Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khbd stem 7 bài hình lăng trụ đứng tam giác đều, tứ giác đều (lồng đèn) cấu trúc khbd 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.07 KB, 7 trang )

CẤU TRÚC 2 - KHBD
Nhóm thực hiện: Tổ Tốn - Phú Hưng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC: LỒNG ĐÈN

Mơn Tốn, Lớp 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
- Tiết 1- 2: Thực hiện hoạt động 1-2-3
- Tiết 3: Thực hiện hoạt động 5 (HĐ 4 tại nhà)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức (CTPT 2018):
- HS nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
(đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao).
- Biết gọi tên, vẽ hình lăng trụ đứng trên giấy và trên App Geogebra
2. Về năng lực (CTPT 2018):
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết vẽ hình lăng trụ đứng, nhận dạng hình lăng trụ đứng
trong thực tế.
3. Về phẩm chất (CTPT 2018):
- Tập trung, cẩn thận, chính xác
4. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài giảng powerpoint, sử dụng máy chiếu và bảng phấn để dạy học.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ dùng cho học sinh trong Hoạt động 1 và 2: Giấy (màu),
thước kẻ, bút, kéo, compa để thực hành trải nghiệm cắt giấy thành lồng đèn.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để làm “Lồng đèn” trong Hoạt động 3 và 4:
+ Lồng đèn (khung và các mặt): Tre, Giấy bìa cứng (màu), thước, bút, êke, compa,
băng dính, ghim bấm,... để làm khung và các mặt.
+ Trang trí họa tiết lồng đèn: Bút màu, màu nước, giấy thủ cơng,...
- Phiếu đánh giá của các nhóm (Dùng trong hoạt động 5 Trình bày sản phẩm)
III. Tiến trình dạy học
Thứ tự



Tên hoạt động

Hoạt động 1

Xác định yêu cầu bài học

Hoạt động 2

Nghiên cứu kiến thức trọng tâm

Hoạt động 3

Xây dựng và trình bày bản thiết kế lồng đèn

Hoạt động 4

Chế tạo và thử nghiệm lồng đèn

Hoạt động 5

Trình bày sản phẩm mũ lồng đèn

1


1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về hình dạng (lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác) của lồng đèn.
b. Tổ chức hoạt động

#1. Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung hoạt động)
- GV yêu cầu HS quan sát các tác phẩm lồng đèn (hình dạng lăng trụ đứng tam giác, tứ
giác)

- GV đặt câu hỏi: Cho hs nhận xét về các mặt bên, mặt đáy của lồng đèn
#2. Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm học tập)
- Học sinh quan sát hình ảnh, video cho biết các hình dạng của lồng đèn và đưa ra ý
kiến.
- HS Quan sát hình minh họa cho lồng đèn và ghi nhận về hình dạng, đặc điểm (mặt
đáy, mặt bên), kích thước (đáy, chiều cao,…) ,...
- HS ghi nhận các ý kiến nhận xét về hình dạng và đặc điểm
#3. Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo về những quan sát ghi nhận được.
- Sau khi các học sinh trả lời, giáo viên chốt lại một trong những yếu tố quan trọng.
+ “Các em có biết những hình dạng lồng đèn trong các tác phẩm trên có tên là gì
khơng?”. Giáo viên chốt và giới thiệu về hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
+ “Các em hãy cùng gợi ý cho thầy/cô và các bạn, chúng ta có thể sử dụng hình này
vào đời sống hằng ngày khơng (ví dụ như các gói q, lịch để bàn, …)
#4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên trợ giúp giải quyết khó khăn của học sinh; nhận xét, đánh giá, thống nhất về
các ý kiến do học sinh đề xuất.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu nền và đề xuất giải pháp
a. Mục tiêu
- Nhận diện và mô tả các yếu tố cơ bản của hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác như
đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao của hình lăng trụ
- Tạo lập được hình lăng trụ đứng bằng cắt, ghép giấy bìa cứng
- Học sinh trải nghiệm cách tạo ra hình lồng đèn có hình dạng hình lăng trụ đứng tam
giác, tứ giác.
b. Tổ chức hoạt động
2



#1. Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung hoạt động)
- Giáo viên cung cấp thơng tin về khái niệm về hình lăng trụ đứng: các đỉnh, cạnh bên,
mặt đáy, chiều cao, hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Nhận biết hình lăng trụ đứng; Tìm thêm hình lăng trụ
đứng trong thực tế; Xác định mặt đáy, đỉnh, cạnh bên, chiều cao.
#2. Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm học tập)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm cá nhân theo hướng dẫn sau:
+ Dùng một mẩu bìa cứng, vẽ bốn hình chữ nhật (kích thước 3x5cm) và hai mặt
đáy hình vng cạnh 3cm với như yêu cầu thực hành 3 SGK.
+ Sau đó cắt theo đường vẽ, gấp theo các nét đứt, ta được hình dạng lăng trụ
đứng như hình minh hoạ.

