Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

phương thức so sánh trong văn bạn luật tục ê đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________



TRƯƠNG THÔNG TUẦN














LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN











Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________



TRƯƠNG THÔNG TUẦN










Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
Mã số : 62 22 01 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. BÙI KHÁNH THẾ




Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH




PHƯƠNG THỨC SO SÁNH
TRONG VĂN BẢN LUẬT TỤC ÊĐÊ


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN



CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009




1





LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu ra trong luận án là trung thực và chưa từng ñược công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án



















2

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1. Các tiểu mục của luận án ñược trình bày và ñánh số thành nhóm
chữ số, với số thứ nhất chỉ số phần hay chương, số thứ hai chỉ mục, số thứ ba
chỉ tiểu mục (ví dụ: 0.1. chỉ mục 1, phần Mở ñầu; hoặc 2.1.2. chỉ tiểu mục 2,
mục 1, chương II). Các phần của tiểu mục ñược phân thành a, b, c,… dưới a,
b, c,… ñược ký hiệu i), ii), iii),…
2. Nguồn tài liệu trích dẫn ñược ghi theo số thứ tự tương ứng của nó
trong phần danh mục tài liệu tham khảo và ñược ñặt trong dấu ngoặc vuông [
] ngay sau trích dẫn: trước dấu phẩy là tài liệu tham khảo, sau dấu phẩy là số
trang. Chẳng hạn: [52, 113] là tài liệu tham khảo trong bảng theo số thứ tự
52, trang 113 của tài liệu tham khảo ñó; hoặc ghi [52] là tài liệu tham khảo
trong bảng theo số thứ tự 52.
3. Các dẫn liệu trích từ tư liệu luật tục Êñê bằng tiếng Êñê hay tiếng
Việt ñều ñược chỉ rõ vị trí trích dẫn ñể trong dấu ngoặc ñơn (). Chẳng hạn ghi
(ñk 5, tr. 44), tức là trích từ ñiều khoản số 5, trang 44 của tài liệu Luật tục
Êñê, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
4. Cách ghi chữ Êñê dựa theo chữ viết hiện hành của người Êñê.
5. Phần dịch từ tiếng Êñê sang tiếng Việt chúng tôi trung thành với
bản dịch của sách Luật tục Êñê, NXB Chính trị Quốc gia, 1996; trong một số
trường hợp là chúng tôi dịch (dịch nghĩa ñen hoặc nghĩa bóng) ñể nghĩa câu
văn sát hợp với nội dung phân tích.
6. Luận án viết tắt một số từ, cụm từ như sau: thành tố ñược/bị so
sánh (TTĐ/BSS); thành tố phương diện so sánh (TTPDSS); thành tố quan hệ
so sánh (TTQHSS); thành tố so sánh (TTSS); cấu trúc so sánh (CTSS); ñiều

khoản (ñk).


3

MỤC LỤC
Tr.
MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn ñề tài 5
0.2. Tình hình nghiên cứu 5
0.2.1. Tình hình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và một số nước khác 5
0.2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu luật tục Êñê 7
0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
0.4. Phương pháp nghiên cứu 16
0.5. Đóng góp chính của luận án 17
0.6. Bố cục luận án 18
Chương I
CẤU TRÚC CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG VĂN
BẢN LUẬT TỤC ÊĐÊ
1.1. Tổng quan về so sánh 21
1.1.1. Những nội dung liên quan ñến so sánh 21
1.1.2. Tiêu chí phân loại so sánh 24
1.2. Cấu trúc phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê 28
1.2.1. Đặc ñiểm của cấu trúc so sánh 28
1.2.2. Đặc ñiểm cấu tạo các thành tố cấu trúc 31
1.3. Phân loại cấu trúc so sánh 46
1.3.1. Phân loại theo tiêu chí hình thức cấu trúc 47
1.3.2. Phân loại theo tiêu chí quan hệ nghĩa 51
1.4. Mục ñích sử dụng so sánh trong luật tục Êñê 57
1.4. 1. So sánh nhằm giải thích 58

1.4. 2. So sánh nhằm miêu tả 60
1.4.3. So sánh ñể ñánh giá 64
1.4.4. So sánh ñể biểu lộ cảm xúc 66
1.4.5. So sánh nhằm thể hiện nhiều mục ñích 68
1.5. Tiểu kết 69
Chương II
PHƯƠNG TIỆN HÌNH ẢNH VÀ KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG VĂN BẢN LUẬT TỤC
ÊĐÊ
2.1. Phương tiện hình ảnh của phương thức so sánh trong luật tục 71
2.1.1. Các loại hình ảnh so sánh 71
2.1.2. Chi tiết hoá hình ảnh so sánh 83
2.2. Các khả năng biểu ñạt của phương thức so sánh 99
2.2.1. Khả năng so sánh phù hợp nội dung biểu ñạt 99
2.2.2. Khả năng so sánh cụ thể hóa nội dung biểu ñạt 103
2.2.3. Khả năng so sánh làm cho nội dung càng sâu sắc 104


4

2.2.4. Dùng nhiều so sánh ñể tăng hiệu quả nội dung biểu ñạt 105
2.3. Tiểu kết 107
Chương III
TỪ PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG LUẬT TỤC ĐẾN
CÁC BIỂU TƯỢNG TINH THẦN
3.1. Từ phương thức so sánh ñến các biểu tượng về buôn làng 109
3.2. Từ phương thức so sánh ñến các biểu tượng về cộng ñồng 126
3.3. Từ phương thức so sánh ñến các biểu tượng về thủ lĩnh 129
3.4. Từ phương thức so sánh ñến các biểu tượng về người vi phạm
luật tục 132

