Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

phương pháp học tốt bằng bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.05 KB, 2 trang )

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY



(Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh) - Trẻ em xưa nay vẫn có thói
quen học thuộc lòng. Bằng cách học này,các em quen với kiểu “học
vẹt”, học trước quên sau và không hiểu bản chất. Bộ sách “Dạy tốt
học tốt bằng bản đồ tư duy” giới thiệu những phương pháp khoa
học, đơn giản nhất để áp dụng bản đồ tư duy vào trường học, giúp
người dạy và người học sáng tạo. Trường THCS Tô Hoàng, một trong
những nơi đã ứng dụng sớm nhất công trình nghiên cứu này vào việc
học và chơi của các con
Học sinh học bằng bản đồ tư duy
1. Trong thế kỷ 21 này, không ai là không biết rằng bộ não chúng ta chia
làm hai phần, 2 bán cầu: trái và phải. Bán cầu não trái liên quan đến tư duy
logic và lý trí. Bán cầu não phải liên quan đến cảm xúc và sự tưởng tượng.
Chúng ta cũng đều biết rằng ai cũng thông minh, đứa bé nào cũng thông
minh, nhưng chúng ta chưa biết cách tự giúp mình và giúp người khác sử
dụng trí tuệ và bộ não tuyệt vời. Bộ sách “Dạy tốt học tốt bằng bản đồ tư
duy” gồm 5 cuốn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành của hai tác giả Trần
Đình Châu và Đặng Thu Thủy đã giới thiệu những phương pháp khoa học,
đơn giản nhất để áp dụng bản đồ tư duy vào trường học, giúp người dạy
và người học sáng tạo.
Điểm nổi bật và đáng ghi nhận mà tôi thấy được từ những cuốn sách và
công trình nghiên cứu của 2 nhà giáo này là khi phổ biến vào nhà trường
họ đã làm đơn giản hóa mọi việc. Với các hướng dẫn rất cụ thể của họ,
vấn đề hoặc bài học trở nên rất dễ nhìn và dễ viết, dễ xem và dễ đọc, dễ
làm và dễ hiểu. Cách làm này góp phần tạo hứng thú học tập và khả năng
sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, giúp
các em phát triển và kết nối 2 bán cầu não tốt nhất, hướng tới phát triển đa
trí tuệ.


2. Tôi có may mắn đến trường THCS Tô Hoàng, một trong những nơi đã
ứng dụng sớm nhất công trình nghiên cứu này vào việc học và chơi của
các con. Ngay trước cổng trường đã là 1 bản đồ tư duy (BĐTD)giới thiệu
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của
nhà trường. Trong các lớp học có bản đồ tư duy. Các chương trình vui chơi
giải trí của các em cũng được “bản đồ tư duy hóa”. Cô Thuận, hiệu trưởng
và các cô giáo của trường rất hồ hởi vì kết quả học tập của các em, vì trí
tuệ của các học trò được phát triển toàn diện.
Việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy môn Văn thật khó tưởng tượng với
rất nhiều người. Cô giáo Lê Thị Hằng, (Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội)
cho biết: “Đặc trưng của bộ môn Văn là nó phải thấm vào người nghe,
người học bằng cái âm vang của ngôn ngữ. Vì thế, nếu chỉ bằng BĐTD
không thôi thì nó sẽ không để lại được điều gì. Do đó, chúng tôi mới chọn
sự kết hợp BĐTD với lời bình giảng của giáo viên. Và khi chúng tôi kết hợp
BĐTD tôi cũng muốn nó mang tính hình tượng thì nó sẽ tác động mạnh
đến cảm xúc của các em, nhất là các em đang còn nhỏ. Trong khi đấy bài
học còn đưa ra những triết lí rất là sâu sắc. Và như vậy thì BĐTD có một
sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức và cảm xúc của các em nhỏ.”
Ứng dụng BĐTD vào học tập và cuộc sống, từ đó các em (và cả chúng ta
nữa) có thể phát triển ra vô hạn những ý tưởng tuyệt vời. Không chỉ vậy,
những ý tưởng này được liên kết với nhau rất lô gic, khoa học, ngắn gọn.
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi ngay cả Trường THCS Hương Sơn, (Lạng
Giang, Bắc Giang), nơi có đến 70% là học sinh các dân tộc ít người cũng
ứng dụng rất hiệu quả công trình này.

×