3cm

5cm
3cm

3cm

3cm

5cm

3cm

3cm
+ Nêu nhận xét về hình vừa gấp được
Kèm với hướng dẫn là cả thao tác trực tiếp của thầy trên bảng thực hiện các bước trải

nghiệm.
- Học sinh: Lắng nghe hướng dẫn thực hành của giáo viên và thực hành vẽ và cắt; quan
sát kết quả thực hành và nêu nhận xét.
+ Học sinh tìm và nhận biết các hình lăng trụ đứng
+ Học sinh trải nghiệm gấp hình để tạo được sản phẩm hình lăng trụ đứng
- Học sinh đề xuất ý tưởng tạo ra hình lồng đèn từ hình lăng trụ đứng và kích thước,
vật liệu.
- Giáo viên: quan sát hỗ trợ, hướng dẫn học sinh, xác nhận và chính xác hóa câu trả lời
(chốt kiến thức)
#3. Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày báo cáo về sản phẩm sau khi cắt, nêu kết quả quan sát, dán sản
phẩm vào tập, ghi nhận các kiến thức.
+Kết quả nhận xét về hình cắt, ghép được.
+Kiến thức mới về khái niệm hình lăng trụ đứng
+Kết quả tìm và kể được các hình ảnh trong thực tế cuộc sống.

3


#4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, đánh giá q trình làm việc của học sinh, chính xác hoá những nội
dung kiến thức trọng tâm.
- Học sinh ghi kết luận, yêu cầu nhiệm vụ tiếp theo vào tập cá nhân.
3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
a. Mục tiêu
- Học sinh hợp tác cùng nhau hoàn thiện bản thiết kế lồng đèn, trình bày bản vẽ,
phương án tạo lồng đèn (hình lăng trụ đứng tứ giác) vào giấy để trình bày trước lớp.
- Học sinh các nhóm góp ý và nghe góp ý để hồn thiện bản thiết kế trước khi tiến hành
chế tạo sản phẩm.
b. Tổ chức hoạt động

#1. Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung hoạt động)
- Giáo viên giao nhiệm vụ thiết kế bản vẽ lồng đèn
- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở: hình dạng các mặt bên (hình chữ nhật, kích
thước), mặt đáy (tứ giác, kích thước), các nét gấp, các hoạ tiết trang trí các mặt, tay cầm, …
- Giáo viên nêu tiêu chí của sản phẩm để từ đó học sinh xây dựng bản thiết kế
Điểm đạt được
Tiêu chí

Điểm
Nhóm
tới đa
1

Hình dạng lăng trụ đứng tứ giác

5

Thuyết trình sản phẩm hay

2

Kích thước phù hợp, chắc chắn

1

Trang trí hoạ tiết có tính thẩm mĩ

1

Trả lời câu hỏi của nhóm khác


1

Tổng điểm

10

Nhóm
2

Nhóm
3

Nhóm

Nhóm

4

5

#2. Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm học tập)
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5 người; các nhóm cử trưởng nhóm, thư ký, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn (giấy bìa cứng,
keo, băng dán, …).
- Học sinh vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm vừa có để đề xuất giải pháp tạo ra
hình lăng trụ đứng, thiết kế lồng đèn.
- Trên cơ sở từng học sinh trình bày đề xuất của mình, cả nhóm cùng thảo luận, thống
nhất lựa chọn các giải pháp khả thi và hữu hiệu nhất về: Phương án tạo lồng đèn, kích thước

mong muốn thiết kế, từ đó xây dựng bản thiết kế lồng đèn cho nhóm.
- Bản vẽ thiết kế lồng đèn (có các chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu,...
dự kiến).

4


- Giáo viên quan sát lớp, kịp thời phát hiện và hỗ trợ học sinh gặp khó khăn; lựa chọn và
thảo luận riêng với một số nhóm học sinh
- Học sinh làm việc theo nhóm
#3. Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả, thảo luận, ghi nhận ý kiến đóng góp từ nhóm bạn (để điều
chỉnh bản thiết kế nếu cần), đồng thời trả lời các câu hỏi (nếu có), phản biện để bảo vệ thiết
kế của nhóm mình.
- Giáo viên cho một hoặc hai nhóm lên trình bày, cho các nhóm nhận xét. Nhận xét
chung về bản vẽ các nhóm cịn lại.
#4. Kết luận, nhận định
- Qua kết quả trình bày của học sinh, phân tích việc áp dụng kiến thức vừa trải nghiệm
cùng với kiến thức đã học để chế tạo sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh, chính xác hố những nội
dung kiến thức về hình lăng trụ đứng; Nêu các ứng dụng trong cuộc sống (làm lồng đèn, làm
hộp gói quà, lịch để bàn).
- Học sinh ghi kết luận, yêu cầu nhiệm vụ tiếp theo vào tập cá nhân.
4. Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá (ở nhà)
a. Mục tiêu
- Làm lồng đèn dựa trên bản thiết kế đã được giáo viên duyệt và theo phân cơng của
nhóm.
- Tự thử nghiệm để hồn thiện, tự đánh giá sản phẩm của mình, ghi chép các kết quả thử
nghiệm (điều chỉnh nếu cần).
5



