Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thông báo hàng hóa không phù hợp hợp đồng của bên mua theo quy định của công ước viên 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
------------

NGUYỄN TÂM TRÚC
MSSV: 1453801015262

NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HĨA VÀ THƠNG BÁO
HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP HỢP ĐỒNG CỦA BÊN MUA
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
NIÊN KHÓA: 2014 -2018

GVHD: THS. PHẠM THỊ HIỀN
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
---------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HĨA VÀ THƠNG BÁO
HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP HỢP ĐỒNG CỦA BÊN MUA
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TÂM TRÚC


Khóa: 39 MSSV: 1453801015262
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHẠM THỊ HIỀN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI TRI ÂN
Khóa luận tốt nghiệp có thể đƣợc xem là cơng trình ghi nhận thành quả học
tập và sự phấn đấu nỗ lực trong bốn năm trên giảng đƣờng đại học. Ngồi kiến thức
và khả năng tìm hiểu của sinh viên không thể không kể đến sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt
tình về mặt khoa học và kỹ năng của các thầy cô là giảng viên của trƣờng Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Lời tri ân đầu tiên, em xin phép dành cho cô Phạm Thị Hiền - giảng viên
Khoa Luật Quốc tế, đồng thời là giáo viên hƣớng dẫn khóa luận, ngƣời đã tận tình
chỉ dạy, theo dõi xuyên suốt từ giai đoạn soạn thảo đề cƣơng đến khi viết nên kết
luận cuối cùng. Cô đã cung cấp cho em nhiều kiến thức, sửa chữa những chỗ sai và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trong khoa Luật Quốc tế,
cũng nhƣ tất cả Thầy Cô đang giảng dạy và công tác tại trƣờng Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy kiến thức và cho em một môi trƣờng học tập, rèn
luyện hiệu quả trong suốt bốn năm trên giảng đƣờng đại học. Chính quý Thầy Cô đã
xây dựng cho em nền tảng kiến thức để có thể hồn thành luận văn này
Mặc dù em đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh nhất nhƣng
do trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai
sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý và nhận xét của các
Thầy Cơ để bổ sung kiến thức và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ ln dồi dào sức khỏe và thành
công trong cuộc sống!



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phạm Thị Hiền. Các thơng tin nêu trong luận văn
là trung thực và chính xác. Các kết quả trình bày trong luận văn chƣa đƣợc ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tất cả các trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận
văn đều đƣợc chú thích đầy đủ và chính xác.

Tác giả


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

CISG

Công ƣớc Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts
for the International Sale of Goods)

ULF

Công ƣớc liên quan đến Luật Thống nhất về thiết lập
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention
relating to a Uniform Law on the Formation of
Contracts for the International Sale of Goods)

ULIS


Công ƣớc liên quan đến Luật Thống nhất về mua bán
hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình (Convention
relating to a Uniform Law on the International Sale of
Goods)

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế
(United Nations Commission on International Trade
Law)

LTM

Luật Thƣơng mại


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HĨA CỦA BÊN MUA THEO
QUY ĐỊNH CỦA CƠNG ƢỚC VIÊN 1980 ........................................................... 8
1.1. Tổng quan về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng phù
hợp của hàng hóa ................................................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử đàm phán và ý nghĩa quy định.......................................................8
1.1.2. Căn cứ pháp lý phát sinh nghĩa vụ ...........................................................14
1.2. Các yêu cầu pháp lý của việc thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa ...... 15
1.2.1. Phương pháp kiểm tra ..............................................................................15
1.2.2. Thời gian kiểm tra hàng hóa ....................................................................21
1.2.3. Các trường hợp bên mua được hỗn nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá ..........31
1.3. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng

phù hợp của hàng hóa. ........................................................................................ 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................ 37
CHƢƠNG II: NGHĨA VỤ THÔNG BÁO VỀ SỰ KHƠNG PHÙ HỢP CỦA
HÀNG HĨA THEO CƠNG ƢỚC VIÊN 1980 ..................................................... 38
2.1. Tính khơng phù hợp của hàng hóa ............................................................. 38
2.1.1. Hàng hóa khơng phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng ................38
2.1.2. Sự không phù hợp của hàng hóa trong trường hợp các bên khơng tồn tại
thỏa thuận trong hợp đồng .................................................................................40
2.2. Các yêu cầu pháp lý đối với thơng báo ....................................................... 46
2.2.1. Chủ thể có liên quan đến thơng báo .........................................................47
2.2.2. Hình thức thơng báo .................................................................................50
2.2.3. Mức độ cụ thể của nội dung thông báo ....................................................51


