Tải bản đầy đủ (.pdf) (311 trang)

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 311 trang )

Bộ Y tế Việt Nam

Nhóm Đối tác y tế

BÁO CÁO CHUNG
TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2014

H
P

Tăng cường dự phòng và kiểm sốt
bệnh khơng lây nhiễm

U

H

Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, tháng 3 năm 2015


Ban biên tập
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng Ban
PGS.TS. Phạm Lê Tuấn
TS. Nguyễn Hoàng Long
TS. Trần Văn Tiến
ThS. Sarah Bales

Nhóm điều phối
TS. Nguyễn Hồng Long - Trưởng Nhóm
TS. Trần Văn Tiến


ThS. Sarah Bales
TS. Trần Khánh Toàn
ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc
CN. Ngô Mạnh Vũ

Các chuyên gia tham gia biên soạn

U

H
P

TS. Nguyễn Hoàng Long
TS. Trần Văn Tiến
ThS. Sarah Bales
PGS.TS. Phạm Trọng Thanh
TS. Trần Khánh Toàn
TS. Nguyễn Đăng Vững
ThS. Dương Đức Thiện
TS. Phạm Ngân Giang
TS. Nguyễn Khánh Phương
ThS. Hoàng Thanh Hương
ThS. Nguyễn Trọng Khoa
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hương
TS. Hà Anh Đức
TS. Phạm Thái Sơn
PGS. TS. Trần Văn Thuấn
GS.TS. Ngô Quý Châu
ThS. Phan Hướng Dương
ThS. Trương Lê Vân Ngọc


H

2


Lời cảm ơn
Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 2014 (JAHR 2014) là báo cáo thứ 8 do Bộ Y tế cùng
với Nhóm đối tác y tế (Health Partnership Group - HPG) phối hợp thực hiện hằng năm. Báo cáo
JAHR đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm ngành y tế 20112015, kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và Kế hoạch 5 năm, đồng thời tập trung phân
tích sâu chun đề về “Tăng cường dự phịng và kiểm sốt bệnh khơng lây nhiễm”.
Q trình thực hiện báo cáo JAHR 2014 đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các bên
liên quan. Chúng tơi trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp và tư vấn quý báu trong quá trình
xây dựng Báo cáo này của các vụ, cục, viện, các đơn vị thuộc Bộ Y tế, của một số bộ, ngành.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của Nhóm đối
tác y tế và các tổ chức, cá nhân khác, cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Tổ chức Y tế Thế giới,
Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) và Rockefeller Foundation.
Đặc biệt, chúng tôi cảm ơn các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước đã trực tiếp tham
gia phân tích các thơng tin có sẵn, thu thập và xử lý ý kiến của các bên liên quan để biên soạn
các chương của báo cáo; cảm ơn Nhóm điều phối JAHR do TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục
trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo, cùng các điều phối viên gồm PGS.TS. Phạm
Trọng Thanh, TS. Trần Văn Tiến, ThS. Sarah Bales, TS. Trần Khánh Toàn, ThS. Nguyễn Thị
Thu Cúc và CN. Ngơ Mạnh Vũ đã tích cực tham gia q trình tổ chức, xây dựng và hồn thiện
báo cáo này.

H
P

Hỗ trợ tài chính




U

H

Ban biên tập

WHO

Tổ chức Y tế
Thế giới

3


Mục lục
Lời cảm ơn...............................................................................................................................3
Chữ viết tắt............................................................................................................................10
Giới thiệu................................................................................................................................12
Mục đích của Báo cáo JAHR ........................................................................................ 12
Nội dung và cấu trúc của Báo cáo JAHR 2014 . ........................................................... 12
Phương pháp thực hiện ............................................................................................... 14
Tổ chức thực hiện ......................................................................................................... 15
PHẦN MỘT: CẬP NHẬT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ................................................... 16
Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng ............................................... 17
1. Tình trạng sức khỏe nhân dân........................................................................................ 17
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe .............................................................................. 43
3. Các vấn đề ưu tiên......................................................................................................... 57
4. Khuyến nghị.................................................................................................................... 58


H
P

Chương II: Cập nhật thực trạng hệ thống y tế .................................................................. 60
1. Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2014 .................................................. 60
2. Tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2015....................................................................................................... 63
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản trong Kế hoạch 5 năm, 2011-2015
và Mục tiêu Thiên niên kỷ ........................................................................................... 119
4. Tình hình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế............. 121

U

PHẦN HAI: TĂNG CƯỜNG DỰ PHỊNG VÀ KIỂM SỐT BỆNH KHƠNG LÂY NHIỄM.... 136
Giới thiệu..............................................................................................................................137
Chương III: Tổng quan về phịng, chống BKLN trên thế giới và Việt Nam................... 138
1. Phòng chống BKLN trên thế giới và ở khu vực Tây Thái Bình Dương........................ 138
2. Diễn biến dịch tễ học và gánh nặng bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam...................... 157

H

Chương IV: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các bệnh khơng lây nhiễm...... 175
1. Phịng chống tác hại của thuốc lá................................................................................. 175
2. Kiểm soát tác hại của sử dụng rượu, bia..................................................................... 185
3. Khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý...................................................................... 192
4. Tăng cường hoạt động thể lực.....................................................................................197
5. Khuyến nghị chung về giải pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của BKLN....... 202
Chương V: Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phịng chống BKLN............ 205
1. Dự án phòng, chống tăng huyết áp.............................................................................. 207

2. Dự án phòng chống ung thư......................................................................................... 211
3. Dự án phòng chống bệnh đái tháo đường................................................................... 215
4. Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản ........................ 219
5. Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em............................................... 222
Chương VI: Tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng chống BKLN......... 227
1. Quản lý, điều hành........................................................................................................ 227
2. Nhân lực y tế................................................................................................................ 233
3. Tài chính trong phịng chống BKLN.............................................................................. 240
4. Dược và trang thiết bị y tế ........................................................................................... 248

4


5. Hệ thống thông tin y tế và giám sát BKLN . ................................................................. 254
6. Cung ứng dịch vụ y tế................................................................................................... 257
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................264
Chương VII: Kết luận..........................................................................................................265
1. Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe........................................ 265
2. Cập nhật tình hình hệ thống y tế ................................................................................. 267
3. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN.................................................... 273
4. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phịng chống bệnh khơng lây nhiễm..... 275
5. Tăng cường hệ thống y tế trong phòng chống BKLN................................................... 277
Chương VIII: Khuyến nghị..................................................................................................280
1. Định hướng hệ thống y tế để đáp ứng với tình hình bệnh tật,
yếu tố nguy cơ hiện nay của Việt Nam........................................................................ 280
2. Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm và Mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế............... 281
3. Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung........................................................ 283
4. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống bệnh không lây nhiễm.. 283
5. Tăng cường hệ thống y tế trong dự phịng và kiểm sốt BKLN................................... 286


