thịnh 8 chiếc bàn
trị giá 2 triệu đồng; Đoàn Thanh niên xã hỗ trợ tu sửa, tôn tạo khuôn viên tại
điểm trường trung tâm Trường Mầm non xã. Hội phụ huynh Trường Mầm
non xã Mỹ Bằng vận động ủng hộ tiền làm hàng rào khu vui chơi ngoài trời
cho trẻ hoạt động trải nghiệm với tổng số tiền 12 triệu đồng; giáo viên ủng hộ
làm hàng rào vườn rau của trẻ với tổng số tiền 450.000 đồng. Các cơ quan, tổ
chức đoàn thể xã Chiêu Yên ủng hộ các nhóm trẻ 7 chiếc đệm với số tiền 1,75
triệu đồng; phụ huynh đóng góp mua đồ dùng thiết yếu cho trẻ nhà trẻ với
tổng số tiền 4,5 triệu đồng…
Tuy nhiên, tỉ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ tăng nhưng chưa vững chắc;
một số trẻ đăng ký đi nhà trẻ từ đầu năm đến nay nghỉ, trong đó thành phố
14



Tuyên Quang có 38 trẻ nghỉ học. Điều kiện chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
trẻ tại một số điểm trường, nhóm trẻ khó khăn do phịng học mượn, phịng
học tạm, trẻ học ghép với lớp mẫu giáo, thiếu giáo viên, thiếu đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học. Việc mở rộng các nhóm trẻ ngồi cơng lập, số trẻ đi
nhà trẻ tại các nhóm trẻ ngồi cơng lập cịn ít. Việc triển khai thực hiện Quyết
định số 417/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê
duyệt Đề án huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn chậm;
nhất là tiến độ xây dựng phịng học, nhà bếp, cơng trình nước sạch, trang cấp
đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm trẻ.
Để tỉ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ tăng và duy trì vững chắc các cấp ủy

đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 10/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
(Khóa XVI) về huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quan
tâm bố trí đủ giáo viên, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp
đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm trẻ. Tập trung thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại
các cơ sở giáo dục mầm non; chú trọng đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của trẻ. Vận
động thành lập nhà trẻ, nhóm trẻ ngồi cơng lập ở những nơi có điều kiện để
đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân và nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đi nhà
trẻ. Tiếp tục rà sốt, đánh giá tình hình huy động trẻ, nhu cầu gửi trẻ của nhân
dân. Chú trọng thực hiện các giải pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần và nâng cao
chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tập trung mọi nguồn lực; huy

động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ
chức, cá nhân cho việc huy động trẻ đi nhà trẻ, đảm bảo cơ sở vật chất, đồ
dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm trẻ
VI. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động
6.1. Thời gian của chiến dịch:
Từ tháng 3 đến hết tháng 5/2019
6.2. Phân bổ thời gian cụ thể:
15


6.2.1. Tháng 3
- Sở Thơng tin và Truyền thơng hồn thành tập huấn cho cán bộ trạm

truyền thanh cấp xã
- Sở Thơng tin và Truyền thơng hồn thành phát hành tờ rơi.
- Hoàn thành các banner quảng bá, cổ động cho chương trình phổ cập
mầm non cho trẻ 5 tuổi trên báo in, báo điện tử. Đồng thời đăng tải trên báo
in, tập san, tạp chí và báo điện tử.
- Hồn thành các đoạn clip truyền hình và các nhạc cắt cổ động phát
thanh. Đồng thời phát sóng trên kênh truyền hình địa phương, kênh phát
thanh tỉnh, huyện, xã.
- Báo Tun Quang hồn thành Chun đề 3: Cơng tác xã hội hóa trong
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hồn thành và phát sóng Chuyên
đề 1: Chuyện đến trường của trẻ 5 tuổi ở vùng cao.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hồn thành 01 chương trình
truyền hình trực tiếp với chủ đề “Doanh nghiệp chung tay đưa trẻ 5 tuổi đến
trường”.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và
các tỉnh bạn 10 phóng sự.
6.2.2. Tháng 4
- Tiếp tục duy trì các hoạt động thơng tin như đã nêu trong các hoạt
động hướng tới mục tiêu.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hồn thành phát sóng Chuyên đề
2: Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là những xã vùng sâu,
vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục và Chun đề 3: Cơng
tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học mầm non trên địa

bàn toàn tỉnh.
- Báo Tuyên Quang hoàn thành Chuyên đề 2: Những khó khăn đặt ra
tại một số địa phương, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những
16