3.5. Tiểu kết 139
Chương IV
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG LUẬT TỤC THỂ HIỆN
CÁC NHÂN TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI
4.1. Phương thức so sánh thể hiện văn hoá sản xuất 140
4.2. Phương thức so sánh thể hiện văn hóa ứng xử 146
4.3. Phương thức so sánh thể hiện các tri thức văn hoá dân gian 148
4.4. Phương thức so sánh thể hiện các yếu tố tâm lý dân tộc 164
4.5. Sự tương ñồng và khác biệt về văn hoá giữa so sánh trong
luật tục Êñê và luật tục Jrai 172
4.6. Sự tương ñồng và khác biệt về văn hoá giữa so sánh trong luật
tục Êñê với cách so sánh và diễn ñạt của người Kinh 178
4.7. Tiểu kết 184
KẾT LUẬN 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 192
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 200
PHỤ LỤC 201













5


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn ñề tài
Luật tục Êñê có giá trị nhiều mặt, cho ñến nay chưa ñược khai thác hết
và việc nghiên cứu giá trị ngôn ngữ tình hình cũng không khác. Do ñó, việc
tìm hiểu giá trị ngôn ngữ của luật tục Êñê là việc làm cần thiết và quan trọng
ñể góp phần bảo tồn và phát huy một vốn quý của văn hóa Êñê. Việc khảo sát
phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê, sẽ cho ta thấy so sánh trong
luật tục của dân tộc Êñê có những ñặc ñiểm gì và mở rộng tìm hiểu thêm mối
quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và văn hoá, cụ thể là giữa phương thức so
sánh với một số nhân tố văn hoá của dân tộc Êñê ñược thể hiện qua văn bản
luật tục Êñê. Những ñặc ñiểm và mối quan hệ này tuy không dễ phát hiện,
nhưng liên quan mật thiết ñến nhiều mặt khác nhau trong ñời sống văn hoá
tinh thần người Êñê và ñến lượt nó luật tục có tác dụng ñối với việc củng cố,
ổn ñịnh, phát triển cộng ñồng người Êñê.
Chọn ñề tài: Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê ñể
nghiên cứu, chúng tôi mong muốn góp phần khai thác, bảo tồn và phát huy
các giá trị luật tục của người Êñê trên Tây Nguyên.
0.2. Tình hình nghiên cứu
0.2.1.Tình hình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và một số nước
khác
Qua các tài liệu nghiên cứu luật tục của các học giả trong nước [42],
[66], [95], [97] tình hình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và một số nước
khác có thể tóm lược như sau:
Vào cuối thế kỷ XIX khi nhiều miền ñất mới trên thế giới ñược phát
hiện, nhất là khi chủ nghĩa thực dân phát triển, luật tục ñã bắt ñầu ñược quan
tâm nghiên cứu. Trong số các công trình nghiên cứu luật tục có những công
trình nghiên cứu ở các nước thuộc ñịa nhằm tìm hiểu phong tục tập quán của

người bản xứ ñể xây dựng luật pháp phục vụ cho việc quản lý xã hội ở các xứ


6

thuộc ñịa. Việc áp dụng thể chế quản lý xã hội nào ñể cai trị xã hội thuộc ñịa
ñã ñược Bronislaw Maninowski, người ñứng ñầu trường phái chức năng
nghiên cứu luật tục, kết luận: “Không dùng một thể chế xã hội này áp ñặt cho
một xã hội khác, mà phải sử dụng bản thân thể chế xã hội vốn có ñể quản lý
xã hội ñó“ (dẫn theo tài liệu 97, trang 14) [97, 14]. Ở châu Âu và nhất là các
nước châu Phi, người ta quan tâm tới luật tục ở góc ñộ từ tập quán nâng lên
trở thành luật pháp chỉ khi nó ñược một ñạo luật hay một quyết ñịnh của toà
án công nhận, khi ñó nó ñược biết như là luật, ñược chấp nhận như là luật và
thi hành như là luật. Đến ñầu thế kỷ XX, các nhà khoa học tiếp tục nghiên
cứu luật tục dưới góc ñộ nhân loại học và bắt ñầu văn bản hoá luật tục, mở
rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, như vấn ñề lý luận
và phương pháp nghiên cứu luật tục. Dựa trên những quan ñiểm chung ñó,
nhiều nhà khoa học bắt ñầu nghiên cứu luật tục của các dân tộc ở nhiều vùng,
nhiều quốc gia trên thế giới. Tài liệu [97,18] cho biết, ở châu Á có công trình
do Masaji Chiba (Nhật Bản) chủ biên, xuất bản năm 1986, trình bày luật tục
của người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản. Tiếp
ñến là công trình nghiên cứu của Von Benda- Beckmann K. và Von Benda –
Beckmann F. người Hà Lan về luật tục Inñônêxia, luật tục Malayxia. Công
trình nghiên cứu của Kayleen M. Hazle Hurst ñề cập ñến luật tục Canada,
Australia và New Zealand.
Nhìn chung, trong thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu luật tục trên thế
giới ñã ñạt ñược những bước phát triển ñáng kể, về phương diện lý luận, về
phương pháp, kể cả những công trình nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Điều
này ñã tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở Việt Nam.
Cũng theo tài liệu [97] thì ở nước ta vào ñầu thế kỷ XX, luật tục của

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ñược các quan chức thuộc ñịa Pháp ở Việt
Nam quan tâm sưu tầm và lần lượt cho ra ñời, luật tục Êñê (1926), luật tục
Stiêng (1951), luật tục Srê (1951), luật tục Ba Na, Xê Đăng (1952), luật tục
Mạ (1957), luật tục Jrai (1963) Từ năm 1996, Viện Nghiên cứu Văn hoá