H
P

Phụ lục: Các chỉ số giám sát và đánh giá.........................................................................289
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................299

U

H

5


Danh mục bảng
Bảng 1: Mười bệnh có gánh nặng bệnh tật cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm, vấn đề
liên quan sức khỏe bà mẹ, giai đoạn chu sinh và rối loạn dinh dưỡng, 2010......... 26
Bảng 2: Mười nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất trong nhóm BKLN, 2010...... 28
Bảng 3: Mười loại tai nạn, thương tích gây gánh nặng bệnh tật cao nhất, 2010.................. 30
Bảng 4: 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất theo giới, 2010......................... 31
Bảng 5: Xu hướng 20 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất, 1990-2010.............. 32
Bảng 6: Tình hình dịch cúm, 2007-2014...............................................................................33
Bảng 7: Các chỉ số cơ bản về dân số trong Kế hoạch 5 năm ngành y tế, 2010-2015.......... 44
Bảng 8: Các nguyên nhân gây gánh nặng tử vong và gây năm sống tàn tật
ở người cao tuổi (70 tuổi trở lên), 2010................................................................... 46
Bảng 9: Cơ cấu các yếu tố nguy cơ tính theo tỷ lệ tử vong và tỷ lệ DALY, 2010.................. 49
Bảng 10: Tỷ lệ người và gia đình luyện tập thể dục thể thao, 2010-2013............................... 54
Bảng 11: Số lượng các cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt qua các năm.............................. 93
Bảng 12: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản trong Kế hoạch 5 năm, 2011-2015 . 120
Bảng 13: Chênh lệch vùng đối với các chỉ số sức khỏe cơ bản .......................................... 121
Bảng 14: Chỉ số đánh giá tiến độ đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ........................ 122

Bảng 15: Tình hình giảm suy dinh dưỡng trẻ em trong thời gian từ 1990 đến 2015............ 124
Bảng 16: Các yếu tố nguy cơ chung của bốn BKLN............................................................. 140
Bảng 17: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần..................................................... 141
Bảng 18: Ảnh hưởng của BKLN đến các mục tiêu thiên niên kỷ.......................................... 143
Bảng 19: Nguyên tắc thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống các BKLN
và bệnh tâm thần................................................................................................... 146
Bảng 20: So sánh mục đích phịng, chống BKLN giai đoạn 2008-2013
và giai đoạn 2013-2020 ........................................................................................ 147
Bảng 21: Các mục tiêu và chỉ số giám sát BKLN toàn cầu .................................................. 151
Bảng 22: Các mục tiêu và chỉ số giám sát hành động phòng, chống bệnh tâm thần .......... 153
Bảng 23: Các can thiệp kiểm soát yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi, lối sống.............. 154
Bảng 24: Tử vong và YLL do bệnh khơng lây nhiễm theo giới
và tình trạng có hay chưa có chương trình can thiệp, 2010 . ............................... 160
Bảng 25: Gánh nặng bệnh tật tính theo DALY do BKLN theo giới, 2010.............................. 161
Bảng 26: Tỷ lệ hiện hút thuốc lá theo tuổi và giới ở Việt Nam, 1992-2010........................... 164
Bảng 27: Tỷ lệ sử dụng rượu, bia (%) đặc trưng theo tuổi - giới, 2008................................ 166
Bảng 28: Tỷ lệ hoạt động thể lực đặc trưng theo tuổi - giới theo 3 mức độ (%)................... 168
Bảng 29: Biến động khẩu phần ăn của người Việt Nam 2000-2010
(đơn vị gam/người/ngày)....................................................................................... 170
Bảng 30: Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường (%) theo tuổi và giới, 2008................................... 172
Bảng 31: Các giai đoạn thực hiện năm dự án phòng chống BKLN, 1998-2015 .................. 205
Bảng 32: Tóm tắt một số nội dung hoạt động chính của các dự án phịng chống BKLN
theo QĐ 1208/2012/QĐ-TTg................................................................................. 206
Bảng 33: Danh mục thuốc hạ huyết áp được BHYT thanh toán ở tuyến y tế xã.................. 209
Bảng 34: Bảng phân tầng nguy cơ tim mạch tổng thể để xác định nhóm có nguy cơ cao
bị các biến cố tim mạch trong 10 năm tới.............................................................. 210
Bảng 35: Kết quả thực hiện Dự án phòng chống ung thư giai đoạn 2006-2010,
đánh giá theo mục tiêu.......................................................................................... 212
Bảng 36: Đánh giá kết quả thực hiện dự án theo mục tiêu
của Dự án phòng chống bệnh đái tháo đường giai đoạn 2006-2010.................... 217


H
P

U

H

6


Bảng 37: Kết quả thực hiện Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
và trẻ em theo mục tiêu ........................................................................................ 224
Bảng 38: Chi phí điều trị ung thư và thực hiện can thiệp tim mạch tại Việt Nam.................. 246
Bảng 39: So sánh danh mục thuốc tối thiểu phòng chống BKLN trong CSSKBĐ
của WHO và Danh mục thuốc thiết yếu theo thông tư số 31/2011/TT-BYT.......... 250
Bảng 40: So sánh danh mục thiết bị y tế tối thiểu phòng chống BKLN trong CSSKBĐ
theo khuyến cáo của WHO [236]........................................................................... 252
Bảng 41: Khả năng cung ứng gói can thiệp thiết yếu phịng chống BKLN
trong mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam ................................................................ 260

