Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

7. Luan An - Tran Thi Le Tra.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
====================

TRẦN THỊ LỆ TRÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CHỌN
GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss) CHỐNG CHỊU SÂU
ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta (Moore)), SINH TRƯỞNG NHANH TẠI
VÙNG TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP


HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
====================

TRẦN THỊ LỆ TRÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CHỌN
GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss) CHỐNG CHỊU SÂU
ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta (Moore)), SINH TRƯỞNG NHANH TẠI
VÙNG TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ


NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 9 62 02 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. NGUYỄN MINH CHÍ
2. GS.TS. PHẠM QUANG THU

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án đã được hoàn thành trong chương trình đào tạo tiến sỹ khóa 32
(2020 - 2023) tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Một số số
liệu và mơ hình khảo nghiệm giống được kế thừa từ đề tài Nghiên cứu chọn
giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất
cao, chống chịu Sâu đục nõn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ do TS. Nguyễn Minh Chí - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam chủ trì đều đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Trần Thị Lệ Trà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tại Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Phạm
Quang Thu và TS. Nguyễn Minh Chí, những người thầy đã tận tình hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban
Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống,
tỉnh Nghệ An và UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tơi trong q trình triển khai thí nghiệm tại hiện trường.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động
viên và giúp đỡ tận tình từ Ban lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên; Khoa
Nông Lâm nghiệp, Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Tây Nguyên và
sự hỗ trợ, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo, cán bộ trong Khoa. Xin gửi đến tập
thể quý lãnh đạo và thầy cơ lịng biết ơn sâu sắc.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ
thực hiện một số thí nghiệm và có những góp ý quý giá cho luận án.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới các thành viên trong đại gia đình của tơi, những người đã ln động
viên, chia sẻ khó khăn và là nguồn động lực giúp tơi hồn thành luận án!
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Lệ Trà



iii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................3
1.6. Những đóng góp mới của luận án............................................................4
1.7. Thời gian nghiên cứu................................................................................4
1.8. Bố cục luận án..........................................................................................4
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................5
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...........................................................5
2.1.1. Các nghiên cứu cải thiện sinh trưởng và phát triển Lát hoa........................5
2.1.2. Nghiên cứu về sâu hại cây Lát hoa..............................................................6
2.1.3. Nghiên cứu về tính chống chịu của cây trồng lâm nghiệp.........................10
2.1.4. Nghiên cứu chọn giống cây rừng chống chịu sâu hại................................17


2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................21
2.2.1. Các nghiên cứu cải thiện sinh trưởng và phát triển Lát hoa......................21
2.2.2. Nghiên cứu về sâu hại cây Lát hoa............................................................22
2.2.3. Nghiên cứu về tính chống chịu của cây trồng lâm nghiệp.........................26
2.2.4. Nghiên cứu chọn giống cây rừng chống chịu sâu hại................................28


iv

2.3. Nhận xét chung.......................................................................................29
Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .30
3.1. Nội dung nghiên cứu..............................................................................30
3.1.1. Điều tra bổ sung tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát
hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ................................................................30
3.1.2. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát
hoa trong khảo nghiệm giống và khảo ngiệm mở rộng........................................30
3.1.3. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu
Sâu đục nõn..........................................................................................................30

3.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................31
3.3. Đặc điểm khí hậu, đất đai khu vực khảo nghiệm...................................31
3.3.1. Điều kiện tự nhiên của các địa điểm khảo nghiệm.....................................31
3.3.2. Tính chất hóa học và vật lý của đất tại các điểm khảo nghiệm..................32

3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................33
3.4.1. Cách tiếp cận..............................................................................................33
3.4.2. Phương pháp kế thừa..................................................................................33
3.4.3. Phương pháp điều tra bổ sung tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên
rừng trồng Lát hoa vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.............................................34

3.4.4. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát
hoa trong khảo nghiệm giống và khảo nghiệm mở rộng......................................37
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát
hoa chống chịu Sâu đục nõn.................................................................................38
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................45

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................47
4.1. Cập nhật tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa tại
vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.....................................................................47
4.1.1. Đặc điểm gây hại và tập tính gây hại của Sâu đục nõn Lát hoa................47
4.1.2. Sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa theo tuổi cây...........49
4.1.3. Sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa ở các vị trí chân,
sườn, đỉnh đồi.......................................................................................................51


v

4.1.4. Ảnh hưởng của tính chất vật lý và hóa học của các loại đất tới sự gây hại
của Sâu đục nõn....................................................................................................52

4.2. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình
Lát hoa trong khảo nghiệm giống và khảo nghiệm mở rộng........................56
4.2.1. Tính chống chịu Sâu đục nõn và đặc điểm sinh trưởng của một số gia đình
Lát hoa trong khảo nghiệm giống tại Hịa Bình...................................................56
4.2.2. Tính chống chịu Sâu đục nõn và đặc điểm sinh trưởng của một số gia đình
Lát hoa trong khảo nghiệm giống Lát hoa tại Nghệ An.......................................67
4.2.3. Kiểm chứng tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của cây Lát hoa
trong các khảo nghiệm mở rộng...........................................................................78

