Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

(Tiểu luận) bài tập lớn thống kê kinh doanh phân tích số liệu thống kê công ty cổ phần fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.43 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------------------------------

BÀI TẬP LỚN
THỐNG KÊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện: Lê Phúc Hoàn

- 22A4010705 - K22CLA

Nguyễn Đắc Hiếu

- 22A4010295 - K22CLA

Phạm Tuấn Anh

- 22A4010532 - K22CLA

Hoàng Bá Huy

- 22A4010095 - K22CLA

Phạm Ngọc Bình

- 22A4011424 - K22CLA

Phạm Bá Vũ



- 22A4010471 - K22CLA

Nguyễn Trần Việt

- 22A4010171 - K22CLA

Biện Quang Đức

- 22A4010871 - K22CLA

HÀ NỘI 2021
MỤC LỤC
MỤC LỤC
0


LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
1.1. Tổng quan về Thống Kê
1.2. Tổng quan về Thống Kê Mô Tả
1.3. Tổng quan về Thống Kê Suy Luận
1.4. Hồi quy-Tương quan đơn

2
2
2

3
4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (FPT)
2.1. Tổng quan
2.2. Hoạt động kinh doanh
2.3. Cơ cấu tổ chức
2.4. Cổ phiếu và cổ đông

6
6
6
7
8

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THỐNG KÊ KINH DOANH PHÂN TÍCH BỘ SỐ
LIỆU CƠNG TY CỔ PHẦN FPT
3.1. Phân tích thống kê Cơ cấu Cổ đông của FPT
3.1.1. Ứng dụng thống kê mô tả cơ cấu cổ đông FPT
3.1.2. Ứng dụng thống kê suy luận phân tích cơ cấu cổ đơng FPT
3.2. Phân tích thống kê Cổ phiếu của FPT
3.2.1. Phân tích hồi quy
3.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy
3.2.3. Kết luận

10
10
10
13
16

16
18
19

KẾT LUẬN

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

PHỤ LỤC: MƠ TẢ VÀ GIẢI THÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ
22
Phụ lục 1: Danh sách cổ đông quan trọng của Công ty cổ phần FPT
22
Phụ lục 2: Bảng chi tiết khớp lệnh và thỏa thuận (17/02-14/06/2021) của cổ phiếu
FPT
25

1


LỜI NĨI ĐẦU
Thống kê là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh
vực kinh tế xã hội. Thống kê kinh doanh theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế,
là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu, quản lý và đã trở thành
một môn học cơ sở trong hầu hết các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế.
Bài tập lớn “Phân tích số liệu thống kê của cơng ty cổ phần FPT” được
nhóm thực hiện nghiên cứu với mục tiêu tổng quát mà nhóm đề ra là ứng dụng thành

thạo kiến thức đã được học về bộ môn thống kê kinh doanh và phần mềm thống kê
SPSS. Từ đó nhóm đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như thực hiện thu thập
mẫu dữ liệu của công ty mà nhóm đã lựa chọn là cơng ty cổ phần FPT; sau đó, tiến
hành nghiên cứu tổng quan về cơng ty; kết hợp kiến thức bộ môn thống kê kinh doanh
và ứng dụng phần mềm SPSS mô tả tổng quát về các đặc điểm và suy luận về các đặc
trưng của tổng thể từ mẫu dữ liệu thu thập được cũng như nghiên cứu và mơ hình hố
mối liên hệ ở mẫu dữ liệu bằng mơ hình tốn học nhằm thể hiện một cách tốt nhất quy
luật khách quan đã có.
Đối tượng nghiên cứu của nhóm trong bài tập lớn này là i) cơ cấu cổ đông của
công ty cổ phần FPT, và ii) mối liên hệ giữa tổng khối lượng giao dịch và tổng giá trị
giao dịch cổ phiếu của FPT. Phạm vi nghiên cứu mà nhóm giới hạn về i) không gian
là danh sách các cổ đông của công ty cổ phần FPT, và ii) thời gian là 17/0214/06/2021 đối với dữ liệu chi tiết khớp lệnh và thỏa thuận của cổ phiếu FPT.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Bài tập lớn của nhóm được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các phương pháp thống kê
Chương 2: Tổng quan về Công ty cổ phần FPT
Chương 3: Ứng dụng thống kê kinh doanh phân tích bộ số liệu Cơng ty cổ
phần FPT

