Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(Tiểu luận) đề tài báo cáo thu hoạch học phần kinh tế chính trị (thị trường là gì tham quan cơ sở sản xuất tư nhân và phân tích )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.55 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO THU HOẠCH
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài:
Báo cáo thu hoạch học phần kinh tế chính trị
(Thị trường là gì? Tham quan cơ sở sản xuất
tư nhân và phân tích )
Nhóm thực hiện: Nhóm số 02
Cao Thị Phương Chinh
Lưu Thị Quỳnh Nhung
Bùi Phương Linh
Lớp: QHCC-1601
GV hướng dẫn : Ths. Trịnh Huy Hồng

Hà Nội tháng 5 năm 2023

1

-1676010007
-1676010028
-1676010019


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức
độ hồn
thành


Điểm

Tìm hiểu nội
dung+ Thiết kế

100%

10

Lưu Thị Quỳnh
Nhung

Tìm hiểu nội
dung+ Hình
ảnh

100%

10

Bùi Phương Linh

Tìm hiểu nội
dung+Thơng tin

100%

10

TT


Họ và tên

Nhiệm vụ

1

Cao Thị Phương
Chinh

2

3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

..................................................................................................................

Chương I: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU VÀ
THÀNH PHẦN KINH TẾ

6


............................................................................

6

I. Thị trường ................................................................................................................

1. Khái niệm....................................................................................................

6

2. Phân loại......................................................................................................

7

10

II. Thành phần kinh tế.................................................................................

1.
2.

10
10

Khái niệm...................................................................................................

Phân loại.....................................................................................................

3. Ví


dụ

nay.................................

4. Vai

trị

nay.............................

về các

thành
13
của các thành
13

phần kinh
phần kinh

tế
tế



Việt

Nam


hiện



Việt

Nam

hiện

Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN CỦA VIỆT

NAM
1.
2.

.................................................................................................................... 15
Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân........................................................ 15
Nguyên nhân.............................................................................................. 20

Chương III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG

Liên hệ bản thân.........................................................................................

22
22
26
27


KẾT LUẬN..........................................................................................................

29

XHCN..................................................................................................................

1.
2.
3.

Giải pháp....................................................................................................
Kiến nghị....................................................................................................

3


TƯ LIỆU THAM KHẢO.....................................................................30

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Quan hệ
sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội,
trong đó quan hệ sở hữu là quan hệ cơ bản nhất của quan hệ sản xuất. Chủ sở hữu
có thể thống nhất ở một người, có thể tách bạch ở nhiều người; có thể là sở hữu
riêng của tư nhân (tư hữu) hay sở hữu chung của cộng đồng, của xã hội (sở hữu xã
hội). Chủ thể sở hữu có thể là thể nhân, có thể là pháp nhân. Đối tượng sở hữu là
các yếu tố đầu vào của sản xuất và các sản phẩm được tạo ra từ các yếu tố đầu vào
đó. Đối tượng sở hữu ln biến đổi do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
quyết định. Chính vì thế, việc nghiên cứu về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là rất quan trọng.

II.Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận này hướng đến mục tiêu làm sáng tỏ vai trò quan trọng của kinh tế
tư nhân trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng thơng qua bài viết này, độc giả
sẽ có cái nhìn tồn diện và cụ thể về sự tương tác giữa các hình thức sở hữu và
thành phần kinh tế trong ngữ cảnh của đất nước chúng ta.

III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu :
Hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và kinh tế tư nhân
Phạm vi nghiên cứu :
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào thực trạng vai trò của kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
4


Về không gian: Phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp trong nội thành Hà Nội

IV.Nội dung nghiên cứu

phần nghiên cứu lần này, chúng tơi sẽ có 3 phần nội dung chính để mọi
người có thể dễ dàng tìm hiểu hơn và sẽ ứng dụng tốt hơn vào thực tế:
Phần 1: Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế
Phần 2: Thành phần kinh tế đóng vai trị chủ đạo?
Phần 3: Minh chứng qua quá trình tham quan thực tế
V.Phương pháp nghiên cứu :

Thu thập dữ liệu: Thu thập, nghiên cứu nguồn số liệu thứ cấp thông qua việc

đi thực tế trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và một số tài liệu liên quan được
chia sẻ trên các trang web để tìm hiểu các thơng tin cần thiết cho đề tài.
Phân tích tổng hợp: Từ những thơng tin, số liệu thu thập được, đem ra phân
tích, so sánh để hồn chỉnh bài hơn.
Đánh giá: đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng thể.