H
P

U

H

7



Danh mục hình
Hình 1: Tuổi thọ trung bình ở các nước đang phát triển châu Á, 2005-2010........................ 18
Hình 2: Tỷ số tử vong mẹ ở các nước đang phát triển châu Á, 2013................................... 18
Hình 3: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển châu Á, 2005-2010....................................................... 19
Hình 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân và thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển của châu Á những năm gần đây.................................. 20
Hình 5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 15-49 tuổi, 15-24 tuổi
ở các nước đang phát triển châu Á, 2012................................................................ 21
Hình 6: Tỷ lệ mắc sốt rét ở các nước đang phát triển châu Á, 2012 ................................... 21
Hình 7: Tỷ lệ hiện mắc lao ở các nước đang phát triển châu Á, 2012.................................. 22
Hình 8: Tuổi thọ trung bình theo vùng, ước tính năm 2013.................................................. 23
Hình 9: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo tuổi và vùng, 2013..................................... 23
Hình 10: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng, 2013........................................ 24
Hình 11: Xu hướng mơ hình bệnh tật đo lường bằng DALY, 1990-2010................................. 25
Hình 12: Cơ cấu nguyên nhân tử vong theo tuổi và giới, 2010............................................... 25
Hình 13: Các nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật trong nhóm bệnh truyền nhiễm, vấn đề
liên quan sức khỏe bà mẹ, các vấn đề chu sinh và rối loạn dinh dưỡng, 2010....... 26
Hình 14: Số năm sống mất đi do tử vong sớm và số năm sống tàn tật của 10 bệnh
gây gánh nặng bệnh tật lớn trong nhóm 1 (2010).................................................... 27
Hình 15: Gánh nặng bệnh tật của các nhóm BKLN, 2010...................................................... 28
Hình 16: Số năm sống mất đi do tử vong sớm và số năm sống tàn tật của 10 nguyên nhân
gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất trong nhóm BKLN, 2010...................................... 29
Hình 17: Các nhóm ngun nhân gây gánh nặng bệnh tật ở nhóm tai nạn,
chấn thương, ngộ độc, 2010.................................................................................... 29
Hình 18: Số năm sống mất đi do tử vong sớm và số năm sống tàn tật của 10 loại tai nạn,
chấn thương gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất, 2010.............................................. 30
Hình 19: Gánh nặng bệnh tật ở trẻ em dưới 5 tuổi do các bệnh phòng được
bằng vắc xin, 1990-2010 ......................................................................................... 35

Hình 20: Xu hướng tỷ lệ mới mắc lao theo ước tính và tỷ lệ được phát hiện, 1990-2012...... 40
Hình 21: Cơ cấu tuổi tử vong theo vùng quốc tế, 2010.......................................................... 45
Hình 22: Quy mơ các nhóm tuổi phụ nữ và trẻ em, 2013....................................................... 47
Hình 23: Các mục chi NSNN cho y tế, ước thực hiện năm 2012 . ......................................... 79
Hình 24: Xu hướng chi NSNN theo mục đích sử dụng từ 2010-2014, theo giá năm 2014..... 79
Hình 25: Tỷ lệ gia tăng thực tế chi NSNN chung và cho y tế hằng năm, 2010-2014.............. 80
Hình 26: Tỷ lệ chi tiêu tiền túi hộ gia đình trong tổng chi tiêu cho y tế, 1998-2012................. 81
Hình 27: Tỷ lệ NSNN chi cho YTDP và nâng cao sức khỏe, 2009-2011................................. 81
Hình 28: Kinh phí từ NSNN hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng
theo Luật BHYT (triệu đồng)..................................................................................... 82
Hình 29: Cơ cấu các nhóm đối tượng tham gia BHYT, 2013.................................................. 84
Hình 30: Số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc gửi về Trung tâm Thơng tin thuốc
và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, 2010-2013................................................. 94
Hình 31: Xu hướng giảm tỷ lệ thấp cịi theo vùng, 2010-2013.............................................. 124
Hình 32: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng, 2010-2013..................................... 125
Hình 33: Nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em ở Việt Nam, 2010.................................... 126
Hình 34: Một số chỉ số liên quan tiếp cận dịch vụ KHHGĐ theo vùng, 2011......................... 128

H
P

U

H

8


Hình 35: Tỷ lệ phụ nữ sinh con chưa được đáp ứng nhu cầu khám thai,
đỡ đẻ theo vùng, 2011............................................................................................ 128

Hình 36: Tỷ lệ dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục nguy cơ cao
gần đây nhất, 2009-2013........................................................................................ 130
Hình 37: Xu hướng mắc và tử vong do sốt rét, 2000-2012................................................... 131
Hình 38: Cơ cấu các loại bệnh nhân lao được phát hiện, 2005-2013................................... 133
Hình 39: Cơ cấu loại hố xí khu vực nơng thơn, 2000-2012................................................... 134
Hình 40: Khung phân tích chun đề bệnh khơng lây nhiễm trong báo cáo JAHR 2014..... 137
Hình 41: Mối quan hệ giữa đói nghèo, BKLN và các mục tiêu phát triển.............................. 142
Hình 42: Tỷ lệ chi phí của các bệnh trong tổng chi phí cho 5 BKLN
của Trung Quốc và Ấn Độ...................................................................................... 144
Hình 43: Một số chính sách tồn cầu về các BKLN từ năm 2000 đến nay . ........................ 145
Hình 44: Khung can thiệp Khu vực Tây Thái Bình Dương dựa trên khuyến cáo của WHO .149
Hình 45: Bệnh khơng lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ........................................................ 163
Hình 46: Hút thuốc lá hiện tại ở các nước đang phát triển châu Á những năm gần đây...... 165
Hình 47: Tiêu thụ đồ uống có cồn bình qn đầu người ở các nước đang phát triển châu Á,
trung bình trong giai đoạn 2008-2010.................................................................... 166
Hình 48: Các chỉ số hoạt động thể lực đối với thiếu niên ở các nước đang phát triển châu Á,
năm gần đây nhất................................................................................................... 169
Hình 49: Cơ cấu BMI ở người trưởng thành theo giới
và khu vực thành thị/nông thôn, 2009.................................................................... 172
Hình 50: Tổ chức mạng lưới quản lý tăng huyết áp tại Việt Nam......................................... 207
Hình 51: Sơ đồ tổ chức Chương trình Phịng chống các BKLNM........................................ 230
Hình 52: NSNN phân bổ cho chương trình phịng chống BKLN 2012-2013......................... 241
Hình 53: Kinh phí cấp cho các CTMTQG phịng chống BKLN 2012-2014........................... 242
Hình 54: Thiết bị đơn giản đo dung tích thở ra tối đa (Peak flow meter)............................... 253

H
P

U


H

9


Chữ viết tắt
ADR

Phản ứng có hại của thuốc

ARV

Thuốc kháng vi rút

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BKLN
BMI

Bệnh không lây nhiễm
Chỉ số khối cơ thể

CPI


Chỉ số giá tiêu dùng

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

DALY

Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật

DPT

Vắc xin chống bạch hầu, ho gà, uốn ván

EC

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam


GAVI

Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng

GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Production)

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practice)

GLP

Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

HIV/AIDS


Vi rút suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

HPG

Nhóm Đối tác y tế

HPV

Vi rút Papilloma ở người

IHME

Viện Đánh giá và Đo lường sức khỏe

IMR

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

JAHR

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


MDG

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA
PCTHTL

Hỗ trợ phát triển chính thức
Phịng chống tác hại của thuốc lá

PPP

Sức mua tương đương (đô la quốc tế)