mỗi phần nhóm cố gắng tiến hành tìm kiếm và thu thập dữ liệu, ứng dụng
kiến thức môn Thống kê kinh doanh và phần mềm SPSS đã được học để đưa ra những
phân tích sát thực nhất.
Trong q trình làm bài, nhóm nghiên cứu chúng em xin gửi lời cảm ơn cơ
Hồng Thanh Huyền phụ trách giảng dạy môn Thống kê kinh doanh đã tận tình hướng
dẫn nhóm hồn thành bài tập.
Bài tập lớn của nhóm khơng tránh được những sai sót khơng đáng có, nhóm
nghiên cứu chúng em hi vọng cơ và các bạn có thể bổ sung, góp ý để bài tập lớn được
hồn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG
KÊ 1.1. Tổng quan về Thống Kê
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình
bày số liệu, tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho q
trình phân tích, dự đốn và ra quyết định.
Thống kê thường được phân thành 2 lĩnh vực:
Thống kê mơ tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu,
tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách
tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Thống kê suy luận: Là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng
của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra
quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu.
Thống kê thường có sử dụng các phương pháp:
Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình
bày, tính tốn các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng
thể hay có hình ảnh tổng qt về tổng thể nghiên cứu.
Điều tra chọn mẫu: Là phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng
thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.
Dùng để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể, xét cả về tính kinh tế và
tính kịp thời, hoặc khơng thực hiện được
Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Ví dụ như mối liên hệ giữa chi
tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa tốc độ phát triển với tốc độ phát triển dân số,... vì sự
hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho q trình dự
đốn.
Dự đốn. Trong hoạt động dự đốn người ta có thể chia ra thành nhiều loại:
dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính; dự đốn dựa vào nội suy và dựa
vào ngoại suy.

1.2. Tổng quan về Thống Kê Mô Tả
b.
Khái niệm
Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất
định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể.
Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến
động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi
các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn
nhất, mốt và độ lệch.
b. Đo độ tập trung
Số trung bình trong thống kê là mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của
một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại. Các loại số trung bình: số trung bình cộng
3


giản đơn; số trung bình cộng gia quyền; số trung bình điều hồ; số trung bình nhân
giản đơn; số trung bình nhân gia quyền.
Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong
một dãy số lượng biển. Số trung vị phân chia dãy số lượng biến thành hai phần, mỗi
phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Số trung vị cũng là một trong các chỉ tiêu dùng
để nêu lên đặc trưng của một dãy số phân phối.
Mốt là biểu hiện được gặp nhiều nhất của tiêu thức nghiên cứu trong một tổng
thể hay trong một dãy số phân phối. Đối với một dãy số lượng biến, trị số của một
không phụ thuộc vào trị số của tất cả các lượng biển. Mốt cịn có nhiều tác dụng trong
việc tổ chức phục vụ nhu cầu một cách hợp lý. Các doanh nghiệp cần điều tra và cung
ứng đầy đủ các mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất, như cỡ giày, cỡ và kiểu dáng quần áo...
c.
Đo độ phân tán
Khoảng biến thiên: là chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ
nhất của tiêu thức nghiên cứu.

Độ lệch tuyệt đối trung bình: là số trung bình cộng của các độ lệch tuyệt đối
giữa các lượng biến với số trung bình cộng của các lượng biến đó.
Phương sai: là số trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng
biến với số trung bình cộng của các lượng biến đó
Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai, tức là số trung bình tồn phương
của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số trung bình cộng của các
lượng biến đó.
1.3. Tổng quan về Thống Kê Suy Luận
a.
Khái niệm
Thống kê suy luận bao gồm các phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết
thống kê, phân tích mối liên hệ, dự đoán,... trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ
mẫu điều tra, từ đó đưa ra các thơng tin về tổng thể chung.
Q trình thực hiện điều tra để thu thập dữ liệu trên toàn bộ tổng thể chung
được gọi là điều tra toàn bộ. Quá trình thực hiện điều tra để thu thập dữ liệu trên tổng
thể mẫu được gọi là điều tra chọn mẫu. Thống kê suy luận là quá trình sử dụng những
dữ liệu của một mẫu để tính tốn, kiểm định giả thuyết và suy rộng về các đặc điểm
của tổng thể chung, suy rộng về mối quan hệ và xu hướng biến động.
b. Ước lượng trung bình và tỷ lệ
- Tiêu chuẩn ước lượng:
+
Ước lượng không chệch: Là thống kê θ' của tổng thể mẫu khi E(θ')=0.
+
Ước lượng hiệu quả: Là thống kê θ' của tổng thể mẫu có phương sai nhỏ nhất
so với mọi tham số khác được xây dựng trên cùng mẫu đó.
+
Ước lượng vững: Là thống kê θ' của tổng thể mẫu nếu θ' ở hội tụ theo xác
suất đến θ khi tiến tới vô cùng.
4



- Các phương pháp ước lượng:
+
Phương pháp ước lượng điểm: là dùng một giá trị để thay thế cho tham số θ
chưa biết của tổng thể chung.
+
Phương pháp ước lượng bằng khoảng tin cậy: là từ một thống kê θ' của tổng
thể mẫu xây dựng một khoảng giá trị (θ'1,θ'2) sao cho với một xác suất cho trước,
tham số θ sẽ rơi vào khoảng (θ'1,θ'2).
- Ước lượng trung bình cho một tổng thể: Là một trong các nhiệm vụ quan
trọng trong điều tra chọn mẫu là từ kết quả điều tra chọn mẫu tiến hành suy rộng kết
quả cho tổng thể chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu mà
sử dụng các công thức ước lượng khác nhau.
- Ước lượng tỷ lệ cho một tổng thể: Là một trong các tham số quan trọng thực
tế hay sử dụng trong nghiên cứu đó là tỉ lệ theo tiêu thức nào đó, từ kết quả điều tra
mẫu sẽ tính được tỉ lệ theo tiêu thức nghiên cứu của tổng thể mẫu
c.
Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết thống kê là giả thuyết về một vấn đề nào đó của tổng thể chung.
Kiểm định 2 phía là bác bỏ giả thuyết H 0 khi tham số đặc trưng của mẫu cao hơn hoặc
thấp hơn so với giá trị của giả thuyết về tổng thể chúng. Kiểm định 1 phía là bác bỏ
giả thuyết H0 khi tham số đặc trưng của mẫu nhỏ hơn hoặc lớn hơn một cách đáng kể
so với giá trị của giả thuyết H0.
Các bước tiến hành một kiểm định giả thuyết thống kê:
Phát biểu giả thuyết H0 và giả thuyết đổi H1
Định rõ mức ý nghĩa α
Chọn tiêu chuẩn kiểm định
Tính giá trị của tiêu chuẩn kiểm định từ mẫu quan sát
Kết luận bác bỏ hay chấp nhận Họ tuỳ theo giá trị của tiêu chuẩn kiểm định
rơi vào miền bác bỏ hay chấp nhận

