Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đánh giá tiềm năng sản xuất, mức độ thích hợp của cây trồng lâm nghiệp tại xã lùng thàng, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT, MỨC ĐỘ THÍCH HỢP
CỦA CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ LÙNG THÀNG,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
NGÀNH

: LÂM SINH

MÃ SỐ

: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Hoàng Hương

Sinh viên thực hiện

: Phàn Thị Đúc

Mã sinh viên

: 1753010589

Lớp

: K62- Lâm sinh



Hà Nội, 2023


LỜI NĨI ĐẦU
Sau q trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay
khóa học 2017-2021 đã gần kết thúc,qua trình học tập và rèn luyện nhằm củng cố
kiến thức đã học và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học đến nay được sự
đồng ý của nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa Lâm học, Bộ mơn Khoa học đất, tơi đã
thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá tiềm năng sản xuất, mức độ thích hợp
của cây trồng lâm nghiệp tại xã Lùng Thàng, Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”
Đến nay, sau gần 2 tháng hồn thành khóa luận tốt nghiệp đã hồn thành và
đạt được các mục tiêu đề ra. Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân là sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn
Lâm Sinh cùng tồn thể bạn bè đồng nghiệp. Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến TS.Nguyễn Hồng Hương đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện khóa luận.
Nhân dịp tơi xin phép gửi lời cảm ơn đến các thầy,cô giáo trong bộ môn khoa
học đất- trường Đại Học Lâm Nghiệp, ủy Ban xã Lùng Thàng đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình thực tập.
Bản thân mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian làm khóa luận cịn hạn chế
và trình độ bản cịn nhiều thiếu sót và cũng là lần đầu tiên làm quen với cơng tác
nghiên cứu khoa học,nên khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót và đầy đủ. Kính
mong nhận được sự bổ sung,góp ý từ các thầy,cơ giáo và các bạn bè đồng nghiệp để
khóa luận này được đầy đủ hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn
Xn Mai, ngày 16 tháng 05 năm 2023
Sinh viên
Phàn Thị Đúc


i


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ i
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 2
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 2
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 3
1.3. Nhận xét chung........................................................................................ 5
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU......... 6
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 6
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm rừng trên địa bàn xã Lùng Thàng .......................................... 6
2.1.3. Khí hậu thủy văn .................................................................................. 6
2.1.4. Điều kiện dân sinh ................................................................................ 8
2.1.5. Về phát triển kinh tế ............................................................................. 8
2.1.6. Văn hóa, xã hội..................................................................................... 9
2.1.7. Giao thơng .......................................................................................... 10
2.1.8. Quốc phịng, an ninh........................................................................... 10
2.1.9. Y tế, giáo dục ..................................................................................... 10
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 12
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………12
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
3.3.1. Ngoại nghiệp ...................................................................................... 12
3.3.2. Nội nghiệp .......................................................................................... 13
PHẦN VI ..................................................................................................... 18

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................................... 18
4.1. Kết quả điều tra đặc điểm hình thái phẫu diện đất ................................. 18
4.1.1. Đặc điểm hình thái PDĐ sườn trên ..................................................... 18
ii


4.1.2. Đặc điểm hình thái PDĐ sườn giữa…………………………………...20
4.1.3. Đặc điểm hình thái PDĐ sườn dưới…………………………………..22
4.2.Tổng hợp các đơn vị đất đai trong khu vực nghiên cứu. ......................... 24
4.3. Đánh giá mức độ thích hợp của lồi cây lâm nghiệp đang được trồng tại
khu vực nghiên cứu (cây Quế). ..................................................................... 27
4.4. Đề xuất một số biện pháp trong vấn đề quản lý sử dụng đất .................. 28
4.4.1. Nguyên tắc ......................................................................................... 28
4.4.2. Cơ sở khoa học để đề xuất sử dụng đất ............................................... 28
4.4.3. Đề xuất ............................................................................................... 29
PHẦN V: KẾT LUẬN,TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................. 30
5.1. Kết luận ................................................................................................. 30
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 31
5.3. Khuyến nghị .......................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa- hiên đại hóa

KT-XH

Kinh tế - xã hội

SX

Sản xuất

BCĐ

Ban chỉ đạo

UBND

Uỷ ban nhân dân

TPCG

Thành phần cơ giới

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

ÔTC

Ô tiêu chuẩn


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Biểu 3.1.Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất ................... 16
Biểu 3.2. Tổng hợp đơn vị đất đất đai tại khu vực nghiên cứu……………...16
Biểu 3.3: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng ......................... 17
Bảng 4.1 : Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất ................ 25
Bảng 4.2. Tổng hợp các đơn vị đất đai tại khu vực nghiên cứu ..................... 27
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ thích hợp của cây Quế ...................................... 27
(Cinnamomum cassia Nees ex Blume) với đơn vị đất đai. ............................ 27