SXH

Sốt xuất huyết

TCMR
TDTT

Tiêm chủng mở rộng
Thể dục thể thao

TFR
TPP


Tổng tỷ suất sinh
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

H
P

U

H

10


U5MR

Tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

UBND

Ủy ban nhân dân

UNAIDS

Chương trình phịng, chống AIDS của Liên Hợp Quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc


UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

USD

Đô la Mỹ

VGB

Viêm gan B

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

YDCT

Y dược cổ truyền

YHCT

Y học cổ truyền

YLD

Số năm sống tàn tật

YLL


Số năm sống mất đi do tử vong sớm

YTDP

Y tế dự phòng

H
P

U

H

11


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014

Giới thiệu
Mục đích của Báo cáo JAHR
Theo thỏa thuận của Nhóm đối tác y tế, từ năm 2007, Báo cáo chung Tổng quan ngành
y tế hằng năm (Joint Annual Health Review - JAHR) có mục đích chung là đánh giá thực trạng
và xác định các vấn đề ưu tiên của ngành y tế, nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hằng năm của
Bộ Y tế, đồng thời làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề trọng tâm trong hợp tác và đối thoại
giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Các mục tiêu cụ thể của báo cáo JAHR
bao gồm: (i) Cập nhật thực trạng ngành y tế, bao gồm cập nhật các chính sách mới và tình hình
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong các kế hoạch của ngành y tế, các khuyến nghị
của JAHR, tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế và mục
tiêu sức khỏe của Việt Nam và (ii) Phân tích đánh giá sâu hơn về một lĩnh vực của hệ thống y tế,
hoặc một số chủ đề quan trọng đang được các nhà hoạch định chính sách y tế quan tâm (phần

chuyên đề).

H
P

Nội dung và cấu trúc của báo cáo JAHR 2014

Tùy theo đặc điểm của từng năm, báo cáo JAHR cần có nội dung và cấu trúc có thể đáp
ứng các mục đích, u cầu cụ thể của công tác xây dựng kế hoạch của ngành y tế và lựa chọn các
vấn đề trọng tâm trong hợp tác và đối thoại giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác phát triển.
Năm 2007, Báo cáo JAHR đầu tiên được xây dựng, đã cập nhật toàn diện các lĩnh vực
chủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, gồm: (i) Tình trạng sức khỏe và các yếu tố tác động; (ii)
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế; (iii) Nhân lực y tế; (iv) Tài chính y tế và (v) Cung ứng dịch
vụ y tế.

U

Báo cáo JAHR 2008 và 2009, ngoài phần cập nhật hệ thống y tế, đã lần lượt phân tích
sâu chủ đề Tài chính y tế và Nhân lực y tế ở Việt Nam.

H

Báo cáo JAHR 2010, được xây dựng vào thời điểm sắp kết thúc Kế hoạch phát triển y tế
5 năm 2006-2010, đã đặt trọng tâm vào việc cập nhật toàn diện các cấu phần của hệ thống y tế,
nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015.
Báo cáo JAHR 2011, được xây dựng vào năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2011-2015,
có nhiệm vụ cập nhật những định hướng mới được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, và Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện kế
hoạch 5 năm và hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch y tế năm 2012
Báo cáo JAHR 2012, được xây dựng vào năm thứ hai của chu kỳ kế hoạch 5 năm, có

nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch của năm tiếp theo, bằng cách cập nhật những chính sách
mới và đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo cả 6 cấu phần của hệ thống y tế; phân
tích sâu chuyên đề về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và đề xuất các giải pháp tương ứng.
Báo cáo JAHR 2013, được xây dựng vào năm thứ 3 của chu kỳ kế hoạch 5 năm, có
nhiệm vụ tương tự như báo cáo năm 2012, đã lựa chọn để phân tích sâu chủ đề Bao phủ chăm
sóc sức khỏe toàn dân.
12


Giới thiệu
Báo cáo JAHR 2014, được xây dựng vào năm thứ 4 của chu kỳ kế hoạch 5 năm, và là
năm cuối cùng để các quốc gia tiến tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), trong đó
có 5 nhóm mục tiêu liên quan tới y tế, được các nước thành viên Liên Hợp Quốc cam kết hoàn
thành đến năm 2015. Báo cáo có nhiệm vụ: (i) Hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch 2015, cung
cấp sớm những thông tin hỗ trợ xây dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020 và (ii) Hỗ trợ cho việc xây
dựng chiến lược dự phịng và kiểm sốt bệnh khơng lây nhiễm (BKLN) giai đoạn 2015-2020.
PHẦN MỘT của Báo cáo phân tích đánh giá tình trạng sức khoẻ, các yếu tố ảnh hưởng
tới sức khoẻ và cập nhật, đánh giá thực trạng hệ thống y tế Việt Nam với những nội dung chính
sau đây:
Chương I: Tình trạng sức khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương II: Cập nhật thực trạng hệ thống y tế:
–– Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm năm 2014;

H
P

–– Tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011-2015, bao gồm (i) Tăng cường năng lực quản lý của ngành y tế; (ii) Nhân
lực y tế; (iii) Tài chính y tế; (iv) Dược và trang thiết bị y tế; (v) Hệ thống thông tin
y tế; (vi) Cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ), y tế dự phịng

(YTDP), các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, Dân số-Kế hoạch hố gia đình
(KHHGĐ) và (vii) Cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB).
–– Tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản trong Kế hoạch 5 năm, 2011-2015 và
Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam.

U

PHẦN HAI của báo cáo: Phân tích chủ đề về tăng cường dự phịng và kiểm soát các
BKLN, với các nội dung sau:

H

Chương III: Tổng quan về phòng chống BKLN trên thế giới và Việt Nam, gồm các nội
dung (i) Tổng quan phòng chống BKLN trên thế giới và trong khu vực Tây Thái Bình Dương
và (ii) Diễn biến dịch tễ học và gánh nặng BKLN ở Việt Nam.
Chương IV: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN, bao gồm (i) Phòng
chống tác hại của thuốc lá, (ii) Kiểm soát tác hại của rượu, bia; (iii) Khuyến khích chế độ dinh
dưỡng hợp lý và (iv) Tăng cường hoạt động thể lực, rèn luyện thể dục, thể thao.
Chương V: Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phịng chống BKLN, bao gồm
dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng và trẻ em.
Chương VI: Tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng chống BKLN, với các
nội dung về quản lý điều hành, nhân lực, tài chính, dược-trang thiết bị y tế, hệ thống thông tin
- giám sát BKLN và cung ứng dịch vụ y tế.
PHẦN BA của báo cáo là kết luận, tổng hợp các nhận định chính về thực trạng hệ thống
y tế Việt Nam và về chủ đề tăng cường phòng chống BKLN; khuyến nghị các giải pháp cho

13



Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014
những vấn đề ưu tiên của kế hoạch 2015 và những năm tiếp theo và các giải pháp nhằm tăng
cường đáp ứng của hệ thống y tế trong dự phòng và kiểm soát BKLN.
PHỤ LỤC của báo cáo gồm các chỉ số theo dõi đánh giá các lĩnh vực y tế.