P-value là xác suất lớn nhất để có thể bác bỏ giả thuyết H 0. P-value thường
được xem như là mức ý nghĩa quan sát với các nguyên tắc ra quyết định để bác bỏ giả
thuyết H0 với P-value là:
Nếu p-value ≥ α, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0;
Nếu p-value < α, bác bỏ giả thuyết H0.
1.4. Hồi quy-Tương quan đơn
a. Khái niệm
Hồi quy - tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộc
của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân (biến độc
lập), mối liên hệ phụ thuộc này được xây dựng dựa trên phương trình hồi quy có thể là
tuyến tính hay phi tuyến tính, trên cơ sở phương trình hồi quy có thể ước lượng và giải
5


thích được sự biến động của biến phụ thuộc dựa vào sự biến động của các biến độc
lập.
b.
Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan
Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, tức là khi hiện tượng này
thay đổi thì hồn tồn quyết định sự thay đổi của hiện tượng có liên quan theo một tỷ
lệ tương ứng chặt chẽ.
Liên hệ tương quan là mối liên hệ khơng hồn tồn chặt chẽ, tức là khi hiện
tượng này thay đổi thì có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo nhưng
khơng hồn tồn quyết định. Đây là mối liên hệ mà với một giá trị của tiêu thức
nguyên nhân sẽ tương ứng với nhiều giá trị của tiêu thức kết quả.
c. Một số dạng liên hệ
Các hiện tượng kinh tế - xã hội ln có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn
nhau, các mối liên hệ này có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính (đường thẳng),
mơ tả hai dạng cơ bản của liên hệ tuyến tính, đó là liên hệ tương quan tuyến tính thuận
và tương quan tuyến tính nghịch. Hay liên hệ tương quan phi tuyến (đường cong) mô

tả một số dạng của liên hệ tương quan phi tuyến.
d.
Hồi quy-tương quan đơn
Phương trình tổng thể chung: là phương trình được xây dựng dựa trên kết quả
nghiên cứu tổng thể, có dạng: E(Y/X) = β0 + β1.X + ei
Phương trình tổng thể mẫu: là phương trình hồi quy được xây dựng trên một
mẫu cụ thể.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất là phương pháp để xác định các hệ số hồi
quy trong phương trình hồi quy tổng thể mẫu. Phương pháp đi tìm tìm giá trị nhỏ nhất
của chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị từ phương trình hồi quy lý thuyết.
Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy: Giả thuyết thống kê là một giả sử hay
một phát biểu có thể dùng có thể sai liên quan đến tham số của tổng thể. Khi thực hiện
kiểm định người ta thiết lập cặp giả thiết thống kế.
Khoảng tin cậy của hệ số hồi quy: Khoảng tin cậy (1-α) cho hệ số hồi quy β1
được xác định tương tự như xác định khoảng tin cậy cho bất kỳ tham số nào.

6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (FPT)
2.1. Tổng quan
FPT (Tập đoàn FPT, tiếng Anh: FPT Group), tên viết tắt của Công ty cổ phần
FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ). Thành lập ngày 13/09/1988,
FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm: Công nghệ, Viễn thông và
Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và
không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu và vùng lãnh thổ bên ngoài
Việt Nam.
Năm 1988, 13 nhà khoa học trẻ thành lập Công ty FPT với mong muốn xây
dựng một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học
kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lịng, góp phần hưng thịnh Quốc gia, đem

lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một
cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Tháng 4 năm 2002 FPT trở
thành công ty cổ phần. Năm 1998 FPT trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ
Internet đầu tiên tại Việt Nam tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này tại Việt
Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khốn Thành phố Hồ
Chí Minh (HoSE).
FPT ln nỗ lực trong suốt quá trình hoạt động với mục tiêu cao nhất là mang
lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công
nghệ tối ưu nhất. Phát triển các phần mềm thương hiệu Việt, đưa công nghệ vào cuộc
sống hiện đại hóa các ngành kinh tế xương sống của Quốc gia; đẩy mạnh giáo dục &
đào tạo thế hệ trẻ theo hướng thực học, thực nghiệp, mà còn tiên phong trong lĩnh vực
xuất khẩu phần mềm, góp phần đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới.
Đồng thời, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng
công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 - Cuộc cách mạng số. FPT sẽ tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi
số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trên quy mơ tồn cầu. Hầu hết các hệ
thống thơng tin lớn trong các cơ quan nhà nước và các ngành kinh tế trọng điểm của
Việt Nam đều do FPT xây dựng và phát triển.
2.2. Hoạt động kinh doanh
FPT trở thành Công ty CNTT-VT lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của
Việt Nam với mục tiêu không ngừng đổi mới, liên tục sáng tạo và luôn tiên phong
mang lại cho Khách hàng các sản phẩm/ giải pháp/ dịch vụ công nghệ tối ưu nhất. Với
gần 30.651 Cán bộ Nhân viên, trong đó có 17.728 kỹ sư CNTT, lập trình viên, chun
gia cơng nghệ, hệ thống 48 chi nhánh, văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ bên
ngoài Việt Nam. FPT cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu
phần mềm, Tích hợp hệ thống; Phát triển phần mềm Dịch vụ CNTT.
7


Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh

nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. Theo VNReport thì đây là doanh
nghiệp tư nhân lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2012. Tiêu chí để Vietnam Report
lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn
hơn hoặc bằng 51%. Năm 2019, doanh thu FPT đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với
năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2018.
Doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng trưởng cao, đạt mức tăng 41%
so với cùng kỳ.
Về 3 lĩnh vực kinh doanh của FPT:
Công nghệ: Giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số dựa trên công nghệ: AI, RPA,
IoT, Big Data, Cloud,…; Giải pháp, dịch vụ chuyên sâu cho các lĩnh vực: Ngân hàng
– Tài chính, Tài chính cơng, Viễn thơng, Y tế, Giao thơng vận tải, Điện, Nước, Gas,
…; Tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ; Giải pháp dựa trên các nền tảng công
nghệ: SAP, Oracle, Microsoft, ESRI; Dịch vụ kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần
mềm; Thiết kế vi mạch, sản xuất phần mềm nhúng, CAD/CAE,…
Viễn thông: Dịch vụ Viễn thông: dịch vụ Internet; kênh thuê riêng; trung tâm
dữ liệu; điện thoại VoIP; dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; kết nối liên tỉnh và quốc
tế; dịch vụ Cloud và IoT…; Dịch vụ truyền hình FPT: truyền hình FPT; FPT Play; các
sản phẩm, dịch vụ giải trí trên nền tảng Internet và điện thoại di động; Dịch vụ nội
dung số: hệ thống báo điện tử gồm VnExpress.net; Ngoisao.net; iOne.net; quảng cáo
trực tuyến; hệ thống quảng cáo thông minh eClick AdNetwork;
Giáo dục: Đào tạo tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; Đào tạo
bậc cao đẳng, đại học đến sau đại học; Liên kết quốc tế, phát triển sinh viên quốc tế;
Đào tạo cho doanh nghiệp; Đào tạo đại học trực tuyến.
2.3. Cơ cấu tổ chức
+
7 Công ty thành viên:
+
-

Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)
Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
Công ty TNHH FPT Smart Cloud (FPT Smart Cloud)
4 Công ty liên kết:
Cơng ty Cổ phần Chứng khốn FPT (FPT Securities)
Cơng ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)
8


-

Công ty Cổ phần Synnex FPT (Synnex FPT)
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)

Hình 2.3.1: Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần FPT
2.4. Cổ phiếu và cổ đông
a. Cổ phiếu
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu của FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), đánh dấu sự kiện doanh nghiệp đầu
tiên trong lĩnh vực CNTT - Viễn thông trở thành công ty đại chúng. FPT là đơn vị thứ
78 có cổ phiếu niêm yết tại HOSE với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng.
Ngày lên sàn, vốn điều lệ của FPT là hơn 608 tỷ đồng. Sau 9 năm, hiện vốn điều lệ
của FPT đã tăng hơn 6 lần, lên 3.995 tỷ đồng.
29/12/2006, FPT đứng đầu thị trường chứng khoán về giá trị vốn hóa với
27.973 tỷ đồng. Từ đó đến nay, FPT đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt và có 3 lần phát
hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP). Năm 2015 và 2016, FPT thực hiện trả
cổ tức bằng cổ phiếu, đều với tỷ lệ 20:3. Theo đó, hiện tại, FPT có hơn 399 triệu cổ

phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán và cổ phiếu FPT là một trong các blue chip
trong rổ VN30 có sức ảnh hưởng lớn trên sàn chứng khoán.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh và trở thành
tâm điểm của giới đầu tư. Mã này tăng gần 32% lên 77.900 đồng/cp kết phiên 2/3, cao
hơn so với mức 11,3% của VN30. Đánh giá trong tổng thể dài hạn, cổ phiếu của Tập
đoàn FPT (HoSE: FPT) đã tăng trưởng giá trị trong 7 tháng liên tiếp. Đây cũng được
xem là giai đoạn tăng giá mạnh nhất của cổ phiếu này trong nhiều năm gần đây. Nhờ
vậy, các nhà đầu tư dài hạn đã gặt hái được nhiều thành quả. Điển hình là với những
ai nắm giữ mã cổ phiếu này từ đầu năm 2017 đến hiện tại, tài khoản đã gấp gần 4 lần
từ vùng giá điều chỉnh (20.000 đồng/cp). Độ “nóng” của cổ phiếu này có thể được giải