7

dân gian ñã phối hợp với các sở văn hoá thông tin các tỉnh Tây Nguyên, tiếp
tục sưu tầm, bổ sung và lần lượt cho ra mắt nhiều bộ luật tục, như luật tục
Êñê (1996), luật tục Jrai (1997) luật tục M’nông (1998). Ở miền núi phía bắc
cho ñến những năm 80 của thế kỷ XX việc sưu tầm luật tục mới ñược bắt ñầu
và năm 1999 luật tục của người Thái ñược giới thiệu.
0.2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu luật tục Êñê
Năm 1913, viên Công sứ người Pháp tên L.Sabatier tỉnh Đăk Lăk cho
sưu tầm luật tục Êñê và lần ñầu tiên luật tục Êñê ñược văn bản hoá vào năm
1926 bằng tiếng Êñê (ở nước Pháp). Đây là công trình sưu tầm về luật tục
ñầu tiên ở Việt Nam. Năm 1940, dịch giả người Pháp là D. Antomarchi dịch
luật tục này ra tiếng Pháp. Năm 1984, nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn
Hữu Thấu dựa vào văn bản luật tục Êñê bằng tiếng Pháp dịch sang tiếng Việt.
Cũng từ năm 1984, với chương trình ñiều tra Tây Nguyên của Nhà nước, luật
tục Êñê ñược sưu tầm bổ sung và cho in thành sách song ngữ Việt - Êñê, do
Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Hữu Thấu, Chu Thái Sơn biên soạn, có 11 chương
bao gồm 236 ñiều khoản, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1996.
Các công trình nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam nói chung, luật tục
Êñê nói riêng không phải là nhiều, hầu hết là những chuyên khảo bàn về giá
trị nội dung, trong số ñó có ít nhiều nhận ñịnh ñề cập ñến giá trị ngôn ngữ
của luật tục. Tuy nhiên cho ñến nay chưa có chuyên khảo bàn sâu về giá trị
ngôn ngữ luật tục. Riêng về giá trị nội dung của luật tục Êñê thì ñã ñược các
tác giả chú ý ñến nhiều hơn và ñi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau.

GS TS Ngô Đức Thịnh khi trình bày khái quát về luật tục ñã khẳng
ñịnh những giá trị cơ bản của luật tục Êñê. Ông xem luật tục Êñê “là nguồn
tư liệu quý hiếm ñể nghiên cứu xã hội tộc người và văn hoá tộc người; là di
sản văn hoá ñộc ñáo của dân tộc, là tri thức dân gian về quản lý cộng ñồng”
[94, 130]. Đồng thời, tác giả cũng nêu những mối quan hệ giữa luật tục với
ñời sống và sự tác ñộng của nó ñối với quá trình phát triển xã hội, với các nội


8

dung cụ thể, như: luật tục từ trong buôn làng ñến quốc gia - dân tộc; từ luật
tục ñến pháp luật nhà nước; luật tục, toà án phong tục và tổ hoà giải của
làng buôn. Tác giả ñã nhấn mạnh: “Bộ luật tục (Luật tục Êñê) là những trang
sử truyền khẩu ñược ghi chép lại, nó phản ánh sắc nét chân dung của một tổ
chức xã hội mẫu hệ còn khá ñiển hình trên cao nguyên miền Trung nước ta
vào những thập niên ñầu thế kỷ XX” [95, 121].
Một số chuyên khảo khác nói về luât tục ñược tập hợp trong sách
“Chuyên ñề về luật tục“ của Bộ Tư pháp (1997). Các bài viết nghiên cứu về
các nội dung luật tục Êñê, như cách thức tổ chức và vận hành của luật tục;
những quy ñịnh về hình phạt của luật tục; những yếu tố làm nền tảng cho
luật tục; quá trình vận ñộng và phát triển của luật tục; bản chất và giá trị
của luật tục; luật tục, hương ước so với những quy ñịnh của bộ luật dân sự;
luật tục Êñê với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; vai trò của người
phụ nữ Êñê qua luật tục; vấn ñề hôn nhân và gia ñình trong luật tục Êñê
v.v
Nghiên cứu về phương diện giá trị ngôn ngữ luật tục Êñê, trong số tài
liệu mà chúng tôi tham khảo chưa có ñề tài nào trùng tên với nội dung cơ bản
của ñề tài luận án. Tuy nhiên, trên thực tế tùy theo khuôn khổ của từng bài
viết và tuỳ theo mục ñích, yêu cầu nghiên cứu cụ thể mà từ lâu khía cạnh này
hay yếu tố khác về một số giá trị ngôn ngữ của luật tục Êñê cũng ñã ñược ñề

cập. Chẳng hạn ñề cập ñến ñặc ñiểm ngôn ngữ của luật tục Êñê, Ngô Đức
Thịnh ñã nhận ñịnh khái quát như sau: “Ngôn ngữ luật tục là loại văn vần, ñó
là hình thức chuyển tiếp giữa khẩu ngữ hằng ngày với ngôn ngữ thơ ca. Hình
thức ấy làm cho người ta dễ nhớ, dễ lưu truyền ñể làm theo” [95, 34]. Đồng
thời, ông cũng nói rõ hơn về hình thức và một số tính chất của lời nói vần
trong luật tục Êñê như sau: “Hình thức văn vần (Klei duê) không chỉ có trong
luật tục, mà còn là một hình thức phổ biến trong văn chương truyền miệng
như khan, tục ngữ, dân ca, câu ñố, nó tạo nên hình thức ngôn từ ñặc biệt.
Thực ra klei duê là một hình thức ngôn từ ñã ñược phát triển lên từ khẩu ngữ