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị trí
chiến lực rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nơng
thơn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư miền núi, đặc biệt là các đồng
bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và
tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn trên lĩnh vực kỹ thuật và chính sách góp phần
đẩy mạnh trồng rừng thâm canh để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả rừng
trồng.Tuy nhiên kết quả thu hoạch được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
và sự đầu tư của nhà nước. Hơn nữa, rừng trồng sản xuất chưa được quan tâm chú ý
nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có giải đáp,
cả về kỹ thuật, kinh tế, môi trường và cả về thị trường, chính sách.
Để phát triển trồng rừng sản xuất chúng ta không những chỉ chú ý giải quyết

thuần tuý yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn, tạo giống và điều tra lập địa cho đến các biện
pháp kỹ thuật thâm canh gây trồng,nuôi dưỡng và quản lý rừng mà còn phải chú ý
giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau; nghĩa là cần phải
có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu
cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường lâm sản (nội địa
và xuât khẩu) và chính sách giữ vai trị rất quan trọng trong việc định hướng cơ cấu
cây trồng chủ lực chính trồng rừng thương mại phục vụ sản xuất hàng hóa lâm
sản,nhất là sản xuất đồ mộc theo cơ chế thị trường và phát triển bền vững.
Lai Châu là nơi có tiềm năng phát triển rất lớn với quỹ đất dồi dào. hoạt động
sản xuất của người dân đa số đều gắn với hoạt động canh tác nương rẫy, đời sống của
người dân địa phương cịn rất nhiều khó khăn. Một số diện tích đã được trồng cây
Lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây nông nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên năng suất cây
trồng theo đánh giá là rất thấp hoặc chưa thực sự hiệu quả. Điều đó cho thấy rằng
việc đánh giá tiềm năng sản xuất và mức độ thích hợp của cây trồng tại vùng miền
núi là việc cần thiết phải tiến hành, nhằm đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm
năng sản xuất của đất, đó cũng chính là lí do thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh
giá tiềm năng sản xuất, mức độ thích hợp của cây trồng lâm nghiệp tại xã lùng
thàng, Huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu”.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tài nguyên đất chịu tác động khác nhau của nhiều nhân tố khách quan, trong
đó có con người. Có thể nói: Con người là nhân tố làm biến đổi chiều hướng phát
triển của đất. Nếu con người tác động theo chiều hướng nào thì đất sẽ biến đổi theo
chiều hướng đó. Nó chỉ phát huy đầy đủ vai trị và tiềm năng của mình khi con người
khai thác và sử dụng hợp lý. Đây chính là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng đất bền
vững – một mặt, chúng ta khai thác được tiềm năng của đất, mặt khác đất phải luôn

luôn được bù đắp chất dinh dưỡng. Vấn đề này còn quan trọng gấp bội phần đối với
đất lâm nghiệp vùng đồi núi của nước ta. Đánh giá từng loại đất khác nhau rồi từ đó
đưa ra những phương án sử dụng đất khác nhau, chọn loại cây trồng phù hợp với từng
loại đất để phục vụ cho mục đích kinh doanh, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tăng tới mức
tối đa với sự phát triển của cây trồng để phát nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Gia tăng dân số, q trình
cơng nghiệp hóa,...đã làm cho quỹ đất, rừng sản xuất ngày càng bị cạn kiệt, trong đó
có một phần diện tích đất rừng rất lớn, làm cho tài nguyên rừng và đất rừng bị suy
giảm một cách nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc đánh giá từng
loại đất khác nhau rồi từ đó đưa ra những phương án sử dụng đất khác nhau, chọn
loại cây trồng phù hợp với từng loại đất để phục vụ cho mục đích kinh doanh, đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật tăng tới mức tối đa với sự phát triển của cây trồng để phát nhằm
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Từ trước tới nay,đã có nhiều tác giả quan tâm tới
vấn đề này, điển hình như một số cơng trình sau đây:
1.1. Trên thế giới
Rừng được theo dõi qua nhiều chỉ số bao gồm độ tàn che, đất rừng, diện tích
che phủ cây. Khơng phải tất cả các tổ chức theo dõi đều sử dụng toàn bộ các chỉ số,
mỗi tổ chức có thể định nghĩa chỉ số theo cách khác nhau. Ngân hàng thế giới, thu
thập dữ liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), sử dụng chỉ số
“đất rừng” và định nghĩa như sau “Đất rừng là đất nằm dưới các cây tự nhiên hoặc
cây được trồng tại chỗ có chiều cao 5m, dù có được sản xuất hay khơng, ngoại trừ
các cây nằm trong nhóm sản xuất nơng nghiệp (ví dụ cây ăn quả và hệ thống nông
lâm kết hợp) và cây trong công viên đô thị hoặc trong vườn”. Tổ chức Global Forest
Watch sử dụng chỉ số “Tỷ lệ che phủ cây” và định nghĩa nó là “sự hiện diện sinh lý

2


của cây và có thể ở dạng rừng tự nhiên hoặc rừng trồng tồn tại trên một loạt mật độ
tán”.