Phương pháp thực hiện
Quá trình xây dựng báo cáo JAHR 2014 được thực hiện dựa vào một số phương pháp
tiếp cận và yêu cầu chung, bao gồm:
–– Căn cứ vào bối cảnh kinh tế-xã hội và đặc điểm của hệ thống y tế Việt Nam đang
trong quá trình đổi mới và phát triển, dựa vào các tiêu chí cơng bằng, hiệu quả của
hệ thống y tế, để đánh giá đúng những kết quả, tiến bộ, những khó khăn, trở ngại
trong việc thực hiện các mục tiêu cần hướng tới, đặc biệt là các nhiệm vụ đã đề ra,
từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.
–– Tìm hiểu và vận dụng các khung lý thuyết phù hợp đối với từng cấu phần của hệ
thống y tế, cũng như đối với các chủ đề về y tế được đề cập trong báo cáo, để bảo
đảm tính nhất quán, khoa học về quan niệm và cách tiếp cận, phù hợp với xu thế
hiện đại.

H
P

–– Chú trọng thảo luận với cán bộ, chuyên gia các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế để làm
rõ những vấn đề cần quan tâm về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế
hoạch 5 năm liên quan đến từng Vụ, Cục; kịp thời trao đổi thông tin và cung cấp các
dự thảo báo cáo cho nhóm xây dựng kế hoạch của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

U

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để xây dựng báo cáo, bao gồm: (i) Tổng hợp các
tài liệu có sẵn, gồm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu, khảo sát, và

(ii) Thu thập, xử lý ý kiến của các bên liên quan, nhất là của cán bộ quản lý, chuyên gia ngành
y tế và các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia quốc tế.

H

Tổng hợp và xử lý các tài liệu sẵn có, gồm các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Y tế và các bộ; các cơng trình nghiên cứu, khảo sát; các báo cáo của các bộ, ngành; báo cáo
tổng kết chuyên ngành; tài liệu của các tổ chức quốc tế và của nước ngồi. Nhóm điều phối tìm
kiếm và cung cấp một số tài liệu và số liệu thống kê chính; các chuyên gia chủ động tìm kiếm
và chia sẻ các tài liệu liên quan.
Thu thập và xử lý các ý kiến của các bên liên quan được thực hiện như sau:
–– Tổ chức 8 buổi thảo luận bàn tròn với các chuyên gia (chủ yếu là chuyên gia
trong nước) và 3 hội thảo của Nhóm đối tác y tế.
–– Đăng các dự thảo chương trên website của JAHR (www.JAHR.org.vn) để lấy ý
kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
–– Gửi các dự thảo chương để lấy ý kiến của các cục, vụ và đơn vị liên quan của Bộ Y
tế và một số bộ, ngành liên quan.
–– Gửi các dự thảo để lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý và chuyên gia (cộng tác
viên của JAHR) trong quá trình dự thảo các chương.
14


Giới thiệu

Tổ chức thực hiện
Cũng như các năm trước, JAHR 2014 được xây dựng với sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Y
tế và Nhóm đối tác y tế. Cơ cấu tổ chức để điều hành quá trình xây dựng báo cáo gồm có:
Nhóm điều phối, gồm đại diện Bộ Y tế, một điều phối viên quốc tế, một điều phối viên
trong nước và một số cán bộ hỗ trợ, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề hằng ngày về quản lý
và hành chính, tổ chức hội thảo, tổng hợp các ý kiến đóng góp, bảo đảm cho quá trình viết báo

cáo có sự tham gia của nhiều bên; biên tập, hoàn thiện báo cáo.
Chuyên gia tư vấn, gồm các chuyên gia trong nước có kiến thức, kinh nghiệm liên quan
đến các cấu phần của hệ thống y tế, có nhiệm vụ dự thảo các chương của báo cáo, thu thập ý
kiến của các bên liên quan và hoàn thiện các chương phù hợp với các góp ý và nhận xét chung.

H
P

U

H

15


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014

PHẦN MỘT: CẬP NHẬT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ

H
P

U

H

16


Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng


Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng
Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân là những căn cứ
hàng đầu để xác định phương hướng và mục tiêu của các chiến lược, kế hoạch phát triển hệ
thống y tế. Chương này có mục đích phân tích đánh giá tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh
hưởng tới sức khỏe, diễn biến và xu hướng thay đổi trong những năm gần đây, từ đó đề xuất
những định hướng và giải pháp lớn nhằm ứng phó với những vấn đề về sức khỏe và các yếu tố
ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời kỳ của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

1. Tình trạng sức khỏe nhân dân
Các nội dung chính sẽ đề cập trong mục này bao gồm: (i) phân tích tình trạng sức khỏe
nhân dân qua một số chỉ số sức khỏe cơ bản; (ii) phân tích nguyên nhân gánh nặng bệnh tật ở
Việt Nam; (iii) mơ tả tình hình một số bệnh cần được quan tâm.

H
P

1.1. Các chỉ số sức khỏe cơ bản

Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng
kể, trong đó có nhiều chỉ số đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu
người. Tuy nhiên, một số chỉ số sức khỏe cơ bản cịn đạt ở mức thấp và có sự chênh lệch khá
rõ rệt giữa các vùng, miền.
Phần dưới đây đánh giá tình trạng sức khỏe nhân dân dựa vào một số chỉ số cơ bản, như:
tuổi thọ trung bình (kỳ vọng sống khi sinh); tỷ số tử vong mẹ; tỷ suất tử vong trẻ em; tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em; tỷ lệ mắc và tử vong do một số bệnh, dịch,...
Tuổi thọ trung bình

U


H

Tuổi thọ trung bình là một trong những chỉ số tổng hợp nhất phản ánh tình trạng sức
khỏe dân cư. Năm 2013, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 73,1 tuổi theo ước tính của
Tổng cục Thống kê. Số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc cho thấy tuổi thọ trung bình của người
dân Việt Nam cao nhất trong số các nước đang phát triển châu Á có mức thu nhập tương đương
Việt Nam, thậm chí cịn cao hơn so với một số nước giàu hơn (Hình 1).