2.3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông báo ...................................................... 56
2.3.1. Thời điểm bắt đầu nghĩa vụ thông báo.....................................................56
2.3.2. “Thời hạn hợp lý” thực hiện nghĩa vụ thông báo ....................................57
2.4. Hệ quả pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo trong "thời hạn
hợp lý" .................................................................................................................. 61
2.5. Trƣờng hợp miễn trừ nghĩa vụ thông báo.................................................. 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG II....................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích cho các thƣơng nhân trong mua bán
hàng hóa quốc tế. Biên giới quốc gia khơng cịn là rào cản ngăn cách q trình giao
lƣu thƣơng mại giữa các thƣơng nhân. Các quốc gia chung tay xây dựng công cụ

pháp lý hữu hiệu thúc đẩy giao thƣơng toàn cầu. Một trong số văn bản quốc tế có
ảnh hƣởng sâu rộng nhất phải kể đến Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (United Nations Convention on
Contracts for International Sales of Goods, Vienna 1980 – sau đây gọi tắt là
CISG) ra đời, đƣợc xem nhƣ là một bƣớc tiến lớn, tạo cầu nối cho các thƣơng nhân
trong các giao dịch xuyên quốc gia. Theo uớc tính CISG đã và đang đƣợc áp dụng
cho khoảng 2/3 giao dịch thƣơng mại hàng hóa thế giới1, góp phần thúc đẩy việc
loại trừ các trở ngại pháp lý và hỗ trợ cho việc phát triển thƣơng mại quốc tế. Hơn
nữa trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức gia nhâp CISG, trở thành thành viên thứ
84 của Công ƣớc này2, những cơ hội mà CISG mang lại sẽ luôn đi kèm với những
khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp và cơ quan tài phán Việt Nam. Bởi lẽ,
công cụ pháp lý có hồn hảo, hợp đồng đƣợc giao kết hồn chỉnh, chi tiết đến đâu,
trong thực tiễn giao thƣơng hàng hóa quốc tế vẫn khó tránh khỏi những tranh chấp
hợp đồng phát sinh. Hiểu rõ quy định công ƣớc, nắm rõ “luật chơi” trên sân chơi
quốc tế để hạn chế rủi ro khi giao dịch với doanh nghiệp nƣớc ngoài là một yêu cầu
cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
CISG điều chỉnh hầu hết các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nhƣ giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và các chế tài áp dụng khi
vi phạm hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ của bên mua đối với việc kiểm tra và thông
báo về sự không phù hợp của hàng hóa. Nghĩa vụ kiểm tra và thơng báo hàng hóa
khơng phù hợp hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hệ thống các quy định
của CISG và cũng là các điều khoản bị tranh tụng nhiều nhất trong Công ƣớc3.
“Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy trong hơn một nữa số vụ tranh chấp áp
1

International Trade Centre (UNCTAD/WTO) & Ministry of Trade of Vietnam, Report on key multilateral
treaties affecting trade not ratified by Vietnam – A cost/benefit analysis, March 2007, trang 27.
2
Status United Nations Convention on Contracts for the International Sales of Goods (Vienna, 1980),
truy cập lần cuối ngày

10/04/2018.
3
CISG Advisory Council Opinion No. 2: Examination of the Goods and Notice of Non-Conformity Articles
38 and 39, (2004), truy cập lần cuối 25/04/2018.

1


dụng CISG để giải quyết, khi bên mua viện dẫn sự khơng phù hợp của hàng hóa,
vấn đề đặt ra là liệu bên này đã thực hiện nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự
không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn hợp lý hay chưa”4. Hệ quả của việc
không đáp ứng các yêu cầu pháp lý đƣợc miêu tả trong cơng ƣớc của nghĩa vụ này
có thể ảnh hƣởng đến quyền viện dẫn chế tài của bên mua. Trong khi đó, CISG với
tính chất là văn bản pháp lý quốc tế đƣợc các nƣớc áp dụng rộng rãi để điều chỉnh
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nên các quy định về nghĩa vụ kiểm tra và
thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa mang tính khái qt cao, linh hoạt
trong từng hồn cảnh cụ thể, cũng nhƣ việc vận dung quy định trong thực tiễn xét
xử khá đa dạng. Chính điều này đã dẫn tới một số trở ngại trong việc áp dụng thống
nhất pháp luật, gây nhiều cách hiểu khác nhau, việc giải thích đúng các điều khoản
gây nhiều tranh cãi trên thực tế, ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên tham gia giao
kết hợp đồng nếu không nắm rõ quy định của CISG về vấn đề này. Nhƣ vậy, đối với
việc kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa trong q trình thực
hiện hợp đồng đƣợc CISG qui định nên hiểu nhƣ thế nào? Muốn trả lời câu hỏi này,
chỉ nghiên cứu các quy định thuần túy của Công ƣớc là chƣa đầy đủ, cần thiết hơn
phải nghiên cứu cả thực tế các quy định liên quan đến kiểm tra và thông báo về sự
không phù hợp của hàng hóa đã đƣợc áp dụng nhƣ thế nào trong các vụ việc đƣợc
các cơ quan tài phán xét xử, kết hợp với việc tìm hiểu quan điểm của các học giả để
đƣa ra một số cách hiểu, cách vận dụng các quy định của CISG đối với vấn đề này.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “NGHĨA VỤ KIỂM TRA
HÀNG HÓA VÀ THƠNG BÁO HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP HỢP ĐỒNG

CỦA BÊN MUA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980” để thực hiện
khóa luận và phục vụ cho cơng tác học tập, ứng dụng thực tiễn vào hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế.

