Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HĨA

CHUN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
---------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN
Khóa: 40

MSSV: 1553801011172

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN HỒNG PHƯỚC HẠNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Hoàng Phước Hạnh, đảm bảo tính trung thực và
tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả Khóa luận

Nguyễn Thị Ái Liên


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, ngồi sự cố gắng
học tập của bản thân, tác giả may mắn được thầy, cơ nhiệt tình truyền đạt kiến thức về
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Sau thời gian nghiên cứu, tìm tịi, thực hiện và chỉnh
sửa Khóa luận, tác giả đã hồn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Pháp luật về
hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa”
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa
Luật thương mại của Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tân tâm truyền đạt kiến
thức làm cơ sở nền tảng cho tác giả hồn thành Khóa luận này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến cơ Nguyễn Hồng
Phước Hạnh – Thạc sĩ Luật học, giảng viên khoa Luật Thương mại, Trường đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh. Trong suốt q trình làm Khóa luận, cơ đã theo sát, hướng dẫn
tận tình và theo dõi sát sao với tinh thần đầy trách nhiệm cùng lịng thương mến đưa ra
những lời khun bổ ích để giúp tác giả hồn thành Khóa luận của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ thư viện trường đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, đã hỗ trợ tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để
hồn thành Khóa luận này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người thân xung
quanh là nguồn nguồn động viên tinh thần rất lớn đã luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và

tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, trong q trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, Dù tác giả đã cố gắng
hết sức nhưng vì kiến thức vẫn cịn hạn hẹp nên vẫn cịn nhiều thiếu sót, mong nhận
được sự góp ý của thầy/cơ để Khóa luận được hồn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

1.

BLDS

Bộ luật dân sự

2.

LTM

Luật thương mại

STT

Nghị định 69 ngày 15 tháng 05 năm 2018 của
3.

NĐ 69/2018/NĐ – CP


Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý ngoại thương.

4.

TAND

Tịa án nhân dân

5. TT 30/2014/TT – NHNN

6.

UTMBHH

Thơng tư 30 ngày 6 tháng 11 năm 2014 của
Ngân hàng nhà nước quy định về ủy thác và
nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi
Ủy thác mua bán hàng hóa


MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa .................... 4
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của ủy thác mua bán hàng hóa ....................... 4


1.2

Khái niệm và đặc điểm của ủy thác mua bán hàng hóa ..................................... 5

1.2.1

Khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa .......................................................... 5

1.2.2

Đặc điểm của ủy thác mua bán hàng hóa .................................................... 8

1.3

Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và các hình thức trung gian

thương mại khác trong Luật thương mại 2005 ........................................................... 10
1.3.1

Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thương nhân ........... 10

1.3.2

Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và mơi giới thương mại................... 12

1.3.3

Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại ....................... 13

1.4


Vai trò của ủy thác mua bán hàng hóa ............................................................. 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: Pháp luật điều chỉnh hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, thực
tiễn và định hướng hồn thiện .................................................................................... 18
2.1

Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa .... 18

2.1.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ............................................................... 18
2.1.1.1 Chủ thể và đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ............ 18
2.1.1.2 Hình thức của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa .............................. 20
2.1.1.3 Nội dung của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ............................... 21
2.1.2

Giao kết và thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ...................... 22

2.1.2.1 Giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ....................................... 22
2.1.2.2 Thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa..................................... 25
2.2

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của các quốc gia khác và

kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................................... 32


2.2.1

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của các nước thuộc hệ


thống Thông luật (Common law) ............................................................................ 32
2.2.2 Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của các nước thuộc hệ
thống Dân luật (Civil law) ....................................................................................... 34
2.3

Thực tiễn áp dụng pháp luật về ủy thác mua bán hàng hóa tại Việt Nam ........ 41

2.3.1 Sự nhầm lẫn giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và hoạt động mua
bán hàng hóa trong Luật thương mại 2005 ............................................................. 41
2.3.2

Vấn đề mở rộng phạm vi ủy thác ............................................................... 43

2.3.2.1 Ủy thác đầu tư ........................................................................................ 44
2.3.2.2 Ủy thác tín dụng ..................................................................................... 45
2.3.3
2.4

Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa . 46

Định hướng hồn thiện về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa .................... 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 53
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, để phát triển nền kinh tế tạo nhiều lợi nhuận, thương nhân cần mở rộng
thị trường sang nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau, thương nhân cần sự trợ giúp
của một bên trung gian khác để thay mặt họ tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Hiện nay, trong kim ngạch buôn bán thế giới, phương thức giao dịch qua trung gian
vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 52%), đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển như Đức, Thụy Điển, Pháp, Mỹ1. Do trong thời kỳ bao cấp, quan hệ
kinh doanh thương mại chưa phát triển, nhà nước chỉ chú trọng quan hệ tự cung tự cấp
không tiếp nhận sự thay đổi của thời cuộc. Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, đất
nước ta thừa nhận quyền tự do kinh doanh, từ đó quan hệ thương mại ngày càng phát
triển, thương nhân nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho các
quan hệ trung gian thương mại phát triển và một trong những hoạt động trung gian
thương mại tiêu biểu là ủy thác mua bán hàng hóa (viết tắt là UTMBHH). Hoạt động
UTMBHH với những ưu điểm của mình đã và đang trở thành hoạt động thương mại
phổ biến trong nền kinh tế thị trường, tất cả các quy định của pháp luật về UTMBHH
khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của hoạt động này trong trung gian thương mại và
được sử dụng như một kênh không thể thiếu trong giao thương. Các doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ UTMBHH như một kênh quan trọng góp phần giao lưu giữa các thương
nhân, tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và mua hàng hóa,
nguyên liệu về cho các chủ thể trong nền kinh tế. Sau 14 năm thi hành những quy định
về hoạt động UTMBHH trong LTM 2005 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải
tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Để hoạt động UTMBHH có thể phát triển một cách bền vững thì cần phải có khung
pháp lý thích hợp để điều chỉnh hoạt động này phát triển theo định hướng của Đảng và
nhà nước, khắc phục những mâu thuẫn, không thống nhất giữa LTM và các văn bản
pháp luật có liên quan (BLDS). Về cơ bản, hoạt động UTMBHH được điều chỉnh cơ
bản thông qua LTM 2005 nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả và phát huy tối ưu vai trị
của nó. Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động
UTMBHH phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập, từ đó kiến nghị những giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động UTMBHH là hết sức cần


1

Ban công tác đại biểu - Ủy ban thường vụ Quốc hội, “Hoạt động trung gian thương mại trong xu thế toàn cầu”,
:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/224-vai-tra-ca-a-hoa-t-da-ngtrung-gian-thuong-ma-i-trong-xu-tha-toa-n-ca-u-hoa-thuong-ma-i, truy cập ngày 19/02/2019

1


thiết. Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán
hàng hóa” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp vào quá trình hồn thiện cơ chế
pháp lý cho hoạt động UTMBHH cho pháp luật Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa thu hút được sự quan tâm, tìm
hiểu của nhiều nhà nghiên cứu.
1. Về giáo trình, sách chun khảo, có thể kể đến, Giáo trình Pháp luật về thương
mại hàng hóa và dịch vụ, Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng
Đức - Hội luật gia Việt Nam (2017); Giáo trình Luật thương mại (tập II), Trường đại
học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân (2009); Chuyên khảo Luật kinh tế
của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2000); Giáo
trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế của tác giả Dương Anh Sơn (2005), Nhà xuất
bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, ... Nội dung của các
sách này có một chương nghiên cứu pháp luật về UTMBHH nhưng chủ yếu chỉ trình
bày những vấn đề cơ bản về UTMBHH trên cơ sở của LTM 2005.
Về các bài viết khoa học, “Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật (số 267); “Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và một số
kiến nghị hồn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), đăng trên Tạp chí Dân
chủ và pháp luật số 02 (251); “Hoạt động xúc tiến thương mại và trung gian thương
mại theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2017), đăng trên Tạp

chí Nhà nước và pháp luật Việt Nam, số 5 (349);… Các bài viết nêu trên phân tích
những vấn đề cơ bản của hoạt động UTMBHH và một số khía cạnh để hồn thiện pháp
luật về hoạt động UTMBHH;
Về cơng trình nghiên cứu, “Hồn thiện pháp luật về hợp đồng ủy thác mua bán
hàng hóa” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Khánh Thu (2014), Đại học Luật Hà
Nội; “Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ
của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Đại học Luật Hà Nội;… Các cơng trình
nghiên cứu nêu trên, phân tích tập trung chuyên sâu về hợp đồng UTMBHH, nêu ra
thực trạng và đề xuất hoàn thiện hợp đồng UTMBHH
Các tài liệu nêu trên là nguồn tài liệu qúy giá và vô cùng quan trọng tạo điều kiện
để tác giả hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả hy vọng rằng khóa luận tốt nghiệp sẽ
đóng góp một cái nhìn tồn vẹn, đầy đủ và sâu sắc hơn đối với hoạt động UTMBHH
tại Việt Nam.
2


3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá quy định của pháp luật về UTMBHH
sẽ góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện, đầy đủ, làm sáng tỏ nền tảng cơ sở lý luận về
hoạt động UTMBHH.
Đồng thời, xem xét việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn hiện nay chỉ
ra những thiếu sót, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động
UTMBHH, từ đó đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và hồn thiện các quy định về hoạt
động UTMBHH cho phù hợp với thực tiễn và trong tương lai
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nhằm làm nổi bật những vấn đề bất cập trong quy định
của pháp luật về hoạt động UTMBHH hiện nay, tác giả đã tập trung chủ yếu vào: các
học thuyết, quan điểm pháp lý cơ bản về hoạt động UTMBHH trong thương mại; pháp
luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh hoạt động UTMBHH.
- Phạm vi nghiên cứu: Cơng trình chủ yếu tập trung nghiên cứu ở phạm vi LTM