9


thích qua cơ cấu cổ đơng và triển vọng kinh doanh tích cực của cơng ty cơng nghệ
hàng đầu Việt Nam.
b.
Cổ đông
Nắm lượng cổ phiếu FPT nhiều nhất là Chủ tịch Trương Gia Bình, với 7,03%,
theo cập nhật mới nhất vào ngày 1/6/2021. Trong khi đó, Tổng Cơng ty Đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giữ 5.83%, xếp thứ hai. Cổ đông nội bộ (bao gồm
HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và các nhân viên) đang nắm
giữ lượng lớn vốn điều lệ của công ty. Ngồi ra, cơ cấu cổ đơng cơ đặc của FPT cũng
có rất nhiều quỹ ngoại lớn nắm giữ.

Biểu đồ 2.4.1: Tổng quan cơ cấu cổ đông của Công ty cổ phần FPT
Trong nhiều năm qua, FPT luôn là tâm điểm của nhà đầu tư (NĐT) nước
ngồi. Tình trạng hết “room” ngoại khiến các NĐT ngoại không thể gia tăng sở hữu
thêm tại FPT. Tính đến ngày 2/3, NĐT nước ngoài đang nắm giữ 384,1 triệu cổ phiếu
FPT, tương đương 49% vốn điều lệ.

Theo quan sát, mã FPT ln có mặt trong nhóm những khoản đầu tư lớn nhất
của các quỹ ngoại hàng đầu thị trường. Tính đến cuối tháng 1, quỹ VEIL do Dragon
Capital quản lý phân bổ 4,18% danh mục giá trị 2 tỷ USD vào FPT. Danh sách cổ
đơng của FPT cịn có hàng loạt các quỹ lớn khác như GIC của Chính phủ
Singapore, Vietnam Holdings, Keyrock Capital…

10


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THỐNG KÊ KINH DOANH PHÂN TÍCH BỘ SỐ
LIỆU CƠNG TY CỔ PHẦN FPT
3.1. Phân tích thống kê Cơ cấu Cổ đông của FPT
3.1.1. Ứng dụng thống kê mơ tả cơ cấu cổ đơng FPT
Nhóm nghiên cứu tiến hành ứng dụng thống kê mô tả để mô tả tổng quát về
đặc điểm và kết quả khảo sát có được từ mẫu nghiên cứu của nhóm là cơ cấu cổ đông
của FPT được mô tả trong Phụ lục 1. Nhóm sử dụng phần mềm SPSS để đo lường xu
hướng tập trung gồm giá trị trung bình, trung vị,... và đo lường biến động gồm độ lệch
chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, mốt, độ lệch chuẩn...để cho ra
các chỉ số hiển thị từ bảng tần số và biểu đồ. Nhóm sẽ đi sâu phần diễn giải sau khi đã
hoàn thành tất cả các ước lượng trung bình và tỷ lệ cũng như kiểm định định lượng.
a. Tổng thể

Bảng 3.1.1.1. Chỉ số đo độ tập trung
Nhóm tiến hành mơ tả Bảng chỉ số đo độ tập trung 3.1.1.1 có:
Mean = 4,482,555.52 cho biết số lượng cổ phần trung bình mà một cổ
đơng nắm giữ là 4,482,555.52 cổ phần.
Median = 903,000 cho biết có 50% số cổ đơng có lượng cổ phần nắm
giữ nhỏ hơn 903,000 cổ phần và có 50% số cổ đơng có lượng cổ phần nắm giữ lớn
hơn 903,000 cổ phần.


11


Range = 63,773,275 (Maximum-Minimum) cho biết khoảng biến thiên giữa số
lượng cổ phần lớn nhất và số lượng cổ phần nhỏ nhất được nắm giữ là 63,773,275 cổ phần.
Variance = 1.328E+14 cho biết sai số trung bình bình phương giữa số cổ phần các
cổ đông nắm giữ so với số cổ phần trung bình mà một cổ đơng nắm giữ.
Std. Deviation = 11,524,753.63 cho biết cho biết sai số trung bình giữa số cổ phần
các cổ đơng nắm giữ so với số cổ phần trung bình mà một cổ đơng nắm giữ.
Dựa vào số trung bình cổ phần mà một cổ đơng nắm giữ là 4,482,555.52 cổ
phần, nhóm đã mơ tả được mức độ chung nhất mà có tính chất đại biểu của cơ cấu cổ
đông FPT. Việc số trung vị là 903,000 cho thấy sự chênh lệch rất lớn so với trung
bình thể hiện cơ cấu cổ đơng của FPT q lệch hay một số ít cổ đơng nắm giữ lượng
cổ phần quá lớn. Với khoảng biến thiên lên tới 63,773,275 cho thấy mẫu dữ liệu
không đồng đều và càng làm giảm tính chất đại biểu của số trung bình.