17


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014
Hình 1: Tuổi thọ trung bình ở các nước đang phát triển châu Á, 2005-2010

Tuổi thọ trung bình

76

Việt Nam

74

Trung Quốc
Thái Lan

Xri lan-ca

Ma-lai-xi-a

72

70
68
66
64

In-đơ-nê-xi-a

Cam-pu-chia
Pa-kít-xtan
CHDCND Lào
0

Phi-líp-pin

Ấn Độ
5000

Mơng Cổ
Bu-tan
10000

15000

20000

25000

Thu nhập quốc gia bình qn đầu người PPP$
Chú thích: Số liệu do Liên Hợp Quốc ước tính dựa trên các biện pháp phân tích gián tiếp nên khác với số liệu của
Tổng cục Thống kê công bố. Số liệu về thu nhập quốc gia bình quân đầu người tính bằng PPP, tức là điều chỉnh ở

từng quốc gia để cho phép so sánh về mặt sức mua.
Nguồn: Life expectancy at birth - United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division
(2013). World Population Prospects: The 2012 Revision, DVD Edition [1]. GNI - World Bank, World Development
Indicators.

H
P

Tỷ số tử vong mẹ

Ước tính số tuyệt đối năm 2013, Việt Nam có 690 phụ nữ tử vong liên quan với mang
thai và sinh đẻ với tỷ số tử vong mẹ ước tính là 49/100 000 trẻ đẻ ra sống [2]. Tỷ lệ này là tương
đối thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á. Số liệu thống kê cho thấy tỷ số
tử vong mẹ của Việt Nam tương đương với các nước từ Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc đến
Bu-tan, và thấp hơn so với Phi-líp-pin, Pa-kít-xtan và một số quốc gia khác (Hình 2).

U

Hình 2: Tỷ số tử vong mẹ ở các nước đang phát triển châu Á, 2013

H

Nguồn: WHO, UNICEF, UNFPA, The World Bank and the United Nations Population Division. Trends in Maternal
Mortality: 1990 to 2013. WHO: Geneva. 2014 [2].

18


Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng
Tỷ suất tử vong trẻ em

Tỷ suất tử vong trẻ em ước tính ở Việt Nam cũng thấp hơn so với hầu hết các nước đang
phát triển châu Á (Hình 3). Ước tính năm 2013, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) của
Việt Nam là 15,3/1000 trẻ đẻ ra sống và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là 23,1/1000
trẻ đẻ sống. So với Trung Quốc, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam thấp hơn, còn
tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi lại cao hơn. Điều này gợi ý là kết quả giảm tử vong ở trẻ nhỏ
đạt tương đối tốt, nhưng cần tìm hiểu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân tử vong cao ở nhóm từ 1
đến 4 tuổi.

U5MR

U

Ma-lai-xi-a

Xri lan-ca

Thái Lan

Việt Nam

Trung Quốc

H
P

Phi-líp-pin

In-đơ-nê-xi-a

Mơng Cổ


Bu-tan

CHDCND Lào

Ấn Độ

IMR

Cam-pu-chia

80
70
60
50
40
30
20
10
0

Pa-kít-xtan

Số tử vong trên 1000
trẻ sinh ra sống

Hình 3: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
châu Á, 2005-2010

Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2013). World Population

Prospects: The 2012 Revision, DVD Edition [1].

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

H

Năm 2013, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân là 15,3%
và thể thấp còi là 25,9% [3]; tương đối thấp so với các nước đang phát triển châu Á. Hình 4 cho
thấy Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thiếu cân và đứng thứ 6 về tỷ lệ
suy dinh dưỡng thấp còi so với các nước tham khảo. Tỷ lệ suy dinh dưỡng liên quan điều kiện
kinh tế-xã hội kém phát triển, tình trạng ốm đau, bệnh tật và chế độ ăn cho trẻ nhỏ không hợp lý.

19


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014
Hình 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân và thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước
đang phát triển của châu Á những năm gần đây
Tỷ lệ thiếu cân

Tỷ lệ thấp cịi

Trung Quốc (2010)
Mơng Cổ (2010)
Thái Lan (2006)
Việt Nam (2011)
Bu-tan (2010)
Ma-lai-xi-a (2006)
In-đơ-nê-xi-a (2010)
Phi-líp-pin (2011)

Xri lan-ca (2009)
Cam-pu-chia (2011)
CHDCND Lào (2006)
Pa-kít-xtan (2011)
Ấn Độ (2006)

Trung Quốc (2010)
Thái Lan (2006)
Mơng Cổ (2010)
Ma-lai-xi-a (2006)
Xri lan-ca (2009)
Việt Nam (2011)
Bu-tan (2010)
Phi-líp-pin (2011)
In-đơ-nê-xi-a (2010)
Cam-pu-chia (2011)
Pa-kít-xtan (2011)
CHDCND Lào (2006)
Ấn Độ (2006)
0

10

20

30

40

0


50

10 20 30 40 50

H
P

Phần trăm

Phần trăm

Nguồn: UNICEF. Childinfo. Monitoring the Situation of Children and women. Last updated April 2013. http://www.
childinfo.org/malnutrition.html; Riêng Cam-pu-chia và Phi-líp-pin có số liệu cập nhật hơn từ WHO Global health
observatory. Child malnutrition country estimates. WHO Global Database. />
Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng

Nhiễm HIV gây gánh nặng bệnh tật lớn và là bệnh ưu tiên toàn cầu. Ở Việt Nam, nhiễm
HIV có gánh nặng bệnh tật (cộng gộp số năm sống tàn tật và số năm sống mất đi do tử vong
sớm) đứng thứ nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Tính đến 30/9/2014, Việt Nam có 224 223
người nhiễm HIV và 69 617 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS được báo cáo là còn sống;
tổng số người tử vong liên quan đến HIV/AIDS lũy tích là 70 734 trường hợp. Tỷ lệ nhiễm HIV
chung trong cộng đồng là khoảng 0,26% dân số. Trong thời gian qua, số nhiễm HIV mới, số
mắc AIDS và số tử vong liên quan đến AIDS hằng năm được báo cáo đã giảm dần. Tuy nhiên,
mức độ giảm chưa sâu, chưa bền vững và các chỉ số lũy tích vẫn tiếp tục gia tăng. Tại một số
địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng người nhiễm HIV mới
hằng năm vẫn gia tăng. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV diễn biến
phức tạp, khó kiểm sốt, như tiêm chích ma túy, sử dụng ma túy tổng hợp, mại dâm, tình dục
nam đồng giới…[4].