5


Chương I: Lý luận của C.Mác về các hình thức sở hữu và
thành phần kinh tế
I. Các hình thức sở hữu
1. Khái niệm:
Sở hữu theo C.Mác, là sự phản ánh quan hệ của con người với những điều kiện
khách quan của sản xuất và do đó quy định việc phân phối những kết quả của
sản xuất. Đó là cách hiểu của C.Mác về sở hữu theo nghĩa rộng. Nhưng C.Mác
còn có quan niệm về sở hữu theo nghĩa hẹp, sở hữu tư liệu tiêu dùng, C.Mác
gọi là sở hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất với những hình thức khác
nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu xã hội hay là công hữu.
C.Mác còn cho rằng, quan hệ sở hữu là biểu hiện pháp lý của những quan hệ
sản xuất, nghĩa là quan hệ sở hữu là quan hệ có tính chất bao trùm lên toàn bộ
các quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu thế nào thì các quan hệ sản xuất, phân
phối, trao đổi, tiêu dùng sẽ như thế và khi xem xét quan hệ sở hữu phải xem
xét toàn bộ hoạt động kinh tế của xã hội.
C.Mác cho rằng, các quan hệ sở hữu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của triết học”, C.Mác đã viết một câu nổi
tiếng là: “Cái cối xay tay đem lại xã hội có vua chúa; cái cối xay chạy bằng hơi
nước đem lại xã hội có chủ nghĩa tư bản cơng nghiệp”, lực lượng sản xuất nào thì
chế độ sở hữu đó. Các kỹ thuật thủ công đẻ ra các chế độ tư hữu tiền tư bản chủ
nghĩa, kỹ thuật công nghiệp đưa tới chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.

Trong Bộ Tư bản, C.Mác đã phân chia tư bản ra làm hai loại: Tư bản sở hữu và tư
bản chức năng. Tư bản sở hữu - chủ sở hữu các nguồn vốn được hưởng lợi tức, còn
tư bản chức năng - chủ kinh doanh các nguồn vốn được hưởng lợi nhuận. Cách
phân chia của C.Mác phù hợp với đời sống thực tế hiện nay - quan hệ sở hữu luôn
tách đôi với hai quyền - quyền sở hữu pháp lý và quyền kinh doanh. Trong nền
kinh tế thị trường phát triển hiện nay, chủ sở hữu lớn không chỉ sở hữu tư liệu sản
xuất mà cịn sở hữu vốn. Các ơng chủ sở hữu vốn thường không trực tiếp kinh
doanh các nguồn vốn, mà nhượng quyền kinh doanh vốn
6


cho các công ty kinh doanh đa dạng. Sự tách rời hai quyền sở hữu về pháp lý
và quyền kinh doanh là sự phát triển và tiến bộ của quan hệ sở hữu.

2. Phân loại:

Sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường
Trong các tác phẩm của C.Mác, dường như C.Mác đã không dùng khái niệm
kinh tế thị trường, mà C.Mác thường dùng khái niệm sản xuất hàng hoá.
C.Mác đã nói đến hai điều kiện cho sự ra đời của sản xuất hàng hố, đó là chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Hai điều kiện này đã xuất
hiện rất sớm, ngay từ thời nguyên thuỷ đã có những bộ lạc chăn nuôi, hay trồng
trọt, và sở hữu bộ lạc là hình thức tư hữu nguyên thuỷ nhất. Những điều kiện này
càng phát triển mạnh hơn trong xã hội nô lệ và phong kiến. Do vậy, nền
7


sản xuất hàng hoá đã ra đời và phát triển trước chủ nghĩa tư bản, nhưng đó là
nền sản xuất hàng hoá giản đơn. C.Mác cho rằng, nền sản xuất hàng hố trên
đây đã có trong chế độ nơ lệ, nơng nơ, nhưng nó chỉ thịnh vượng khi người lao