9

hằng ngày với cách nói luôn luôn ví von, so sánh, cụ thể, lặp ñi lặp lại, ưa
thích dùng ngoa ngữ ñể khẳng ñịnh ñiều muốn nói. Chính vì thế mà klei duê
trong luật tục cũng như trong các thể loại khác của văn chương truyền miệng
Êñê rất gần gũi với nhau. Tất nhiên, do chỗ, nó- văn vần (klei duê)- là một
sáng tạo của cộng ñồng, một biểu hiện của văn hoá thông tin nên so với khẩu
ngữ, nó hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, sinh ñộng hơn, hấp dẫn hơn, khả năng
truyền thụ nhậy bén hơn, ngưng ñọng hơn, ấn tượng hơn” [95, 35].
Trong bài phát biểu của mình, in trong cuốn sách “Luật tục và phát
triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” năm 2000 (chủ biên Ngô Đức Thịnh),
Oscar Salemink, ñại diện Quỹ Ford tại Việt Nam cho rằng: “Các văn bản luật
tục này giống như một bài thơ dài, hay”.
Khi biên soạn tài liệu “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam“ do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, tập thể biên soạn ñã ñưa luật tục các
dân tộc Việt Nam vào trong tài liệu và như thế có nghĩa là họ ñã xác ñịnh luật
tục thuộc phạm trù văn học dân gian. Tuy nhiên, luật tục thuộc thể loại văn
học nào thì các tác giả chưa chỉ ra. Về luật tục Êñê, các tác giả ñã ñánh giá và
so sánh với luật tục các dân tộc khác như sau: “Luật tục của người Êñê và

M’nông lại ñược cơ cấu bằng văn nói, ñiểm xuyết nhiều thành ngữ và tục
ngữ, tiến bộ hơn nhiều so với bộ luật của người Xrê do J. Dournes và luật tục
của người Gia Rai do P. B. Lafont và Phan Đăng Nhật giới thiệu, có thể sánh
ngang, nhưng chính xác hơn, bộ luật của người Ba Na và Xơ Đăng do P.
Guilleminet sưu tập. Ở ñây ta thấy một cách thích thú những quan niệm
mang tính xã hội, những thế ứng xử, những phong tục tập quán liên quan ñến
tín ngưỡng tôn giáo, ñến hôn nhân gia ñình, ñến thể chế xã hội rất cần thiết
cho các nhà làm luật và các nhà khoa học xã hội và nhân văn trong việc tìm
hiểu xã hội cổ truyền ở Tây Nguyên“ [111, 36].
Nhìn chung khi nêu lên quan ñiểm nhận xét ñánh giá về phương diện
ngôn ngữ của luật tục, các nhà nghiên cứu ñều thống nhất khẳng ñịnh ngôn
ngữ luật tục mang một số phẩm chất của ngôn ngữ văn chương truyền miệng


10

và ñã ñề cập một cách khái quát về ñặc ñiểm của yếu tố vần, yếu tố hình ảnh
và biện pháp nghệ thuật, tuy những yếu tố này chưa ñược bàn sâu sắc. Ngoài
ra, những yếu tố khác cũng thuộc bình diện ngôn ngữ, theo chúng tôi ñược
biết, hiện nay vẫn chưa có bài viết nào ñề cập.
Ta có thể nhận thấy rằng, ngôn ngữ luật tục là ngôn ngữ mang một số
phẩm chất của ngôn ngữ văn chương truyền miệng, nhưng luật tục chưa phải
là tác phẩm văn học dân gian như những thể loại văn học dân gian trường ca
hay tục ngữ, ca dao, dân ca, lại càng không phải như truyện cổ, thần thoại, sử
thi.v.v Bởi vì, tuy ngôn ngữ luật tục cũng có tính chất thẩm mỹ văn học,
như cách thức diễn ñạt, sử dụng biện pháp tu từ, hình thức trình bày.v.v làm
cho ngôn ngữ có tính biểu trưng, tính biểu cảm và tính hình tượng, song chức
năng thẩm mỹ của những yếu tố này chỉ ñóng vai trò phụ thuộc, thứ yếu mà
chức năng chủ yếu của ngôn ngữ luật tục là chức năng giao tiếp, chủ yếu ñể
trao ñổi thông tin khi xử phạt ñối với người có hành vi vi phạm luật tục.

Trong khi ñó, trong tác phẩm văn học dân gian, những yếu tố ngôn ngữ có
chức năng thẩm mỹ ñược ñẩy lên hàng ñầu, chức năng giao tiếp ñược hiện
thực hoá qua các phương tiện và yếu tố làm nên tính thẩm mỹ, từ ñó mà nội
dung giao tiếp ñược ghi nhận. Mặt khác, mục ñích ý nghĩa của các yếu tố
thuộc hệ thống ngôn ngữ luật tục nhằm chủ yếu hướng ñến những nội dung
có tác dụng quy ñịnh của luật tục, trong khi ñó các yếu tố thuộc hệ thống
ngôn ngữ văn học dân gian lại chủ yếu hướng tới nội dung có giá trị hình
tượng - thẩm mỹ văn chương. Như vậy, ñiểm khác nhau cơ bản giữa ngôn
ngữ luật tục và ngôn ngữ văn chương truyền miệng là: nếu như trong ngôn
ngữ luật tục chức năng giáo tiếp ñược nổi lên hàng ñầu và chức năng thẩm
mỹ là thứ yếu thì ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương lại ngược lại, chức
năng thẩm mỹ ñược ñẩy lên hàng ñầu và chức năng giáo tiếp là thứ yếu.
Đồng thời, kết cấu nội dung tác phẩm văn học dân gian ñược toát lên
từ quan hệ tổng hoà của các yếu tố thuộc tác phẩm, trong khi ñó kết cấu nội


