Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lý thuyết thi (tths)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.91 KB, 16 trang )

Câu 2. Câu hỏi tự luận (3 điểm)
Phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can.
♣ Khái niệm khởi tố VAHS: Khởi tố vụ án HS là giai đoạn mở đầu của tố tụng
hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có dấu hiệu của
tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án
- Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, giai đoạn đầu tiên của
quá trình tố tụng. Với tư cách là một giai đoạn tiến hành tố tụng, khởi tố vụ án
hình sự có nhiệm vụ riêng, có căn cứ và thủ tục riêng, do những chủ thể tố tụng
cụ thể thực hiện và được kết thúc bằng một văn bản tố tụng cụ thể

Khái niệm: Khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền dựa trên các căn
cứ, chứng cứ, ra quyết định (quyết định khởi tố) để bắt đầu đưa ra xem xét để xử
lý theo quy định pháp luật đối với người hoặc pháp nhân đã thực hiện hiện vi mà
Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Khởi tố vụ án và khởi tố bị can là hai hoạt động trong tố tụng hình sự. Khởi tố
vụ án, khởi tố bị can đều là quyết định bắt đầu điều tra công khai theo trình tự
Tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra.
Điểm khác nhau giữa Khởi tố vụ án và Khởi tố bị can
1/Đối tượng của quyết định khởi tố
Khởi tố vụ án: Khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội.
Cụ thể: Nếu phát hiện một người có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm
quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, nhằm phát hiện tội phạm; ngăn chặn người
thực hiện hành vi tấu tán chứng cứ,…
Khởi tố bị can: Khởi tố người hoặc pháp nhân có dấu hiệu phạm tội


Cụ thể: Khi cơ quan điều tra phát hiện người có dấu hiệu phạm tội, đã khởi tố vụ
án, điều tra và xác định cá nhân, pháp nhân đó có hành vi phạm tội cụ thể thì ra
quyết định khởi tố bị can.

2/Căn cứ khởi tố


Khởi tố vụ án: Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
Tố giác của cá nhân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.
(Điều 143 BLTTHS 2015)
Khởi tố bị can: Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến
hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp
nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan
điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra.
(Điều 179 BLTTHS 2015)
3/Thẩm quyền ra quyết định khởi tố
Khởi tố vụ án: có 04 cơ quan:
– Cơ quan điều tra.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;


– Viện kiểm sát;
– Hội đồng xét xử.
Khởi tố bị can: Có 03 cơ quan:
– Cơ quan điều tra.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát.
4/Các giai đoạn ra quyết định khởi tố
Khởi tố vụ án: Có 04 giai đoạn có thể khởi tố:
– Giai đoạn khởi tố;

– Giai đoạn điều tra;
– Giai đoạn truy tố;
– Giai đoạn xét xử.
(Điều 153 BLTTHS 2015)
Khởi tố bị can: Có 02 giai đoạn có thể khởi tố:
– Giai đoạn điều tra;
– Giai đoạn truy tố.
(Điều 179 BLTTHS 2015)
5/Kết thúc khởi tố
Khởi tố vụ án:

Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án được tính từ khi ra quyết định khởi tố vụ án h

sự (trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm), hoặc quyết định không khởi tố vụ án h
sự (khi xác định khơng có dấu hiệu tội phạm).


Khởi tố bị can: Khởi tố bị can không phải là giai đoạn tố tụng mà chỉ là hành vi tố tụng tại gi

đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được m

người cụ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, cần ph
tiến hành các hoạt động điều tra đối với họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

LÝ THUYẾT
CÂU 1: Trình bày những điểm giống nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm và
tái thẩm?
- Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
việc giải quyết vụ án. (điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

- Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án
nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án khơng biết được khi ra bản án,
quyết định đó. (điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
Giống nhau
- Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là các cấp xét xử của Tòa án mà đều là
thủ tục xem xét lại bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị.
- Thời hạn kháng nghị là 01 năm kể từ ngày bản án; quyết định có hiệu lực pháp
luật( đối với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm); hoặc kể từ ngày VKS
nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.(kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm và thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).


