Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề cương kỹ năng mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.55 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN KỸ NĂNG MỀM
TT

1

2
3

Nội dung
CHƯƠNG I
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
A. LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm giao tiếp và vai trò của giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp và các hình thức giao tiếp
Trong quá trình sống và hoạt động, bản thân mỗi con người luôn
tồn tại nhiều mối quan hệ với những người xung quanh, đó là mối quan
hệ huyết thống, như: Cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, anh, chị, em;
quan hệ hành chính - cơng việc, như: Đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo nhân viên và các quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ đó, chỉ có 1 số
ít là sẵn có ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, như huyết
thống, cịn lại đa số các quan hệ khác được hình thành, phát triển trong
quá trình chúng ta sống và hoạt động cùng cộng đồng xã hội, thơng qua
các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc với người khác mà chúng ta gọi
là giao tiếp.
1.1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người
và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội khác nhằm thỏa mãn
những nhu cầu nhất định.
1.1.1.2. Các hình thức giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:
- Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, có 3 hình thức giao tiếp:
+ Giao tiếp liên nhân cách (giữa 2 - 3 người với nhau).


+ Giao tiếp nhóm: Đây là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một
tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho
hoạt động này.
+ Giao tiếp xã hội: Là giao tiếp giữa một người với một nhóm
người (như trong lớp học, hội nghị,…).
Nội dung thực hành: Bài thực hành 1
1.1.1.2. Các hình thức giao tiếp (tiếp)
- Dựa vào tính chất tiếp xúc, có 2 hình thức giao tiếp:
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại hình giao tiếp thơng dụng nhất trong
mọi hoạt động của con người, trong đó các đối tượng của giao tiếp trực
tiếp gặp gỡ nhau và thường dùng ngơn ngữ nói để biểu cảm và truyền
cho nhau những ý nghĩ, tình cảm của mình.
+ Giao tiếp gián tiếp: Là hình thức thơng qua một phương tiện
trung gian khác như điện thoại, mạng xã hội, email,…
- Dựa vào hình thức của giao tiếp, có 2 hình thức giao tiếp:
+ Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp mang tính cơng vụ, theo
chức trách, quy định, thể chế, như hội họp, mít tinh, đàm phán,…
+ Giao tiếp khơng chính thức: Là giao tiếp mang tính cá nhân giữa
những người đã có quen biết, khơng chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử
dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Mục đích của giao tiếp
này là để đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi với nhau.

1

Ghi chú


4

5


6
7

- Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, giao tiếp được
biểu hiện ở 3 hình thức:
+ Giao tiếp ở thế mạnh: Ai cần ai.
+ Giao tiếp ở thế yếu: Nhân viên với giám đốc.
+ Giao tiếp ở thế cân bằng: Bạn bè, đồng nghiệp.
Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong quan hệ giao
tiếp, nó nói lên ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý (ví dụ: Ai cần ai, ai không
cần ai, ai sợ ai, ai không sợ ai,…). Thế tâm lý của một người đối với một
người khác chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ. Chẳng hạn,
khi chúng ta giao tiếp với bạn bè trong lớp (là ở thế cân bằng) sẽ có
những hành vi, cử chỉ, tư thế khác so với khi chúng ta giao tiếp với một
người giám đốc trong cuộc phỏng vấn xin việc làm (khi mà chúng ta ở
thế yếu). Chính vì vậy, để có những hành vi giao tiếp cho hợp lý, chúng
ta cần phải xác định thế tâm lý của ta so với đối tượng, tức là xem ai
mạnh hơn ai về mặt tâm lý trong cuộc giao tiếp đó. Khi đánh giá thế tâm
lý của nhau, chúng ta cần chú ý so sánh nhiều khía cạnh khác nhau, tránh
chủ quan, phiến diện mà dẫn đến sai lầm. Bởi vì giữa ta với đối tượng
giao tiếp có thể có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc, cũng có khi chúng ta
mạnh hơn họ trong mối quan hệ này, nhưng họ lại mạnh hơn ta trong
mối quan hệ khác. Trong giao tiếp chúng ta còn phải chú ý điều chỉnh
tâm lý cho phù hợp với từng tình huống cụ thể.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 2;
- Tình huống 1:
Bạn đang sống trong kí túc xá và có ý định chuyển ra ở ngoại trú
trong học kỳ tới (hoặc ngược lại) nhưng bố mẹ bạn không đồng ý với

quyết định này. Trong tình huống đó, bạn sẽ thuyết phục bố mẹ bạn như
thế nào?
1.1.1.2. Các hình thức giao tiếp (tiếp)
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, giao tiếp được biểu hiện ở 3
hình thức:
+ Giao tiếp vật chất: Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao
tiếp với nhau bằng hành động với vật thể.
+ Giao tiếp ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một
dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ người - người bằng các tín
hiệu từ ngữ. Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng
cùng nói một thứ tiếng gắn với vật thể hay một hiện tượng, phản ánh một
nội dung nhất định, đó là nghĩa của từ. Nghĩa này chung cho cả cộng
đồng người nói ngơn từ đó.
+ Giao tiếp tín hiệu: Ngơn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp
ngơn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngồi ra người ta cịn dùng các
loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt,…
Nội dung thực hành: Bài thực hành 3
1.1.2. Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp có vai trị đặc biệt quan trọng đối với đời sống mỗi cá
nhân và trong xã hội. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội
loài người.

2


1.1.2.1. Vai trò đối với cá nhân
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách phát triển bình
thường.
Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách
phát triển bình thường. Khơng có giao tiếp, con người sẽ cảm thấy mình

bị lạc lõng, cơ đơn. Thông qua giao tiếp, con người tiếp xúc lẫn nhau, ta
nhận thức được chuẩn mực thẩm mĩ, đạo đức, pháp luật trong xã hội; từ
đó biết được nguyên tắc ứng xử, nên và khơng nên làm gì, điều gì là
đúng, sai,…
- Nhờ giao tiếp mà các phẩm chất của con người, đặc biệt là
phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển.
Nhờ có giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội,
lĩnh vực văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội đồng thời thơng qua giao tiếp,
con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân
loại. Từ quá trình giao tiếp, con người sẽ có cách nhìn nhận về nhau,
hiểu ý nhau nên từ đó mỗi người sẽ tự điều chỉnh, điều khiển nhận thức,
hành vi của mình để phù hợp với những quy phạm đạo đức, chuẩn mực
xã hội, các quan hệ xã hội. Điều này sẽ giúp cá nhân phát huy điểm
mạnh và hạn chế những tiêu cực trong đời sống xã hội. Song song với
hoạt động giao tiếp, con người sẽ tự động tiếp thu tri thức về nền văn
hóa, xã hội, lịch sử và chuyển hóa chúng thành kinh nghiệm, vốn sống,
chiêm nghiệm đúc rút cho bản thân. Kinh nghiệm của cá nhân tạo thành
và phát triển trong chính đời sống tâm lí, góp phần vào sự phát triển của
xã hội. Không giao tiếp với mọi người xung quanh thì chúng ta khơng
biết cách cư xử sao cho đúng mực, khi đó cá nhân sẽ gặp nhiều khó
khăn, khủng hoảng cơ lập về mặt tinh thần. Chưa kể đến việc nếu con
người không giao tiếp với nhau thì khơng thể truyền đạt những tâm tư,
tình cảm dẫn đến sự nghèo nàn, thiếu thốn trong tâm hồn, thiếu cách ứng
xử sao cho phù hợp.
Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức: Trong giao
tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ
xã hội mà còn nhận thức, đánh giá bản thân mình. Bằng cách này mỗi
người sẽ thơng qua người khác xem những người xung quanh mình nghĩ
thế nào về bản thân họ, nói cách khác là họ đánh giá bản thân thông qua
những người họ giao tiếp, xem ý kiến của mình có đúng đắn khơng, có

