Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.54 KB, 2 trang )
KINH NGHIỆM ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI D
•
•
•
Thủ khoa khối D trường ĐHSP Hà Nội năm 2012 Nguyễn Thùy Dung
chia sẻ phương pháp học, ôn thi và cách làm bài thi để đạt kết quả
cao trong kì thi tốt nghiệp THPT và đại học
Thủ khoa khối D trường ĐHSP Hà Nội 2012
Với môn tiếng Anh, để làm tốt đề thi ĐH trước hết cần nắm chắc ngữ pháp.
Khi làm đề, mình thường lưu ý các cấu trúc, cụm từ mới, hay các dạng bài
viết lại câu, đọc hiểu …; ghi nhớ những phần tự học chưa thực sự hiểu để
trao đổi với các bạn trên lớp. Khi làm bài thi, thường làm các bài tìm lỗi sai,
câu mang nghĩa tương tự…, nói chung là chọn những câu dễ để làm
trước. Bài đọc hiểu mình chọn làm sau cùng vì dạng bài này cần nhiều thời
gian, cần phải suy nghĩ thật kĩ.
Môn Toán, ngoài việc tập trung nghe giảng bài, chỗ nào chưa hiểu hỏi ngay
thầy cô hoặc bạn bè; nên tạo thói quen ghi chú hoặc đánh dấu những điểm
dễ sai hoặc gây nhầm lẫn để lần sau không lặp lại. Khi ôn tập tại nhà, mình
có thói quen tự tổng hợp kiến thức lý thuyết thành từng chuyên đề riêng,
kèm theo cuốn sổ ghi chép những mục cần chú ý. Sau đó, sưu tầm các đề
thi của các năm trước để làm. Đầu tiên, mình làm đề thi ĐH của những
năm trước, sau đó là đề thi thử ĐH của các trường THPT khác trong và
ngoài tỉnh sưu tầm được ở trên mạng, hoặc các đề mượn từ các bạn hay
được thầy cô cung cấp.
Một đề thi ĐH thường bao gồm 10 phần (7 phần chung và 3 phần riêng tự
chọn), khi làm đề xong, nên tra lại đáp án thật kĩ, soi xem chỗ ấy tại sao
sai, mình đã bị lừa ở chỗ nào rồi rút ra kinh ngiệm cho bản thân. Những
câu khó nên đánh dấu hoặc ghi ra một cuốn sổ riêng có thể đến lớp hỏi
bạn bè hoặc thầy cô, nhưng chỉ hỏi hướng thôi rồi về nhà tự làm lại. Nếu
có điều kiện nên nhờ một bạn học sinh giỏi trong lớp chấm bài hộ, khi bạn
giúp mình sửa sai sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra, mình còn tham gia các cuộc