- Nếu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục tái thẩm theo hướng có
lợi cho người bị kết án thì khơng hạn chế về thời gian và được thực hiện cả
trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
- Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; tái thẩm là 04 tháng kể từ ngày nhận
được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Thủ tục phiên tòa giám đốc
thẩm và thủ tục phiên tòa tái thẩm tương tự nhau, đều thực hiện theo quy định
tại Điều 386 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Quyết định giám đốc thẩm, Quyết định tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày ra quyết định.
- Hậu quả pháp lý khi một bản án hoặc quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì bản án; quyết định đó khơng có giá trị
pháp lý. Bản án, quyết định cũ của Tịa án trước đó sẽ bị hủy; những người tham
gia tố tụng trong vụ án sẽ tuân theo quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
CÂU 2: Hãy phân tích thẩm quyền sửa án và hủy án của hội đồng xét xử
phúc thẩm ?
- Căn cứ pháp lý: Điều 357, 358, 359 BLTTHS 2015

a) Quyền sửa án:
+ Sửa theo hướng có lợi cho bị cáo:
- Nội dung sửa: (k1 điều 357)
- Điều kiện sửa: Trong mọi trường hợp tịa phúc thẩm có thể sửa, không phụ
thuộc vào việc KC, KN theo hướng nào, nội dung KC, KN là gì
+ Sửa theo hướng khơng có lợi cho bị cáo
Nội dung sửa: (k2 điều 357)
- Điều kiện sửa:


- Chủ thể kháng cáo, kháng nghị là chủ thể có tư cách để kháng cáo một nội
dung nhất định do BLTTHS quy định.
- Phải có kháng cáo kháng nghị theo hướng nặng hơn với một nội dung cụ
thể được quy định tại k2 điều 357. Tòa phúc thẩm chỉ được sửa trong phạm vi
nội dung yêu cầu của KC,KN.
- Khi có KC, KN theo hướng nặng hơn, tịa phúc thẩm không bị bắt buộc chỉ
được xử theo hướng này mà có thể xử theo hướng nhẹ hơn cho bị cáo
- Viêc sửa án theo hướng nặng hơn không vượt giới hạn thẩm quyền xét xử
của tòa sơ thẩm và không trái với các nguyên tắc khác xâm hại tới quyền và lợi
ích hợp pháp khác của bị cáo
b) Hủy án sơ thẩm (đ 358 BLTTHS 2015)
+ Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
- Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi
tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
- Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ
sung được;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
+ Hủy án để xét xử lại với thành phần xét xử mới trong những trường hợp
- Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà BLTTHS quy định
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối
với bị cáo khơng có căn cứ; (có thể có kháng cáo, kháng nghị)
- Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng
không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định
tại Điều 357 của BLTTHS.


- Người được Tịa án cấp sơ thẩm tun khơng có tội nhưng có căn cứ cho rằng
người đó đã phạm tội.
c) Hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (đ 359 BLTTHS 2015)
- Trương hợp khơng có hành vi phạm tội hoặc hành vi mà bị cáo thực hiện
không cấu thành tội phạm (theo điểm 1 và 2 Đ 157 BLTTHS) thì tịa cấp phúc
thẩm hủy án sơ thẩm và tun bố bị cáo khơng có tội rồi đình chỉ vụ án
- Cịn đối với những trường hợp quy định tại (điểm 3,4,5,6,7 Đ 157 BLTTHS
2015) thì tịa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
CÂU 3: Phân tích nội dung của nguyên tắc “suy đốn vơ tợi” trong Luật
TTHS?
Cơ sở pháp lý: Điều 13 BLTTHS 2015
Nội dung của nguyên tắc:
- suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng
hình sự để đảm bảo quyền con người và hoạt động tố tụng hình sự
Nguyên tắc suy đốn vơ tội đặt ra những địi hỏi cụ thể hơn mà tố tụng hình sự
phải đảm bảo đó là:
+ Khơng ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng
ninh theo đúng các quy định của bộ luật tố tụng hình sự và chưa được xác định
bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự, thủ tục do bộ luật tố tụng hình sự quy định và chỉ có thể bị coi là có tội
khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. u cầu đầu tiên của
ngun tắc suy đốn vơ tội là yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự

thủ tục đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp
luật. Bị can, bị cáo phải được coi là vô tội cho tới khi lỗi của bị can, bị cáo đó
được chứng minh. Nếu lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với "sự vô tội


được chứng minh". Là sự thừa nhận chính thức của xã hội, thông qua các quy tắc
pháp lý về việc một người bị tình nghi phạm tội được coi là ngoại phạm chừng
nào các bằng chứng rõ ràng chống lại người này chưa được cơ quan có thẩm
quyền

đưa

ra

ánh

sáng.

- Nguyên tắc suy đốn vơ tội cũng u cầu phải có bản án kết tội của Tịa án có
hiệu lực pháp luật. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo được coi là khơng có tội
cho đến khi có bản án có hiệu lực của tòa án kết tội đối với người đó. Bất kỳ
người bị bc tơi nào đều có quyền suy đốn là khơng phạm tội cho đến khi lỗi
của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên
tịa xét xử cơng khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của
người

đó.