được người khác thừa nhận khơng. Trên cơ sở đó, mỗi người sẽ tự nhận
thức được và tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của bản thân theo hướng
tăng hoặc giảm sự thích ứng với mọi người xung quanh. Việc tự ý thức
trong giao tiếp là điều kiện để trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ
thể của xã hội. Tự ý thức giúp cá nhân tự tin, độc lập, quyết đốn, rõ
ràng hơn trong mọi việc. Qua q trình giao tiếp, cá nhân tự điều chỉnh
suy nghĩ, hành vi với mục đích tự giác; mỗi người có xu hướng tự giáo
dục chính mình, tự hồn thiện bản thân.
1.1.2.2. Vai trị đối với đời sống xã hội
Giao tiếp là điều kiện để tồn tại và phát triển xã hội. Đồng thời,
giao tiếp cịn là cơng cụ đắc lực, là yếu tố cơ bản để thiết lập mối quan
hệ hợp tác giữa các cá nhân, giữa các tập thể với nhau thúc đẩy các hoạt

3


8

9

10
11

động sản xuất có hiệu quả hơn. Trước khi đánh giá một người chúng ta
luôn bắt đầu từ việc giao tiếp với họ. Người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt
có thể để lại ấn tượng đẹp trong lịng người đối diện từ đó xây dựng mối
quan hệ bền chặt và là cơ sở để nhận được sự tin tưởng từ những người
xung quanh. Gia đình, bạn bè, người thân, hàng xóm,… tất cả những mối
quan hệ này đều quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào trong xã hội.
Nội dung thực hành:

- Bài thực hành 4;
- Tình huống 2:
Do gặp chuyện không vui nên cha hay mẹ bạn mắng bạn vơ cớ.
Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
1.2. Các phương tiện giao tiếp cơ bản
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để
thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình
trong một cuộc giao tiếp.
1.2.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng
ngơn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như
diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:
- Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của ngơn ngữ có hai hình thức để
tồn tại là: Khách quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên
sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm.
- Tính chất của ngơn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu,…
Có vai trị hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao
tiếp được thành cơng. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp
thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập
quán, nền văn hóa, do đó đừng gị ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ
của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 5
1.2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó
giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.
- Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, các cơng trình
nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc:
Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi. Ngồi ra, nét mặt cịn cho
ta biết về cá tính của con người.
- Nụ cười: Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu

lộ tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có
bấy nhiêu cá tính. Do đó, trong giao tiếp ta phải biết tinh nhạy quan sát
nụ cười của đối tượng giao tiếp.
- Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm
trạng và ước nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị
trí xã hội của mỗi bên.
- Các cử chỉ: Gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay,…
vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
- Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trị vị trí xã hội của cá
nhân, thơng thường một cách vơ thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá

4


12

13

nhân đảm nhận.
- Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng
người, màu da và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm
trang sức.
- Không gian giao tiếp: Là một phương tiện để bộc lộ mối quan hệ
tình cảm giữa các bên với nhau. Có 4 vùng giao tiếp: Vùng mật thiết: Từ
0 - 0.5m, vùng riêng tư: 0.5 - 1.5m, vùng xã giao: 1.5 - 3.5m, vùng công
cộng từ 1<3.5m.
- Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Gồm những động tác ôm hơn,
vỗ vai, xoa đầu, khốt vai, bắt tay,… Nó chỉ sử dụng trong trường hợp
đặc biệt.
- Đồ vật: Trong giao tiếp người ta cũng hay dùng đồ vật nhất định

như: bưu ảnh, tặng hoa, tặng quà, đồ lưu niệm,…
Tóm lại, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng
rất lớn của các yếu tố văn hóa, đặc điểm dân tộc, phong tục, tập quán.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 6;
- Tình huống 3:
Nhân ngày sinh nhật, cơ của bạn tặng cho bạn một chiếc áo mới.
Nhưng khi vừa nhìn qua, bạn đã khơng thích chiếc áo. Trong tình huống
này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
1.3. Các vấn đề cần thiết để rèn luyện kỹ năng giao tiếp
1.3.1. Nguyên tắc giao tiếp
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp.
Trong giao tiếp ứng xử, sự tôn trọng là nguyên tắc vô cùng quan
trọng để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Tôn trọng trong
giao tiếp khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, nghèo hèn, tôn
giáo, dân tộc.
Về mặt tâm lý, cái tôi của mỗi người rất lớn. Con người ai cũng
muốn mình là nhân vật quan trọng, có những người cịn cho mình là cái
rốn vũ trụ. Thế nhưng trong giao tiếp ứng xử, ta sẽ làm mất đi hình ảnh
cá nhân nếu để cái tơi của mình lấn át người đối diện.
Tôn trọng dựa trên sự thật biểu hiện qua cách ứng xử đúng đắn
giữa người với người, không sân si, không vụ lợi. Người biết tôn trọng
người khác sẽ được người khác tôn trọng lại, đồng thời sự tôn trọng
trong giao tiếp sẽ giúp mình hình thành một nhân cách tuyệt vời, nhiều
người ngưỡng mộ. Do vậy, trong cuộc sống hằng ngày con người sống
biết cung kính và tơn trọng nhau để đem đến cho nhau sự bình an và nụ
cười.
- Đặt mình vào vị trí của người khác.
Khi giao tiếp, hãy đặt mình vào vị trí của người khác, “uốn lưỡi
bảy lần trước khi nói” để khơng gây ra những tình huống làm cả hai đều

phải khó xử làm tổn thương người khác. Bởi “trách người hãy nghĩ đến
ta”, nếu khơng biết thơng cảm và đặt mình vào vị trí của người khác thì
sẽ khơng thấu hiểu được suy nghĩ của họ. Đôi khi, ra đường gặp những
người tốt, xấu khác nhau nhưng chắc chắn ít nhiều họ sẽ để lại cho mình
những kinh nghiệm sống đáng quý. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay than

5


phiền thì đừng vội phán xét điều gì mà hãy đặt mình vào vị trí của họ để
thấu hiểu và cảm thơng, bởi “biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi
thứ”.
- Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ.
Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” của cuộc sống. Bởi nếu trong
giao tiếp mà khơng có sự lắng nghe và thấu hiểu thì chẳng khác nào một
món ăn thiếu đi một thứ gia vị quan trọng. Vì vậy, muốn người khác
quan tâm đến mình thì trước hết mình hãy học cách lắng nghe và khuyến
khích họ nói về thành tích của họ nhiều hơn. Chính những chia sẻ chân
thực từ hai phía sẽ là sợi dây kết nối tạo nên một mối quan hệ vững bền
và hiệu quả trong giao tiếp.
- Luôn nở nụ cười.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Người khơng biết tươi cười sẽ
không biết cách mở ra những cánh cửa hạnh phúc”. Chính vì vậy, nụ
cười xuất hiện khơng chỉ là cách mình thể hiện sự thiện cảm với đối
phương mà còn là “liều thuốc bổ” mang lại niềm hy vọng lớn trong quá
trình giao tiếp, ứng xử.
- Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp.
Chữ “tín” trong giao tiếp chính là nguyên tắc “khuôn vàng thước
ngọc” mà chúng ta không thể bỏ qua. Nếu muốn lấy được lòng tin của
đối tác thì điều quan trọng nhất là mình nên giữ đúng lời hứa và luôn

