Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 hiểu biết chưa đúng về khối u tuyến vú pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.75 KB, 5 trang )

7 hiểu biết chưa đúng về khối
u tuyến vú
1. Khối u vú nào cũng là UT?
“Điều này là ảo tưởng, nhưng lại là một cách nghĩ khá
phổ biến ở phụ nữ”, theo GS. Stephen Sener, nguyên Chủ
tịch Hội UT Hoa Kỳ. Mỗi phụ nữ cần cảnh giác khi phát
hiện bất kỳ khối u nào ở tuyến vú của mình. Vấn đề cần
thiết là phải được xác định rõ: khối u có phải là u ác tính
(UT) không? Thực tế, tâm lý và ứng xử của mỗi người có
khác nhau tùy trình độ học vấn, văn hóa, điều kiện tài
chính, nghề nghiệp, nơi cư trú (sống ở thành phố hoặc
miền quê). Phụ nữ có tuổi càng dễ lo lắng mất ăn mất ngủ
hơn vì sợ bệnh UT. Một số phụ nữ trẻ thì thờ ơ, chủ quan:
bệnh UT vú ít có ở người trẻ tuổi!

Nên tự khám tuyến vú của
mình mỗi tuần
Thống kê cho thấy: UT vú có nguy cơ xảy ra ở người có
tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh nhiều hơn ở người trẻ. Tỉ lệ
mắc bệnh UT vú ở người phụ nữ có tuổi là 1/7 hoặc 1/8
khi phát hiện khối u bất thường ở vú.
Đừng quên một số bệnh lành tính cũng có thể gặp ở tuyến
vú phụ nữ như: u nang nước (còn gọi bọc nước), u sợi
tuyến (thay đổi sợi bọc tuyến vú), u lao, u mỡ, khối tụ
máu, viêm vú, viêm giãn ống dẫn sữa…
Dù sao, cần đến thăm khám để xác định bệnh ở BS
chuyên khoa ung bướu (UB).
2. UT vú luôn có biểu hiện khởi đầu là khối u vú?
“Không nhất thiết như thế”, theo BS. Jennifer Eng-Wong,
Viện UT Lombardi, Đại học Georgetown, Washington
DC, Hoa Kỳ. Lý do: một số bệnh UT vú cũng có triệu


chứng khởi đầu khác như: chảy dịch núm vú, ngứa loét
núm vú, một chỗ dày, dính da ửng hồng, một hạch nhỏ ở
vùng nách… Đôi khi, chẩn đoán UT vú được nhận định
thật sớm qua siêu âm và chụp nhũ ảnh tuyến vú khi chị
em phụ nữ khám tầm soát UT vú định kỳ.
3. Khối u vú ác tính có biểu hiện khác khối u lành tính
Không phải luôn luôn là như vậy. Có thể nhầm lẫn khi
thăm khám u vú ác/lành tính, u nang, u lao… Nhiều người
hay nghĩ: khối u UT vú phải cứng, không di động, đau.
Thật khó xác định lành/ác tính nếu khối u ở phần sâu,
kích thước nhỏ và thành ngực người phụ nữ dày. Việc
thăm khám BS chuyên khoa UB và làm các xét nghiệm
định bệnh thêm là vô cùng cần thiết.
4. Khối u vú còn nhỏ không cần lo lắng?
Đây cũng là một hiểu biết chưa đúng thường gặp. Thực
ra, UT khởi bệnh với khối u có kích thước rất nhỏ (UT
giai đoạn tại chỗ, rất sớm). Khối u UT vú phát triển dần
theo thời gian từ cỡ hạt đậu, về sau to như quả cam. Kích
thước khối u không có ý nghĩa xác định tính chất lành/ác
tính để chủ quan bỏ qua, thiếu cảnh giác UT vú. Việc
thăm khám lâm sàng khối u kích thước nhỏ có khó khăn,
nhưng siêu âm, chụp CT-scan tuyến vú hoặc chụp MRI
giúp người thầy thuốc xác định khối u.
5. Sờ chạm khối u vú rồi, nhưng chưa cần khám bác sĩ
vội?
Không nên chần chừ, dù rằng khối u vú bạn sờ gặp chỉ
bằng đầu ngón tay trỏ. Nên thu xếp và đi khám với BS
chuyên khoa UB hoặc bệnh viện có chuyên khoa UB
ngay, nhất là khi bạn ở tuổi trung niên hoặc ở thời kỳ mãn
kinh (40 - 55 tuổi). Ngoài việc thăm khám lâm sàng, các

BS sẽ cho thực hiện thêm siêu âm tuyến vú. Chụp nhũ ảnh
tuyến vú khi có tổn thương vú nghi ngờ ác tính. Đôi khi,
cần thực hiện thêm kỹ thuật chọc hút khối u và xét
nghiệm tế bào (FNA) để xác định tính chất lành/ác tính
của khối u vú.
6. Khối u vú của tôi lành tính bởi vì gia đình tôi không
có người bị UT vú?
Cần nhớ: chỉ có 5 - 10% người UT vú có yếu tố di truyền
gia đình với các gen BRCA1, BRCA2. Đa số phụ nữ bị
UT vú không biết rõ căn nguyên gây bệnh. Và phần nhiều
có tâm lý chủ quan, vô tư: khối u vú của tôi không phải
UT vú, vì gia đình tôi không ai bị bệnh này.
7. Người phụ nữ có tiền sử bị nang nước tuyến vú thì ít
bị UT vú?
GS. Susan Love, Trường Đại học UCLA, bang California
cho biết: một số phụ nữ đi khám bệnh vì có khối u vú đã
quan niệm như vậy. Thực ra, bất kỳ một dấu hiệu bất
thường nào xuất hiện thêm ở vú, vùng nách (như u vú,
hạch nách), núm vú (chảy dịch, lở loét )… đều phải được
thăm khám, xem xét cẩn thận với BS chuyên khoa để xác
định UT vú và điều trị sớm.
Bệnh UT vú nếu được phát hiện chẩn đoán sớm và điều
trị đúng mức thì kết quả điều trị rất cao, có thể đạt 80%
sống thêm hơn 5 năm.
Mỗi phụ nữ nên tự khám tuyến vú của mình mỗi tuần và
nên đi khám tầm soát UT vú mỗi năm ở độ tuổi từ 40 trở
lên với BS chuyên khoa UB

×