Đến năm 1984, theo FAO trong cuốn cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai
cho lâm nghiệp” đã cho rằng: “Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai là quá trình
xác định mức độ cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơi vị đất đai và tổng
hợp cho từng khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm đơn vị
đất đai”. Cũng theo FAO, hệ thống đánh giá đất đai có thể áp dụng cho một số kiểu
sử dụng đất nhất định trong đó có cây trồng như Sa Mộc. Như vậy, có thể thấy đánh
giá mức độ thích hợp của đất đai cũng chính là một cơ sở đê xác định mức độ thích
hợp của lồi cây trồng.
Bên cạnh những thành tựu về nghiên cứu đất thì đánh giá đất đai đã đạt được
các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, đặc biệt các nhà sử dụng đất quan tâm vì đánh
giá đất đai có thể giải đáp những câu hỏi quan trọng trong thực tiễn sản xuất. Đó là
quá trình xác định tiềm năng sản xuất của đất và mức độ thích hợp của đất đối với
một hay một số kiểu sử dụng đất và cây trồng lựa chọn để trồng trên loại đất đó. Thấy
rõ vai trị của đánh giá đất đai để l cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, tổ chức
Nông nghiệp – Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) với sự tham gia chủa các
chuyên gia đầu nghành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước để xây dựng nên đề
đất cương đánh giá đất đai (FAO, 1976). Tiếp đó, hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về
đánh giá đất đai trong nông lâm nghiệp được xuất bản như: Đánh giá đất đai cho nông
nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1979), Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (FAO, 1984)…
1.2. Ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng,
có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước.
Rừng đóng vai trị quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thơng qua
những chức năng mơi trường như chống xói mịn, và đảm bảo tuần hoàn nước. Lâm
sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng cũng có một vai
trị xã hội, góp phần tạo cơng ăn việc làm và thu nhập. Hiện nay có khoảng 25 triệu
người Việt Nam có 20%-40% thu nhập hàng năm đến từ rừng. Vai trò của rừng cũng
được thể hiện ở vùng sâu vùng xa, vùng cao nơi 10% dân cư sống bên trong hoặc gần
các khu rừng (diện tích xấp xỉ 12 triệu hecta) là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu
số.


3


Chính phủ Việt Nam, sử dụng khái niệm tỷ lệ che phủ rừng, được định nghĩa
là phần trăm đất rừng hiện tại so với đất tự nhiên trên toàn quốc, trên một lãnh thổ
hoặc một địa phương tại một thời điểm nhất định. Sự khác biệt về định nghĩa ảnh
hưởng quan trọng tới cách giải thích dữ liệu, cũng như phân tích đóng góp của rừng
trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vì các dịch vụ hệ sinh thái cho
rừng tự nhiên khác với dịch vụ hệ sinh thái cho rừng trồng lại.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng và đất làm cơ sở cho chọn loài
cây trồng cũng như đưa ra các biện pháp lâm sinh thích hợp giúp cây trồng sinh trưởng
và phát triển tốt hơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngành Lâm nghiệp. Vì thế,
ở nước ta đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về cây trồng lâm nghiệp song
thành tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp quan trọng của Nguyễn Ngọc Bình
(1970, 1979, 1986). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất dưới đai rừng,
kiểu rừng, loại hình rừng ở miền bắc Việt Nam và ơng đã nghiên cứu được sự thay
đổi các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế thái hoá và phục hồi của
các thảm thực vật rừng ở miền bắc Việt Nam (1960, 1970…).
Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nước, Việt Nam đã sớm áp
dụng các phương pháp đánh giá đất đai vào thực tiễn. Trong “Đánh giá tiềm năng sản
xuất đất lâm nghiệp”, tác giả Đỗ Đình Sâm - Nguyễn Ngọc Bình đã dựa vào 8 yếu tố
chuẩn đốn là: nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ trung bình thấp nhất, nhiệt độ trung
bình cao nhất, lượng mưa bình qn năm, nhóm hay loại đất đai cao so với mặt biển,
độ dày tầng đất và độ dốc để đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng với điều kiện
tự nhiên.
Năm 2005, Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương đã xuất bản “Hệ
thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam”, các tác giả đã đưa ra 6 yếu tố chuẩn đoán
bao gồm: Thành phần cơ giới đất, độ dốc, độ dày tầng đất, độ cao, trạng thái thực vật
và lượng mưa bình qn năm để đánh giá mức độ thích hợp của loài cây trồng với

điều kiện tự nhiên. Từng yếu tố chuẩn đoán được phân ra dựa trên việc so sánh tiêu
chuẩn thích hợp của các lồi cây trồng đánh giá với đặc điểm của từng đơn vị đất đai.
Chi tiết về phương pháp tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng dựa trên
các yếu tố chuẩn đốn được Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương giới thiệu
trong cuốn “Cẩm nang đánh giá phục vụ trồng rừng” xuất bản tháng 8 năm 2005 do
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viện khoa học lâm nghiệp Việt