luôn đúng hẹn. Bởi vậy, từ xưa đến nay câu nói “chữ tín q hơn vàng”
để chỉ một trong 5 đức tính của một con người cần phải có đó là: Nhân,
Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Do vậy, “một lần bất tín là vạn lần bất tin”, nếu bạn
đã thất hứa một lần thì rất khó có thể lấy lại được lòng tin của đối
phương trong những lần giao tiếp sau. Vậy nên, nếu bạn muốn thành
cơng thì hãy ln ln ghi nhớ rằng: “Tạo dựng lịng tin của người khác
là tạo dựng lịng tin của chính mình”.
- Ái ngữ trong giao tiếp.
Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa
lịng nhau”. Trong giao tiếp, nếu biết ứng xử một cách khéo léo và tinh
tế, mình khơng chỉ tạo được sự ấn tượng với đối phương mà còn tạo
được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Do
vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào đi chăng nữa, nếu thực sự muốn
gây được sự chú ý của đối phương thì chúng ta hãy biết kết hợp sử dụng
các kỹ năng vận dụng từ ngữ linh hoạt, tránh sử dụng từ ngữ cọc cằn, thô
tục và làm mất lòng người khác.
Trong giao tiếp, chúng ta nên tinh tế phát hiện những điểm mạnh
của đối phương dù là nhỏ nhất và đưa ra những lời khen chân thành, kịp
thời nhất, không nên cứ quan tâm mãi đến điểm yếu của họ. Bởi ai cũng
có điểm mạnh và điểm yếu, những lời khen góp phần thêm động lực để
họ phát triển bản thân hơn.
- Tôn trọng giá trị văn hóa trong giao tiếp.
Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn; ở góc độ nguyên tắc
giao tiếp phải tơn trọng giá trị văn hóa. Vì vậy, ứng xử trong giao tiếp
phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp, với người Việt
Nam, nét văn hóa trong giao tiếp thể hiện: Tác phong, thái độ cởi mở, tế

6



14
15

nhị và chu đáo; một sự hiếu khách (tôn trọng); một sự lịch sự và nghiêm
túc đối với mọi đối tượng giao tiếp. Bởi vì, giao tiếp là sự tương tác xã
hội luôn luôn chứa đựng yếu tố con người và các yếu tố tình cảm. Cần
thấy rằng, một thái độ niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, tinh thần hiếu khách,
phong cách lịch sự và nghiêm túc là những chuẩn mực giao tiếp quan
trọng và cần thiết.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 7
1.3.2. Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả
1.3.2.1. Kỹ năng tạo thiện cảm
Thiện cảm là cảm xúc, hay sự ấn tượng về một hành động nào đó
của con người, là trạng thái tâm lý thích thú về một con người thông qua
cách mà họ thể hiện. Tạo thiện cảm trong giao tiếp là điều không phải ai
cũng dễ dàng làm được và kỹ năng gây thiện cảm khơng phải tự dưng mà
có, chúng ta cần phải rèn luyện từng ngày. Những phương pháp tạo thiện
cảm trong giao tiếp là:
+ Trang phục: Trang phục là thông điệp không lời, cũng là cách
để truyền tải thông tin. Một bộ trang phục có giá trị khơng hẳn lúc nào
cũng thích hợp. Ví dụ: một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân
viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp
đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn
lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh tồng và cổ điển,... thì có
thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp
giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, khơng hợp tuổi? Nước hoa thì
q nặng mùi, mà bạn khơng biết chắc người gặp mình có bị dị ứng với
những loại mùi hương hay không?...
+ Ngôn ngữ: Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện
cảm trong giao tiếp chính là ngơn ngữ của đối phương. Câu nói của ơng

bà ta "Chim khơn hót tiếng rảnh rang/Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe". Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng
lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lịng người hơn đó là những nói oang oang
một cách không ý thức.
+ Nụ cười: Nụ cười khơng làm nghèo người cho đi nó mà lại làm
giàu có cho người đươc nhận lấy nó. Vì vậy, hãy luôn giữ nụ cười trên
môi.
+ Nhớ tên người đối thoại: Hãy nhớ tên người đối thoại làm cho
họ thấy rằng họ quan trọng. Lần sau khi gặp lại, có thể ta quên nhưng
hãy khéo léo xin lỗi họ, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi",
"chị ấy ơi",...
+ Lắng nghe: Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong kỹ năng
giao tiếp. Hãy biết lắng nghe người khác nói và khuyến khích họ nói về
chính họ. Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế. Vì
vậy, chúng ta hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt
không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại khơng có sự tập trung;
gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói và hãy đặt những câu hỏi
mà họ thích trả lời.
1.3.2.2. Kỹ năng thấu hiểu tâm lý
Khả năng phán đoán tâm lý để hiểu người khác. Bạn sẽ phải học

7


16

17

cách thấu hiểu người khác bằng việc sử dụng đôi mắt, chứ không chỉ đôi
tai. Nắm vững cách quan sát những biểu hiện nhỏ nhất ở đối phương.

Đây là những phản ứng cảm xúc do tiềm thức hé lộ. Chúng chỉ kéo dài
trong giây lát và cảm xúc thực của một người thường biểu lộ trong giao
tiếp cơ thể. “Ứng phó linh hoạt, bản lĩnh hơn người”. Thành cơng của
bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu những mối quan tâm, đồng ý
hay khước từ của đối phương. Phán đốn tâm lý để hiểu người khác sẽ
giúp bạn có cách ứng xử tốt hơn, thuyết phục hơn, có hiệu quả hơn trong
cuộc sống và trong công việc.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 8;
- Tình huống 3:
Nhân ngày sinh nhật, cô của bạn tặng cho bạn một chiếc áo mới.
Nhưng khi vừa nhìn qua, bạn đã khơng thích chiếc áo. Trong tình huống
này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
1.3.2.3. Kỹ năng lắng nghe
- Tập trung lắng nghe: Tập trung trong lắng nghe là một trong
những chìa khoa vàng giúp bạn vận dụng hiệu quả kỹ năng lắng nghe
chuyên nghiệp trong kỹ năng giao tiếp. Để giúp người nói hiểu được bạn
đang chú ý trong câu chuyện của họ như nào, ngôn ngữ cơ thể là cách
biểu lộ tốt nhất. Cụ thể như:
+ Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào mắt người nói cho thật sự tập trung,
tơn trọng thấu hiểu và an toàn. Nếu là lắng nghe để chia sẻ, hãy nhìn sâu
vào ánh mắt người nói, tạo cảm giác đồng cảm.
+ Gật đầu: Thể hiện việc bạn tán đồng quan điểm với người nói.
Cái gật đầu cịn thể hiện bạn đang thực sự tiếp thu những gì họ chia sẻ.
Gật đầu là một kỹ năng đặc biệt, nếu bạn hiểu và nắm bắt tốt kỹ thuật
này sẽ tạo ra hiệu quả giao tiếp bất ngờ.
+ Đừng khoanh tay trước ngực: Khoanh tay trước ngực biểu thị
cho hành động tự vệ, thiếu an tồn hoặc khơng quan tâm. Nếu bạn sử
dụng hành động này thì cho dù bạn có đang lắng nghe cũng sẽ làm cho
đối phương khơng được thoải mái.