động là chủ tự do của những tư liệu lao động do họ sử dụng như những người
nông dân và thợ thủ công tự do. Song C.Mác cho rằng, nền sản xuất hàng hố
này đã chưa có tính phổ biến, điển hình, nó chỉ tồn tại trong các “lỗ chân lơng”
của xã hội Trung cổ.
Theo C.Mác, chỉ đến khi sức lao động được đem bán tự do và trở thành hàng
hoá, nghĩa là khi quan hệ tư bản và lao động làm thuê xuất hiện và phát triển
phổ biến thì sản xuất hàng hoá mới thực sự trở thành phương thức điển hình
và phổ biến. Với quan niệm này của C.Mác, sản xuất hàng hoá tuy ra đời trước
chủ nghĩa tư bản, nhưng nó chỉ thực sự trở thành sản xuất hàng hố phổ biến
và điển hình khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện.
Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã khá phát triển vào thời C.Mác, nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế như: tuy sức lao động đã được lưu thông tự do, nhưng
đất đai và các bất động sản đã chưa được lưu thơng tự do, vì lúc đó thị trường
vốn, chế độ cổ phần, chế độ thế chấp… chưa phát triển. Trong thời C.Mác,
hàng hoá chủ yếu là các hàng hố hữu hình, người ta có thể sờ mó được. Hàng
hố tư bản, hàng hố vơ hình tuy đã có, nhưng chưa là hình thái phổ biến. Gọi
là sản xuất hàng hố, C.Mác muốn nói tới một nền sản xuất ra hàng núi khổng
lồ các hàng hóa hữu hình. Tuy nhiên, C.Mác cũng đã nói tới sản xuất hàng hoá
theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả sản xuất, trao đổi, lưu thông và tiêu dùng.
Với ý nghĩa này, quan niệm sản xuất hàng hoá của C.Mác đã gần với quan
niệm về kinh tế thị trường hiện nay.
Khái niệm kinh tế thị trường thực sự đã xuất hiện sau C.Mác. Trong vịng mấy
chục năm gần đây, hàng hố vơ hình bao gồm: các chứng khốn, các dịch vụ mua
bán tiền tệ, các dịch vụ thông tin, tư vấn, bảo hiểm… đã phát triển hết sức nhanh
chóng, tỷ phần của nó đang ngày càng lấn át tỷ phần của hàng hố hữu hình. Trong
ba yếu tố quan trọng của nền kinh tế thị trường có vai trị điều tiết của cơ chế thị
trường thì C.Mác mới bàn đến hai yếu tố: giá cả hàng hố và lãi suất; cịn tỷ giá,
C.Mác chưa bàn đến. Lý do là ở thời C.Mác, vàng giữ vai trò tiền tệ thế giới, nên tỷ
giá khơng có ý nghĩa quan trọng như ngày nay, hơn nữa phần quan hệ kinh tế quốc
tế tuy có trong đề cương của Bộ Tư bản, nhưng C.Mác chưa kịp viết. Hơn nữa,

trong thời C.Mác, nền kinh tế đã chịu sự điều tiết chủ yếu của giá cả, lãi suất cũng
chưa trở thành cơng cụ điều tiết. C.Mác đã có lý khi đặt tên cho nền sản xuất thời
C.Mác là sản xuất hàng hố, vì đó là nền sản xuất hầu như chỉ sản xuất ra các hàng
hoá, do giá cả hàng hoá điều tiết. Các nhà
8


kinh tế hiện đại gọi nền kinh tế hiện nay là kinh tế thị trường, có thể là thích
hợp hơn khái niệm kinh tế hàng hoá.

Về chế độ sở hữu và định hướng xã hội chủ nghĩa
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác là sở
hữu xã hội chủ nghĩa, còn các hình thức sở hữu khác là phi xã hội chủ nghĩa.
Tuy trong các nghị quyết về kinh tế của Đảng ta từ Đại hội VII đến nay đã
khơng có sự phân định rạch rịi như vậy. Nhưng khơng ít tài liệu và một số
người vẫn giữ quan điểm này. Về lý luận xét theo cách nhìn của C.Mác về chủ
nghĩa xã hội, ở nước ta chưa có cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho các quan
hệ sở hữu chủ nghĩa xã hội và ngay trong các tác phẩm của C.Mác cũng khơng
có chỗ nào xác định quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa là sở hữu nhà nước và sở
hữu hợp tác. Quan điểm này có hại đối với thực tiễn, vì với quan điểm này, hệ
thống quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế và do đó các giai tầng xã hội bị
chia ra làm hai bộ phận đối lập nhau, một bên là xã hội chủ nghĩa và bên kia là
phi xã hội chủ nghĩa. Sự đối lập này sẽ triệt tiêu mất động lực phát triển. Các
cuộc cải tạo đã từng diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa càng nhanh càng tốt
bất chấp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đến đâu. Thực tế cho thấy,
nếu lực lượng sản xuất cịn lạc hậu, cơng nghệ kém cỏi thì dù có nhà nước hố
100% tư liệu sản xuất đất đai thì vẫn chưa có chủ nghĩa xã hội và những quan
hệ sở hữu đó vẫn chưa phải là xã hội chủ nghĩa, mà chỉ là quan hệ công hữu
trá hình, nghĩa là về hình thức các tư liệu sản xuất đã thuộc xã hội, nhưng thực
chất vẫn do các tầng lớp tư nhân của xã hội chi phối, chưa kể là các thành

