Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Giáo án điện tử công nghệ: nhà máy điện ứng dụng năng lượng tái tạo từ trấu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 19 trang )


CÔNG NGH - THUY T TRÌNHỆ Ế
NHÓM 9 – LỚP 12P
2


TÌNH HÌNH S D NG TR U N C TA Ử Ụ Ấ Ở ƯỚ
HI N NAYỆ
Trấu: phụ phẩm từ nông nghiệp, được sử
dụng có hướng phát triển năng lượng tái tạo
sẽ biến chất thải thành năng lượng và lợi
nhuận. Hiện nay trấu được sử dụng cho mục
đích phi năng lượng, mục đích năng lượng
gần như không có.
Mỗi năm, sản xuất khoảng 18 triệu tấn lúa,
thải ra tới 7,5 - 8 triệu tấn vỏ trấu, tập trung
vào khoảng 4,5 triệu tấn, sử dụng 3 triệu tấn,
1,5 triệu tấn thường dư thừa phải thải ra
kênh, rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Trấu chất như núi tại một nhà máy
xay xát ở xã Vọng Đông (Thoại Sơn,
An Giang)


TI M NĂNG S N XU T ĐI N TR UỀ Ả Ấ Ệ Ấ
1,5 triệu tấn trấu dư thừa => có thể dùng làm
nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, tạo ra tới
1 - 1,2 triệu kWh/năm với công suất lắp đặt của
các nhà máy này dao động từ 160-180 MW. .
Theo ông Hironori Kawamura, đại diện NEDO khu


vực Đông Nam Á, Việt Nam có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển nhiệt điện sử dụng trấu.
Từ những tính toán, khảo sát các khu vực có
nhiều cơ sở xay xát gạo, khả năng thu gom, vận
chuyển bằng đường thủy (trong vòng bán kính
30km), NEDO đề xuất 3 dự án nhiệt điện sử dụng
trấu: Hòa An (An Giang), Cai Lậy (Tiền Giang) và
Tân An (Long An), cùng công suất 4 MW.

Sản xuất điện từ trấu: giải pháp khả thi
tiềm năng nhằm sử dụng trấu hiệu quả
như một nguồn tài nguyên quốc gia; vừa
đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia vừa góp phần
bảo vệ môi trường, tăng nguồn thu cho
người dân và cộng đồng xã hội.

U I M C A NHÀ MÁY I N Ư Đ Ể Ủ Đ Ệ
TR UẤ
Là nguồn thay thế sạch và kinh tế hơn so với
các nhiên liệu truyền thống như than để phát
điện hiện nay.
Giá trấu rẻ,ổn định, khối lượng lớn, đã có biện
pháp ép trấu thành thanh đốt để lưu trữ.
Giá thành hợp lý, góp phần tiết kiệm nguồn
nhiên liệu hóa thạch không tái tạo, bảo vệ môi
trường.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, giảm tình
trạng thiếu điện.
Thủ tục pháp lý về đầu tư sản xuất năng

lượng tái tạo, năng lượng sinh khối đã có.

99% các cơ sở xay xát có quy mô nhỏ, phân tán
=> thu gom trấu với số lượng lớn rất khó khăn;
khó vận chuyển; chi phí vận chuyển sẽ rất cao;
khó đảm bảo đầy đủ nguồn nhiên liệu cả năm
do sản lượng trấu không đều theo mùa vụ lúa
và phân tán…
Phải có nhà kho lớn để dự trữ.
Quy mô nhỏ, hiệu suất thấp => suất đầu tư và
chi phí sản xuất điện trên 1 kWh càng cao,
nhưng giá bán điện cho tập đoàn điện lực thấp
hơn chi phí đầu tư.
Vấn đề lo lắng nhất hiện nay của các nhà đầu
tư là nguồn cung cấp trấu và giá bán điện.
Thách
th cứ