+ Những cử chỉ khác: Hàng loạt các cử chỉ, tư thế khác nhau cũng
cho thấy mức độ quan tâm của bạn với chuyện đang diễn ra. Tuỳ thuộc
vào mối quan hệ giữa bạn và người nói, chủ đề nói, và yếu tố ngoại cảnh
mà sử dụng ngơn ngữ cơ thể cho phù hợp.
- Khuyến khích người nói: Thể hiện thái độ của mình về việc tán
thành câu chuyện của họ và khuyến khích họ tiếp tục với các câu như
“Tiếp theo mọi chuyện xảy ra như nào?” hay “Vậy rốt cuộc… có làm sao
khơng…”. Việc khuyến khích người nói tiếp tục thể hiện câu chuyện
theo chiều hướng bạn muốn nghe sẽ khiến mối quan hệ giao tiếp trở nên
tốt đẹp hơn.
- Tuyệt đối không ngắt lời người khác: Trong trị chuyện giữa hai
người hoặc cuộc nói chuyện giữa nhiều người thì việc ngắt lời người
đang nói được coi là sự bất lịch sự, thậm chí là rất vơ dun. Do đó với
kỹ năng lắng nghe tích cực cần tránh việc ngắt lời người nói. Bên cạnh
đó, khơng nói chuyện riêng, khơng sử dụng điện thoại hay để chuông

8


18
19

điện thoại làm ngắt quãng quá trình giao tiếp.
- Phản hồi người nói: Hãy dành những lời khen ngợi cho câu
chuyện đối phương chia sẻ như câu chuyện thật tuyệt nhưng giá mà mọi
thứ đã diễn ra khác một chút thì mọi chuyện đã khác,… Điều này thể
hiện sự quan tâm của mình dành cho câu chuyện và những gì đối phương
đã nói. Bên cạnh đó việc đặt các câu hỏi là cách để mình khai thác thêm
các thơng tin mình mong muốn được hiểu sâu hơn.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 9

1.3.2.4. Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là một loại kỹ năng mềm khơng thể thiếu
trong thời đại hiện nay. Nó xuất hiện từ trong hoạt động học tập đến làm
việc. Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt các thông điệp với
những lý lẽ và lập luận hợp lý chặt chẽ để tạo sự thuyết phục và tương
tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp tất cả câu hỏi phản
biện. Để thuyết trình thành cơng, cần rèn luyện:
- Sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình: Một trong những cách để
nâng cao kỹ năng thuyết trình đó là tập trung rèn luyện phong thái tự tin.
Với một phong thái tự tin thì bài thuyết trình hay cái nhìn đầu tiên sẽ gây
ấn tượng rất tốt. Đầu tiên bạn phải thể hiện sự tự tin và tin tưởng vào
những điều mình nói thì khán giả mới có thể đặt được sự tin tưởng vào
bạn. Vì vậy, hãy tập cho mình một phong thái chững chạc, nở nụ cười tự
tin và chú ý giao tiếp ánh mắt với tất cả người nghe ở phía dưới.
Để rèn được sự tự tin trong thuyết trình, cần:
+ Thứ nhất, muốn nói được trơn tru đúng thời gian thì bạn phải có
bản dàn ý những thứ sẽ nói trong khoảng thời gian cho phép. Sau đó, hãy
tập luyện nói với chính bản thân trước gương, hãy nhớ đặt đồng hồ để
biết bạn nói hết bao nhiêu thời gian. Khi nói phải kết hợp cả ngơn ngữ cơ
thể, ánh mắt để luyện tập như thói quen.
+ Thứ hai, nếu có thể thì các bạn hãy quay video lại bài diễn đó
để xem lại hoặc nhờ bạn bè nhận xét, từ đó rút kinh nghiệm.
+ Thứ ba, cởi mở, chủ động bắt chuyện làm quen, tham gia những
hoạt động tập thể team building, hoạt động ngoài trời nhiều để tập khả
năng phản ứng, phản xạ trong các tình huống trước đám đông.
- Mở đầu bài ấn tượng trong kỹ năng thuyết trình: Để bài thuyết
trình được lơi cuốn từ những giây phút đầu tiên thì khơng thể thiếu được
lời mở đầu thật ấn tượng với người nghe. Thông thường, khi bắt đầu ở
bất cứ buổi thuyết trình nào, cho dù đơn giản hay trang trọng, người
nghe hầu như vẫn chưa thực sự chú tâm cho bài nói của người thuyết

trình. Một mở đầu ấn tượng và khuấy động khơng khí của bạn sẽ giúp
người nghe gạt bỏ những yếu tố gây nhiễu tác động từ bên ngoài. Nếu
người thuyết trình thu hút được sự chú ý của khán giả ngay từ đầu thì sẽ
có khả năng dõi theo bài thuyết trình đến khi nó kết thúc.
Những cách thuyết trình hay giúp người thuyết trình có được phút
mở đầu ấn tượng, như sau:
+ Một vài câu hỏi bất ngờ.
+ Mở màn bằng một câu chuyện hoặc một tình huống gây hài
hước.

9


20

21

+ Một vài con số thống kê.
+ Tạo ấn tượng thơng qua giọng nói hoặc tác phong chun
nghiệp.
- Trình bày khoa học: Để một bài thuyết trình được thành cơng thì
cách trình bày bài vơ cùng quan trọng. Vì vậy, bài nói cần được chia ra
làm các phần logic với nhau như: Đặt vấn đề, phần nội dung chính, phần
kết luận. Trong một bài thuyết trình, nên chia rõ ràng các nội dung và
trình bày hồn tất từng đầu mục, tránh hiện tượng đang nói vấn đề này
lại chuyển sang vấn đề khác làm mạch bài lộn xộn, khiến người nghe
khó theo dõi và dễ chán nản.
Chất lượng bài thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị
trước đó. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho kỹ năng thuyết trình trở
nên chủ động hơn với mọi loại tình huống. Trong đó, việc xác định mục

tiêu đạt được của buổi thuyết trình phải là cơng việc quan trọng hàng
đầu.
- Giọng nói và ngơn ngữ cơ thể trong kỹ năng thuyết trình: Nhiều
người cho rằng nội dung của bài phát biểu mới là quan trọng nhất; điều
đó đúng nhưng khơng thể chỉ quan tâm đến nó. Bởi vì nếu người thuyết
trình khơng khơi gợi được những hứng thú trong người nghe, thì người
nghe cũng sẽ khơng cảm thụ được những thơng tin đó. Khơng ai thích
nghe và nhìn một bức tượng biết nói, cơ thể lại cứng đơ trên sân khấu. Vì
vậy, những kỹ năng thuyết trình về giọng nói, ngơn ngữ là thứ để duy trì
sự chú ý của người nghe đối với người nói. Khi thuyết trình hãy cười thật
tươi, ngắm nhìn cả hội trường trong khi nói, nhấn nhá lên xuống, biểu
cảm cả cơ mặt, di chuyển đều sang hai bên cánh gà, cả phía trên và dưới
sân khấu. Giọng phải có điểm nhấn nhá trầm bổng kèm theo có nhịp
điệu.
- Giao lưu với khán giả trong kỹ năng thuyết trình: Giao lưu với
khán giả giúp người thuyết trình thoải mái, khơng bị bí lời và phụ thuộc
nhiều vào tài liệu đã chuẩn bị. Hãy đặt một vài câu hỏi mở để khán giả tự
nói chuyện trao đổi, thảo luận và cuối cùng người thuyết trình là người
chốt lại vấn đề. Hãy để cho khán giả thấy được người thuyết trình là
người hịa hợp và gần gũi. Như vậy, buổi thuyết trình sẽ đạt kết quả cao.
- Kết thúc ấn tượng: Kết thúc bài thuyết trình một cách đầy ấn
tượng và chắc chắn chốt lại vấn đề đã đặt ra. Tuyệt đối khơng để buổi
thuyết trình ban đầu nhiệt cao nhưng kết thúc lại giảm nhiệt dần. Hãy
đưa ra kết luận cho những vấn đề đặt ra và tiếp tục gắn kết với người
nghe trong khi nhấn mạnh những vấn đề quan trọng nhất trong bài thuyết
trình.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 10;
- Tình huống 4:
Nhân ngày 20/11, bạn được lớp cử lên tặng hoa và chúc mừng cô

giáo chủ nhiệm. Sau nhận hoa và lời chúc, cô đề nghị bạn hát tặng cô và
lớp một bài. Nhưng bạn khơng có năng khiếu trong lĩnh vực này. Trong
tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
1.3.2.5. Các trường hợp cần chú ý trong giao tiếp