phần kinh tế nhà nước và tập thể trong nhiều năm đã làm ăn kém hiệu quả,
thua lỗ và có nhiều tiêu cực trái với bản chất tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.
Cách hiểu thứ hai cho rằng, tất cả các quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế ở
nước ta hiện nay đều có tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý do là thể chế của
nước ta là thể chế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi pháp nhân thuộc mọi hình
thức sở hữu đều phải hoạt động theo thể chế đó, do vậy khơng thể chỉ có sở hữu
nhà nước và hợp tác mới có tính định hướng xã hội chủ nghĩa, mà mọi hình thức sở
hữu đều có tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể đã có khơng ít xí nghiệp quốc
doanh hoạt động khơng theo các thể chế của nhà nước, vi phạm pháp luật, đã khơng
có tính định hướng xã hội chủ nghĩa bằng các xí nghiệp tư nhân tuân thủ pháp luật.
Với cách hiểu như vậy, hệ thống quan hệ sở hữu của nước ta sẽ không bị phân chia
ra thành hai bộ phận đối lập nhau như trước, mà là một hệ thống nhất, có một động
lực chung là thúc đẩy cơng nghiệp phát triển,
9


thúc đẩy lực lượng sản xuất tiến bộ - tạo dựng tiền đề vật chất cho xã hội
tương lai.
Hình thức sở hữu cổ phần là hình thức sở hữu có tính xã hội cao nhất cho đến
nay và cũng là tiến bộ nhất. Do vậy, các hình thức sở hữu của nước ta phải dần
chuyển sang hình thức sở hữu cổ phần. Đảng ta đã xác định đây là hình thức
sở hữu phổ biến của xã hội.
Vấn đề đổi mới chế độ sở hữu ở nước ta
Từ Đại hội VI của Đảng ta đến nay, chúng ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần. Với chủ trương này, chế độ sở hữu ở nước ta trên
thực tế đã là chế độ đa sở hữu gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác, sở hữu tư
nhân cá thể, sở hữu tư bản trong và ngồi nước… Chế độ sở hữu trên đây đã có tác
động tích cực tới sự phát triển kinh tế trong thời gian qua. Song, hiện đang cịn tồn
tại khơng ít vấn đề cần phải tiếp tục xem xét giải quyết cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn. Những vấn đề đó là: chế độ sở hữu và định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh

tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế quốc doanh có vai trị gì, nhà nước phải tiến hành
như thế nào việc nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước, hạn điền ở mức nào, có phát triển kinh tế trang trại không?
Những vấn đề trên cho đến nay chưa được làm rõ và đã ảnh hưởng đến việc điều
hành thực tế của Đảng và Nhà nước ta.

II.
1.

Thành phần kinh tế:
Khái niệm:
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi
các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế tồn
tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản xuất
để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.
Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật, chính là
mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể. Ngày nay thuật ngữ
"thành phần kinh tế" ít được sử dụng mà thay vào đó người ta thường sử dụng
thuật ngữ khu vực kinh tế với ý nghĩa tương tự.
2.Phân loại:
10


Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam
hiện nay bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thành phần kinh tế Nhà nước

Kinh tế quốc doanh (hay kinh tế nhà nước) là thành phần kinh tế có tính chất
xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chế độ sở hữu tồn dân: tài sản các xí nghiệp ấy là
của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong quan
hệ tổ chức quản lý sản xuất, “xưởng trưởng, cơng trình sư và cơng nhân đều
có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo
thống nhất của Chính phủ nhân dân”. Kinh tế Nhà nước có vai trị lãnh đạo
nền kinh tế quốc dân, do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên
nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
11