2005, trong đó kết hợp khai thác đối tượng nghiên cứu ở các văn bản pháp luật trong
nước khác như BLDS 2015, BLDS 2005, LTM 1997 và các quy định pháp luật có liên
quan nhằm bổ trợ cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan tới đối
tượng nghiên cứu của khóa luận.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của khóa luận là vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khóa luận được thực hiện trên cơ sở quan điểm
của Đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, trong đó xây dựng chính sách pháp luật làm trọng tâm. Bên cạnh đó, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp khác như: so sánh đối chiếu, phân
tích, tổng hợp, so sánh luật học.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Khóa luận được trình bày trong 55 trang, bao gồm phần mở đầu, chương 1, chương
2 và phần kết luận
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa.
Chương 2: Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam,
thực trạng và định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.

3


CHƯƠNG 1: Lý luận chung về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ủy thác mua bán hàng hóa
“Ngay từ thế kỷ 19, pháp luật của nhiều nước trên thế giới (như Pháp, Đức, Ý, Nhật
Bản) đã điều chỉnh các các hoạt động thương mại qua trung gian”2, hoạt động trung
gian thương mại là việc bên trung gian thực hiện các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận
lợi để bên có nhu cầu bán hàng thiết lập quan hệ với bên có nhu cầu mua hàng hoặc
thơng qua bên này hàng hóa có thể đến được với bên thứ ba. Các thương nhân cần có
sự hỗ trợ của các nhà trung gian có tiềm lực trong nền kinh tế, xuất phát từ nhu cầu này
mà nhiều hoạt động trung gian thương mại đã ra đời – trong đó có UTMBHH. Trong

các dịch vụ trung gian thương mại liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, nhất là
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì UTMBHH là phổ biến được ưa chuộng trên
thế giới cũng như Việt Nam3
Hoạt động UTMBHH có lịch sử hình thành từ khá sớm vào khoảng thế kỷ XIII, bắt
nguồn từ ủy thác trong thương mại hàng hải, do nhu cầu của việc mở rộng quy mơ và
cường độ bn bán hàng hóa của các thương nhân từ nước này sang nước khác qua
đường biển, thương nhân thay vì giao hàng hóa tại cảng đến, họ ủy thác cho thương
nhân khác thực hiện cơng việc đó thay mình và trả thù lao4. Ở Việt Nam, trong thời kỳ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt
động UTMBHH nói riêng chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực kinh tế quốc tế do nhu cầu
giao lưu kinh tế giữa các nước, còn ở trong nước các hoạt động UTMBHH chưa có
điều kiện hình thành phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, Bộ thương mại
(nay là Bộ Công Thương) cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật dưới
hình thức thơng tư để điều chỉnh hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu và việc đặt đại lý
mua bán hàng hóa ở nước ngồi5. Trước khi thống nhất đất nước, ở miền Nam có Bộ
luật thương mại năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng hịa, đã có quy định điều
chỉnh về hoạt động UTMBHH, cụ thể trong Chương thứ ba (Điều 357, Điều 358) và
Chương thứ tư của Quyển thứ ba của bộ luật này quy định về khế ước Trọng mãi và
khế ước Nha bảo. Khế ước Trọng mãi là khế ước theo đó người trọng mãi cam kết tìm
một người để liên lạc với một người khác rồi đi đến ký kết một khế ước giữa hai người
2

Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Các hình thức pháp lý chủ yếu của hoạt động trung gian thương mại”, Tạp chí
nhà nước và pháp luật, số 3 (71)/2006, tr. 44
3
Nguyễn Khánh Thu (2014), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa tại Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 5
4
Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), “Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và một số kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí
dân chủ và pháp luật, số 2 (251)/2013, tr. 32

5
Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại (tập II), Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.
84