4


Nam ban hành. Trong cẩm nang đã đưa ra tiêu chuẩn thích hợp của 30 lồi cây trồng
phổ biến. Dựa vào tiêu chuẩn của từng loài cây trên chúng ta có thể đánh giá được
mức độ thích hợp của lồi cây sẽ trồng tại đơn vị đất đai. Còn đối với lồi cây chưa
có tiêu chuẩn thích hợp thì chúng ta chỉ đánh giá tính thích hợp của lồi cây ở vùng
đó: thích hợp (S) và khơng thích hợp (N).
1.3. Nhận xét chung
Qua tổng quan trên ta thấy vấn đề đánh giá tính thích hợp của cây trồng đã thu
hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Những
nghiên cứu này hết sức phong phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn
sản xuất. Mọi nghiên cứu đều nhằm mục tiêu chung là trên cơ sở những kết quả đạt
được đề ra các phương án sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững nhất.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có thể rút ra một vài
nhận xét sau:
+ Các cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới được triển khai khá toàn
diện để nghiên cứu các tính chất lý hố học của đất, đánh giá và phân hạng đất đai,
mối quan hệ của đất đai với quần xã thực vật rừng…và những nghiên cứu này đã có
những đóng góp to lớn, phục vụ cho việc phát triển sản xuất trên thế giới trong những
năm qua.
+ Các cơng trình nghiên cứu thường mang tính tổng hợp, có khả năng ứng dụng
cao. Vì vậy, có thể áp dụng những nghiên cứu này để tiến hành đánh giá cho những

khu vực cụ thể trong sản xuất.

5


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lùng Thàng là một xã vùng thấp của Huyện Sìn Hồ từ trung tâm xã đến
huyện cách khoảng 40 Km trong đó:
+ Phía Đơng giáp xã Nùng Nàng huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
+ Phía Tây giáp các xã Tả Ngảo, xã Phăng Sơ Lin, huyện Sìn Hồ; phía Nam
giáp xã Nậm Tăm, Huyện Sìn Hồ
+ Phía Nam giáp xã Nậm Tăm, Huyện Sìn Hồ
+ Phía Bắc giáp xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, xã Nậm Lỏong, thị xã Lai Châu.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 8.108,3ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp
là 316.21ha, đất lâm nghiệp 6.179.37ha, diện tích đất ni trồng thủy sản là 20.21ha,
đất ở 43.59ha, đất trồng cây hàng năm 222.82ha, đất trồng cây cao su 925.74 ha, đất
khác là 400.36ha. Hộ nghèo 59 hộ chiếm tỷ lệ 8 %; hộ cận nghèo 28 hộ chiếm tỷ lệ
3.8 %. Xã đạt chuẩn nông thôn mới 2019 tồn xã gồm có 9 bản.
2.1.2. Đặc điểm rừng trên địa bàn xã Lùng Thàng
Tổng diện tích tự nhiên: 8.126,89 ha, trong đó:
- Diện tích có rừng (gồm cả rừng trồng chưa thành rừng) là: 3.305,38 ha, chia
ra:
+ Diện tích rừng tự nhiên: 3.225,38 ha
+ Diện tích rừng trồng: 80 ha
- Rừng trồng Cao su: 602,46 ha
- Đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp: 1.949,99 ha.
2.1.3. Khí hậu thủy văn

a. Khí hậu:
Khí hậu khu đo nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơ,
mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa mưa đến sớm từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9.
Lượng mưa bình qn năm khoảng 2.600 mm và phân bố khơng đều, vào mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 88% lượng mưa cả năm (2.300 mm) và tập trung
nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng, lượng mưa ngày
lớn nhất vào tháng 7 lên đến 250 mm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm

6


trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, đặc biệt là hệ thống
cây trồng ngắn ngày.
Nhiệt độ bình quân năm là 21,2°C - 23°C, tháng 6, 7 và tháng 8 là tháng nóng
nhất có nhiệt độ bình quân tháng là 25,5°C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất bình
qn là 13,5° C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm 8,3°C, tháng 3 có biên độ lớn
nhất là 10,3°C và tháng 7 có biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ nhất là 6,4° C.
b. Thủy văn:
Với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên xã Lùng Thàng có hệ
thống sông suối khá lớn, phân bổ tương đối đều trên địa bàn xã, nhưng lượng nước
chủ yếu tập trung ở sơng Nậm Mạ được hình thành từ nhiều các con suối nhỏ chảy
qua địa bàn xã theo hướng Đông Bắc, đây là hệ thống sơng suối có tiềm năng phát
triển tốt thuỷ lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngồi hệ thống sơng
suối chính các con suối nhỏ được bắt nguồn từ các dãy núi cao có lượng nước cũng
tương đối dồi dào, nhất là vào mùa mưa.
Ngồi ra trên địa bàn xã cịn có hệ thống các con suối nhỏ chia cắt địa hình
khá phức tạp. Hệ thống các con suối nhỏ này là nguồn cung cấp nước cho sản xuất