2.2. Thành phần kinh tế tập thể
Thành phần kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, áp dụng
những phương thức quản lý, vận hạnh và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có
các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật
và thị trường. Đây là thành phần kinh tế có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa,
được hình thành từ hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Bởi vì,
trong thành phần kinh tế này, “nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần
dùng, hoặc để bán những thứ mình sản xuất không phải kinh qua các người
con buôn, không bị họ bóc lột”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi hợp tác hóa nơng
nghiệp là khâu chính thúc đẩy cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
thông qua hình thức tổ đổi cơng và hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp. Đó cũng
là sự thống nhất với quan điểm của V.I.Lênin về tổ chức hợp tác xã: đảm bảo
tính dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, chú trọng lợi ích của hội viên và phù hợp
với điều kiện từng địa phương.
2.3. Thành phần kinh tế tư nhân
Đối với thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước ln khuyến khích thành phần
này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập
đồn kinh tế nhà nước.
Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể

của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá
thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đồn tư bản... với các
loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân,
hộ tiểu - thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ...), chủ trang trại, hộ tiểu chủ,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản
ngoài nước), tập đoàn tư bản. "Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo
thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế...". Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập
đồn kinh tế tư nhân mạnh, có cơng nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của
thế giới. Hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày
nay, phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm, do đó doanh nghiệp
khơng cần quy mơ lớn vẫn có thể áp dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời,
với công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet, máy tính điện tử, robot, trí tuệ nhân tạo...
có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong
12


việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa
điểm.

2.4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trị tham gia vào chuyển giao cơng
nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đây là thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nước
ta. Làm tăng của cải và sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước. Trong các
thành phần kinh tế được liệt kê ở trên kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế đóng
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhâ n là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển còn các
thành phần kinh tế khác bình đẳng được pháp luật bảo vệ.


3. Ví dụ về các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Thành phần kinh tế nhà nước: quản lý kinh tế nhà nước, trạm kiểm soát, ngân
hàng, ...
Kinh tế tập thể : lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên
và lợi ích tập thể, coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xố
đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.
Ví dụ: Một tổ hợp sản xuất đồ gỗ được thành lập bởi một nhóm thợ mộc tại
một khu vực nghèo của thành phố. Trong tổ hợp sản xuất đồ gỗ, các thợ mộc
cùng nhau đầu tư vốn, tài sản và lao động để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như
ghế, bàn, tủ và các sản phẩm trang trí khác.
Kinh tế tư nhân: là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và
khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình như nhà thuốc bán
lẻ, trường học...
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi :các công ty xuyên quốc gia, công ty tư
nhân, công ty một thành viên...
13


4. Vai trò của các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống
nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các thành phần
kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau.
Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trị quan trọng khác nhau và gần tương
đương nhau; nhưng thành phần kinh tế công với các doanh nghiệp Nhà nước "tập
trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc
phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần khác khơng
đầu tư", thì thành phần kinh tế cơng giữ vị trí, vai trị then chốt, thành phần kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Kinh tế công cùng với kinh tế tư nhân là nịng cốt để phát triển nền

kinh tế có tính tự chủ cao. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cùng hợp tác,
cạnh tranh bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật, cùng nhau huy động và sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực xã hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung
của đất nước với mục tiêu chung "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân
thống nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các
thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình
đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế đều vận động, phát triển trên nền tảng
chung là các nguồn lực (đất đai, vùng biển, đảo, vùng trời và các tài nguyên
gắn với chúng; ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác mà Nhà nước huy
động được, các quỹ dự trữ; các nguồn lực trí tuệ...) thuộc sở hữu tồn dân mà
Nhà nước được Nhân dân ủy quyền đại diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hiệu
quả vì mục tiêu phát triển đất nước.

14


Chương II : Thực trạng phát triển nền kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN của Việt Nam
1.Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân :
Sau cuộc cách mạng dân tộc thành công chúng ta muốn nhanh chóng tiến lên
con đường xã hội chủ nghĩa nên đã vội vàng thực hiện xóa bỏa mọi hình thức
sở hửu tư nhân chính vì vậy thành phần kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo
của cách mạng xã hội. Tư liệu sản xuất của nhân dân được Nhà nước chưng
mua hoặc quốc hữu hóa để biến thành tài sản của Nhà nước.Tuy nhiên cả
trong hoàn cảnh như vậy thì kinh tế tư nhân vẫn có sự tồn tại, đặc biệt là
trong nơng nghiệp nơi có phong trào tập thể hóa rất cao nhưng vẫn tồn tại
kinh tế tư nhân chứng minh sự tồn tại khách quan và sức sống mãnh liệt của