- Thời gian được suy đốn là vô tội là từ khi bị buộc tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa

án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng (bên buộc tội). Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải
chứng minh là mình vơ tội.
Người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ phải chứng minh sự vơ tội của mình mà
nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và phải
tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định. Người bị buộc tội được quyền
không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có
tội đồng nghĩa với việc tại phiên tồ bị cáo có quyền im lặng tức là khơng có
nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. Để có thể ra một trong các
quyết định khởi tố, điều tra, truy tố các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách
nhiệm chứng minh và xác định rõ ràng các căn cứ là có tộ được quy định trong
Bộ luật Hình sự, phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án một cách khách quan,
đầy đủ. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái


pháp luật khác trong các quy trình thu nhập chứng cứ và thực hiện các hoạt động
tố tụng khác.
+ Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải kết luận (ra quyết định) trả tự do hoặc tuyên bố người bị buộc tội
không phạm tội.
Đây là quy định rõ ràng, dứt khoát và tinh thần này được thể hiện ở các ở giai
đoạn tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Ý nghĩa của ngun tắc suy đốn vơ tợi

A. Giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng pháp luật
Suy đốn vơ tội là một ngun tắc có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quá trình giải quyết vụ án nói chung và q trình chứng minh nói riêng; giúp
hoạt động chứng minh được thực hiện đúng quy định pháp luật, theo trình tự thủ

tục nhất định và loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội.
B. Tạo ra một hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các
chủ thể tố tụng
Ngun tắc suy đốn vơ tội cũng mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng
và thực hiện pháp luật tố tụng hình sự; tạo ra một hành lang pháp lý trong việc
điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều kiện
cho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân, sự công bằng, khách quan.
C. Bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị
ḅc tợi
Suy đốn vơ tội có nội dung quan trọng và trọng tâm là bảo vệ chính sách nhân
đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
phản ánh bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật dân chủ và pháp quyền


nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, loại trừ việc buộc tội và kết
án thiếu căn cứ
Là nguyên tắc, tư tưởng pháp lý tiến bộ và văn minh - thành tựu lớn của khoa
học pháp lý trong chứng minh và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự;
suy đốn vơ tội là một ngun tắc có ý nghĩa chính trị to lớn, vượt ra ngồi
phạm vi và nội dung pháp lý của nó nhằm ghi nhận địa vị của con người, tự do
và dân chủ, ghi nhận mối liên hệ giữa tự do và trách nhiệm, dân chủ và pháp luật
trong xã hội.

CÂU 4: Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến
Tiêu chí

Người làm chứng
Là người biết được những tình tiết liên

Khái niệm


quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ
án và được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Người chứng kiến
Là người được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng yêu cầu
chứng kiến việc tiến hành hoạt
động tố tụng theo quy định của
Bộ luật này.

Biết được tình tiết liên quan đến vụ án, Được cơ quan có thẩm quyền
Bản chất

tội phạm và được cơ quan có thẩm tiến hành tố tụng yêu cầu chứng
quyền triệu tập đến làm chứng.

Những người

kiến.

- Người bào chữa của người bị buộc - Người thân thích của người bị

khơng được làm tội;

buộc tội, người có thẩm quyền

- Người do nhược điểm về tâm thần tiến hành tố tụng;
hoặc thể chất mà khơng có khả năng - Người do nhược điểm về tâm

nhận thức được những tình tiết liên thần hoặc thể chất mà khơng có
quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án khả năng nhận thức đúng sự


việc;
hoặc khơng có khả năng khai báo đúng - Người dưới 18 tuổi;
đắn.

- Có lý do khác cho thấy người
đó khơng khách quan.

Quyền

- Được thơng báo, giải thích quyền và - Được thơng báo, giải thích
nghĩa vụ theo quy định.

quyền và nghĩa vụ theo quy

- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính định.
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, - Yêu cầu người có thẩm quyền
tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác tiến hành tố tụng tn thủ quy
của mình, người thân thích của mình định của pháp luật, bảo vệ tính
khi bị đe dọa.

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng phẩm, tài sản và quyền, lợi ích
của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hợp pháp khác của mình, người
hành tố tụng liên quan đến việc mình thân thích của mình khi bị đe
dọa.

tham gia làm chứng.
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi - Xem biên bản tố tụng, đưa ra
phí đi lại và những chi phí khác theo nhận xét về hoạt động tố tụng
quy định pháp luật.

mà mình chứng kiến.
- Khiếu nại quyết định, hành vi
tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng
liên quan đến việc mình tham
gia chứng kiến.
- Được cơ quan triệu tập thanh
tốn chi phí theo quy định của


pháp luật.
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trường hợp cố ý vắng mặt mà khơng

- Có mặt theo u cầu của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng;

vì lý do bất khả kháng hoặc không do - Chứng kiến đầy đủ hoạt động
trở ngại khách quan và việc vắng mặt tố tụng được yêu cầu;
của họ gây trở ngại cho việc giải quyết - Ký biên bản về hoạt động mà
Nghĩa vụ

nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều mình chứng kiến;

tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn
giải;
- Trình bày trung thực những tình tiết
mà mình biết liên quan đến nguồn tin
về tội phạm, về vụ án và lý do biết
được những tình tiết đó.