4


này (Điều 357). Khế ước Nha bảo là khế ước theo đó người gọi là nha viên nhận đứng
tên mình làm một hành vi cho người khác (gọi là nha ủy) (Điều 359). Như vậy, trong
Bộ luật thương mại năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa đã thừa nhận hoạt động
UTMBHH (người nha ủy), trong đó người nha ủy giống như người ủy thác, nha viên
giống như người nhận ủy thác6. Bước sang nền kinh tế thị trường, do nhu cầu trao đổi
hàng hóa dịch vụ, các hoạt động trung gian thương mại xuất hiện nói chung và hoạt
động UTMBHH ngày càng nhiều và cần có pháp luật điều chỉnh các hoạt động này.
Tại kỳ họp thứ 11 (ngày 10/05/1997), Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (khóa IX) đã thơng qua LTM 1997 - luật này đã có những quy định điều chỉnh
hoạt động UTMBHH7, cho thấy hoạt động này phát triển từ rất sớm ở Việt Nam. Tuy
nhiên, sau 7 năm thi hành LTM 1997 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải được
sửa đổi. Do đó, Quốc hội nước ta đã thơng qua LTM 2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội
khóa XI ngày 14/6/2005, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 thay thế cho
LTM năm 1997, LTM 2005 được ban hành đã tiếp tục hoàn thiện chế định hoạt động
UTMBHH. Hoạt động UTMBHH được LTM 2005 điều chỉnh linh hoạt bởi một hành
lang pháp lý an toàn – từ Điều 155 đến Điều 165. Không giống với nhiều nước trên thế
giới, LTM nước ta đã tách hoạt động UTMBHH ra khỏi hoạt động đại lý thương mại
thành hoạt động thương mại độc lập với cơ chế vận hành riêng cùng với đó là những
đặc trưng riêng, thể hiện được tầm quan trọng của hoạt động này8. Tính đến nay hoạt
động UTMBHH trong LTM 2005 vẫn đang có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng trên
thực tế. “Ủy thác mua bán hàng hóa” là hoạt động thương mại theo đó bên nhận ủy
thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện
được thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. Khi các chủ thể trên thị

trường khơng thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa vì một lý do nào đó thì họ vẫn
có thể thơng qua một thương nhân khác có năng lực nhằm ủy thác việc mua bán hàng
hóa thay họ.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của ủy thác mua bán hàng hóa
1.2.1 Khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa
Ngày nay, hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh thông
qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, khi mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường. Tùy thuộc vào đối tượng giao dịch,
6

Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động trung gian thương mại”, Tạp chí Luật
học, số 1/2006, tr. 8
7
Từ Điều 99 đến Điều 110 LTM 1997
8
Nguyễn Khánh Thu, tlđd (3), tr. 7

5


thời gian giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng phương thức dịch
vụ, các chủ thể có thể lựa chọn phương thức, cách giao dịch cho phù hợp. Có nhiều
phương thức giao dịch khác nhau, phương thức giao dịch hàng hóa phổ biến nhất là
phương thức giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phương thức giao
dịch trực tiếp không thuận lợi khi xuất hiện các vấn đề sau: (i) thương nhân mua bán
hàng hóa ở thị trường mới hay đối với sản phẩm mới; (ii) thương nhân thiếu đội ngũ
giao dịch giàu kinh nghiệm và phải tốn khá nhiều chi phí giao dịch9. Do đó, các thương
nhân vừa và nhỏ lần đầu tiên tham gia thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường
quốc tế thì phương thức giao dịch qua trung gian – trong đó hoạt động UTMBHH có
thể được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Dưới góc độ thuật ngữ, đối với khái niệm “ủy thác”, đến thời điểm hiện tại chưa có
văn bản pháp luật nào quy định riêng biệt về thuật ngữ “ủy thác”, mà khái niệm “ủy
thác” được định nghĩa thông qua quan điểm của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên vẫn
chưa có sự thống nhất về quan điểm đối với thuật ngữ này, điển hình có các quan điểm
sau: (i) Theo từ điển Wiktionary, “ủy thác” là giao phó một cách chính thức cho người
được tin cậy10; (ii) theo từ điển Anh-Việt Việt- Anh, “trust” (ủy thác) hay cịn gọi là sự
tín nhiệm, trong mong kỳ vọng vào một người khi giao ủy thác11
Hiểu một cách chung nhất, “ủy thác” là hành vi thể hiện sự tin tưởng bên ủy thác ủy
quyền cho bên nhận ủy thác (bên thứ ba) thực hiện một công việc nhất định thay mình,
và bên nhận ủy thác được hưởng thù lao
Đối với khái niệm “mua bán hàng hóa”, LTM 2005 có quy định, “mua bán hàng
hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhân thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” 12, theo định nghĩa này,
mua bán hàng hóa là giao dịch trực tiếp giữa hai chủ thể (bên mua và bên bán), bên
mua sẽ nhận hàng hóa và thanh tốn chi phí, bên bán sẽ giao hàng hóa và nhận tiền
hang theo thỏa thuận; khơng có sự tham gia của bên trung gian nào khác.
Như vậy, hoạt động UTMBHH là hoạt động trung gian thương mại, theo đó bên ủy
thác sẽ ủy thác cho bên nhận ủy thác thực hiện cơng việc mua bán hàng hóa thay cho
bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác;
9

Trường đại học Luật Hà Nội (2006), tlđd (5), tr.76
Từ điển mở WiKtionary, “ủy thác”,
truy cập
ngày 19/3/2019
11
Vĩnh Quyền - Như Quỳnh, Từ điển Anh-Việt Việt-Anh, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, tr. 946
12
Khoản 8 Điều 3 LTM 2005