11

dung luật tục là phép cộng ñơn giản của nội dung từng ñiều khoản (ñk) hợp
lại mà thành.
Nhìn chung, giữa ngôn ngữ văn chương truyền miệng Êñê và ngôn
ngữ luật tục có những ñiểm tương ñồng và khác biệt về cách thức sử dụng
hình ảnh, hình tượng, từ ngữ và ñặc biệt là các biện pháp tu từ, hình thức bố
cục văn bản và cách thức trình bày v.v Điều ñáng lưu ý là ở ngôn ngữ luật
tục Êñê tồn tại một số yếu tố ñã có trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày và
ngôn ngữ văn học dân gian, nhưng nó lại ñược sáng tạo phù hợp với mục
ñích, yêu cầu thể hiện nội dung ý nghĩa của luật tục. Vì thế trong ngôn ngữ
luật tục Êñê có những yếu tố hay và ñẹp riêng mà nhiều thể loại tác phẩm văn
học dân gian khác của dân tộc Êñê không có ñược.
0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính là phương thức so sánh trong
văn bản luật tục Êñê.
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là 236 ñiều khoản của luật tục Êñê,
bằng hai thứ tiếng Việt - Êñê trong cuốn sách Luật tục Êñê (Tập quán pháp)
của Nxb Chính trị Quốc gia (1996), do Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và
Nguyễn Hữu Thấu biên soạn. Đây là cuốn sách mà nội dung và ngôn ngữ có
nhiều mặt sát hợp với thực tế ñời sống hiện nay của người Êñê. Ngoài ra còn
so sánh với luật tục Jrai, luật tục M’nông.
Luật tục Êñê ñã ñược ghi chép lại thành văn bản; dĩ nhiên, nó không
khỏi chịu ảnh hưởng của người ghi chép, như nhiều nhà nghiên cứu ñã nói.
Chẳng hạn Vũ Ngọc Phan ñã nhận xét quá trình sưu tầm và văn bản hoá tục
ngữ ca dao, dân ca như sau: “Tục ngữ, ca dao của ta có nhiều câu, nhiều bài
qua nhiều thế hệ và tuỳ theo từng ñịa phương ñã bị sửa chữa cả về hình thức
và nội dung không còn nguyên vẹn nữa ñến khi ñã ñược ghi chép lại thì nó
mang phong cách từng người ghi chép.“ [70, 26].
Đây là những nhận xét về văn học dân gian Việt Nam, nhưng theo
chúng tôi nó cũng có giá trị chung, ít nhiều mang tính phổ quát. Văn bản luật


12

tục Êñê ñã ấn hành, theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, phản ánh khá
trung thành hình thức ngôn ngữ khẩu ngữ toàn dân của người Êñê. Trong
luận án của mình, chúng tôi luôn luôn chú ý ñến hai mặt ñó của ngôn ngữ
luật tục Êñê. Chúng tôi còn chú ý ñến nội dung dịch của sách, một số trích
dẫn trong luận án, chúng tôi có thay ñổi nội dung dịch ñể phù hợp với yêu
cầu nội dung phân tích.
Về mặt nội dung cuốn sách có 11 vấn ñề ñược các nhà nghiên cứu sắp
xếp ứng với 11 chương như sau:
Chương 1. Mta eâlaâo (Những quy ñịnh mở ñầu): gồm có 23 ñiều

khoản (ñk).
Chương 2. Klei nga` soh ho`ng khua (Những vi phạm của các thành
viên ñối với thủ lĩnh buôn làng): gồm 33 ñiều khoản.
Chương 3. Klei khua nga` soh (Những vi phạm của thủ lĩnh buôn
làng): gồm 11 ñiều khoản.
Chương 4. Klei nga` soh ho`ng jih buoân sang (Những vi phạm lợi
ích cộng ñồng): gồm 27 ñiều khoản.
Chương 5. Klei bi doâk ung moâ` (Những vi phạm về hôn nhân):
gồm 48 ñk.
Chương 6. Klei ami` ama ho`ng anak (Những vi phạm giữa cha mẹ
và con cái): gồm 6 ñiều khoản.
Chương 7. Klei eâkei mnieâ soh dih hraêm (Những vi phạm gian
dâm): gồm 11 ñk.
Chương 8. Klei soh pro`ng (Những vi phạm nặng) (trọng tội): gồm
21 ñiều khoản.
Chương 9. Do` ngaên kdraêp (Những vi phạm về của cải, tài sản):
gồm 38 ñiều khoản.
Chương 10. Klei eâmoâ kbao bi soh ho`ng klei araêng ngaê bi
soh ho`ng eâmoâ kbao (Những vi phạm về việc trâu bò gây thiệt hại cho
người ta và về trâu bò bị người ta làm thiệt hai): gồm 10 ñiều khoản.