4

Ngơ Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hồng Thái Hy (2017), “Xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ kiểm tra và
thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa theo Cơng ƣớc Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
Số 7/2017, trang 34.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
 Sách/Giáo trình
- Giáo trình “Luật Hợp đồng thương mại quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Văn Luyện,
TS. Lê Thị Bích Thọ, TS. Dƣơng Anh Sơn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh: Giáo trình này chỉ đề cập đến sự phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng và
nghĩa vụ thơng báo của bên mua một cách khái quát theo quy định của CISG.
Không đi sâu phân tích những vấn đề chƣa rõ ràng trong quy định của CISG, các vụ
tranh chấp đã vận dụng quy định của CISG về nghĩa vụ kiểm tra và thơng báo hàng
hóa khơng phù hợp với hợp đồng nhƣ thế nào trên thực tế.
- Giáo trình “Luật Thương mại quốc tế”, phần II, NXB Hồng Đức, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, có đề cập đến một số nghĩa vụ cơ bản của bên bán
và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên cơ sở giới thiệu các quy
định chung của CISG trong tƣơng quan với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, giáo
trình khơng phân tích về nghĩa vụ của bên mua đối với việc kiểm tra và thông báo
về sự không phù hợp mà chỉ đơn thuần là sự nhắc đến các quy định một cách khái
quát trong những khía cạnh có liên quan.
- Sách “The CISG – A new textbook for students and practitioners”, Peter Huber và

Alastair Mullis, Sellier European publisher, 2007: Sách phân tích các quy định
tƣơng ứng theo cấu trúc của CISG, đề cập đến quan điểm của nhiều học giả và rút ra
quan điểm của cá nhân tác giả về vấn đề đƣợc nói đến. Trong phần 4 của sách, Giáo
sƣ Alastair Mullis đã phân tích cụ thể về sự phù hợp của hàng hóa với hợp đồng và
khái quát các nghĩa vụ của bên bán, bên mua theo quy định của CISG, trong đó có
phân tích về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo của bên mua nhƣ phƣơng
pháp, thời hạn kiểm tra hàng hóa, thời hạn thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng
hóa, miễn trừ nghĩa vụ thơng báo. Các nghiên cứu mang đến cho ngƣời đọc những
kiến thức nền tảng về loại nghĩa vụ này.
- Sách“Digest of Caselaw on the United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods”, United Nations Commission on International Trade
Law5, United Nation publisher, 2016: Sách tổng hợp nhiều nghiên cứu của các học
giả, chuyên gia về CISG và thƣ ký Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quôc
5

Uỷ ban Liên hiệp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế, viết tắt: UNCITRAL

3


tế, đồng thời tập hợp thơng tin và bình luận về nhiều vụ tranh chấp đã đƣợc cơ quan
tài phán giải quyết áp dung các quy định theo cấu trúc tƣơng ứng của CISG. Trong
đó có đề cập đến sự khơng phù hợp của hàng hóa cũng nhƣ nghĩa kiểm tra và thông
báo về sự không phù hợp của bên mua, tuy nhiên chỉ mang tính chung chung dựa
trên kết quả tổng hợp từ các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp các nƣớc
nhằm mục đích mang đến cái nhìn tổng quan cho ngƣời đọc, khơng đi sâu phân tích
rõ ràng, cụ thể.
 Bài báo khoa học/Cơng trình nghiên cứu
Ngơ Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hồng Thái Hy (2017), Xác định thời hạn thực hiện
nghĩa vụ kiểm tra và thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa theo Cơng ước

Vienna năm 1980, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 07/2017: Bài báo đề cập đến vấn
đề kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp, trong đó tập trung phân tích thời hạn
kiểm tra và thời hạn thông báo trên cơ sở quy định CISG và tham khảo thực tiễn
giải quyết tranh chấp. Bài báo không đi theo hƣớng nghiên cứu các khía cạnh của
nghĩa vụ kiểm tra và thông báo của bên mua mà chỉ đi sâu vào một vấn đề thời hạn
thực hiện nghĩa vụ.
 Luận án/Luận văn/Khóa luận
- Ngơ Thị Phúc Tâm (2017), Chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp (bên
bán) giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo Cơng ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Tác giả phân tích một cách bao quát về cơ sở áp
dụng cũng nhƣ nghĩa vụ chứng minh liên quan đến yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.
Trong phần cơ sở áp dụng chế tài, tác giả dành một phần nhỏ để khái quát về về
việc bên mua phải tuân thủ nghĩa vụ kiểm tra và thơng báo về sự khơng phù hợp của
hàng hóa là một trong những điều kiện để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đƣợc chấp
nhận.
Ngồi ra, cịn một số các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo và các
bài viết đăng trên tạp chí trong và ngồi nƣớc có liên quan đến các vấn đề cụ thể
của nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng phù hợp theo CISG. Từ
việc xem xét tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy khía cạnh này mặc dù đã đƣợc
đƣa ra nghiên cứu nhƣng đa phần mang tính khái quát, chƣa thực sự toàn diện hoặc
nếu xác định trong một trƣờng hợp cụ thể nhƣ giao hàng hóa khơng phù hợp thì chỉ
4