10

6


Dưới góc độ kinh tế, đối với trung gian thương mại nói chung có thể được thực hiện
trên nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ thương mại, hoạt động trung gian thương mại chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực phân
phối, tiêu thụ hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và trong lĩnh vực hỗ trợ
cho việc phân phối hàng hóa13. Trong hoạt động UTMBHH, giới hạn phạm vi thực
hiện, chỉ được thực hiện trên lĩnh vực mua bán hàng hóa14. Để thực hiện việc phân phối
sản phẩm nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, trong đó có hai cách chủ
yếu là phân phối trực tiếp và phân phối qua các tổ chức trung gian15 - có nhiều chủ thể
là trung gian thương mại tham gia vào hệ thống phân phối thực hiện nhiều chức năng
khác nhau. Theo đó, hoạt động UTMBHH biểu hiện ở, người nhận ủy thác là thương
nhân trung gian hoạt động độc lập có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho bên ủy
thác có vai trị trung gian giữa người mua và người bán lại với nhau;
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động trung gian thương mại được xác định hồn tồn
khơng giống nhau theo pháp luật thực định các quốc gia, khơng có định nghĩa chính
thức nào về hoạt động trung gian thương mại. Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, hiện
tượng những người trung gian thực hiện những loại dịch vụ hỗ trợ cho q trình mua
bán hàng hóa hoặc tiêu thụ sản phẩm hoặc mua sắm nguyên vật liệu được pháp luật của
một số nước khái quát hóa dưới dạng khái niệm “trung gian tiêu thụ” hoặc “đại diện
thương mại”16. Pháp luật Việt Nam có điều chỉnh các quan hệ ủy thác mua bán hàng
hóa trong LTM 2005, trong đó, dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa được sử dụng nhiều
trong việc hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa17. Theo Điều 155 LTM 2005 có
định nghĩa về UTMBHH như sau: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của
mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác”18.
Trong quan hệ UTMBHH thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt

hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng
hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết
phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo u
cầu của mình và phải trả thù lao. Trong thực tế, đơi khi ủy thác cịn được gọi là kí gửi,
ví dụ: thợ thủ cơng, nghệ nhân nhờ thương nhân có cửa hàng, cửa hiệu bán sản phẩm,
13

D. Treharne Wiliams-commerce, Fourth Edition, Sheck Wah Tong Printing Press 1975, page 215
Điều 155 LTM 2005
15
Nguyễn Thị Vân Anh (2006), tlđd (6), tr. 4
16
Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2004, tr. 534
17
Ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu được quy định cụ thể trong Luật Quản lý ngoại thương 2017
18
Điều 155 LTM 2005
14

7


tác phẩm của mình, người có đồ cũ, đồ cổ nhờ bán kí gửi19. Hợp đồng mua bán hàng
hóa được ký kết giữa bên nhận ủy thác với khách hàng mang lại nghĩa vụ pháp lý cho
bên nhận ủy thác, kể cả trong trường hợp khi ký hợp đồng bên nhận ủy thác nêu danh
bên ủy thác hay khi bên ủy thác trực tiếp thực hiện một số nghĩa vụ hợp đồng. Bên
nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy nhiệm ký kết một hoặc một số hợp đồng cụ thể
và bên nhận ủy thác trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng (bên
thứ ba) và hợp đồng UTMBHH phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương20. Tại sao phải có hoạt động UTMBHH? Bất kỳ chủ thể

nào cũng có thể tự mình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa thơng thường. Tuy nhiên,
ở những điều kiện nhất định, do hạn chế năng lực thực tế hoặc khả năng pháp lý, các
chủ thể không thể thực hiện được điều đó, họ phải thơng qua thực thể có khả năng thực
hiện hành vi này. Do vậy, địi hỏi tất yếu phải có ủy thác21. Hoạt động UTMBHH đã và
đang trở thành một trong những hoạt động có tầm ảnh hưởng trong nền kinh tế đất
nước
1.2.2 Đặc điểm của ủy thác mua bán hàng hóa
Trong thực tiễn kinh doanh thương mại, có nhiều trường hợp thương nhân có hàng
hóa nhưng khơng muốn hoặc khơng thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng bán hàng
cho tổ chức, cá nhân khác nên cần sự giúp đỡ của một bên khác (bên nhận ủy thác bên trung gian thương mại), theo đó, UTMBHH là một trong những hoạt động trung
gian thương mại được quy định tại Mục 3 Chương V LTM 2005. Dựa vào định nghĩa
của UTMBHH theo quy định của Điều 155 LTM 2005 thì UTMBHH có những đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động UTMBHH là một hình thức trung gian thương mại, là loại
hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do bên nhận ủy thác thực hiện vì lợi ích của
bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác.
Trước tiên, UTMBHH là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại, thương nhân
trung gian sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ UTMBHH, theo đó, bên ủy thác (bên thuê
dịch vụ) có nhu cầu sử dụng dịch vụ và phải có nghĩa vụ trả thù lao cho bên nhận ủy
thác (bên thực hiện dịch vụ). Các bên tham gia quan hệ trực tiếp giao dịch với nhau
bàn bạc thỏa thuận nội dung của giao dịch theo đó bên ủy thác có tiền hoặc có hàng để
giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua hàng hoặc bán hàng theo các điều kiện
19