10


22
23

- Trường hợp xin lỗi:
+ Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh
thần dù là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc.
+ Khi xin lỗi đừng cho đó là việc tự hạ mình, ngược lại hành động
đó khiến cho người được xin lỗi không chỉ dễ chịu mà cịn đánh giá mình
là người có văn hóa.
- Nhận lời xin lỗi:
+ Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “khơng sao”
hoặc “khơng có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!”.
+ Tránh im lặng ra dấu cho qua hoặc quay người bỏ đi. Làm thế
không giải toả được sự hối tiếc của người đã xin lỗi, có khi gây ra hiềm
khích.
- u cầu được giúp đỡ: Hãy nói với một thái độ nhã nhặn, thân
thiện, cởi mở: “Xin … vui lịng giúp đỡ,…”; Bạn có thể giúp tơi ... được
khơng ? “Xin lỗi, có thể cho tơi được biết,…”.
- Sau khi được giúp đỡ: Hãy nói “cảm ơn” hoặc “cảm ơn nhiều”
với một nụ cười tươi và thái độ biết ơn.
- Đề nghị giúp đỡ người khác: Khi thấy có người xách nặng hoặc
đang kéo xe lên dốc hay đang đau đớn, cần sự dìu dắt,… ta nên đến đề

nghị được giúp đỡ họ. Trước khi thực hiện cần vui vẻ nói: “Tơi có thể
giúp … một tay được khơng ?” ,“Tơi làm gì để có thể giúp…?”.
- Trả lời khi được cảm ơn: Khi được người khác bày tỏ sự cảm ơn
nên đáp lại bằng thái độ vui vẻ, cởi mở cùng câu nói: “Khơng có gì”; nếu
đối tượng trên hàng hãy thêm từ “ạ” ở cuối lời nói hoặc từ “dạ” ở trước
câu nói.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 11
1.4. Hình thức trong giao tiếp ứng xử trong nhà trường
1.4.1. Giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cán bộ, công nhân viên
Khi gặp cán bộ, giảng viên trong trường phải thể hiện sự kính
trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo. Ngôn ngữ trong xưng hô thân
mật khi gặp các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong trường: “Em chào
thầy, chào cô ạ”, việc chào - hỏi thể hiện sự “tôn Sư, trọng Đạo” là một
nét đẹp của con người, là nếp sống văn hoá của dân tộc ta từ xưa đến
nay. Không được lẩn tránh, hoặc tỏ thái độ dửng dưng. Có thể thực hiện
một số cách sau:
- Đứng nghiêm trang chào thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng.
- Khoanh tay trước ngực để chào thể hiện sự lễ phép.
- Cúi người chào thể hiện phong cách tôn trọng lịch sự.
- Khi thầy cô vào lớp hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế
nghiêm trang để chào. Không được ngồi, khom lưng, cử chỉ miễn cưỡng
đứng chào được xem là vô lễ.
- Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với
thái độ niềm nở, trân trọng.
- Không nhìn soi mói hoặc bàn tán, cợt nhả.
- Khơng đến gần phương tiện đi lại của khách.
- Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy
nghiêm trang chào. Hành động đó cũng đựơc thực hiện khi khách rời

11



24

25

26

27

28

lớp. Có thể đứng theo hai hàng thẳng để chào, đón khách.
- Trong khi thầy cơ trao đổi với khách ở ngoài lớp, hãy ngồi im
lặng trong lớp chờ thầy cô vào. Việc gây ôn ào sẽ khiến khách đánh giá
thấp về ý thức sinh viên.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 12;
- Tình huống 5:
Khi đang xếp hàng chờ thanh tốn ở siêu thị, bỗng nhiên có một
người mua hàng xen vào đứng trước bạn. Trong tình huống đó, bạn sẽ
giải quyết như thế nào?
1.4.2. Giao tiếp với các sinh viên khác trong Nhà trường
* Ứng xử với anh chị khóa trên
- Cần thể hiện sự tơn trọng, xem như là anh chị trong gia đình,
khơng được ỷ thân, ỷ thế hỗn láo.
- Khi có chuyện bất bình, hãy đến trình bày với giám thị, thầy cơ
giải quyết, khơng tự ý gọi bạn bè, anh chị đến gây sự làm ảnh hưởng nền
nếp của Nhà trường.
* Ứng xử với bạn bè cùng khóa và các em khóa dưới

- Ln ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất
hồ hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự
việc càng thêm mâu thuẫn.
- Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống,
trong học tập.
- Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập
băng nhóm gây hiềm khích trong tập thể.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 13
1.4.3. Ứng xử với cảnh quan trong Nhà trường
- Thường xuyên vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định, không
ăn kẹo cao su trong Trường, khơng hút thuốc lá, trang trí lớp học sạch
đẹp. Duy trì hoạt động dọn vệ sinh chiều thứ 5 hằng tuần trong khuôn
viên Nhà trường.
- Nếu học học phần Kỹ năng mềm ở hội trường đa năng, sinh viên
biết giữ gìn bảo quản ghế ngồi, khơng bẻ tai ghế, khơng hút thuốc, ăn
keo cao su, đứng dậy phải gập ghế, dọn dẹp vệ sinh trước khi ra về.
- Không tự ý viết vẽ bậy trên bàn học hoặc trên tường, phịng học
và các khu vực khác trong khn viên của Trường.
- Không hái hoa, bẻ cành, không ngồi lên thành tựa của ghế đá.
- Thực hiện tốt văn hóa xếp hàng khi lên lớp học hoặc chờ cầu
thang máy,...
- Tích cực tham gia trồng cây xanh; tham gia các chương trình
“Ngày chủ nhật xanh”, “sinh viên tình nguyện”,...giữ gìn mơi trường
“xanh, sạch, đẹp” vì sức khoẻ của chúng ta.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 14;
- Tình huống 6:
Một lần, vì mải đi chơi với nhóm bạn mà bạn thơng báo với lớp
trưởng xin phép thầy giáo cho bạn được nghỉ học vì lí do bạn bị ốm.


12


29

30

Nhưng thật không may, trên đường đi chơi về, đang vui vẻ cùng nhóm
bạn thì bạn phát hiện thầy giáo đang đi ngược chiều với bạn và thầy cũng
vừa nhận ra bạn. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
1.4.4. Ứng xử với trang phục
- Đối với sinh viên phải đeo thẻ học viên, sinh viên khi đi học tập
và sinh hoạt; mặc áo sơ mi, quần tây và sơ vin; đi giầy hoặc dép có quai
hậu; có thể mặc đồng phục khoa, trường ít nhất 2 lần/tuần; khuyến khích
nữ mặc áo dài. Khơng mặc quần đùi, quần sc, áo ba lỗ, hai dây, khơng
mặc quần áo hở hang phản cảm.
- Trong trường hợp tiếp khách nước ngoài, các buổi lễ, hội nghị,
đại hội ngoài trang phục quy định nam thắt cà vạt, nữ mặc áo dài hoặc
comple.
- Trường hợp làm việc trong phịng thí nghiệm, khu vực sản xuất
dịch vụ hoặc theo đặc thù môn học, ngành học thì sử dụng trang phục
theo quy định riêng. Học giáo dục thể chất mặc đúng đồng phục theo quy
định của Nhà trường.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 15;
- Tình huống 7:
Trong khi đang trả lời phỏng vấn xin việc. Chng điện thoại của
bạn reo. Trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Nêu khái niệm và các hình thức giao tiếp? Theo Anh (chị), việc