7



nông nghiệp, tuy nhiên lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, cạn vào mùa khô
nên chưa đảm bảo lượng nước cho sản xuất.
2.1.4. Điều kiện dân sinh
Phân bố dân cư: Xã Lùng Thàng có 9 bản, dân số 3.639 người, gồm các dân
tộc Thái, Mông, Lự và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Nhân dân các dân
tộc trong xã vẫn còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
2.1.5. Về phát triển kinh tế
Hiện nay tồn xã có 735 hộ với 3.639 nhân khẩu, còn 79 hộ nghèo với 358
khẩu.Trên địa bàn xã có 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
- Dân tộc Thái 316 hộ = 1.621 khẩu chiếm 46,65 %
- Dân tộc Mông 90 hộ = 514 khẩu chiếm 14,79 %
- Dân tộc Kinh 44 hộ = 163 khẩu chiếm 4,69 %
- Dân tộc Lự 143 hộ = 666 khẩu chiếm 19,17 %
- Dân tộc Dao 67 hộ = 347 khẩu chiếm 9,99 %
- Dân tộc Giáy 19 hộ = 89 khẩu chiếm 2,56 %
- Còn lại các dân tộc khác 20 hộ = 75 khẩu chiếm 2,16 %
Lao động, sản xuất và sinh hoạt theo phương pháp truyền thống, thủ công và
lạc hậu, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong hoạt động sản xuất của
các dân tộc trên thì nơng nghiệp chiếm vị trí hàng đầu, như trồng cây lúa, cây ngơ,
khoai và sắn là những cây trồng chủ. Cuộc sống, sinh hoạt thì sống theo bản sắc văn
hóa của đồng bào dân tộc, họ sống bình đẳng, đồn kết, cần cù chịu khó, ln đồng
thuận hưởng ứng tham gia các phong trào địa phương, cũng như thực hiện tốt các chủ
trương chính sách pháp luật của nhà nước đề ra.
Mặc dù mới được chia tách về địa giới hành chính, Ban lãnh đạo xã, Bộ máy
cán bộ cơng chức xã nhiệt tình trong công việc và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển KT-XH của địa phương trong thời kỳ CNH-HĐH.
Là một xã có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, nhân dân các dân tộc sống
bình đẳng, đồn kết, cần cù chịu khó, ln đồng thuận hưởng ứng tham gia các phong


8


trào địa phương phát động, đây là thế mạnh để ổn định chính trị phát triển kinh tế xã
hội của xã.
Đất đai mầu mỡ, diện tích đất có khả năng thâm canh tăng vụ tương đối lớn, điều kiện
khí hậu, thuỷ văn phù hợp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
Bên cạnh đó do xã mới được chia tách về địa giới hành chính, ban lãnh đạo xã
cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định nên còn thiếu nhiều
nhân lực, đặc biệt trụ sở và trang thiết bị máy móc phục vụ chun mơn cịn thiếu trụ
sở làm việc cịn tạm bợ.
Cơng tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động chưa tương xứng
với tiềm năng phát triển của xã.
Năng lực của một số cán bộ, Đảng viên cịn có mặt hạn chế về chuyên môn;
những vấn đề xã hội bức súc giải quyết còn chậm, tệ nạn ma tuý còn diễn ra phức tạp,
quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng cũng có nhiều khó khăn.
2.1.6. Văn hóa, xã hội
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; tiếp tục đầu
tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia; tăng cường cơng tác
phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm; tiếp tục củng cố, nâng cao chất
lượng công tác chăm sóc sức khẻo cho Nhân dân.
Duy trì các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nâng cao chất lượng các cuộc vận
động tồn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện các chế
độ chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bề vững.
Chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền
vững; thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có cơng
và các đối tượng bảo trợ xã hội. Chỉ đạo tổ chức tết cho đồng bào các dân tộc vui

9



tươi, an tồn, tiết kiệm; quan tâm chăm sóc các đối tượng chính sách, người có cơng,
đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo.
2.1.7. Giao thông
Hệ thống giao thông quan trọng nhất trong khu vực trục đường nhựa liên xã
chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, ngồi ra là hệ thống đường đất nhỏ đường
mịn liên thơn, liên bản. Đèo dốc nhiều đi lại rất khó khăn.
2.1.8. Quốc phịng, an ninh
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của trên về
nhiệm vụ quân sự, quốc phịng của địa phương năm 2020; duy trì nghiêm các chế độ
sẵn sàng chiến đấu, tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng nắm chắc tình
hình an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, kịp thời tham mưu cho cấp
ủy, chính quyền xử lý các tình huống khơng để xảy ra phức tạp; đã hồn thành cơng
tác tuyển qn năm 2020 đạt 100% chỉ tiêu giao.
- Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã ổn định; chỉ đạo
BCĐ công tác tôn giáo xã nắm tình hình các bản có tơn giáo, tun truyền, vận động,
đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo tuyên truyền phản bác của các
thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo tun truyền đạo trái pháp luật, tuyên
truyền “tà đạo”, “đạo lạ” vào địa bàn.
2.1.9. Y tế, giáo dục
Y tế: Trạm y tế xã đã làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát phịng chống dịch
bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là công tác tiêm phịng cho trẻ em. Tuy
nhiên cơng tác khám chữa bệnh cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ của cán bộ y tế
còn hạn chế, thiếu thuốc thang và phương tiện khám chữa bệnh, nhân dân ở các bản
vùng cao khó tiếp cân với cơ sở y tế của xã.
Về giáo dục: Nhờ có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh
học sinh khắc phục mọi khó khăn, tập trung vận động học sinh đến trường đầy đủ.
nhờ sự nhiệt tình dạy dỗ của các thầy, cô giáo của các trường chất lượng học tập của
học sinh ngày một được nâng cao. UBND xã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị nhà
trường thực hiện tốt việc dạy và học, thực hiện tốt các chế độ chính sách cho học sinh