Phạm Duy Nghĩa, tlđd (16), tr. 549
Điều 159 LTM 2005
21
Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (267)/2014, tr. 30
20


8


đã thỏa thuận với bên ủy thác, đối với hoạt động UTMBHH có sự tham gia của ba bên
(bên ủy thác, bên nhận ủy thác, bên thứ ba), trong đó bên nhận ủy thác nhận sự ủy
nhiệm của bên ủy thác để thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Có hai loại ủy thác: (i) ủy
thác mua hàng tức là bên ủy thác đưa tiền cho bên nhận ủy thác mua hang; (ii) ủy thác
bán hàng là bên ủy thác giao hàng cho bên nhận ủy thác để bán. Tuy nhiên, trong thực
tiễn kinh doanh, vì một số lý do nhất định mà hoạt động ủy thác bán hàng diễn ra sôi
nổi hơn22. Theo quy định của LTM 2005, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi
giao dịch với bên thứ ba, điều đó có nghĩa là họ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi
của mình, do đó, bên ủy thác sẽ yêu cầu bên nhận ủy thác thay mặt bên ủy thác quan hệ
với bên thứ ba để mua bán hàng hóa thương mại. Bên nhận ủy thác sẽ có nhiệm vụ tìm
hiểu thị trường, tìm hiểu đối tác, đàm phán giao dịch với bên thứ ba để thực hiện việc
mua, bán hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác. Bên nhận ủy thác thực hiện hoạt động
mua hoặc bán hàng hóa với bên thứ ba khơng vì lợi ích của chính bản thân mình mà vì
lợi ích của bên ủy thác và được hưởng thù lao ủy thác. Tuy nhiên, bên nhận ủy thác sẽ
được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, mục đích cơ bản nhất của bên
nhận ủy thác là nhằm tới thù lao mà bên ủy thác sẽ trả cho bên nhận ủy thác chứ họ
không mua, bán hàng hóa nhằm lợi ích của bản thân họ.
Thứ hai, hoạt động UTMBHH trong thương mại song song tồn tại hai quan hệ:
quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác; quan hệ giữa bên nhận ủy thác và bên
thứ ba - các quan hệ này đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Để mối quan hệ ủy thác được thiết lập buộc phải có sự xuất hiện của ba chủ thể
(bên ủy thác, bên nhận ủy thác và bên thứ ba), trong hoạt động UTMBHH, trước tiên
bên ủy thác phải có nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác và bên nhận ủy thác phải thiết lập
được quan hệ với nhau. Bên ủy thác và bên nhận ủy thác thỏa thuận được nội dung
công việc mà bên được ủy nhiệm thực hiện những công việc mà bên ủy thác giao cho,
quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Có thể thấy, bên ủy thác và

bên nhận ủy thác có mối liên hệ mật thiết, gắn bó, chặt chẽ trên cơ sở phát sinh hợp
đồng - hợp đồng UTMBHH có tính chất song vụ, ưng thuận và có tính chất đền bù.
Hình thức của những hợp đồng này (hợp đồng UTMBHH và hợp đồng mua bán hàng
hóa) phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương
đương23. Hoạt động UTMBHH sẽ không thể thực hiện được nếu như chỉ tồn tại quan

22

Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 264
23
Điều 159 LTM 2005

9


hệ giữa bên ủy thác và bên ủy thác, để thực hiện hoạt động UTMBHH, bên nhận ủy
thác phải giao dịch với bên thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà bên ủy thác giao cho. Khi
giao dịch với bên thứ ba, tư cách và vai trò của bên nhận ủy thác là không giống nhau,
bên nhận ủy thác sẽ nhân danh chính mình để thực hiện cơng việc mà bên ủy thác giao
cho, bên nhận ủy thác tiến hành các hoạt động thương mại vì lợi ích của bên ủy thác
nhưng lại nhân danh chính mình để giao dịch với bên thứ ba. Do đó, bên nhận ủy thác
phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh do mình thực hiện với bên thứ
ba24. Như vậy, khi có bất kì hậu quả pháp lý nào phát sinh trong giao dịch, bên thứ ba
chỉ có thể kiện địi bên nhận ủy thác chứ khơng thể kiện địi đối với bên ủy thác vì bên
thứ ba khơng có quan hệ pháp lý đối với bên ủy thác, quan hệ giữa bên nhận ủy thác và
bên thứ ba cũng được xác lập trên cơ sở hợp đồng - hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.3 Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và các hình thức trung gian
thương mại khác trong Luật thương mại 2005
Hoạt động kinh doanh UTMBHH diễn ra trong những năm gần đây nhưng đã có