đƣợc xem là cơ sở để áp dụng chế tài, mà khơng phân tích các khía cạnh thiết yếu
khác có liên quan của nghĩa vụ này. Nhìn chung, các tài liệu nói trên chƣa mang
tính tổng hợp và riêng biệt về nghĩa vụ của bên mua trong việc kiểm tra và thơng
báo sự khơng phù hợp của hàng hóa theo CISG, tuy nhiên đây là những nguồn tham
khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả hy vọng với những

phân tích của mình dựa trên nền tảng đã có, khóa luận sẽ đat đƣợc kết quả nghiên
cứu một cách chuyên sâu và có chất lƣợng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo hàng hóa khơng phù hợp với hợp
đồng của bên mua trong đề tài này đƣợc phân tích một cách bao qt thơng qua các
quy định của CISG, quan điểm của các học giả , ý kiến của Ban thƣ ký và Hội đồng
tƣ vấn CISG kết hợp thực tiễn xét xử tại các quốc gia trong việc giải thích, áp dụng
các quy định của CISG trên thực tế. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp
cho độc giả kiến thức cơ bản trong việc tuân thủ nghĩa vụ việc kiểm tra và thông
báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của bên mua
trƣớc hành vi vi phạm của bên bán – giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
Tác giả mong rằng đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong học
tập, nghiên cứu cũng nhƣ có giá trị ứng dụng thực tiễn vào hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế sau này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Nhằm làm rõ quy định của CISG và thực tiễn áp dụng “nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa
và thơng báo hàng hóa khơng phù hợp hợp đồng của bên mua theo quy định của
công ước Viên 1980”, tác giả tập trung phân tích những vấn đề sau:
- Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của bên mua theo quy định của Công ƣớc Viên 1980
bao gồm: thời gian kiểm tra, phƣơng pháp kiểm tra, các trƣờng hợp trì hỗn nghĩa
vụ kiểm tra và mối quan hệ giữa nghĩa hai loại nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng
báo hàng hóa không phù hợp hợp đồng;
- Sự không phù hợp của hàng hóa là cơ sở phát sinh thơng báo;

5


- Nghĩa vụ thơng báo hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng gồm một số yêu cầu
pháp lý đối với thông báo, thời hạn thông báo, hệ quả không thực hiện thông báo và

các trƣờng hợp đƣợc miễn trừ nghĩa vụ thông báo.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu nghĩa vụ của bên mua trong việc
kiểm tra hàng hóa và thơng báo khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp
đồng. Đề tài làm rõ các quy định chung của CISG về vấn đề cần nghiên cứu, ý kiến
của các học giả, Ban Thƣ ký, Hội đồng tƣ vấn CISG và tìm hiểu thực tiễn giải quyết
tranh chấp có liên quan, từ đó đƣa ra nhận xét về việc áp dụng các quy định trong
thực tế. Ngồi ra, đề tài cịn dành ra một dung lƣợng nhỏ nhằm so sánh quy định
của pháp luật Việt Nam và CISG.
Về thời gian: Các số liệu, án lệ, ý kiến tham khảo đƣợc lấy từ năm 1988, năm CISG
bắt đầu có hiệu lực cho đến nay.
Về khơng gian: Đề tài phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp có liên quan đến
nghĩa vụ của bên mua trong việc kiểm tra và thông báo về sự khơng phù hợp của
hàng hóa tại các quốc gia đã gia nhập CISG.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong đề tài đó là
phƣơng pháp phân tích, bình luận: nhằm giải thích, làm sáng tỏ các quy định của
CISG về việc kiểm tra và thông báo sự không phù hợp của hàng hóa, ý kiến học giả,
Ban Thƣ Ký, Hội đồng tƣ vấn CISG và các bản án của cơ quan tài phán. Bên cạnh
đó, tác giả cịn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp khác:
Phƣơng pháp so sánh đƣợc vận dụng trong tƣơng quan giữa các quy định của
CISG và pháp luật Việt Nam
Phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp: từ những phân tích, so sánh để rút ra kết
luận, đánh giá về việc áp dụng, cung cấp cái nhìn bao quát về đối tƣợng nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nói trên đƣợc vận dụng, phối hợp lẫn nhau để hồn thành
khóa luận.