thành phần kinh tế này. Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 198)
với sự thay đổi quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân thì khu
vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển rất mạnh mẽ và đã có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các chính sách như
chính sách về thuế, đất đai,vốn….
Đã khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và làm thay đổi diện mạo của khu
vực kinh tế tư nhân.
Sự thay đổi đầu tiên phải nói đến là số lượng doanh nghiệp được thành
lập nhiều và gia tăng với tốc độ cao.
Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ:Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và
15


tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003 cả nước có 2.7triệu hộ kinh doanh cá thể
công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nơng dân sản xuất
hàng
hóa.
Về doanh nghiệp của tư nhân:
Năm 1991 : cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp
Năm 1992 : 5.189 doanh nghiệp,
Năm 1995 : 15.276 doanh nghiệp, Năm 1999 : 28.700 doanh nghiệp.
Như vậy trong giai đoạn 1991-1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh
nghiệp, trong đó các cơng ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần có tốc độ
tăng về số lượng rất cao. Kinh tế tư nhân có sự phát
triển nhanh như vậy vì Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp tư nhân năm
1990 mở đường cho sự bùng nổ về số lượng của thành phần kinh tế tư nhân.
Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1-1-2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự
phát triển vượt của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến
tháng 9-2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng kí đưa tổng số doanh
nghiệp khu vực tư

nhân ở nước ta lên 120.000, đây là một sự gia tăng nhanh của các doanh
nghiệp tư nhân ở giai doạn này. Thực tế cho thấy nếu so với thời kì trước khi
thực hiện luật doanh nghiệp thì trong 4năm qua số doanh nghiệp đăng kí kinh
doanh bình qn hàng năm bằng 3.75 lần so với thời kì 1991-1999. Đặc biệt ở
một số địa phương như Lai Châu, Hưng Yên, Thanh Hóa… số doanh nghiệp
đăng kí kinh doanh tăng
từ 4-8 lần. Điều đáng chú ý là số doanh nghiệp không hoạt động chiếm tỷ lệ
thấp, theo thống kê của nhiều thành phố thì số doanh nghiệp đang thực sự hoạt
động chiếm 80% - 85% trong tổng số doanh nghiệp đăng kí.


BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ
NHÂN GIAI ĐOẠN 1991-2018

Sự phát triển về quy mô vốn, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh:
Cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội,
vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành
nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.
Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp dân doanh trong
tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và
28.8% năm 2002. Trong những năm qua mức vốn đăng kí trung bình trên một
doanh nghiệp có xu hướng ngày một tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi
hành luật doanh nghiệp thời kì 1991-1999 vốn đăng kí bình qn trên một doanh
nghiệp là gần 0.57 tỷ đồng, năm 2000 là 0.96 tỷ đồng, năm 2002 là 2.8 tỷ đồng, ba
tháng đầu năm 2003 là 2.6 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tiềm lực to lớn của khu vực
kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp có vốn đăng kí lớn ngày càng tăng cho thấy sự
làm ăn hiệu quả và phát triển mạnh mẽ ở khu vực kinh tế tư nhân.Sự làm ăn hiệu
quả của các doanh nghiệp tư nhân là do đã biết khai thác các thế mạnh của các
nghành nghề trên khắp các địa bàn. Từ khi có chính sách đổi mới khu vực
kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu

hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân khơng cịn
17


chỉ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại mà đã mở rộng
hoạt động trong các nghành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp
sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng tài
chính…Sự đa dạng hóa nghành nghề đầu tư đã thu hút được nhiều lao động
và các doanh nghiệp cũng góp phần đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao
động. Số cơng nhân có tay nghề lao động cao ngày càng nhiều, nhân viên kĩ
thuật phát triển nhanh. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động do yêu cầu
của công nghệ ngày càng hiên đại đang được các doanh nghiệp đầu tư, và
ngày càng mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.