những đóng góp tích cực trong cơng cuộc đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kỳ
của sự chuyên mơn hóa, hợp tác phát triển cao độ, yếu tố thời cơ được đặc biệt quan
tâm xem xét. Hoạt động UTMBHH với vai trị của mình đã mang lại rất nhiều thành
tựu, do đó, nhằm làm rõ đặc điểm pháp lý của UTMBHH và những ưu điểm, nhược
điểm của nó thì cần đặt hoạt động UTMBHH trong sự so sánh với các hoạt động trung
gian thương mại khác.
1.3.1 Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thương nhân
“Đại diện cho thương nhân, là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại
diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù
lao về đại diện”25
Trên thế giới hoạt động đại diện cho thương nhân có nguồn gốc phát triển từ lâu và
là một trong những hoạt động trung gian thương mại quan trọng bậc nhất. Hoạt động
đại diện thương nhân và UTMBHH mang những điểm tương đồng nhất định. Trong hai
hoạt động này, đều xuất hiện mối quan hệ ba bên, theo đó, hoạt động đại diện cho
thương nhân xuất hiện 3 chủ thể (bên đại diện, bên giao đại diện và bên thứ ba - khách
hàng). Hoạt động UTMBHH, xuất hiện 3 chủ thể (bên ủy thác, bên nhận ủy thác và bên
thứ ba), bên nhận ủy thác và bên đại diện cho thương nhân đều là các thương nhân thực
24
25

Nguyễn Thị Vân Anh (2006), tlđd (2), tr. 49
Điều 141 LTM 2005

10


hiện các cơng việc theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của bên ủy thác, bên giao đại diện để
được hưởng thù lao. Cũng chính từ sự giống nhau này là pháp luật của nhiều nước trên
thế giới không phân biệt quan hệ đại diện và quan hệ ủy thác (các nước theo thuộc hệ

thống Thông luật - Common law)26. Dù mang nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng
UTMBHH và đại diện cho thương nhân mang những điểm khác nhau căn bản:
Về tư cách chủ thể - tư cách pháp lý, hoạt động đại diện cho thương nhân bắt buộc
bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân, bên giao đại diện phải là
thương nhân có quyền thực hiện hoạt động thương mại bên đại diện quan hệ với bên
thứ ba với tư cách của bên giao đại diện và về cơ bản không phải chịu trách nhiệm đối
với hoạt động nhân danh bên giao đại diện27. Trong khi đó, bên ủy thác khơng nhất
thiết phải là thương nhân và khơng phải là thương nhân có quyền thực hiện hoạt động
trong lĩnh vực mà họ ủy thác. Trong hoạt động UTMBHH, bên nhận ủy thác phải nhân
danh của chính mình nên hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được ký kết với bên thứ
ba và mọi hậu quả pháp lý mang nghĩa vụ pháp lý cho bên ủy thác;
Về nội dung, hoạt động đại diện cho thương nhân có nội dung rộng hơn nội dung
của hoạt động UTMBHH, trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện có
thể được bên giao đại diện ủy quyền thực hiện nhiều hành vi pháp lý khác nhau, trong
nhiều lĩnh vực khác nhau khơng giới hạn. Cịn đối với hoạt động UTMBHH, bên được
ủy thác chỉ được bên giao ủy thác ủy nhiệm ký kết một hoặc một số hoạt động cụ thể
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa (phạm vi ủy thác bị giới hạn);
Về thời gian, thời gian ký kết hợp đồng giữa bên đại diện cho thương nhân và bên
giao đại diện có thể diễn ra trong một thời gian dài, thời hạn đại diện do các bên thỏa
thuận, trong khi, hoạt động UTMBHH diễn ra trong một thời gian hữu hạn, tùy vào
lượng công việc được ủy thác và hợp đồng ký kết – LTM 2005 không quy định về thời
hạn thực hiện hợp đồng ủy thác cho các bên;
Về phạm vi nhận ủy quyền, bên nhận ủy thác có thể nhận UTMBHH cho nhiều bên
ủy thác trong thời gian ủy thác, theo đó, “bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua
bán hàng hóa cho nhiều bên khác nhau”. Trong khi đó, bên đại diện cho thương nhân
khơng thể thực hiện điều này trừ trường hợp có thỏa thuận – bên đại diện khơng được

26

Xem mục 2.2.1 của Khóa luận này

Luật Dương Gia, “So sánh đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa”
/>truy cập ngày 01/4/2019
27