chào hỏi trong giao tiếp có ý nghĩa gì?
2. Nêu vai trị của giao tiếp đối với cá nhân và đời sống xã hội?
Người Ý có câu: “Ai khơng có tiền trong túi, thì có sẵn mật ngọt ở
miệng”. Ơng, cha ta cũng có câu: “mồm miệng đỡ chân tay”. Anh (chị)
hiểu như thế nào về những câu nói này?
3. Nêu những lợi ích của việc lắng nghe? Làm thế nào để lắng
nghe hiệu quả? Seneca nói: “Im lặng là một nghệ thuật lớn lao của cuộc
đàm thoại”? Anh (chị) hãy giải thích câu nói trên?
4. Người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói
cho vừa lịng nhau”. Anh (chị) hiểu câu nói này như thế nào? Anh (chị)
có đồng ý với quan điểm này khơng? Tại sao?
5. Mạnh Tử nói: “Người khen ta chính là bạn ta, người phê bình
ta, đó chính là thầy của ta, người thấy ta sai mà vẫn khen ta, đó là kẻ thù
của ta”. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Từ đó, Anh (chị) lưu ý gì
khi khen hoặc phê bình người khác?.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Đại học Sao Đỏ (2022), Giáo trình Kỹ năng mềm, in lưu hành
nội bộ.
[2] - Trần Hồng Trung (2009), Kỹ năng quản trị & 325 trị chơi
tập thể thanh thiếu niên, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
[3] - Khuyên Trần (Biên tập viên Alpha books) (2016), 50 điều
trường học không dạy bạn và 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà
trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

13


31

32


33

34
35

[4] - Vũ Thị Thu Nhi, Nguyễn Thành Nhân dịch (2020), 7 thói
quen của bạn trẻ thành đạt, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh.
[5] - Vũ Minh Tân dịch (2016), Đàm phán với chính mình, 6 bước
để trở thành người bạn tốt nhất của chính mình, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
CHƯƠNG II
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM
2.1. Khái niệm, phân loại nhóm
2.1.1. Khái niệm
- Nhóm: Nhóm là một tập hợp những người có vai trị và trách
nhiệm rõ ràng, có quy tắc chung chi phối lẫn nhau, thường xuyên tương
tác với nhau cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu chung của cả nhóm.
Ví dụ: Nhóm gia đình, nhóm bạn bè, nhóm học tập, nhóm sản
xuất,…
Một người có thể tham gia vào nhiều nhóm một lúc, nhưng khi
tham gia phải thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc và với các
thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Là khả năng xây dựng và duy trì mối
quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm phát triển tiềm
năng, năng lực của tất cả các thành viên để hoàn thành mục tiêu chung.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 1;
2.1.2. Phân loại nhóm
Trong một tổ chức thường có cả nhóm chính thức và nhóm khơng

chính thức.
- Nhóm chính thức là nhóm được hình thành xuất phát từ một nhu
cầu của tổ chức, trên cơ sở quyết định của tổ chức đó.
- Nhóm khơng chính thức là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu
của mỗi thành viên của nhóm, ví dụ như nhóm có cùng sở thích, có cùng
mối quan tâm.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 2;
2.2. Tầm quan trọng và những lợi ích cụ thể của làm việc nhóm
2.2.1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm
- Làm tăng năng suất, hiệu quả: Nhiều nghiên cứu đó chứng minh
rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn
hẳn năng suất và hiệu quả trung bình cả mỗi cá nhân khi làm việc riêng
lẻ. Vì khi làm việc trong nhóm các cá nhân có thể hỗ trợ các kỹ năng và
bổ trợ kinh nghiệm cho nhau.
- Làm việc theo nhóm có thể giảm nhân sự, khâu trung gian nên
linh hoạt hơn. Vì linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với sự thay
đổi của môi trường, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ.
- Làm việc theo nhóm có thể tạo ra mơi trường làm việc ở đó mỗi
cá nhân có thể học hỏi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Các
quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp.
- Làm việc theo nhóm có thể thực hiện được những dự án mà mỗi
cá nhân chỉ có thể hồn thành một phần cơng việc. Nhóm có thể tận dụng
những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả

14


36

37


38

30

40

41

ngồi chun mơn. Các thành viên tự rút ra những gì tốt nhất để học hỏi
lẫn nhau, cải thiện thái độ và cách ứng xử của mình.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 3;
2.2.2. Những lợi ích của làm việc nhóm
2.2.2.1. Đối với cá nhân
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp cho cá nhân đạt được
những lợi ích như sau:
- Phát triển kỹ năng lắng nghe.
- Nâng cao năng lực tổ chức công việc.
- Các thành viên biết tôn trọng, thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau.
- Cá nhân có ý thức trách nhiệm cao với cơng việc.
- Hỗ trợ để cá nhân đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 4;
2.2.2.2. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên hiểu rõ các ngun tắc làm
việc nhóm thì sẽ có những ưu điểm sau:
- Nâng cao hiệu quả công việc: Nhiệm vụ sẽ được hồn thành sớm
nhờ có nhiều người cùng giải quyết.
- Giúp nhân viên và lãnh đạo gắn kết: Làm việc nhóm sẽ giúp cho
nhân viên và lãnh đạo thấu hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn.
- Giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án khả thi nhất: Làm việc

nhóm tốt sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác.
- Giúp tổ chức tìm ra các ý tưởng độc đáo.
- Nhóm ngày càng có kỷ luật. Nhân viên trong tổ chức có ý thức
trách nhiệm càng cao.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 5;
- Tình huống 1:
Trong buổi nhận phân công công việc từ cấp trên, người trưởng
nhóm đã nhận một cơng việc mới. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm
phản đối khơng chịu làm vì họ cho rằng người trưởng nhóm nhận phần
cơng việc nặng và khó khăn hơn các nhóm khác, trong khi mức lương
thưởng thì như nhau. Theo bạn, tình huống trên liên quan đến những vấn
đề gì trong làm việc nhóm? Nếu là trưởng nhóm, bạn xử lý thế nào?
2.2.2.3. Đối với đội, nhóm
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên: Kỹ năng phối
hợp trong làm việc nhóm sẽ giúp nâng cao khả năng giao tiếp của các
thành viên. Các cá nhân cần chia sẻ quan điểm của mình và đánh giá ý
kiến của người khác. Hơn nữa, bản chất của làm việc nhóm là mọi người
cùng hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, các thành viên sẽ có cơ hội cải thiện khả
năng giao tiếp của mình.
- Rèn tính kỷ luật: Thông thường, các tổ chức sẽ yêu cầu các
thành viên tn thủ các quy định chung. Chính vì vậy, bạn khơng thể tự
làm việc theo ý của mình. Do đó, các phương pháp làm việc nhóm hiệu
quả sẽ giúp bạn rèn tính kỷ luật.
- Giải quyết vấn đề, tăng hiệu suất làm việc: Trên thực tế, nguyên
tắc làm việc nhóm là phối hợp những bộ óc thơng minh, sáng tạo để đưa