ý kiến về hướng khắc phục và Chuyên đề 3: Cơng tác xã hội hóa trong đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất lớp học mầm non trên địa bàn tồn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và
các tỉnh bạn 5 phóng sự.
6.2.3. Tháng 5
- Tiếp tục duy trì các hoạt động thông tin như đã nêu trong các hoạt

động hướng tới mục tiêu.
- Báo Tuyên Quang hoàn thành Chuyên đề 4: Nhìn lại cơng tác phổ cập
mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Từ đó thấy được đây không phải là
việc làm của 1 năm, 2 năm mà là hoạt động lâu dài, bền vững và cần tiếp tục
được duy trì hiệu quả kể cả khi tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Giáo dục cơng
nhận hồn thành phổ cập.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hồn thành Chuyên đề 4: Phổ cập
mầm non cho trẻ 5 tuổi – khơng vì thành tích. Chun đề nhằm tổng kết, đánh
giá những việc đã làm được của chương trình phổ cập từ khi triển khai đến
nay. Giới thiệu một số điển hình.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và
các tỉnh bạn 5 phóng sự.

- Sở Thông tin và Truyền thông triển khai đôn đốc, kiểm tra, chuẩn bị
đánh giá, tổng kết chiến dịch.
VII. Quyết định các phương án, huy động các nguồn lực
Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những mục
tiêu lớn được tỉnh Tuyên Quang đặt ra trong năm 2019. Đây không phải là
vấn đề thành tích mà là trách nhiệm của tồn xã hội nhằm chăm lo cho thế hệ
tương lai. Đối với tỉnh Tuyên Quang, một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn,
giáo dục – đào tạo cịn nhiều thiếu thốn thì hồn thành phổ cập mầm non càng
trở nên có ý nghĩa. Vì vậy với trách nhiệm của những người làm truyền thông
của địa phương, các cơ quan truyền thông trong tỉnh sẽ huy động toàn bộ lực
lượng về vật chất, kỳ thuật hiện có để tham gia tích cực vào chiến dịch. Chiến
17



dịch sẽ huy động toàn bộ các cơ quan truyền thơng tại địa phương, huy động
tồn bộ những người làm truyền thông chuyên nghiệp và không chuyên cùng
tham gia.
Nguồn tài chính được sử dụng cho chiến dịch là nguồn ngân sách thù
lao nhuận bút, thù lao quản lý tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí sẽ
gắn nhiệm vụ của chiến dịch vào cùng với hoạt động chuyên môn, hoạt động
truyền thông của cơ quan, đơn vị mình.
Sở Thơng tin và Truyền thơng sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc để Chiến
dịch truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” sẽ đạt kết quả cao
nhất, góp phần cùng toàn tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ

mầm non 5 tuổi trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2019.
- Căn cứ vào Kế hoạch này, khẩn trương xây dựng kế hoạch chỉ đạo,
triển khai thực hiện việc huy động trẻ đi nhà trẻ năm 2019 phù hợp với điều
kiện thực tế địa phương; giao cụ thể chỉ tiêu huy động trẻ nhà trẻ công lập và
ngồi cơng lập cho từng xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý; kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Kế hoạch ở các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
quản lý; tổng hợp báo cáo tiến độ xây dựng phịng lớp học, nhà bếp, cơng
trình nước sạch, mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học, kinh phí thực hiện, giáo
viên và tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ theo từng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp) theo quy định.
- Cân đối bố trí ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng phịng học và
các cơng trình phụ trợ, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu

cầu huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn theo kế hoạch, ưu tiên cho các nhóm,
lớp mới huy động; tăng cường các giải pháp huy động nguồn vốn xã hội hóa
và các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2020.
- Quy hoạch quỹ đất cho các trường, điểm trường mầm non đảm bảo
đủ diện tích, mặt bằng theo quy định, thuận lợi cho nhân dân trong việc
đưa, đón trẻ.

18




×