13

Chương 11. Klei laên ho`ng poâ laên (Những vi phạm ñối với ñất
ñai và người chủ ñất): gồm 8 ñiều khoản.
Như vậy, vấn ñề hôn nhân ñược chú trọng hàng ñầu (48 ñiều khoản).
Thứ ñến là vấn ñề sở hữu tài sản (36 ñiều khoản); nội dung thứ ba là việc bảo
vệ người ñầu làng (33 ñiều khoản). Số lượng các ñk vào hàng thứ tư (27 ñiều
khoản) ñề cập việc vi phạm lợi ích cộng ñồng. Những vấn ñề còn lại dao

ñộng trong phạm vi từ khoảng trên 20 ñến dưới 10 ñiều khoản. Về mặt hình
thức, toàn bộ văn bản luật tục là một văn bản hoàn chỉnh. Mỗi chương, như
cách sắp xếp gọi tên của người nghiên cứu, là một văn bản bậc dưới của luật
tục. Đến lượt nó, mỗi chương do nhiều ñiều khoản hợp thành. Và mỗi ñiều
khoản cũng là một văn bản bậc dưới của chương. Ta có thể hình dung ñiều
khoản ở ñây tương tự như một ñiều khoản (article) trong bộ luật, có thể gồm
nhiều câu (sentenses) cụ thể, ñược liên kết với nhau về nội dung và về cơ cấu
của một văn bản nhỏ, có mối quan hệ tương tác trong văn bản ấy. Ta có thể
quan sát ñiều này qua ñiều khoản 29: Klei mnuih duah blu` kñi araêng
(Việc kẻ giải quyết những vụ việc không phải thẩm quyền của mình):
- N`u mjöt bô`ng mmao, n`u mhao bô`ng boh, baêng kboâng
n`u ktaêl si aroh eâbua.
Mdeâ cö` mdeâ bi co`ng, mdeâ mdro`ng mdeâ bi buoân.
N`u duah bi tu` asaêp gieâ, n`u duah hlueâ asaêp mjaâo.
Yang n`u duah hrô`k, ksô`k n`u duah tu`, n`u duah blu` kñi klei
poâ mkaên.
Anaên kthu`l n`u, maâo kñi kô n`u.
(Hắn thèm ăn nấm, hắn thèm ăn quả, miệng của hắn ngứa ngáy như
ăn phải củ môn.
Không chịu thừa nhận núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy.
Hắn mưu toan lấy lời của người phù thuỷ, hắn mưu toan lấy lời của
người bói sãi cây.


14

Thần hắn mượn tiếng, quỷ hắn mượn oai, hắn ñã giải quyết những vụ
việc không phải thẩm quyền của mình.
Vậy hắn có tội, có việc ñưa ra xét xử hắn)
Xuất phát từ thực tế ñó mà trong khi khảo sát và phân tích một câu cụ

thể bất kỳ có thể thiếu thành tố này hay thành tố khác ta có thể dựa vào văn
bản là một ñiều khoản ñể khôi phục và ñể hiểu toàn câu. Ví dụ ñiều khoản
233, tr. 224: Klei hrieâ tir, hrieâ cuaê laên (Nhiệm vụ ñi thăm ñất ñai của
người chủ ñất) như sau:
- Hrieâ kô lip kñông, knguoâr kño`ng, kô ro`ng aeâ aduoâm. (1)
Chön eângueâ ciaêng laên bi mda, eâa bi mraâo, mtei kbaâo bi
jaêk caêk jing.(2)
Nga` aseh amaâo maâo poâ, nga` eâmoâ amaâo maâo poâ
mga`t deh. (3)
Bhiaên mô`ng muk mô`ng kei, mô`ng aeâ aduoân, mô`ng ñöm
bhiaên sônaên. (4)
Kjuh thu`n hmei hrieâ chön kô di ih sa bliö`. (5)
(Nhiệm vụ của người chủ ñất là) phải ñi thăm cái nong, cái nia, cái
lưng của ông bà.(1)
Đi thăm là ñể ñất ñai mãi mãi tốt tươi, ñể nước không ngừng chảy, ñể
chuối mía mọc xum xuê. (2)
(Đất) nào phải ñâu như con ngựa không chủ, như con bò không người
chăn. (3)
Đó là tập quán từ xưa, từ ñời bà, ñời ông từ các tổ tiên xưa cũ. (4)
Cứ bảy năm, chúng tôi (người chủ ñất) lại ñến thăm bà con một lần.
(5)
Nghĩa của 5 câu trong ñiều khoản trên ñây có quan hệ với nhau. Nếu
câu (1), (2), (3) ñem xét ñộc lập thì không thể nắm ñược nghĩa chính của câu
văn, bởi ñó là những câu mà người ta nói theo cách ẩn dụ và cách nói so sánh
thiếu thành tố trong cấu trúc: câu (3) vắng thành tố TTĐ/BSS và TTQHSS.