theo quy định.
Tất cả các bản trong xã đều có điểm trường tiểu học, trường mầm non. Tuy
nhiên cơng tác giáo dục cịn nhiều khó khăn, ngoài các điểm trường ở khu vực trung

10


tâm xã được xây dựng khang trang, còn lại các điểm trường ở các bản đều chật hẹp,
thiếu ánh sáng, thiếu bàn ghế và phương tiện giảng dạy.

11


CHƯƠNG III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên như: Đất đai, khí hậu,
địa hình… ở một số hiện trạng sử dụng đất khác nhau, đánh giá tiềm năng sản xuất
của đất và mức độ thích hợp của cây trồng để đề xuất một số lồi cây trồng thích hợp
với các đơn vị đất đai cho khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho việc lựa chọn cây trồng
hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng những mục tiêu đặt ra của khóa luận, những nội dung cần
nghiên cứu là:
a. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới 03 vị trí địa hình khác nhau (độ
dày tầng đất, đá lẫn, màu sắc, tỉ lệ đá lẫn, đá lộ đầu…)
b. Đánh giá mức độ thích hợp của lồi cây Quế tại khu vực nghiên cứu
c. Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý sử dụng đất có hiệu quả tại khu
vực nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Ngoại nghiệp
a. Thu thập số liệu:
Thu thập, tổng hợp các tài liệu thứ cấp có liên quan bằng cách kế thừa có
chọn lọc các thơng tin phục vụ cho nghiên cứu như: Khí hậu, địa hình, thực vật
rừng..
b. Điều tra đất, bố trí phẫu diện:
Phẫu diện điều tra được bố trí trên các vị trí địa hình đại diện. Thoả mãn u
cầu chung là: các phẫu diện được bố trí cùng hướng phơi, cùng độ dốc, cùng độ cao.
NHư vậy, ứng với mỗi vị trí địa hình có:
- 2 phẫu diện ở sườn trên
- 2 phẫu diện sườn giữa
- 2 phẫu diện sườn dưới
* Đào và mơ tả hình thái phẫu diện đất:
Phẫu diện đất chính được đào đúng quy chuẩn: Chiều rộng: 70 -90cm, dài:
1,2m, sâu: 150cm.

12


Mơ tả các đặc điểm hình thái đất vào bảng mơ tả phẫu diện đất chính (bảng
mơ tả phẫu diện, Bộ môn Khoa học đất, khoa Lâm học).
- Xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp xoe con giun
- Xác định độ dốc bằng địa bàn cầm tay
- Xác định độ chặt đất bằng dao nhọn chuyên dùng
- Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp nắm đất trong lòng bàn tay
- Xác định tỉ lệ đá lẫn, tỉ lệ kết von bằng phương pháp ước lượng theo phần
trăm diện tích.
- Xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp xoe con giun
- Xác định độ dốc bằng địa bàn cầm tay
- Xác định độ chặt đất bằng dao nhọn chuyên dùng

- Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp nắm đất trong lòng bàn tay
- Xác định tỉ lệ đá lẫn, tỉ lệ kết von bằng phương pháp ước lượng theo phần
trăm diện tích.
Lấy mẫu tiêu bản đất theo tầng phát sinh cho từng phẫu diện đất nghiên cứu.
3.3.2. Nội nghiệp
Kết quả xử lí và tổng hợp số liệu thu thập được thể hiện dưới dạng các bảng,
biểu.
a. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp vùng đồi núi
Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng đồi núi theo các phương
pháp trong “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” năm 2005.
Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên phải phản ánh được những đặc
điểm độ phì đất liên quan đến việc đánh giá và sử dụng đất đai.
Các chỉ tiêu có thể thu thập ngồi thực địa đem về phân tích.
Dựa trên các đặc điểm về độ phì và các tính chất cơ bản của đất vùng đồi núi,
tác giả lựa chọn chỉ tiêu và các tiêu chí đánh giá như sau: thành phần cơ giới, độ dốc,
độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối, hàm lượng mùn (thay bằng độ dày tầng A), tỉ lệ đá
lẫn + kết von và kế thừa số liệu lượng mưa bình quân năm (mm), vị trí (giao thơng,
vận xuất, vận chuyển thuận lợi hay khó khăn).
Các tiêu chí sử dụng dể đánh giá như sau:
+ Độ dốc (0), được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: < 15o (T1)

13


Cấp 2: 15 ÷ 25o (T2)
Cấp 3: 25 ÷ 35o (T3)
Cấp 4: >35o (T4)
+ Trạng thái thực vật, cây gỗ tái sinh chiều cao lớn hơn 1m (cây/ ha)
Cấp 1: > 1000 (IC)