15



42

43

44
45

ra phương án khả thi nhất. Các thành viên sẽ cùng đồn kết để giải quyết
các vấn đề. Do đó, chất lượng công việc được nâng cao và gia tăng hiệu
suất cơng việc.
- Tăng tính sáng tạo và ra quyết định đúng đắn: Các sáng kiến
được đưa ra để giải quyết vấn đề chung. Do đó, tổ chức sẽ nhận được các
ý tưởng sáng tạo và dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 6;
2.3. Các giai đoạn hình thành nhóm
Có thể chia q trình hình thành nhóm thành 05 giai đoạn, trong
đó mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu riêng đối với các thành viên trong
nhóm. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn hình thành:
Khi chưa có nhóm, mỗi thành viên đều mang một tính cách, kiến
thức và kinh nghiệm khác nhau. Họ cần có thời gian để tìm hiểu người
khác và thể hiện mình. Do chưa tiếp xúc, làm việc với nhau bao giờ nên
mỗi cá nhân đều khá thận trọng trong việc chia sẽ mình với tập thể, thái
độ gượng gạo và ngại ngùng. Vậy nên, khi bắt đầu nhóm mới thì đây là
giai đoạn mà các thành viên cần có thời gian để làm quen và hiểu nhau
hơn. Ban đầu của thời kỳ này, sự kết hợp giữa các thành viên còn lỏng
lẻo và chưa được ăn ý với nhau khi làm việc. Nhiệm vụ của giai đoạn
hình thành là phải nhanh chóng xác định mục tiêu nhóm, đưa ra các tiêu
chí trong cơng việc và giúp từng thành viên hiểu rõ mục tiêu đó. Nếu
khơng, rất khó để các thành viên hồn thành cơng việc, đạt được nguyện

vọng của nhóm ban đầu và tiếp tục làm việc cùng nhau.
- Giai đoạn bão táp:
Đây là giai đoạn mà các thành viên bắt đầu làm quen với việc phải
làm cùng nhau. Các thành viên đã bắt đầu thể hiện sự cởi mở, thể hiện
suy nghĩ và quan điểm của mình. Tuy nhiên, thời gian chưa đủ để họ tin
tưởng và đồng cảm với các cộng sự, những người đang làm việc chung
với mình. Mặt khác, ai cũng muốn thể hiện “cái tơi” vốn có, nhằm khẳng
định giá trị bản thân trong nhóm. Nếu quan điểm trái ngược nhau, rất dễ
nảy sinh mâu thuẫn, tranh luận, tranh cãi, có thể gây mất đoàn kết.
Giai đoạn này là giai đoạn phức tạp và khó khăn nhất do những
bất đồng, xung đột xảy ra nhiều. Nhiệm vụ của giai đoạn này là mỗi
thành viên cần phải biết lắng nghe nhiều hơn, thấu hiểu và chia sẽ quan
điểm của các thành viên. Đây là lúc mà vai trị của trưởng nhóm cần phải
được phát huy tối đa, phải là người gương mẫu, thể hiện được sự thân
thiện với các ý kiến, các thành viên, nhưng vẫn cần cứng rắn, biết phân
tích ưu điểm của từng ý kiến, trình bày lại được định hướng, mục tiêu
chung và tránh làm sự việc trở nên căng thẳng. Phần lớn, sự tan vỡ của
nhóm diễn ra ở giai đoạn “bão táp” này. Để làm việc nhóm hiệu quả,
chúng ta nhất định phải vượt qua giai đoạn này, đặc biệt là phải kiểm
soát và khắc chế được các mâu thuẫn.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 7;
2.3. Các giai đoạn hình thành nhóm (tiếp)
- Giai đoạn chuẩn hóa:
Ở giai đoạn này, sau một thời gian làm việc cùng nhau các thành

16


46
47


viên trong nhóm: Hiểu được mục tiêu, sứ mệnh của nhóm, biết phải vận
dụng những kỹ năng, kiến thức, chuyên mơn gì của mình để hồn thành
mục tiêu; có thái độ đúng mực hơn với nguyên tắc, quy định chung của
nhóm để có những ứng xử, hành động phù hợp; hiểu nhau hơn, thơng
cảm hơn để dẫn tìm ra sự thống nhất. Đây là giai đoạn sự liên kết nhóm
được hình thành và dần có những bước tiển ổn định, dựa trên sự tin
tưởng, hợp tác và chia sẻ với nhau. Nhiệm vụ trong giai đoạn này là cần
gia tăng quan hệ, tính thân mật, gần gũi giữa các thành viên trong nhóm.
- Giai đoạn thành cơng:
Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chuẩn hóa. Lúc này, các
thành viên vừa hiểu được mục tiêu, sứ mệnh của nhóm, vừa hiểu và chia
sẻ với các cộng sự, cũng như biết vai trị và nhiệm vụ của mình trong
nhóm. Kết hợp với tâm lý thoải mái, tự do và an toàn trao đổi quan điểm,
họ trở nên vui vẻ, sáng tạo và làm việc hết mình. Mỗi thành viên đều sẽ
cố gắng phát huy năng lực bản thân, tập trung vào cơng việc đề ra. Nhóm
sẽ dễ dàng đạt được sự liên kết chặt chẽ, đồng thuận và nhanh chóng
hồn thành mục tiêu.
Nhiệm vụ trong giai đoạn này là phải duy trì mối quan hệ đó giữa các
thành viên, giữ vững tinh thần làm việc chung và khuyến khích sự sáng
tạo.
- Giai đoạn kết thúc:
Sau khi cơng việc được hồn thành, mục tiêu nhóm đạt được, các
thành viên khơng cịn nghĩa vụ gì trong nhóm và khơng cịn ràng buộc,
phụ thuộc vào nhau nữa, nhóm sẽ tiến đến giai đoạn kết thúc. Đây là lúc
mà các thành viên nên ngồi lại với nhau để cùng đánh giá và rút ra những
kinh nghiệm, bài học cho mình và đồng đội. Điều đó giúp họ phát triển
tốt hơn cho bản thân và khi tham gia vào các nhóm mới.
Nhiệm vụ ở giai đoạn này là tổng kết, cùng nhau chỉ ra những
việc nhóm đã làm tốt, cần phát huy và nghiêm túc nhìn nhận những thiếu

sót, sai lầm mà cả nhóm đã mắc phải, để có thể hồn thiện hơn trong
những cơng việc nhóm tương lai.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 8;
2.4. Cách thức và quy chế tổ chức nhóm
2.4.1. Các hình thức tổ chức nhóm
Có nhiều hình thức tổ chức nhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc
vào ý đồ và tính chất sử dụng nhóm theo nhiệm vụ. Dưới đây là một số
hình thức tổ chức nhóm phổ biến:
- Nhóm nhỏ thơng thường: Thường chia các nhóm nhỏ từ 3 đến 5
người để thảo luận một vấn đề cụ thể, nhanh chóng đưa ra kết luận về
các vấn đề đó. Nội dung làm việc của nhóm thơng thường là các nội
dung nhỏ.
- Nhóm rì rầm: Đây là các nhóm “cực nhỏ”, khoảng 2 đến 3 người
để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn
đề, nêu một ý tưởng, một thái độ,.... Việc chia lớp thành những nhóm
nhỏ thơng thường hay nhóm rì rầm là biện pháp khắc phục hiện tượng
người ngoài cuộc, đồng thời làm tăng hiệu quả của phương pháp làm
việc nhóm.

17


48
49

- Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm.
Sau khi thảo luận theo cặp (nhóm rì rầm); các cặp (2 - 3 nhóm rì rầm) kết
hợp thành nhóm 4 - 6 người để hồn thành một vấn đề chung, đây cũng
là biện pháp khắc phục hiện tượng người ngoài cuộc, đồng thời tạo điều
kiện hồn thành nhiệm vụ của nhóm với chất lượng cao.