6



6. Bố cục tổng quát của đề tài
Về kết cấu chung: tác giả không phân tách nội dung lý luận và thực tiễn
thành từng chƣơng riêng. Thay vào đó, các vấn đề pháp lý và thực tiễn đƣợc lồng
ghép, đan xen để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu,
đề tài đƣợc kết cấu với bố cục tổng quát nhƣ sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HÓA CỦA BÊN MUA THEO QUY
ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC VIÊN 1980
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
CHƢƠNG II: NGHĨA VỤ THÔNG BÁO VỀ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP CỦA
HÀNG HĨA THEO CƠNG ƢỚC VIÊN 1980
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
KẾT LUẬN CHUNG

7


CHƢƠNG I: NGHĨA VỤ KIỂM TRA HÀNG HÓA CỦA BÊN MUA THEO
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC VIÊN 1980
1.1. Tổng quan về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng phù
hợp của hàng hóa
1.1.1. Lịch sử đàm phán và ý nghĩa của quy định
Công ƣớc Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế đƣợc soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thƣơng mại quốc tế
(UNCITRAL) trong một nỗ lực hƣớng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. CISG là kết quả của một quá trình thống nhất
lâu dài, bắt nguồn từ hai Công ƣớc La Haye năm 1964 do Viện nghiên cứu quốc tế
về thống nhất luật tƣ (Unidroit) tài trợ đó là: Cơng ƣớc liên quan đến Luật Thống
nhất về thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention relating to a
Uniform Law on the Formation of Contracts for the International Sale of Goods –

„ULF‟) điều chỉnh việc hình thành hợp đồng nhƣ chào hàng, chấp nhận chào hàng
và Công ƣớc liên quan đến Luật Thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế các động
sản hữu hình (Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of
Goods – „ULIS‟) điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của ngƣời bán, ngƣời mua và các
biện pháp đƣợc áp dụng khi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế hai Cơng
ƣớc này ít đƣợc sử dụng rộng rãi. Theo một số học giả, có 4 lý do chính khiến ULIS
và ULF ít đƣợc sử dụng: (1) Hội nghị Lahaye có rất ít các nƣớc xã hội chủ nghĩa và
các nƣớc đang phát triển tham gia. Ngƣời ta tin rằng Công ƣớc này đƣợc soạn thảo
dƣờng nhƣ theo hƣớng có lợi hơn cho các nƣớc cơng nghiệp hóa. (2) Bản thân
ULIS sử dụng các khái niệm trừu tƣợng và phức tạp gây khó hiểu cho các doanh
nghiệp khi áp dụng. (3) ULIS chú trọng nhiều vào thƣơng mại giữa các quốc gia có
ranh giới địa lý gần nhau hơn là thƣơng mại quốc tế liên quan đến vận tải biển. (4)
Phạm vi áp dụng quá rộng, bất kể các quy tắc xung đột6. Năm 1968, trên cơ sở yêu
cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc, UNCITRAL đã khởi xƣớng việc soạn
thảo một Công ƣớc thống nhất về pháp luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng

6

Muna Ndulo (1989), The Vienna Sales Convention 1980 and the Hague Uniform Laws on International
Sale of Goods 1964: A Comparative Analysis, 38 The International and Comparative Law Quarterly, page 34.

8


hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Cơng ƣớc La Haye năm 19647. Kết quả là Công
ƣớc Viên ra đời trên nền tảng kế thừa các điều khoản của hai Cơng ƣớc La Haye,
song có những điểm đổi mới nội dung hiện đại nhằm giảm bớt những trở ngại đối
với thƣơng mại quốc tế.
Nhƣ đã nói ở trên, tiền thân của CISG là ULIS. ULIS đã có những quy định
khá chặt chẽ cho nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự khơng phù hợp của hàng

hóa. Đối với nghĩa vụ kiểm tra, theo Điều 38 của ULIS quy định
“1. Người mua hàng phải kiểm tra hàng hoá hoặc phải kiểm tra nhanh chóng.
2. Trong trường hợp chuyên chở hàng hoá người mua sẽ kiểm tra tại nơi đến.
3. Nếu hàng hoá được mua lại bởi người mua mà không cần chuyển hàng và người
bán biết hoặc phải biết, vào thời điểm hợp đồng được ký kết, về khả năng tái xuất
hàng, việc kiểm tra hàng hố có thể được hoãn lại cho đến khi đến điểm đến mới.
4. Các phương pháp kiểm tra sẽ được điều chỉnh bởi thỏa thuận của các bên hoặc,
nếu khơng có thỏa thuận đó, pháp luật hoặc tập quán nơi tiến hành kiểm tra có hiệu
lực”.
Có thể hiểu ngƣời mua phải kiểm tra hàng hóa một cách nhanh chóng. Nếu hàng
hóa đƣợc gửi đi tiếp bởi ngƣời mua, việc kiểm tra có thể đƣợc trì hỗn chỉ khi
chúng đƣợc gửi đi mà khơng cần chuyển hàng („transhipment‟). Cụm từ “nhanh
chóng” (promptly) đƣợc xác định thêm trong Điều 11 ULIS là “trong một khoảng
thời gian ngắn nhất có thể”. Đối với nghĩa vụ thơng báo, Điều 39 ULIS8 yêu cầu
thông báo cũng phải đƣợc đƣa ra “nhanh chóng” ngay sau khi bên mua đã phát hiện
7