U

H

Hình 5 cho thấy kết quả ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm 15-49 tuổi và ở nam và
nữ nhóm 15-24 tuổi. Năm 2012, Việt Nam có tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người lớn tương đối cao,
tương đương với ở Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, nhưng thấp hơn ở Thái Lan và Cam-pu-chia.
Tỷ lệ hiện nhiễm ở nam giới 15-24 tuổi ở Việt Nam tương đương với ở CHDCND Lào và Campu-chia, nhưng thấp hơn In-đô-nê-xia và Thái Lan [5].

20


Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng
Hình 5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 15-49 tuổi, 15-24 tuổi ở các nước đang phát triển
châu Á, 2012
Mơng Cổ
Xri-lanca
Phi-líp-pin
Pa-kít-xtan
Bu-tan
CHDCND Lào
Ấn độ
Việt Nam
Ma-lai-xi-a
In-đơ-nê-xi-a
Cam-pu-chia
Thái lan

Tỷ lệ hiện nhiễm ở nam giới
15-24 tuổi (%)

Tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ nữ
15-24 tuổi (%)
Tỷ lệ hiện mắc ở người lớn
15-49 tuổi (%)

0,0

0,2

0,4
0,6
0,8
Phần trăm

1,0

1,2

H
P

Chú thích: Ở các nước có kết quả <0,1% trong hình được thể hiện ở mức 0,1%. Khơng cố số liệu cho Trung Quốc
theo nhóm tuổi.
Nguồn: UNAIDS. Report on the Global AIDS Epidemic - 2013. HIV estimates 1990-2012. />media/unaids/contentassets/documents/epidemiology/2013/gr2013/unaids_global_report_2013_en.pdf. Mông CổUNAIDS. Country Progress Report Mongolia. Reporting period 1/1/2012-31/12/2013.

Tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét

Tỷ lệ mắc sốt rét ở Việt Nam rất thấp, năm 2012 là 33/100 000 dân, thấp thứ 5 trong các
nước đang phát triển tham khảo tại châu Á (Hình 6). Trong các quốc gia tham khảo, Mơng Cổ
khơng có trường hợp nào vì khơng nằm trong vùng có khí hậu thuận lợi cho muỗi phát triển. Bài

học rút ra từ thành công của Xri Lan-ca, nước đang phát triển đi đầu trong việc loại trừ sốt rét,
là cần thực hiện đều đặn và chặt chẽ các can thiệp phịng, chống sốt rét ở nhóm dân cư có nguy
cơ cao, trong đó có các can thiệp chẩn đoán, điều trị, giám sát dịch để xử lý kịp thời khi có ổ
dịch [6]. Ở Việt Nam, mặc dù số người mắc và tử vong do sốt rét đã giảm rất đáng kể, tuy nhiên
vẫn có 37% dân số sống trong vùng nguy cơ và 18% dân số sống trong vùng có nguy cơ cao [7].

U

H

Hình 6: Tỷ lệ mắc sốt rét ở các nước đang phát triển châu Á, 2012
Mơng Cổ
Trung Quốc
Phi-líp-pin
Ma-lai-xi-a
Cam-pu-chia
CHDCND Lào
In-đơ-nê-xi-a
0

500

1000
1500
2000
2500
Ước tính số bệnh nhân sốt rét trên 100 000 dân

Nguồn: World Malaria Report, 2013.


21

3000


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014
Tỷ lệ mắc lao
Việt Nam là một trong 22 quốc gia có tỷ lệ hiện mắc và mới mắc bệnh lao cao với tỷ lệ
mắc mới ước tính năm 2013 khoảng 130/100 000 dân và tỷ lệ hiện mắc vào khoảng 200/100 000
dân [8]. Số người hiện mắc lao được phát hiện ở Việt Nam khoảng 100 000 người, chưa giảm
qua các năm [9]. Với số bệnh nhân lao cao, nguy cơ lây truyền cũng rất cao bởi lao là một bệnh
rất dễ lây truyền từ người sang người qua khơng khí. Hơn nữa, trước giai đoạn lao tiến triển, các
triệu chứng có thể âm thầm trong một thời gian dài nhiều tháng, khiến cho bệnh nhân chậm đi
khám và điều trị, làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn lao cho những người có tiếp xúc gần gũi
với bệnh nhân. Gánh nặng bệnh tật của bệnh lao đang đứng thứ 3 trong các bệnh truyền nhiễm ở
Việt Nam. Số liệu ước tính cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh lao ở Việt Nam thấp hơn Cam-pu-chia
và Phi-líp-pin (Hình 7).
Hình 7: Tỷ lệ hiện mắc lao ở các nước đang phát triển châu Á, 2012
Trung Quốc
Ma-lai-xi-a
Xri-lanca
Thái lan
Việt Nam
Bu-tan
Ấn Độ
In-đơ-nê-xi-a
Pa-kít-xtan
Mơng Cổ
Phi-líp-pin
CHDCND Lào

Cam-pu-chia

0

200

H
P

U

400
600
800
Tỷ lệ hiện mắc lao/100 000 dân

1000

Nguồn: WHO, Tuberculosis (TB) />
H

Sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền
Sự chênh lệch đáng kể về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân
cư, là một vấn đề lớn rất đáng quan tâm, thể hiện ở một số chỉ số sức khỏe sau đây.
Tuổi thọ trung bình chênh lệch 6,2 năm giữa vùng có dân cư sống thọ nhất là vùng
Đơng Nam Bộ và vùng có tuổi thọ thấp nhất là Tây Ngun (Hình 8). Hai vùng có tuổi thọ thấp
nhất là những vùng có điều kiện địa lý khó đi lại, mật độ dân cư thưa, điều kiện nước sạch và
vệ sinh còn hạn chế và tỷ lệ hộ nghèo cao.

22



Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng
Hình 8: Tuổi thọ trung bình theo vùng, ước tính năm 2013
76

75,7

74,3

Tuổi thọ trung bình

74

74,4

72,5

72

70,4

70

73,1

69,5

68
66


Đồng bằng Trung du Bắc Trung
Tây
sơng Hồng và miền núi Bộ và
Ngun
phía Bắc dun hải
miền Trung

Đơng Nam Đồng bằng Tồn quốc
Bộ
sơng Cửu
Long

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2013.