b. Tổ chức hoạt động
#1. Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung hoạt động)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm lồng đèn. Trong đó yêu cầu học sinh:
Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng; thư kí là ghi chép các bước chế tạo sản phẩm của nhóm; có
báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chí đã đặt ra.
- Sử dụng các nguyên vật liệu đã được chuẩn bị, tiến hành làm lồng đèn theo kích
thước, hình dạng chọn.
#2. Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm học tập)
- Học sinh chuẩn bị cho các một số nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm.
- Mỗi nhóm (hoặc mỗi học sinh) hoàn thành một sản phẩm lồng đèn theo thiết kế và
chọn màu trang trí theo sở thích thẩm mĩ, kích cỡ phù hợp.
- Hồn thành bản ghi chép quá trình thực hiện và điều chỉnh bản thiết kế (nếu có điều
chỉnh).
- Bản ghi chép kết quả ghi nhận được, so sánh với kết quả đã dự đoán dựa vào lí thuyết
và giải thích cho sự khác biệt đó; những điều chỉnh thiết kế (nếu có).
- Trong q trình làm, cần bám sát vào bản thiết kế đã được giáo viên duyệt, tự thử
nghiệm và điều chỉnh, ghi chép kết quả q trình và chỉnh sửa nếu có.
- Học sinh thực hiện làm sản phẩm theo phân công, ghi chép các kết quả thử nghiệm,
các lần thất bại, kinh nghiệm đã sửa sai,... ra giấy và nộp báo cáo cho giáo viên.
- GV hỗ trợ GV thông qua trực tiếp hoặc zalo, …
#3. Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm thảo luận cách làm sản phẩm.
- Phản biện thắc mắc của các thành viên trong nhóm
- Hồn chỉnh sản phẩm và viết báo cáo
#4. Kết luận, nhận định
- GV hỗ trợ, tư vấn HS trong quá trình thực hiện tại nhà.
5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
a. Mục tiêu

Các nhóm giới thiệu lồng đèn mà nhóm đã làm được, đối chiếu với sản phẩm của nhóm
bạn, rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến (nếu có).
b. Tổ chức hoạt động
#1. Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung hoạt động)
- Học sinh đại diện mỗi nhóm giới thiệu về lồng đèn mà nhóm đã làm; so với yêu cầu
của sản phẩm, nêu các mặt đáy, chỉ ra mặt bên, chiều cao và họa tiết trang trí.
#2. Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm học tập)
- Giáo viên hướng dẫn cách thức trình bày và thuyết minh về sản phẩm. Nội dung
thuyết minh bao gồm:
+ Quá trình chế tạo lồng đèn: nguyên vật liệu đã sử dụng để tạo sản phẩm, kĩ thuật
làm, khó khăn phát sinh trong q trình làm, hướng giải quyết. Lồng ghép nhận xét quá

6


trình làm việc nhóm (từng cá nhân, và cả nhóm), những gì làm được, những gì có thể thay
đổi và cải thiện trong các hoạt động sau.
+ Sản phẩm: Nêu các mặt của lồng đèn, chiều cao của lồng đèn.
+ Thử nghiệm lồng đèn.
+ Ý tưởng phát triển sản phẩm.
- HS ghi chép những điều mới học được từ nhóm bạn, câu hỏi muốn đặt cho nhóm
bạn, hướng cải tiến sản phẩm của nhóm mình.
#3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo lại kết quả thực hiện và trình bày sản phẩm.
- Học sinh cho các bạn quan sát lồng đèn của nhóm.
- Học sinh ghi nhận vào tập những kinh nghiệm mới học được từ nhóm bạn, câu hỏi
muốn đặt cho nhóm bạn, hướng cải tiến sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh nghe hướng dẫn của giáo viên để nắm được cách thức thuyết minh sản
phẩm.
- Học sinh quan sát, ghi chú lại những điều học hỏi được, góp ý cũng như những

thắc mắc trong phần trình bày của nhóm bạn.
- Nhóm trình bày tiếp nhận góp ý và giải đáp thắc mắc.
#4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên đưa ra nhận xét cho từng nhóm đồng thời tổng kết đánh giá của các nhóm
dành cho nhau và cho điểm mỗi nhóm.
- Giáo viên cơng bố kết quả. Tuyên dương nỗ lực của cả lớp, trao giải cho nhóm có
sản phẩm tốt nhất.
- Giao nhiệm vụ về nhà: Cải tiến và chế tạo lồng đèn có mặt đáy khác (tứ giác, ngũ
giác, …) và bằng các vật liệu khác hay các sản phẩm tương tự (hộp quà); Chuẩn bị sản
phẩm trưng bày trong ngày hội STEM của trường.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Điểm đạt được
Điểm
Tiêu chí
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
tới đa
1
2
3
4
5
Hình dạng lăng trụ đứng tứ giác

5

Thuyết trình sản phẩm hay

2


Kích thước phù hợp, chắc chắn

1

Trang trí hoạ tiết có tính thẩm mĩ

1

Trả lời câu hỏi của nhóm khác

1

Tổng điểm

10

7



×