VCCI (2010), Báo cáo nghiên cứu đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, Hà Nội, trang 6.
8
Điều 39 ULIS quy định “1. Người mua sẽ mất quyền dựa vào sự khơng phù hợp của hàng hố nếu
khơng thơng báo cho người bán ngay sau khi phát hiện ra sự khơng phù hợp hoặc phải phát hiện ra nó.
Nếu một khiếm khuyết không thể đã được tiết lộ bằng việc kiểm tra hàng hóa quy định tại Điều 38 được tìm
thấy sau đó, người mua vẫn có thể dựa vào khuyết tật đó, với điều kiện người cung cấp cho người bán thơng
báo ngay sau khi phát hiện. có quyền dựa vào sự khơng phù hợp của hàng hố nếu không thông báo cho
người bán trong thời hạn hai năm kể từ ngày giao hàng, trừ khi việc không tuân thủ đã tạo ra sự vi phạm bảo
đảm một khoảng thời gian dài hơn.
2. Khi thông báo cho người bán về bất kỳ sự không phù hợp nào, người mua sẽ chỉ ra bản chất của nó và mời
người bán kiểm tra hàng hoá hoặc buộc người kiểm tra của họ kiểm tra.
3. Trong trường hợp bất kỳ thông báo nói ở khoản 1 của điều này đã được gửi bằng thư, điện tín hoặc các

phương tiện thích hợp khác thì việc thơng báo đó bị hỗn hoặc khơng đến nơi đến sẽ không làm mất đi quyền
của người mua trên đó”.

9


ra sự không phù hợp hoặc lẽ ra phải phát hiện ra nó. Điều này có nghĩa là thơng báo
cũng phải đƣợc đƣa ra trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Hậu quả của việc
khơng đƣa ra thơng báo kịp thời dẫn đến ngƣời mua mất quyền dựa vào sự khơng
phù hợp của hàng hóa. Các quy định của ULIS so với CISG có nhiều điểm khác biệt
và đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình soạn thảo. “Việc sử dụng thuật ngữ
"nhanh chóng" có thể dẫn đến sự không chắc chắn trong trường hợp người mua là
người trung gian và khơng thể kiểm tra hàng hố "ở nơi đến". Sự chú ý cũng được
hướng đến trường hợp người mua hàng nhận hàng hoá bằng đường biển phải
chuyển hàng đến người tiêu dùng bằng đường sắt hoặc đường bộ; cần lưu ý rằng
trong những trường hợp như vậy người mua không thể đáp ứng yêu cầu tái xuất
hàng hóa "khơng chuyển hàng"9. Hoặc trƣờng hợp ngƣời mua vận chuyển hàng
bằng container đến ngƣời mua lại, việc mở container tiến hành kiểm tra trƣớc khi
tới điểm đến cuối cùng là điều không hợp lý10. Tƣơng tự, các điều khoản liên quan
đến thông báo mà ngƣời mua phải đƣa ra trong trƣờng hợp hàng hóa khơng phù hợp
với hợp đồng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong quá trình soạn thảo
CISG. Khi CISG ra đời, các điều khoản về nghĩa vụ thông báo đối với hàng hóa
khơng phù hợp với hợp đồng dù có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên trong quá trình thảo
luận, các lập luận cho những sửa đổi, bổ sung gây tranh cãi nhất phần lớn tập trung
vào hậu quả của việc ngƣời mua không thông báo về sự không phù hợp và thời hạn
thông báo 2 năm trong Điều 39 (2) CISG hiện nay. Lý giải cho sự trái ngƣợc ý kiến
trong việc soạn thảo yêu cầu thông báo tại Viên chủ yếu xuất phát từ những khác
biệt luật bán hàng trong nƣớc của các bên tham gia. Các quy định pháp luật giữa các
nƣớc có khác biệt lớn ở tính chặt chẽ của thông báo và hệ quả không đƣa ra thông
báo. Một số hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với thơng báo về tính

cụ thể của nội dung thông báo và thời gian thông báo, nếu không tuân thủ ngƣời
mua sẽ bị tƣớc đi tất cả các biện pháp khắc phục, trái lại, một số hệ thống pháp luật
bên cạnh đƣa ra yêu cầu ngƣời mua phải thông báo nếu không thực hiện chỉ mất
quyền từ chối và địi bồi thƣờng thiệt hại11. Ngồi ra, luồng quan điểm trái chiều
còn xuất phát từ sự lo ngại của các nƣớc đang phát triển cho rằng ngƣời mua nƣớc
họ có thể khơng đủ khả năng so với ngƣời mua từ các nƣớc phát triển trong việc
9

UNCITRAL (1972), Yearbook of the United Nations Commissions on International Trade Law, Volume
III, 1972, trang 64.
10
Match-up
of
CISG
Article
38
with
ULIS
provisions,
truy cập lần cuối ngày 02/04/2018.
11

Tlđd (3), truy cập lần cuối 25/04/2018.