Không có công nghệ lò đốt tốt, phải nhập khẩu
hoàn toàn => không thể thay thế cho các loại
nhiên liệu truyền thống.
Chi phí sản xuất điện của năng lượng tái tạo
cao hơn rất nhiều so với năng lượng hóa thạch
Thiếu nguồn tài chính phù hợp, chưa áp dụng
cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam
Chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư,
thiếu một cơ quan đầu mối tập trung để điều tiết
hoạt động phát triển và sử dụng năng lượng tái
tạo
Hiện nay Việt Nam chưa có thị trường bán tro

trấu

Bi n pháp gi i ệ ả
quy tế

Cần nghiên cứu các loại máy ép trấu thành các
thanh đốt => vận chuyển và lưu kho bãi dễ
dàng, ít chiếm diện tích hơn, nhà máy chủ động
được nguồn nhiên liệu, ổn định giá trấu nhờ
những hợp đồng dài hạn với các cơ sở xay xát.

Có những cơ chế hỗ trợ về vốn, ưu đãi giá bán
điện

Thiết lập được chuỗi cung cấp trấu ổn định, lâu
dài.

Cần xây dựng biểu giá bán điện chuẩn và duy
trì 2-3 năm.

Cần quan tâm để có công nghệ đốt an toàn, công
nghệ nén khối lớn hơn để giảm thiểu chi phí vận
chuyển.
Thiết lập một mối liên kết giữa các ngân hàng, các
định chế tài chính trong và ngoài nước => đảm bảo có
một cơ chế tài chính sẵn sàng và linh hoạt cho các dự
án khai thác năng lượng trấu tại Việt Nam
Có quy hoạch phát triển năng lượng mới và năng
lượng tái tạo
Khuyến khích hỗ trợ phát triển và sử dụng năng lượng

tái tạo
Xây dựng cơ chế chính sách dự án điện nối lưới, xây
dựng quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng tái
tạo cấp quốc gia và địa phương, xây dựng chương
trình quốc gia về năng lượng tái tạo…

Một số nhà máy điện trấu
Thái Lan: 2 nhà máy nhiệt điện dùng trấu tại
tỉnh Nakornrachasima (công suất 2,5 MW) và
tỉnh Pathumtami (công suất 10 MW).
Campuchia: đã có nhà máy nhiệt điện dùng
trấu tại tỉnh Ang Snoul, công suất 2 MW.
Malaysia: có nhà máy tại Perak công suất 1,5
MW…
Tiền Giang: 1 dự án vốn đầu tư trên 18,6 triệu
USD, đã được chính quyền chấp thuận , công
suất 10MW, sử dụng 117.440 tấn trấu/năm và
thải ra khoảng 21.139 tấn tro trấu/năm.

An Giang: hai dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu. Một
tại khu công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới, diện tích
18ha, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu
USD, do Cty Đông Thành đầu tư. Một với công suất
10 MW, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư
khoảng 15 triệu USD, do Cty Cổ phần đầu tư và Tái
tạo môi trường 1 đầu tư xây dựng => giải quyết
khoảng 240 ngàn tấn trấu dư thừa.
Đồng Tháp: Cty Cổ phần điện Duy Phát xây dựng
nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện
Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế

10MW.
Kiên Giang: nhà máy điện trấu công suất 11 MW, do
Cty Cổ phần Thương mại và Đầu tư quốc tế Việt
Trung làm tư vấn.

TP Cần Thơ, Cty Cổ phần Nhiệt điện Đình
Hải đã đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt
điện đốt trấu tại khu công nghiệp và chế xuất
Trà Nóc.
Hiện Cty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải đang
hợp tác với Cty Điện lực J-Power (Nhật Bản)
đầu tư xây một nhà máy nhiệt điện đốt trấu
tại quận Thốt Nốt, công suất 10 MW, tiêu
thụ khoảng 80.000 tấn trấu/năm.
J-Power cho rằng, nếu dự án này thành
công, sẽ tiếp tục đầu tư xây thêm 10-15 nhà
máy nữa tại các tỉnh, thành ĐBSCL.

Mô hình nhà máy điện trấu 10 MW dự kiến
xây dựng tại Thoại Sơn - An Giang

Nhà máy nhiệt điện trấu tại khu CN,
khu chế xuất Trà Nóc – Cần Thơ


NHÓM 9
Huỳnh Ngọc Anh Thư
Trần Thị Thu Trúc
Dương Hoàng Hội

×