15

Tuy vắng, nhưng người ta vẫn hiểu nội dung câu văn và hiểu toàn bộ nội

dung ñiều khoản, bởi vì người ta ñã ñặt ý nghĩa từng câu trong ngữ cảnh
chung của nội dung ñiều khoản - tư cách của mỗi ñiều khoản ở ñây ñược xem
như một văn bản con.
Đáng chú ý văn bản dịch sang tiếng Việt tương ứng về cơ bản là một
bản dịch thoát, có tính chất như một bản dịch văn học. Vì vậy có những chỗ
thêm bớt cần thiết ñể ý nghĩa của câu rõ hơn, có khi “hay hơn“ câu khẩu ngữ
mộc mạc. Trong khi trích ngữ liệu ñể phân tích, chúng tôi cố gắng chọn các
câu dịch sát nguyên bản và khi cần có thể khôi phục hoặc chỉnh sửa câu dịch
tương ñương. Ví như một câu văn (ñk 24, tr. 59) như sau:
- Lac` amaâo tu`, blu` amaâo djo`, nga` si kho` mgu.
Sách ñã dịch: Kẻ không nghe những lời người ta dạy, không vâng
những lời người ta khuyên, cứ hành ñộng như một người ñiên, người dại.
Theo chúng tôi có thể dịch sát nghĩa với câu trên như sau: dạy không
vâng lời, nói không nghe lời, làm như ñiên dại.
Tuy nhiên, do người nghiên cứu không phải là người bản ngữ nên dù
ñã cẩn thận tối ña, cũng có thể còn một vài sơ suất.
Ngoài tư liệu chủ yếu nêu trên, trong quá trình khảo sát chúng tôi còn
tham khảo thêm 37 ñiều khoản trong tài liệu “ Luật tục Êñê với Phong trào
toàn dân ñoàn kết xây dựng ñời sống văn hoá“ của Sở Văn hoá Thông tin
tỉnh Đăk Lăk ấn hành (2002) và ñối chiếu với “ Luật tục Jrai“ tài liệu [66].
Tổng số tư liệu mà chúng tôi thống kê và khảo sát trực tiếp khi thực
hiện ñề tài này là 362 câu so sánh trong cuốn “Luật tục Êñê“ (Tập quán
pháp) của NXB Chính trị Quốc gia (1996). Số tư liệu này không lớn nhưng
cũng ñủ ñể khảo sát và rút ra những ñặc ñiểm về phương thức so sánh trong
văn bản luật tục Êñê, những vấn ñề có liên quan mật thiết giữa nó với văn
hóa dân tộc Êñê và ñối chiếu với luật tục Jrai, với cách nói quen thuộc của
người Kinh.
0.4. Phương pháp nghiên cứu



16

a) Phương pháp cấu trúc
Phương pháp chủ yếu ñược vận dụng ñể thực hiện ñề tài này là
phương pháp cấu trúc. Trong khi khảo sát chúng tôi xem toàn bộ luật tục là
một cấu trúc lớn, bao gồm nhiều cấu trúc nhỏ. Trong mỗi cấu trúc nhỏ gồm
có nhiều cấu trúc nhỏ hơn. Mỗi so sánh cũng là một cấu trúc gồm có một số
thành tố hợp thành cấu trúc ñó. Giá trị của mỗi cấu trúc do các thành tố và
quan hệ giữa các thành tố quy ñịnh. Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc
ở ñây cũng chỉ là tương ñối, bởi sự hiện diện hay không hiện diện các thành
tố trong cấu trúc cũng là tương ñối. Chẳng hạn:
- N`u duah nga` si u`n knhaâo (Hắn làm như con lợn phàm ăn) (ñk
3, tr. 44).
- Mnuih knah hlo`ng (Kẻ (như cái) cồng klông) (ñk 1, tr. 43).
Xem xét ở hai so sánh trên, chúng tôi nhận thấy trường hợp thứ nhất
diễn ra bình thường, có ñủ các thành tố của các cấu trúc; còn trường hớp thứ
hai là không bình thường vì thiếu một vài thành tố. Tuy nhiên trong ngữ cảnh
lớn của ñk, người ta dễ dàng xác ñịnh ñược mối quan hệ giữa các thành tố
của cấu trúc, ý nghĩa của cấu trúc sẽ ñược lĩnh hội. Vì vậy quan hệ giữa các
thành tố trong cấu trúc so sánh luật tục có khi thể hiện trực tiếp, cụ thể rõ
ràng, nhưng có khi thể hiện liên tưởng gián tiếp.
b) Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng
Phương pháp này ñược coi là cơ sở, một mặt ñể xem xét sự liên tưởng
về ý nghĩa và mối quan hệ lôgic giữa các thành tố trong cấu trúc phương thức
so sánh, mặt khác dựa vào nó ñể chỉ ra cơ chế hoạt ñộng của phương thức so
sánh trong văn bản luật tục Êñê và liên tưởng với cách nói tương ñồng giữa
người Êñê với người Jrai, người Kinh, cũng như ñể rút ra những nhân tố văn
hóa, tâm lý dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp ñến phương thức so sánh trong
văn bản luật tục Êñê.
c) Phương pháp thống kê



17

Từ hiện tượng các so sánh lặp ñi, lặp lại nhiều lần cũng như một số
hình ảnh sự vật, sự việc ñược dùng trong so sánh của văn bản luật tục Êñê,
luận án ñã sử dụng phương pháp thống kê ñưa ra các số liệu ñịnh lượng, góp
phần lý giải, thuyết minh về tính ñúng ñắn và chính xác của những nhận xét
của luận án.
d) Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trong quá trình khảo sát phương thức so sánh trong luật tục Êñê, luận
án phân tích cấu tạo, ngữ nghĩa của các thành tố cấu thành cấu trúc so sánh
và phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá của những so sánh trong
văn bản luật tục Êñê. Quá trình này sử dụng phương pháp phân tích - tổng
hợp ñể rút ra những ñặc ñiểm chung và bản chất của những vấn ñề có liên
quan ñến phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê.
ñ) Phương pháp so sánh, ñối chiếu
Luận án dùng thủ pháp so sánh, ñối chiếu nhằm tìm ra mối quan hệ
giống nhau, gần giống nhau và khác nhau của cùng một hiện tượng so sánh
trong ngôn ngữ giữa người Êñê với người Jrai, người Kinh). Luận án thực
hiện phương pháp so sánh ñối chiếu theo từng loại ngữ liệu so sánh.
0.5. Đóng góp chính của luận án
Nội dung luận án thuộc ñề tài nghiên cứu chuyên ngành, mang tính
liên ngành. Dựa trên cơ sở lý thuyết về phương thức so sánh trong ngôn ngữ
và những kết quả nghiên cứu về so sánh trong các tác phẩm văn học, nội
dung của luận án sẽ ñi sâu tìm hiểu bản chất và cơ chế hoạt ñộng của phương
thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê, ñồng thời mở rộng tìm hiểu từ
phương thức so sánh liên quan ñến các yếu tố văn hoá và tâm lý của dân tộc
Êñê. Luận án hướng tới những ñóng góp chính và mới sau ñây:
- Nêu những ñặc ñiểm và giá trị của phương thức so sánh trong văn

bản luật tục Êñê, góp phần làm cụ thể thêm về lý thuyết phương thức so sánh
trong nghệ thuật ngôn từ với các nội dung, như cấu trúc và các thành tố của