10


kiểm tra xác định các khiếm khuyết để từ đó kịp thời đƣa ra thông báo trong thời
gian đƣợc yêu cầu12. Do vậy, một khung thời gian thông báo cố định 2 năm là sự bất
lợi cho ngƣời mua.

Đến khi CISG ra đời đã thông qua những quy định linh hoạt hơn, khác biệt
rõ rệt với sự cứng nhắc trong các quy định của ULIS. Có thể nhận thấy một số thay
đổi đáng kể sau: Thứ nhất, Điều 38(1) CISG quy định định rằng việc kiểm tra phải
đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể thực hiện đƣợc trong từng hồn
cảnh cụ thể. Cơng ƣớc đã thơng qua một tiêu chí linh hoạt hơn ULIS, cho phép một
sự xem xét đến các tình huống khác nhau. Thứ hai, việc kiểm tra hàng hóa có thể
đƣợc hỗn lại cho đến đích mới, ngay cả trong trƣờng hợp chuyển hàng, với điều
kiện là ngƣời mua khơng có cơ hội hợp lý để kiểm tra. CISG đƣa ra một quy tắc phù
hợp với thực tiễn thƣơng mại ngƣời mua thƣờng bán lại hàng hóa liên quan đến
chuyển hàng mà họ khơng cơ hội hợp lý để kiểm tra. Thứ ba, nghĩa vụ phải thơng
báo “nhanh chóng” trong Điều 39 ULIS, tức là trong một khoảng thời gian ngắn
nhất có thể, đã đƣợc sửa đổi yêu cầu ngƣời mua cung cấp thông báo thiếu sự phù
hợp trong một “khoảng thời gian hợp lý13”. Cách diễn đạt trong thời gian hợp lý đủ
linh hoạt để thích ứng với các hồn cảnh khác nhau dù có quan điểm cho rằng cách
thay đổi từ ngữ này có vẻ khơng đáng kể14. Thứ tư, CISG giảm thiểu hậu quả bất lợi
của việc ngƣời mua không thông báo về sự không phù hợp bằng các quy định tại
Điều 40, 44 CISG. Theo Điều 40 CISG ngƣời bán không thể dựa vào các quy định
liên quan đến thông báo “nếu sự không phù hợp liên quan đến các yếu tố mà người
bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không tiết lộ cho người mua”. Điều
44 CISG mới đƣợc thông qua cho phép ngƣời mua vẫn đƣợc áp dụng một số biện
pháp khắc phục (giảm giá hoặc đòi bồi thƣờng thiệt hại, trừ khoản lợi bị bỏ lỡ) ngay
cả khi không đƣa ra thông báo đầy đủ về sự phù hợp trong khoảng “thời gian hợp
lý”, nếu có lý do chính đáng. Thứ năm: CISG khơng cịn quy định trong khi thơng
báo cho ngƣời bán bất kỳ sự không phù hợp, ngƣời mua phải mời ngƣời bán kiểm
tra hàng hóa hoặc buộc ngƣời kiểm tra của họ phải kiểm tra, vì một quy tắc nhƣ vậy

12

Tlđd (3), truy cập lần cuối 25/04/2018
Điều 39(1) CISG

14
Camilla Baasch Andersen, “Reasonable Time in Article 39(1) of the CISG - Is Article 39(1) Truly a
Uniform Provision?”, tại truy cập lần cuối ngày
02/04/2018
13

11


đƣợc coi là không phù hợp với thực tiễn thƣơng mại quốc tế15 và cuối cùng là
những thay đổi khác liên quan đến phƣơng tiện thơng báo cũng khơng cịn trong
điều khoản liên quan đến nghĩa vụ thông báo, thực tế là các quy định của Điều 39
(3) ULIS bây giờ đƣợc quy định chung trong Điều 27 CISG.
Từ đó có thể thấy mục đích của nghĩa vụ kiểm tra, kết hợp hợp với yêu cầu
thông báo đƣợc quy định lần lƣợt ở Điều 38, 39 CISG là để xem xét một cách
nhanh chóng, kịp thời liệu bên bán có thực hiện đúng hợp đồng; ngăn ngừa các
tranh chấp xảy ra khi tình trạng hàng hóa đã bị thay đổi sau khi giao hàng; từ đó tạo
điều kiện cho các bên lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp. Hơn nữa, riêng nghĩa
vụ kiểm tra đặt ngƣời mua vào vị trí phải nhanh chóng kiểm tra xem hàng hóa có
phù hợp với hợp đồng hay khơng, để kịp thời chuẩn bị một thông báo cho ngƣời
mua. Nghĩa vụ kiểm tra tạo tiền đề cho việc thực hiện nghĩa vụ thơng báo về sự
khơng phù hợp của hàng hóa.
Như vậy, CISG đã đƣa ra một nguyên tắc cơ bản đòi hỏi ngƣời mua phải
kiểm tra hàng hóa do ngƣời bán giao trong một thời hạn ngắn nhất có thể thực hiện
đƣợc có tính đến hồn cảnh cụ thể16, và trƣờng hợp hàng hóa khơng phù hợp phải
đƣa ra thơng báo trong khoảng thời gian hợp lý từ thời điểm phát hiện ra sự khơng
phù hợp đó17. Ngƣời mua khơng đƣa ra thông báo sẽ mất quyền dựa vào sự không
phù hợp trừ hai trƣờng hợp theo Điều 40 CISG ngƣời bán biết hoặc không thể
không biết sự không phù hợp nhƣng không tiết lộ cho ngƣời mua và Điều 44 CISG
nếu có lý do chính đáng cho việc khơng đƣa ra thơng báo ngƣời mua vẫn đƣợc giảm