H
P

Tỷ suất tử vong trẻ em cao nhất ở hai vùng nghèo là Trung du và miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên và thấp nhất ở vùng Đơng Nam Bộ (Hình 9). Ở Tây Nguyên, số trẻ em dưới 1 tuổi
tử vong trên 1000 trẻ sinh sống là 39,8, cao hơn 17 trẻ so với vùng Đông Nam Bộ. Đối với trẻ
em dưới 5 tuổi, chênh lệch số trẻ tử vong lên 26 trẻ, nói cách khác, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
ở Tây Nguyên cao gấp 3 lần tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở Đông Nam Bộ.

Số tử vong trên 1000
trẻ sinh ra sống

Hình 9: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo tuổi và vùng, 2013
45
40

35
30
25
20
15
10
5
0

U
39,8

35,2
25,5
18,3

Đồng
bằng
sông
Hồng

H

13,5

23,1

Tử vong
từ 1 - 4 tuổi


17,9

Trung du
Bắc
Tây
Đông
Đồng
và miền Trung Bộ Nguyên Nam Bộ
bằng
núi phía và dun
sơng Cửu
Bắc
hải miền
Long
Trung

Tử vong dưới
1 tuổi
Tồn
quốc

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2013.

Tương tự như với tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất ở
hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc và thấp nhất ở vùng Đơng Nam Bộ
(Hình 10). Chênh lệch giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất là 14 điểm phần trăm đối với tỷ lệ
trẻ em thiếu cân và 16 điểm phần trăm đối với tỷ lệ trẻ em thấp còi.

23



Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014
Hình 10: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng, 2013
35

33

31

Phần trăm

21

20
15

Tỷ lệ thấp còi

28

30
25

Tỷ lệ thiếu cân

19

26

25


22
17

16

11

15

14

8

10
5
0

Đồng bằng Trung du và Bắc Trung Tây Nguyên Đông Nam
sơng Hồng miền núi phía Bộ và dun
Bộ
Bắc
hải miền
Trung

Đồng bằng
sơng Cửu
Long

Toàn quốc


Nguồn: Viện Dinh dưỡng. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. Cập nhật ngày:
26/03/2014. />
H
P

1.2. Gánh nặng bệnh tật

Phân tích gánh nặng bệnh tật đóng góp bằng chứng quan trọng để xác định các vấn đề
sức khỏe ưu tiên khi xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách của ngành y tế. Nghiên cứu
gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010 là một hợp tác nghiên cứu của gần 500 nhà khoa học ở
50 quốc gia do Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Oa-sinh-tơn chủ
trì. Đây là một nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống lớn nhất từ trước tới nay nhằm xác
định mức độ và xu hướng của gánh nặng bệnh tật tính theo số năm sống mất đi do bệnh tật,
chấn thương và các yếu tố nguy cơ. Một số tiêu chí để xác định ưu tiên là số người tử vong, số
năm sống mất đi do tử vong sớm (viết tắt là YLL, định nghĩa là số năm tử vong trước tuổi thọ
trung bình, được tính bằng số trường hợp tử vong nhân với kỳ vọng sống tại thời điểm tử vong),
số năm sống tàn tật (viết tắt là YLD, định nghĩa là số năm sống khỏe mạnh bị mất đi do bệnh
tật). Chỉ số tổng hợp gánh nặng bệnh tật là số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật
(DALY), thể hiện sự mất đi những năm sống cả do tàn tật, bệnh tật do chết sớm và được tính
bằng tổng của YLL và YLD. Mỗi DALY tương ứng với 1 năm sống khoẻ mạnh bị mất đi. Các
số ước tính về gánh nặng bệnh tật dựa trên số liệu nhân khẩu học và các nghiên cứu ước tính tỷ
lệ mắc, tử vong do bệnh tật tại từng quốc gia.

U

H

Chuyển đổi mơ hình bệnh tật


Số liệu về gánh nặng bệnh tật tính theo DALY cho thấy có sự biến đổi nhanh về mơ
hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2010 (Hình 11). Gánh nặng bệnh tật
do các bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ, giai đoạn chu sinh và rối loạn dinh
dưỡng giảm từ 45,6% xuống 20,8%. Đồng thời gánh nặng bệnh tật do các bệnh/chứng bệnh
không lây nhiễm tăng từ 42% lên 66% tổng số DALY. Tỷ trọng gánh nặng bệnh tật do chấn
thương tương đổi ổn định, chiếm khoảng 13%.

24


Chương I: Tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng

Phần trăm tổng số DALY

Hình 11: Xu hướng mơ hình bệnh tật đo lường bằng DALY, 1990-2010
100%
Tai nạn, ngộ độc, chấn thương
90%
80%
70%
Bệnh không lây nhiễm
60%
50%
40%
30%
20%
Bệnh truyền nhiễm, vấn đề sức khỏe
10%
bà mẹ, trẻ sơ sinh và rối loạn dinh dưỡng
0%

1990
2000

2010

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2010. Global Burden of Disease Study 2010 (GBD 2010) Results by Cause
1990-2010 - Vietnam Country Level. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME),
2013.

H
P

Hình 12 trình bày cơ cấu 3 nhóm ngun nhân gây tử vong theo từng lứa tuổi cho
nam giới bên trái và nữ giới bên phải. BKLN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng gánh nặng bệnh
tật, nhưng tập trung nhiều nhất ở các nhóm tuổi từ 40 trở lên. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, các bệnh
truyền nhiễm, bệnh tật liên quan đến chu sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong độ tuổi 15-59, gánh
nặng bệnh tật do tai nạn thương tích và bệnh truyền nhiễm ở nam giới quan trọng hơn so với
ở nữ giới.
Hình 12: Cơ cấu nguyên nhân tử vong theo tuổi và giới, 2010

U

H

Nữ

Nam
40%

30%


20%

10%

%

10%

20%

30%

80+ tuổi
75-79 tuổi
70-74 tuổi
65-69 tuổi
60-64 tuổi
55-59 tuổi
50-54 tuổi
45-49 tuổi
40-44 tuổi
35-39 tuổi
30-34 tuổi
25-29 tuổi
20-24 tuổi
15-19 tuổi
10-14 tuổi
5-9 tuổi
Dưới 5 tuổi


40%

Bệnh truyền nhiễm, sức khỏe bà mẹ, chu sinh, rối loạn dinh dưỡng
Bệnh khơng lây nhiễm
Tai nạn, chấn thương
Nguồn: Tính tốn từ Global Burden of Disease Study 2010. Global Burden of Disease Study 2010 (GBD 2010)
Results by Cause 1990-2010 - Vietnam Country Level. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and
Evaluation (IHME), 2013.

25


×