- Nhóm đồng tâm: Đây là hình thức chia một nhóm thành hai
nhóm: Nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó có thể hốn vị cho
nhau). Nhóm thảo luận có nhiệm vụ thảo luận và trình bày một vấn đề
được giao, cịn nhóm quan sát có vai trị quan sát và phản biện. Hình
thức nhóm này rất có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thức trách nhiệm
cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những người trình bày ý tưởng
của mình trước tập thể.
- Nhóm khép kín và nhóm mở: Nhóm khép kín là các thành viên
trong nhóm làm việc trong khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một
nhiệm vụ nào đó, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối cùng.
Nhóm mở là các thành viên có thể tham gia một hay một vài giai
đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Hình thức này mang
lại cho người tham gia nhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực hiện hiệu
quả, chủ động về thời gian, sức lực.
Tóm lại, có nhiều hình thức tổ chức nhóm, mỗi hình thức có đặc
điểm và ưu thế nổi trội của mình. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của
công việc, nhiệm vụ đặt ra mà có thể lựa chọn một hình thức tổ chức
nhóm cho phù hợp hoặc cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức theo nhóm
kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 9;
2.4.2. Quy chế tổ chức nhóm
- Người lãnh đạo nhóm:
+ Có nhiệm vụ tìm kiếm các thành viên mới và nâng cao tinh thần
làm việc.
+ Khả năng phán đoán tuyệt vời những năng lực và cá tính của
các thành viên trong nhóm.
+ Giỏi tìm ra các cách vượt qua những điểm yếu.
+ Có khả năng thơng tin hai chiều.
+ Biết tạo bầu khơng khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm.
- Người góp ý:

+ Có nhiệm vụ giám sát và phân tích sự hiệu quả lâu dài của
nhóm.
+ Khơng bao giờ thoả mãn với phương sách kém hiệu quả.
+ Chuyên viên phân tích các giải pháp để thấy được các mặt yếu
trong đó.
+ Ln đòi hỏi sự chỉnh lý các khuyết điểm.
+ Tạo phương sách chỉnh lý khả thi.
- Người bổ sung:
+ Có nhiệm vụ: Đảm bảo nhóm hoạt động trơi chảy.
+ Suy nghĩ có phương pháp nhằm thiết lập biểu thời gian.
+ Lường trước những trì trệ nguy hại trong lịch trình làm việc.
+ Có trí lực và mong muốn việc chỉnh đốn các sự việc.

18


+ Có khả năng hỗ trợ và thắng vượt tính chủ bại.
- Người giao dịch:
+ Nhiệm vụ: Tạo mối quan hệ bên ngồi cho nhóm.
+ Người có ngoại giao và phán đoán đúng các nhu cầu của
người khác.
+ Gây được sự an tâm và am hiểu.
+ Nắm bắt đúng mức tồn cảnh hoạt động của nhóm.
+ Chín chắn khi xử lý thông tin, đáng tin cậy.
- Người điều phối:
+ Nhiệm vụ: Lôi kéo mọi người làm việc chung theo các phương
án liên kết.
+ Hiểu những nhiệm vụ khó khăn liên quan tới nội bộ.
+ Cảm nhận được những ưu tiên.
+ Có khả năng nắm bắt các vấn đề cùng lúc.

+ Có tài giải quyết những rắc rối.

50

- Người tham gia ý kiến:
+ Nhiệm vụ: Giữ vững và khích lệ sinh lực đổi mới của tồn
nhóm .
+ Ln có những ý kiến lạc quan, sinh động, thú vị.
+ Mong muốn được lắng nghe ý kiến của những người khác.
+ Nhìn các vấn đề như những cơ hội cách tân đầy triển vọng chứ
không là những tai họa.
- Người giám sát:
+ Nhiệm vụ: Bảo đảm giữ vững và theo đuổi các tiêu chuẩn cao.
+ Luôn hy vọng vào những gợi ý đầy hứa hẹn.
+ Nghiêm túc, đơi khi cịn cần tỏ ra mơ phạm, chuẩn mực.
+ Phán đốn tốt về kết quả công việc của mọi người.
+ Không chần chừ đưa ra vấn đề.
+ Có khả năng tìm ra sai sót.
Nội dung thực hành:
- Bài thực hành 10;
- Tình huống 2:
Rùa và thỏ thi chạy với nhau, đường đua hỗn hợp bao gồm trên
cạn và vượt sông. Lần đua thứ nhất: Thỏ do khinh thường rùa chậm chạp
vừa chạy, vừa rong chơi đã bị rùa kiên trì, “chậm mà chắc” về đích
trước. Lần đua thứ hai: Thỏ rút kinh nghiệm, tập trung chạy một mạch về
đích nên đã thắng cuộc.Sau cuộc đua bất phân thắng bại, thỏ và rùa đã
trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra
rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, cả hai quyết
định tổ chức một cuộc chạy đua, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một
đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống

sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa
đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn
rất nhiều so với các lần đua trước. Theo bạn, tình huống trên đề cập đến
những nội dung nào trong quản trị nhóm làm việc? Bài học rút ra liên
quan đến làm việc nhóm là gì? Hãy giải thích?

19


51

52
53

2.5. Các nguyên tắc làm việc nhóm
- Có mục tiêu chung: Khi đã tham gia làm việc nhóm, điều đầu
tiên cần là gạt bỏ cái tôi cá nhân, không tự ý làm việc một mình theo cảm
tính mà phải đặt mục tiêu chung lên trên hết. Trong trường hợp cá nhân
muốn quyết định một điều gì đó, hãy đảm bảo là mọi thành viên trong
nhóm đều đã đồng thuận với ý kiến đó, vì chỉ một sai lầm nhỏ xảy ra
cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung.
- Lắng nghe người khác nói: Một trong các kỹ năng cần thiết khi
làm việc nhóm đó là lắng nghe. Để làm việc hiệu quả, các thành viên cần
có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình làm việc nhóm, các cá
nhân nên tích cực giao tiếp và chia sẻ ý kiến với nhau. Lắng nghe chính
là cách để học hỏi và thấu hiểu người khác.
- Thúc đẩy sự giao tiếp giữa các thành viên: Nguyên tắc làm việc
nhóm hiệu quả là tăng cường giao tiếp giữa các thành viên. Giao tiếp là
phương pháp để từng cá nhân bày tỏ quan điểm và cảm xúc của bản thân.
Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các tổ chức nên tăng

cường các buổi họp mặt, giao lưu để các thành viên gắn kết và hiểu rõ về
nhau.
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên: Môi trường làm việc nhóm
tích cực là khi tất cả các thành viên có thể thoải mái chia sẻ ý kiến của
mình. Đồng thời, các quan điểm đó đều được mọi người lắng nghe và tôn
trọng.
Điều này sẽ giúp các cá nhân gắn kết và tin tưởng nhau hơn. Qua
đó, mọi xung đột nhóm sẽ hạn chế và mâu thuẫn đều có thể giải quyết dễ
dàng.
Nội dung thực hành: Bài thực hành 11;
2.5. Các ngun tắc làm việc nhóm (tiếp)
- Phân cơng cơng việc rõ ràng, hợp lý: Một trong những nguyên
tắc giúp làm việc nhóm hiệu quả là cần phải có kế hoạch phân chia công
việc hợp lý. Các nhiệm vụ nên được sắp xếp tương ứng với vai trò và
năng lực của từng thành viên. Điều này giúp mỗi cá nhân có ý thức trách
nhiệm hồn thành cơng việc được giao.
- Ln đúng giờ: Đúng giờ là một trong những điều quan trọng
hàng đầu khi làm việc nhóm. Khi làm việc tập thể, mỗi cá nhân phải có
trách nhiệm với cơng việc của bản thân và tiến độ làm việc của nhóm.
Đừng để người khác phải chờ đợi mình.
- Tinh thần đồn kết: Nhóm là tập hợp các cá thể có năng lực ở
các lĩnh vực khác nhau. Thêm vào đó, vấn đề của một tổ chức liên quan
đến các lĩnh vực riêng. Do đó, các cá nhân cần tích cực hợp tác và đoàn
kết làm việc để hoàn thành mục tiêu chung.
- Tránh sự tiêu cực: Khi đã làm việc nhóm, cần tránh những mâu
thuẫn, cảm xúc tiêu cực cá nhân. Các thành viên cần thấu hiểu và thông
cảm với nhau nhiều hơn. Khơng nên đổ lỗi hay chỉ trích một sai lầm của
ai đó trong tổ chức.
- Khen ngợi người khác một cách trung thực và thật lòng: Bất cứ
lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm


20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×