Biểu đồ 3.1.1.1: Biểu đồ Histogram

Biểu đồ 3.1.1.2: Biểu đồ Stem-and-Leaf

Tiếp theo, nhóm tiến hành khảo sát hình dạng phân phối của mẫu dữ liệu. Dựa
vào biểu đồ Histogram và biểu đồ Stem-and-Leaf có thể thấy đồ thị phân phối có dạng
lệch phải nhưng để có thể khẳng định hình dạng phân phối nhóm dựa vào độ đo thơng
tin từ bảng Statistics, có Mean > Median > Mode (đối với dữ liệu liên tục Mode ở đây
được nhóm xác định là khoảng chứa nhiều dữ liệu nhất, chứ không phải là điểm dữ
liệu xuất hiện nhiều nhất). Do đó nhóm kết luận phân phối có dạng lệch phải. Qua đó
đặc trưng mẫu dữ liệu phân hóa giữa tỷ lệ cổ phần được nắm giữ của các cổ đông

12



được thể hiện, trong đó độ biến thiên ghi nhận được rơi vào khoảng xấp xỉ 64 triệu cổ
phần.
b.
Phân tổ
Tiếp theo nhóm tiến hành phân tổ dữ liệu cơ cấu cổ đông nắm giữ theo số
lượng cổ phần ở Phụ lục 1 thành 4 tổ với các tổ là số những cá nhân, tổ chức nắm giữ
số cổ phần tương ứng là: dưới 10 triệu cổ phần; từ 10 triệu đến dưới 20 triệu cổ phần;
từ 20 triệu đến dưới 50 triệu cổ phần và trên 50 triệu cổ phần.

Bảng 3.1.1.2: Bảng tần số, tần suất, tần số tích lũy và tần suất tích lũy phân tổ cổ
đơng theo theo số lượng cổ phần nắm giữ.
Nhóm tiến hành mơ tả Bảng tần số 3.1.1.2 có:
Cột Frequency thể hiện tần số của từng nhóm cổ đơng.
Cột Percent: Tỷ lệ phần trăm của từng nhóm cổ đơng.
Cột Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của từng nhóm cổ đơng.
Cột Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn.
Theo bảng 3.1.1.2 thì đối tượng khảo sát chủ yếu là các cổ đông là cá nhân, tổ
chức nắm giữ dưới 10 triệu cổ phần với 55/61 cổ đông chiếm tỷ lệ 90.2%, số cổ đông
nắm giữ từ 20 triệu đến dưới 50 triệu cổ phần chiếm số lượng rất nhỏ chỉ 1/61 cổ đông
với tỷ lệ chưa tới 2%. Nhóm
nắm giữ trên 50 triệu cổ phần
là nhóm nắm giữ cổ phần
nhiều nhất với 2/61 cổ đồng
và chiếm 3.3%. Cơ cấu cổ
đông của FPT sẽ được mô tả
trực quan hơn bằng biểu đồ
tròn là kết quả của việc ứng
dụng SPSS vào thống kê của
nhóm.


13


Biểu đồ 3.1.1.3: Biểu đồ trong thể hiện cơ cấu cổ đông FPT theo số lượng cổ phần
nắm giữ.
Kết quả thống kê tần số cho phép nhóm đánh giá được cơ cấu cổ đơng. Tuy
nhiên, để có thể xem xét đồng thời đặc điểm của từng nhóm cổ đơng đã được nhóm
nghiên cứu phân tổ phía trên và xem cả mối quan hệ giữa tổ này với tổ khác, nhóm
nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thống kê trung bình trên SPSS để đánh giá khái quát
về nhận định của đối tượng được khảo sát ở đây là cơ cấu cổ đông FPT.

Bảng 3.1.1.3: Bảng thống kê mô tả phân tổ cơ cấu cổ đơng
Nhóm tiến hành mơ tả Bảng thống kê mơ tả 3.1.1.3 có:
Cột đầu tiên là tên các tổ.
Cột N (thứ 2) là số lượng cổ đông ở mỗi tổ.
Cột Minimum (thứ 3) là giá trị nhỏ nhất của từng tổ. Tổ mà có số cổ
đơng nắm giữ dưới 10 triệu cổ phần thì cổ đơng nắm giữ ít cổ phần nhất chỉ 3 cổ phần
và tổ mà có số cổ đơng nắm giữ trên 50 triệu cổ phần thì cổ đơng nắm giữ ít cổ phần
nhất là hơn 52 triệu cổ phần.
Cột Maximum (thứ 4) là giá trị lớn nhất của từng tổ. Tổ mà có số cổ
đơng nắm giữ dưới 10 triệu cổ phần thì cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất là gần 9
triệu cổ phần và tổ mà có số cổ đơng nắm giữ trên 50 triệu cổ phần thì cổ đơng nắm
giữ nhiều cổ phần nhất là hơn 63 triệu cổ phần.
Cột Mean (thứ 5) là giá trị trung bình. Ví dụ Mean của tổ mà số cổ đông
nắm giữ từ 10 triệu đến dưới 20 triệu cổ phần thì một nửa cổ đông nắm giữ trên
14,579,518 cổ phần và tương tự với những tổ còn lại.
Cột Std.Deviation (cuối cùng) độ lệch chuẩn, là mức độ dao động của
các biến xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn càng lớn thì số lượng cổ phần
mà các cổ đơng nắm giữ càng khác nhau. Theo bảng trên

thì ngồi tổ số cổ đông nắm giữ từ 20 triệu đến dưới 50 triệu cổ phần chỉ
có một cổ đơng nên khơng có độ lệch chuẩn, thì độ chênh lệch trong các
tổ là khá lớn.
3.1.2. Ứng dụng thống kê suy luận phân tích cơ cấu cổ đơng FPT
Trong phần này, nhóm sẽ đề cập đến việc suy luận các đặc trưng của tổng thể
dựa trên các đặc trưng của mẫu. Nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm ra tính chất của
các đặc trưng của tổng thể là giá trị trung bình, tỷ lệ, ... trên cơ sở các dữ liệu thu thập
14