Việc phát triển mạnh trong mọi nghành nghề mà pháp luật không cấm đã làm đa
dạng các hình thức tổ chức doanh nghiệp. Nếu trước đây khu vực kinh tế tư nhân
chỉ gồm các doanh nghệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể thì hiện nay có thêm các
hình thức khác như cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Doanh nghiệp
tư nhân là loại hình mới được phục hồi và phát triển rất nhanh sau khi có luật
doanh nghiệp tư nhân, cịn cơng ty cổ phần mới ra đời chủ yếu sau khi ban hành
luật công ty năm 1990. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương
năm 1994 cho thấy: 77.7% các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
18


phần là thành lập mới, cịn 23.3% số cơng ty là do chuyển đổi hình thức tổ
chức ( từ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân). Hiện nay
cơng ty trách nhiệm hữu hạn đang là hình thức được yêu thách nhất và phát
triển rất mạnh trong cả nước. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát
triển nhanh trong thời gian qua, đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng

khơng phải là khơng có những mặt hạn chế yếu kém :
Một là : Hầu hết các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân của nước ta
mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh
nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương.Theo số liệu của
phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam có hơn 61% doanh nghiệp mới
thành lập thiếu các nguồn cung ứng hỗ trợ
Thứ hai : Mặc dù đã huy động được một nguồn vốn lớn trong xã hội nhưng nhìn
chung hiện trạng về vốn của khu vực kinh tế tư nhân cịn yếu kém, vốn bình qn
thấp. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương cho thấy

67.88% số doanh nghiệp và 40.3% số công ty tư nhân có vốn kinh doanh dưới
500 triệu đồng. Phần lớn các doanh nghiệp và công ty tư nhân kinh doanh
bằng vốn tự có, việc kinh doanh bằng vốn tự có sẽ hạn chế khả năng mở rộng
quy mơ doanh nghiệp và áp dụng công nghệ tiên tiến. Hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp tư nhân tuy có cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước
nhưng vẫn còn thấp.
Thứ ba : Với việc nguồn vốn đầu tư thấp quy mơ nhỏ thì các doanh nghiệp
chủ yếu chỉ đầu tư vào các nghành thương mại và dịch vụ sơ cấp, các nghành
có thể thu hồi vốn nhanh, khả năng quay vịng vốn cao mà khơng có nhiều
doanh nghiệp có tiềm lớn để đầu tư vào các nghành công nghiệp, chế biến,
dịch vụ cao cấp.
Thứ tư : kinh tế tư nhân mà nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển
ở một số thành phố lớn, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cịn ở
nhiều vùng nơng thơn, vùng dân tộc miền núi có rất ít doanh nghiệp tuy ở đây
cũng có nhiều vùng rất có tiềm năng để phát triển kinh tế.
19


Thứ năm : Phần lớn lao động trong khu vực tư nhân có tay nghề thấp khơng được
đào tạo. Cơng nghệ máy móc, thiết bị của các cơ sở tư nhân rất lạc hậu. Năm 1994

thì chỉ có 25% số doanh nghiệp và 20.5% công ty tư nhân sử dụng công nghệ hiện
đại; 38.5% số doanh nghiệp và 18.7% số công ty tư nhân sử dụng công nghệ truyền
thống; 38.5% số doanh nghiệp và 60.5% số công ty tư nhân kết hợp cả cơng nghệ
hiện đại và truyền thống. Cịn về quản lý thì phần lớn trình độ quản lý của các chủ
doanh nghiệp tư nhân cịn thấp, chưa có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong
kinh tế thị trường, thiếu chiến lược kinh doanh, trình dộ hiểu biết pháp luật, đặc
biệt là luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế.

Thứ sáu : Nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định
của pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm… Một số doanh nghiệp, hộ kinh
doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực
hiện đúng luật doanh nghiệp và các quy định về đăng kí kinh doanh.
2. Nguyên nhân :
Trong thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển một cách nhanh chóng đó là do sự
đổi mới quan điểm của Đảng. Đảng không ngừng đưa ra các chủ chương chính
sách thích hợp để phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thúc đẩy kinh tế tư
nhân phát triển. Đảng và Nhà nước luôn tạo môi trường thuận lợi về thể chế và

tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân : sửa đổi bổ sung luật
doanh nghiệp, xóa bỏ phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế, ổn định
pháp luật, quy định rõ những nghành nghề kinh doanh không được phép thực
hiện, sửa đổi bổ sung một số một số cơ chế chính sách về đất đai, tài chính tín
dụng, tiền lương, xúc tiến thương mại…Các chính sách trên đã và đang mang
lại hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Việc khu vực kinh tế tư nhân còn một số mặt hạn chế yếu kém như đã nêu ở
trên là do:
Các công ty tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nên
nguồn vốn đầu tư nhỏ không đủ để đầu tư vào các nghành cần nguồn vốn lớn
20




×