- Giữ bí mật về hoạt động điều
tra mà mình chứng kiến;
- Trình bày trung thực những
tình tiết mà mình chứng kiến
theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Phạt cảnh cáo
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 01
Xử lý vi phạm năm
trong trường hợp - Phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
cung cấp thông
tin sai sự thật

Không bị xử lý.

Ngồi ra, cịn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.

Xử lý vi phạm (Không áp dụng đối với ông, bà, cha,
trong trường hợp mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ


Không bị xử lý.


hoặc chồng của người phạm tội)
- Phạt cảnh cáo
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 01
từ chối thực hiện năm
nếu khơng có lý - Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
do chính đáng
Ngồi ra, cịn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
Căn cứ pháp lý Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự
2015.

CÂU 5:Khái niệm và các tḥc tính của chứng cứ:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật
này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong
việc giải quyết vụ án”. Điều 86 BLTTHS 2015

Từ khái niệm chứng cứ được

quy định tại Điều 86, chúng ta phân tích các thuộc tính của chứng cứ sau đây:
Tính khách quan:Chứng cứ là những thông tin có thật, tồn tại một cách
khách quan khơng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những thơng

tin phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra, khơng bị
bóp méo, khơng bị xun tạc. Chứng cứ khơng phải là những gì do suy đoán, do
tưởng tượng hoặc bịa đặt ra
Tính liên quan: Thể hiện ở chỗ, những thơng tin có thật đó phải có mối
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Tức là những thơng tin này nó xác
định sự tồn tại hay không tồn tại những đối tượng chứng minh của vụ án, nó có


mối liên quan nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Những thơng tin có
thật nhưng nó khơng có liên quan đến nội dung của vụ án thì nó khơng phải là
chứng cứ
Tính hợp pháp: Thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những
nguồn chứng cứ mà pháp luật quy định và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo
đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Khoản 2, Điều 87 BLTTHS 2015
quy định “Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định thì khơng có giá trị pháp lý và khơng được dùng làm căn
cứ để giải quyết vụ án hình sự” Những gì được coi là chứng cứ phải thỏa mãn
đầy đủ ba thuộc tính trên, nếu thiếu một trong ba thuộc tính thì khơng được xem
là chứng cứ. Ba thuộc tính nói trên của chứng cứ có mối quan hệ hữu cơ mật
thiết với nhau. Tính khách quan và tính liên quan thuộc về nội dung của chứng
cứ cịn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.
16.Nêu những điểm giống và khác nhau giữa biện pháp kê biên tài sản và
phong tỏa tài khoản
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong
bản án hình sự; là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm kê và cấm chuyển dịch tài
sản của bị can, bị cáo phạm các tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền,
có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án. Kê biên tài sản được quy
định tại Điều 128 BLTTHS 2015 [1]
Phong tỏa tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong tố tụng

hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với người buộc
tội để đảm bảo thi hành án. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm dừng giao dịch
đối với tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước của người bị buộc
tội về tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản


hoặc để đảm bảo thi hành án. Phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 129
BLTTHS 2015 [2]
Kê biên tài sản được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định
hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt
hại. Các bị can, bị cáo bị phạm tội mà BLHS khơng quy định hình phạt tiền hoặc
không bị tịch thu tài sản hoặc không buộc phải bồi thường thiệt hại thì khơng
phải đối tượng áp dụng của biện pháp này. Bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không
thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp này.
Phong tỏa tài khoản là điều luật mới quy định về biện pháp cưỡng chế nhằm
mục đích bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Biện
pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng cho các đối tượng sau: Những người bị
buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản
hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài
khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của người
khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó có liên quan đến hành vi
phạm tội của người bị buộc tội.
d. Phong tỏa tài khoản Tương tự như kê biên tài khoản, biện pháp này áp
dụng với người bị buộc tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc phải bồi
thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản ở kho bạc hoặc
các tổ chức tín dụng.
Ngồi ra, với những người có căn cứ cho rằng tài khoản của họ có liên
quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội thì vẫn bị phong tỏa. Đây chính
là điểm khác biệt về đối tượng áp dụng giữa phong tỏa tài khoản và kê biên tài

sản.
Về thẩm quyền và thủ tục thi hành phong tỏa tài khoản tương tự như biện
pháp kê biên tài sản.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×