được từ mẫu điều tra, từ đó đưa ra các thông tin về tổng thể chung. Ở trong mẫu dữ
liệu này, nhóm quan tâm đến số cổ phần trung bình của một cổ đơng nắm giữ. Nhóm
sẽ tiến hành ước lượng các đặc trưng của tổng thể (chưa biết) từ các đặc trưng của
mẫu dữ liệu mà nhóm thu thập được ở Phụ lục 1 và đã được mô tả khái quát ở phần
trên; rồi kiểm định giả thuyết về thống kê đó.
a. Ước lượng khoảng tin cậy
Bước đầu, nhóm tiến hàng xây dựng khoảng tin cậy 95% cho trung bình tổng
thể mẫu dữ liệu ở Phụ lục 1 là số cổ phần được các cổ đông nắm giữ. Theo số liệu từ
bảng 3.1.1.1 phía trên, nhóm nhận thấy số cổ phần trung bình của 1 cổ đơng là
4,482,555.52 cổ phần; nhưng trong tổng thể con số này có thể dao động trong một
khoảng giá trị nào đó. Để tiến hành ước lượng khoảng tin cậy đối với giá trị số cổ
phần trung bình mà một cổ đơng nắm giữ, nhóm sử dụng phần mềm SPSS. Nhóm thu
được kết quả ước lượng trung bình được thể hiện trong bảng 3.1.1.1 phía trên (95%
Confidence Interval for Mean: Lower Bound = 1,530,929.07; Upper Bound =
7,434,181.98). Vậy với mức ý nghĩa 5%, số cổ phần trung bình mà một cổ đơng nắm
giữ là từ 1,530,929.07 đến 7,434,181.98 cổ phần.
Bước tiếp theo, nhóm tiến hành xây dựng khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ cho 4 tổ
với các tổ là số những cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần đã được phân tổ ở phần trên.

Bảng 3.1.2.1: Bảng ước lượng tỷ lệ Bootstrap

Nhóm sử dụng chức năng Bootstrap, SPSS sẽ thực hiện lấy mẫu 1000 lần trong
phạm vi biến “Số cổ phần” đã được mã hóa bằng chức năng Recode, sau đó sẽ cho ra
kết quả. Với mức ý nghĩa 5%, khoảng tin cậy cho số cổ đông nắm giữ dưới 10 triệu cổ
15


phần là [82%; 96.7%]; từ 10 triệu đến dưới 20 triệu cổ phần là [0.0%; 11.5%]; từ 20
triệu đến dưới 50 triệu cổ phần là [0.0%; 6.6%] và trên 50 triệu cổ phần là [0.0%;
8.2%].
b. Kiểm định giả thuyết
Bên cạnh việc ước lượng các đặc trưng của tổng thể, các dữ liệu thu thập từ
mẫu ở Phụ lục 1 còn có thể dùng để kiểm định giả thuyết, đánh giá xem một giả
thuyết nào đó về tổng thể cơ cấu cổ phần FPT là đúng hay sai. Nhóm sẽ dựa vào các
thông tin mẫu để đưa ra kết luận bác bỏ hay chấp nhận về các giả thuyết đó của tổng
thể.
Một nhóm nghiên cứu khác cơng bố báo cáo, nhận định rằng số cổ phần trung
bình của một cổ đơng tại Công ty Cổ phần FPT nhiều nhất là 5,000,000 cổ phần. Với
số liệu số cổ phần trung bình mà một cổ đông nắm giữ là 4,482,555.525 cổ phần và độ
lệch chuẩn 11,524,753.63 mà nhóm đã xác định được ở phía trên cũng như theo số
liệu bảng One-Sample Statistics ở phía dưới. Nhóm thực hiện kiểm định cơng bố trên
với chức năng One Sample T-Test của công cụ SPSS và mức ý nghĩa 5%.

Bảng 3.1.2.2: Bảng kết quả kiểm định One-Sample Test
Theo như kết ở bảng 3.1.2.2, trong bảng, giả thiết không là "Test Value =
5,000,000", biến Số cổ phần có 61 quan sát nên độ tự do trong cột df=61-1=60, giá trị
t có được là -0.351 , với t 600.05= 1.671 ta có thể thấy rằng giá trị t qs<1.671khơng thuộc
miền bác bỏ nên nhóm chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết “số cổ phần trung bình của
một cổ đông tại Công ty Cổ phần FPT nhiều nhất là 5,000,000 cổ phần” của nhóm
nghiên cứu khác, tại mức ý nghĩa 5%. Điều đó cho chúng ta biết rằng số cổ phần trung
bình mà một cổ đơng nắm giữ tại FPT nhỏ hơn hoặc bằng 5,000,000.