Cấp 2: Từ 300 – 1000 (IB1)
Cấp 3: < 300 (IB2)
Cấp 4: Khơng có (IA)
+ Độ dày tầng đất (D), được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: > 100 cm là tầng đất dày (D1)
Cấp 2: 50 ÷ 100 cm thuộc tầng đất trung bình (D2)
Cấp 3: 30 ÷ 50 cm thuộc tầng đất mỏng (D3)
Cấp 4: < 30 cm thuộc tầng đất rat mỏng và trơ sỏi đá (D4)
+ Thành phần cơ giới (T), được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: Trung bình (thịt nhẹ đến thịt trung bình) (T1)
Cấp 2: Hơi nặng (sét nhẹ đến sét trung bình) (T2)
Cấp 3: Nhẹ (cát pha) (T3)
Cấp 4: Rất nặng hoặc rất nhẹ (sét nặng hoặc cát rời) (T4)
+ Độ cao tuyệt đối (H), được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: < 300m, cao nguyên, bán bình nguyên (H1)
Cấp 2: 300 đến nhỏ hơn 700 (H2) và 700 đến nhỏ hơn 1000 (H3)
Cấp 3: từ 1000 đến nhỏ hơn 1700 (H4)
Cấp 4: > 1700 (H5)
+ Lượng mưa bình quân năm (R, mm), được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: > 2000 (R1)
Cấp 2: 1500 ÷ 2000 (R2)
Cấp 3: 1000 ÷ 1500 (R3)
Cấp 4: < 1000 (R4)
Đánh giá tiềm năng sản xuất đất tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí và chỉ
tiêu về điều kiện tự nhiên của đơn vị đất đai theo 4 cấp qui định trên:
Cấp 1: Rất thuận lợi hầu như khơng có khó khăn nào trong sản xuất
Cấp 2: Thuận lợi, tốt, có ít hạn chế trong sử dụng

14



Cấp 3: Ít thuận lợi, trung bình
Cấp 4: Khơng thuận lợi, xấu nhiều hạn chế trong sử dụng.
Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá cho điểm từng cấp như sau:
Cấp 1:(4 điểm)
Cấp 3: (2 điểm)

Cấp 2: (3 điểm)
Cấp 4: (1 điểm)

Riêng cấp 1 của chỉ tiêu độ dốc, độ dày tầng đất có hệ số điểm là 1.5; cấp 4
của độ dốc, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối có hệ số điểm là 0.5.
Như vậy mỗi một đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) có thể đạt số điểm cao nhất là 28
điểm (tất cả các điều kiện đều thuận lợi) và thấp nhất là 4.5 điểm (tất cả các điều kiện
đều khó khăn). Trong thực tế thường rất hiếm xảy ra 2 trường hợp này.
Phân hạng đất đai theo tổng điểm trên:
- Hạng 1: Tổng điểm > 21 điểm (tiềm năng sản xuất cao)
- Hạng 2: Tổng điểm từ 12- 21 điểm (tiềm năng sản xuất trung bình)
- Hạng 3: Tổng điểm nhỏ hơn 12 điểm (tiềm năng sản xuất thấp)
Điểm của từng yếu tố được xác định tương ứng với từng cấp như sau:
◦ Điểm 4 tương ứng cấp 1
◦ Điểm 3 tương ứng cấp 2
◦ Điểm 1 tương ứng cấp 4
Do vậy, cần đánh giá chung tiềm năng sản xuất của đất khi các yếu tố trên
cũng tác động mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương pháp cho điểm như trên,
lấy chỉ số giữa 1,5; 2,5; 3,5; để phân cấp. Tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp được
chia thành 4 cấp như trên.
Trong quá trình đánh giá 6 yếu tố trên, có thể lựa chọn bất cứ yếu tố nào làm
chủ đạo, tuy nhiên đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến độ phì và
tiềm năng sử dụng đất, đó là độ dày tầng đất và thành phần cơ giới đất. Nếu như ở

diện tích đất đồng thời xuất hiện 4 cấp của 2 yếu tố này thì phần đánh giá tổng hợp
sẽ hạn chế đi một cấp.
Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất được ghi ở biểu sau:

15


Biểu 3.1.Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất
Phẫu
diện

ChỈ tiêu Ký hiệu Cấp

Điểm

Tổng

Cấp đánh giá

điểm

chung

Biểu 3.2.Tổng hợp đơn vị đất đai tại khu vực nghiên cứu
Đặc điểm của ĐVĐĐ



STT


hiệu

Điểm

ĐVĐ

điều

TP

Độ

Độ dầy

Trạng thái

Đ

tra

CG dốc

tầng đất

thực vật

Độ cao

Lượn


tuyệt đối g mưa

1
...
n
b. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng trên đất
Dựa vào việc so sánh giữa yêu cầu địi hỏi của cây với tính chất thuộc tính vốn
có của bản thân đất đai để nhận định ra mức độ thích hợp cao hay thấp, phương pháp
đánh giá theo điều kiện giới hạn, phân hạng thích hợp theo mức độ thích hợp như sau:
S: Thích hợp
S1: Rất thích hợp
S2: Thích hợp trung bình
S3: Kém thích hợp
S4 hoặc N: Khơng thích hợp
Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng theo phương pháp điều kiện giới hạn
(yếu tố hạn chế), cụ thể là:
- Nếu một trong các tiêu chí đánh giá ở mức độ khơng thích hợp (N) thì cây
trồng thuộc cây khơng thích hợp.
- Nếu một trong hai tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3)
thì cây trồng thuộc cấp thích hợp kém (S3)
- Nếu đa số cây (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào thì
cây trồng thuộc cấp thích hợp đó (khi độ dốc và độ dày tầng đất không nằm ở hạng
S3).

16


Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng cho khu vực nghiên cứu
được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 3.3: Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng

Yêu cầu của cây

Mức độ thích hợp
Đơn vị đất đai

Chỉ
Tiêu S S1

S2 S3 S4

Đơn vị đất đai

Điều kiện

Mức độ

Điều kiện

Mức độ

thực tế

thích hợp

thực tế

thích hợp

17



PHẦN VI
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả điều tra đặc điểm hình thái phẫu diện đất
Tất cả những quá trình diễn ra trong đất đều để lại dấu vết trong nó. Nghiên
cứu những dấu vết đó ta biết được tính chất đặc điểm quan trọng của đất. Thậm chí
ta cịn biết được q trình lịch sử hình thành đất và chiều hướng phát triển của nó.
Đặc điểm phân cấp đất là đặc điểm quan trọng của đất nó được thể hiện thơng qua
hình thái phẫu diện đất. Do vậy, nghiên cứu về hình thái phẫu diện đất là cơng việc
đầu tiên giúp ta có những hiểu biết sơ bộ về loại đất mà chúng ta điều tra nghiên cứu.
Dưới đây là đặc trưng hình thái 3 phẫu diện đất đại diện ở 3 vị trí khác nhau tại khu
vực nghiên cứu.
*) Đặc điểm hình thái phẫu diện đất
4.1.1 Phẫu diện sườn trên
* Ký hiệu phẫu diện LT 01
* Tình hình chung:
Địa hình: Độ dốc 140; hướng dốc Tây Nam; độ cao tuyệt đối: 315m; độ cao
tương đối : 105m; dạng địa hình: Sườn dốc thoải.
- Đá mẹ: Đá sét
- Thực vật:
+ Loại hình trạng thái: Rừng trồng Quế 10 tuổi có độ tàn che khoảng 0,7.
+ Cây bụi thảm tươi chủ yếu là cỏ lá tre, tế guột, dương xỉ,...độ che phủ 60%,
chiều cao trung bình khoảng 0,4 m.
- Xói mịn mặt yếu, khơng có đá ong và đá lộ đầu.

18


* Đặc điểm các tầng phát sinh:
+ Tầng A0: dày khoảng 1,5cm, màu nâu đen.

+ Tầng A: Độ sâu 0 - 16 cm, màu
nâu thẫm, hơi ẩm, rễ cây trung bình (18rễ/dm2),

Sơ đồ phẫu diện

kết cấu viên hạt, đất hơi chặt, thành phần cơ
giới thịt nặng, chất mới sinh có phân mối, đá
lẫn khoảng 5-10%, có một hang mối, chuyển

A

lớp rõ về màu sắc.

0 cm
16cm

+ Tầng B: Độ sâu 16-60 cm, màu đỏ vàng, hơi
ẩm, rễ cây rất ít (4rễ/dm2), kết cấu hạt viên, đất

0cm

B

16 cm

chặt, thành phần cơ giới thịt nặng, kết von giả

60cm

20-25%, đá lẫn 10-15%, chuyển lớp rõ về màu

sắc.

BC

+ Tầng BC: Độ sâu 60-85 cm, màu vàng đỏ, hơi

C

85 cm

ẩm, khơng có rễ cây, kết cấu hạt viên, đất chặt,
thành phần cơ giới không xác định, kết von giả

95 cm

10-15%, đá lẫn 5-10%, chuyển lớp rõ về màu
sắc.
+ Tầng C: độ sâu 85-95 cm, màu xám, hơi ẩm.

- Tên đất : đất xám feralit phát triển trên đá sét tầng dày
* Kí hiệu phẫu diện: LT02
Địa hình: Độ dốc 140; hướng dốc Tây Nam; độ cao tuyệt đối: 315m; độ cao
tương đối : 90 m; dạng địa hình: Sườn dốc thoải.
- Đá mẹ: Đá sét
- Thực vật:
+ Loại hình trạng thái: Rừng trồng hỗn lồi Thơng, Keo, cây bản địa, có độ
tàn che khoảng 0,8.
+

Cây bụi thảm tươi gồm:Ba bét, Cỏ lào,cỏ lá tre…độ cao trung bình 0,6m, độ che


phủ 80%, xói mịn mặt yếu.

19


×