giá hoặc địi bồi thƣờng thiệt hại, trừ khoản lợi bị bỏ lỡ.
Về ý nghĩa của quy định kiểm tra và thông báo về sự khơng phù hợp của
hàng hóa, Cơng ƣớc Viên đã dành Phần III để quy đinh về nghĩa vụ của bên bán,
bên mua chứ Công ƣớc không ghi nhận cụ thể quyền của mỗi bên, nên có thể hiểu
nghĩa vụ của bên mua tƣơng ứng là quyền của bên bán và ngƣợc lại. Do đó, đối ứng
nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự phù hợp của hàng hóa của bên mua chính là
sự trao quyền cho bên bán đƣợc khắc phục những vi phạm hợp đồng. Nói nhƣ thế,
khơng có nghĩa các quy định về nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự không phù
15

Match-up
of
CISG
Article
39
with
ULIS
provisions,
truy cập lần cuối 10/04/2018.
16
Điều 38(1) CISG
17
Điều 39(1) CISG

12


hợp của hàng hóa chỉ để ghi nhận quyền lợi của bên bán. Mặc dù, trên thực tế nghĩa
vụ này sẽ gây khó khăn cho bên mua nếu khơng thỏa mãn yêu cầu nhƣng nhìn từ
lịch sử soạn thảo của điều khoản này đã cho thấy những thay đổi liên quan đến

ULIS cũng nhƣ Điều 44 mới minh họa một ý định rõ ràng để làm cho nghĩa vụ kiểm
tra hàng hố và thơng báo cho khiếu nại khơng chỉ linh hoạt hơn theo ULIS, mà còn
thuận lợi hơn cho ngƣời mua, đáp ứng mối quan tâm đặc biệt của các nƣớc đang
phát triển. Do đó, nghĩa vụ kiểm tra và thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng
hóa khơng phải chỉ là gánh nặng đối với một phía, mà có tác động tích cực đối với
cả bên bán và bên mua.
 Đối với ngƣời mua
Thứ nhất, các quy định về thời gian kiểm tra thúc đẩy sự nhanh chóng của
ngƣời mua trong việc kiểm tra hàng hóa trƣớc khi tình trạng của hàng hóa bị thay
đổi, là sự bất lợi cho ngƣời mua khi khả năng xác định ngƣời bán chịu trách nhiệm
cho sự không phù hợp không còn. Thứ hai, CISG bảo vệ quyền lợi ngƣời mua dựa
vào những khiếm khuyết tiềm ẩn trở nên rõ ràng sau một khoảng thời gian từ khi
giao hàng thông qua quy định một thời gian cố định tuyệt đối ngay cả trong trƣờng
hợp có những thiếu sót tiềm ẩn mà ngƣời mua không thể nào phát hiện đƣợc trong
khoảng thời gian đó. Thứ ba, ngăn chặn ngƣời bán cố ý giao hàng hóa bị lỗi với
mong muốn ngƣời mua sẽ không nhận thấy sự không phù hợp cho đến khi q
muộn, nếu khơng ngƣời bán sẽ khơng có quyền dựa vào thông báo không phù hợp
với Điều 38, Điều 39 CISG. Đây đƣợc xem là sự thể hiện của nguyên tắc thiện chí
tại Điều 7(1) CISG góp phần hạn chế trƣờng hợp một bên lợi dụng bên còn lại trong
quá trình thực hiện hợp đồng.
Đối với ngƣời bán:
Mục đích đằng sau quy định nghĩa vụ của ngƣời mua để kiểm tra hàng hoá là
niềm tin rằng ngƣời bán sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nếu ngƣời đó khơng đƣợc
thơng báo về sự không phù hợp trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi ngƣời
mua phát hiện hoặc phải phát hiện ra. Tác động tiêu cực của việc ngƣời mua khơng
đƣợc thơng báo kịp thời có thể nhận thấy qua thực tiễn. Chẳng hạn, rất khó cho
ngƣời bán để thu thập bằng chứng về tình trạng của hàng hóa tại thời điểm giao
hàng hoặc để viện dẫn trách nhiệm của nhà cung cấp hàng hóa hoặc nguyên liệu sản
xuất cho ngƣời bán nếu thông báo đƣợc đƣa ra quá lâu sau khi hàng hóa đã đƣợc
13




×