11


thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba
trong phạm vi đại diện28
Về quyền chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng do bên trung gian thương mại
ký với bên thứ ba khơng đúng thẩm quyền, bên giao đại diện có quyền chấp nhận hay
không chấp nhận hợp đồng ký kết giữa bên đại diện với bên thứ ba29. Trong khi đó,
hoạt động UTMBHH không đặt ra vấn đề này.
1.3.2 Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và mơi giới thương mại
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một bên thương nhân làm
trung gian (gọi là bên mơi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, dịch vụ và được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”30
Trong những năm gần đây hoạt động môi giới thương mại tại Việt Nam có điều
kiện phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này chưa phát huy đúng khả năng của nó do
LTM 2005 không dành nhiều quy định cho hoạt động này. Theo quy định của LTM
2005, môi giới được hiểu là người làm trung gian cho các bên tiếp xúc, bên môi giới là
người xúc tiến cho các bên xác lập quan hệ thương mại. Hoạt động UTMBHH và môi
giới thương mại đều là hoạt động trung gian mua bán hàng hóa, bên trung gian trong
hai quan hệ này đều phải là thương nhân thực hiện công việc mà bên sử dụng dịch vụ
giao cho. Bên cạnh đó, hoạt động UTMBHH và môi giới thương mại cũng tồn tại
những điểm khác nhau:
Về chủ thể, trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới thương mại không
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà bên mơi giới chỉ là bên trung gian giới thiệu
người sử dụng dịch vụ môi giới với bên thứ ba ký hợp đồng với nhau, bên mơi giới
khơng trực tiếp tham gia vào qua trình ký và thực hiện hợp đồng. Do đó, bên mơi giới

không phát sinh bất cứ nghĩa vụ pháp lý nào với bên thứ ba mà chỉ phát sinh nghĩa vụ
với bên được môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại. Bên cạnh đó, bên mơi giới
là thương nhân, nhưng khơng nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với
ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Trong khi đó, đối với hoạt động
UTMBHH, bên nhận ủy thác phải là thương nhân và phải có ngành nghề kinh doanh
trùng với ngành nghề kinh doanh của bên ủy thác. Trong hoạt động UTMBHH, người
được ủy thác phải tham gia vào 02 hợp đồng, hợp đồng với bên ủy thác - gọi là hợp
đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng còn lại là hợp đồng với bên thứ ba để thực

28

Khoản 4 Điều 145 LTM 2005
Khoản 1 Điều 146 LTM 2005
30
Điều 150 LTM 2005
29

12


hiện các hoạt động ủy thác mua hoặc bán hàng hóa đã quy định trong hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa;
Về phạm vi hoạt động, mơi giới thương mại được thực hiện trên nhiều lĩnh vực (du
lịch, dịch vụ, bất động sản, tài chính, chứng khốn). Hoạt động UTMBHH bị giới hạn
phạm vi thực hiện, chỉ được thực hiện trong phạm vi mua hoặc bán hàng hóa;
Về quan hệ pháp lý xác lập với bên thứ ba, bên nhận ủy thác khác với bên môi giới
thương mại ở tư cách và trách nhiệm khi giao dịch với bên thứ ba. Bên mơi giới thương
mại khơng có quan hệ với bên thứ ba mà chỉ có chức năng giới thiệu bên thứ ba thiết
lập quan hệ với bên được môi giới. Còn đối với hoạt động UTMBHH, bên nhận ủy
thác sẽ trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba;

Về hình thức hợp đồng, hợp đồng UTMBHH được LTM quy định chặt chẽ, các bên
phải giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương.
Trong khi đó, hợp đồng về môi giới thương mại không thể hiện được sự bắt buộc về
hình thức.
1.3.3 Phân biệt ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
“Đại lý thương mại là là hoạt động thương mại theo đó bên giao đại lý và bên đại
lý thỏa thuận việc đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”31,
UTMBHH và đại lý thương mại mang những đặc điểm chung của hoạt động trung
gian thương mại. Theo đó, bên trung gian trong hai hoạt động này (bên đại lý và bên
nhận ủy thác) đều là thương nhân và đều nhân danh chính mình để thực hiện cơng việc
cho bên th dịch vụ trung gian thương mại, trực tiếp giao dịch với bên thứ ba và phải
chịu trách nhiệm với bên thứ ba về các hoạt động của mình. Hình thức hợp đồng của
hai hoạt động này phải bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý có giá trị tương đương văn
bản. Đối tượng của hợp đồng trung gian là công việc trung gian để được hưởng thù lao.
Hàng hóa hay dịch vụ không phải là đối tượng của hợp đồng trung gian mà là đối
tượng của hợp đồng giữa bên trung gian với bên thứ ba. Bên cạnh những điểm giống
nhau, hoạt động UTMBHH và đại lý thương mại cũng tồn tại những đặc trưng nhất
định để phân biệt lẫn nhau:
Về phương diện chủ thể, bên giao đại lý và bên đại lý bắt buộc phải là thương nhân,
trong khi chủ thể của quan hệ ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết là thương nhân (có
thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân). Bên đại lý phải đăng ký kinh

31

Điều 166 LTM 2005

13




×