Từ đó, nhóm khẳng định rằng hầu hết cổ đông của Công ty Cổ phần FPT đều
nằm giữ một lượng cổ phần khá thấp rơi vào khoảng dưới 5 triệu cổ phần, hầu hết số
lượng cổ phần đều được nắm bởi những người sáng lập và điều hành, quản trị công ty.
16


Điều này dẫn việc giá trị trung bình cổ phần của một cổ đơng nắm giữ có phần thấp
hơn so với chủ tịch Hội đồng quản trị Trương Gia Bình nắm giữ.
3.2. Phân tích thống kê Cổ phiếu của FPT
3.2.1. Phân tích hồi quy
Trong phần này nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa tổng khối
lượng giao dịch (Tổng KLGD) và tổng giá trị giao dịch (Tổng GTGD) với phương
pháp hồi quy bằng mơ hình hồi quy tuyến tính một chiều. Nhóm lựa chọn nghiên cứu
mối liên hệ tuyến tính giữa tổng KLGD và tổng GTGD với dữ liệu ở Phụ lục 2, trong
đó tổng KLGD ảnh hưởng đến tổng GTGD và tổng GTGD được xem là phụ thuộc vào
tổng GTGD. Mối liên hệ giữa tổng GTGD và tổng GTGD đã được xác định bằng một
quy luật khách quan đã có. Mục tiêu của nhóm phân tích hồi quy là mơ hình hố mối
liên hệ bằng một mơ hình tốn học nhằm thể hiện một cách tốt nhất mối liên hệ giữa
tổng GTGD và tổng GTGD.

Bảng 3.2.1.1: Bảng Coefficients
Vậy phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa giữa tổng GTGD và tổng
GTGD là ^yi=−16596.129+0.088× xi (1). Các hệ số trong phương trình hồi quy tuyến
tính (1) có ý nghĩa:
β0 = -16596.129 là hệ số tự do nói lên ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức
nguyên nhân (trừ tiêu thức tổng KLGD) tới tổng GTGD.
β1 = 0.088 nói lên ảnh hưởng trực tiếp của tiêu thức tổng KLGD tới tổng
GTGD. Khi tổng khối lượng giao dịch tăng lên tăng lên 1 cổ phần tổng giá trị giao
dịch cổ phiếu FPT tăng trung bình 0.088 triệu đồng hay 88 nghìn đồng.
Bảng 3.2.1.2: Bảng tương

quan Correlations
Bảng 3.2.1.2 thể hiện
kết quả thao tác SPSS tương
quan Pearson của nhóm
nhằm kiểm tra mối tương
quan tuyến tính chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với các
17


biến độc lập. Từ bảng nhóm nhận thấy các giá trị Sig. (2-tailed) < 5% nghĩa là biến
độc lập tổng KLGD có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc tổng GTGD. Giá trị
hệ số tương quan (Pearson Correlation) r = 0.983 (xấp xỉ 1) chứng tỏ mối liên hệ
tương quan tuyến tính giữa tổng KLGD và tổng GTGD là mối liên hệ thuận tiện và
chặt chẽ.

Bảng 3.2.1.3: Bảng Model Summary
Bảng 3.2.1.3 dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy. Từ bảng ta có
hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.967. Nghĩa là 96.7% biến
thiên của biến phụ thuộc tổng GTGD được giải thích bởi biến độc lập tổng KLGD.
Điều này cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở
mức 96.7%, tức là các biến độc lập giải thích được 96.7% biến thiên của biến phụ
thuộc sự tổng GTGD.

Bảng 3.2.1.4: Bảng ANOVA
Bảng 3.2.1.4 dùng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mơ
hình. Từ bảng ta có giá trị F = 2309.991 với Sig. = 0.000 < 5%. Chứng tỏ R bình
phương của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc các biến độc lập có tác động đến
biến phụ thuộc hay mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng
thể.


18


3.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy
Biểu đồ
3.2.2.1:
Biều đồ
Histogr
am
Quan sát biểu
đồ 3.2.2.1 nhóm nhận
thấy phần dư chuẩn
hóa phân bố theo hình
dạng của phân phối
chuẩn. Có một đường
cong hình chng
trên hình là đường
phân phối chuẩn và
biểu đồ tần số
histogram tương ứng
với đường cong hình
chng đó. Thêm nữa, giá trị trung bình mean là 2.57E-15 xấp xỉ = 0, và độ lệch
chuẩn bằng 0.994 xấp xỉ = 1 càng khẳng định thêm phần dư chuẩn hóa tuân theo phân
phối chuẩn.
Biểu đồ 3.2.2.2: Biều
đồ Normal P-P Plot of
Regression
Standardized Residual
Quan sát biểu đồ

3.2.2.2 nhóm nhận thấy
các trị số quan sát và trị
số mong đợi đều nằm
gần trên đường chéo
chứng tỏ phần dư
chuẩn hóa có phân phối
chuẩn. Kiểm định bằng
biểu đồ Normal P-P
Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân
vị của phân phối chuẩn. Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát đường thẳng



×