18

cấu trúc phương thức so sánh; phân loại so sánh và các giá trị của phương
thức so sánh.
- Từ phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê, luận án ñã tìm ra
một số biểu trưng quan trọng trong ñời sống tinh thần của người Êñê cũng
như những yếu tố văn hoá có liên quan, góp phần khẳng ñịnh cho những
nghiên cứu về dân tộc Êñê trước ñó.
- Luận án nêu ra những ñiểm tương ñồng và khác biệt giữa so sánh
trong luật tục Êñê với luật tục Jrai cũng như với cách so sánh và cách diễn
ñạt quen thuộc trong tiếng Việt (Kinh), thấy ñược sự phong phú ña dạng về
nghệ thuật sử dụng ngôn từ của cộng ñồng các dân tộc Việt Nam.
- Về mặt ứng dụng, những nội dung nghiên cứu của luận án sẽ giúp
cho bạn ñọc nâng cao năng lực cảm thụ văn chương dựa vào các ñặc ñiểm
ngôn ngữ, nhất là những ñặc ñiểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn học dân gian
của các dân tộc Tây Nguyên.
0.6. Bố cục luận án
Luận án gồm 185 trang chính văn, bao gồm phần Mở ñầu, phần Kết
luận và 04 chương:
Chương I Cấu trúc của phương thức so sánh trong văn bản luật tục
Êñê (50 trang) trình bày khái quát về so sánh trong ngôn ngữ nói chung với
các ñặc ñiểm của cấu trúc và tiêu chí phân loại so sánh. Trên cơ sở ñó, luận
án phân tích những ñặc ñiểm về cấu trúc so sánh, các thành tố của cấu trúc so
sánh, phân loại so sánh và những mục ñích so sánh trong văn bản luật tục
Êñê.
Chương II Phương tiện hình ảnh và khả năng biểu ñạt của phương

thức so sánh trong văn bản luật tục Êñê (38 trang) trình bày và liệt kê các
loại hình ảnh tiêu biểu dùng làm phương tiện so sánh; sự chi tiết hoá hình ảnh
ñã tạo ra sự liên tưởng phong phú ña dạng giữa ñối tượng ñưa ra so sánh và
vật chuẩn so sánh; so sánh trong luật tục tạo ra những mức ñộ khả năng biểu
ñạt nội dung và hiệu quả tác ñộng ñến con người và sự phát triển buôn làng.


19

Chương III Từ phương thức so sánh trong luật tục ñến các biểu
trưng văn hoá tinh thần của người Êñê (31 trang). Xuất phát từ phương
thức so sánh trong luật tục, Chương 3 giới thiệu, phân tích mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hoá của một số biểu trưng có liên quan mật thiết với ñời
sống tinh thần của người Êñê. Đó là biểu trưng văn hoá về buôn làng, về
cộng ñồng, về người thủ lĩnh buôn làng và biểu trưng về người phạm tội.
Những nội dung này góp phần bổ sung cho những kết luận về quan niệm con
người và thế giới trong các tài liệu khác nghiên cứu về dân tộc Êñê.
Chương IV Phương thức so sánh trong luật tục thể hiện các nhân tố
văn hoá xã hội (46 trang) ñề cập ñến một số nhân tố văn hoá và tâm lý của
người Êñê ñược toát lên từ phương thức so sánh trong luật tục Êñê. Đó là văn
hoá sản xuất, văn hoá trong quan hệ xã hội, các tri thức văn hoá dân gian,
một số yếu tố tâm lý dân tộc, sử dụng kết cấu so sánh quen thuộc, vận dụng
chất liệu văn hoạ dân gian Ngoài ra, chương này còn trình bày những nét
tương ñồng và khác biệt về văn hoá giữa so sánh trong luật tục của người Êñê và
so sánh trong luật tục của người Jrai, cách so sánh, cách nói của người Kinh. Từ
ñó, ta thấy ñược cách nghĩ, cách cảm, cách diễn ñạt gắn liền với môi trường, ñiều
kiện sống và các yếu tố văn hóa của người Êñê, vốn có những nét khác biệt cụ thể
nhất ñịnh so với văn hoá các dân tộc khác trong cộng ñồng người Việt Nam.
Ngoài ra còn có phần Phụ lục (35 trang) với 362 trường hợp so sánh
ñược trích dẫn từ luật tục Êñê; mỗi trích dẫn ñều ñược ghi bằng tiếng Êñê có

dịch nghĩa và nêu ra các trường hợp tương ñương với cách so sánh hay diễn
ñạt của người Kinh (Việt). Đây là dẫn liệu chính thức mà chúng tôi ñã sử
dụng trong quá trình trình bày nội dung luận án.






20























Chương I
CẤU TRÚC CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH
TRONG VĂN BẢN LUẬT TỤC ÊĐÊ
1.1. Tổng quan về so sánh
1.1.1. Những nội dung liên quan ñến so sánh
So sánh là một hoạt ñộng ñể nâng cao nhận thức và tình cảm của con
người. Trong sách Từ ñiển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng,
2000, trang 861) giải thích về phương thức hoạt ñộng của so sánh như sau:

×