4.3. Một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục

nõn.................................................................................................................83
4.3.1. Đặc điểm hình thái của các gia đình Lát hoa ảnh hưởng đến khả năng
chống chịu Sâu đục nõn........................................................................................84
4.3.2. Thời điểm nảy lộc của các gia đình Lát hoa ảnh hưởng đến khả năng
chống chịu Sâu đục nõn........................................................................................87
4.3.3. Tính chống chịu Sâu đục nõn của các gia đình Lát hoa thơng qua khả năng
phục hồi................................................................................................................89
4.3.4. Ảnh hưởng của một số nhóm chất hóa học có trong ngọn non của cây đến
khả năng chống chịu Sâu đục nõn........................................................................91
4.3.5. Ảnh hưởng của vi sinh vật nội sinh đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn
..............................................................................................................................92
4.3.6. Đề xuất cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của cây Lát hoa........................103

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................108
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................120
PHỤ LỤC......................................................................................................121


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Ký hiệu/

Giải nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt
ADN


Acid Deoxyribo Nucleic

B

Vi khuẩn (Bacteria)

CFU

Đơn vị tính bào tử vi sinh vật tạo khuẩn lạc (Colony
Forming Unit)

ĐC

Đối chứng

DI

Cấp hại (Damage index)
Cấp hại trung bình (Average damage index)

Dt

Đường kính tán

DTT

Độ thẳng thân

D1.3


Đường kính ngang ngực

Fpr

Xác suất kiểm tra của F

Hvn

Chiều cao vút ngọn

KHLNVN

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Lsd

Khoảng sai dị

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCR

Polymerase Chain Reaction - Phản ứng chuỗi trùng hợp

PDA

Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar)


P%

Tỷ lệ bị hại (%)

Sd

Sai tiêu chuẩn

TB

Trung bình

VSVNS

Vi sinh vật nội sinh

V%

Hệ số biến động


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1. Lịch xuất hiện các lứa của Sâu đục nõn tại Hịa Bình....................24
Bảng 2.2. Lịch x́t hiện các lứa của Sâu đục nõn tại Nghệ An.....................24
Bảng 3.1. Thông tin của các khảo nghiệm hậu thế các gia đình Lát Hoa......31
Bảng 3.2. Điều kiện tự nhiên khu vực khảo nghiệm.......................................32
Bảng 3.3. Phân cấp mức độ bị Sâu đục nõn trên cây Lát hoa.........................35
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị Sâu đục nõn của cây Lát
hoa ở Tây Bắc và Bắc Trung bộ......................................................................49
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của vị trí chân, sườn, đỉnh đồi đến khả năng bị Sâu đục
nõn của cây Lát hoa ở Tây Bắc và Bắc Trung bộ...........................................51
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại đất đến tăng trưởng và mức độ bị Sâu đục nõn
của cây Lát hoa ở giai đoạn 13-14 tháng tuổi ở Tây Bắc và Bắc Trung bộ....52
Bảng 4.4. Một số đặc điểm lý, hóa tính của các loại đất trồng Lát hoa ở Tây
Bắc và Bắc Trung bộ.......................................................................................54
Bảng 4.5. Tình hình sâu hại trên khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 12
tháng tuổi.........................................................................................................57
Bảng 4.6. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 12
tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau..........................................59
Bảng 4.7. Tình hình sâu hại và sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5 gia
đình mẫn cảm khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi..............60
Bảng 4.8. Tình hình sâu hại trên khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 24
tháng tuổi.........................................................................................................61
Bảng 4.9. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 24
tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau..........................................64
Bảng 4.10. Đặc điểm sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn
cảm khảo nghiệm tại Hịa Bình ở giai đoạn 38 tháng tuổi..............................65


viii

Bảng 4.11. Tình hình sâu hại trên khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12

tháng tuổi.........................................................................................................68
Bảng 4.12. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12
tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau..........................................70
Bảng 4.13. Đặc điểm sâu hại và sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5
gia đình mẫn cảm khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12 tháng tuổi.........71
Bảng 4.14. Tình hình sâu hại trên khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 24
tháng tuổi.........................................................................................................72
Bảng 4.15. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 24
tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau..........................................74
Bảng 4.16. Đặc điểm sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn
cảm trong khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 42 tháng tuổi.....................75
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá sâu hại trong các khảo nghiệm mở rộng...........79
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá về sinh trưởng trong khảo nghiệm mở rộng.....81
Bảng 4.19. Đặc điểm hình thái và sâu hại của 10 gia đình Lát hoa................84
Bảng 4.20. Đặc điểm nảy lộc của 10 gia đình Lát hoa....................................87
Bảng 4.21. Khả năng phục hồi của cây Lát hoa sau khi bị Sâu đục nõn.........89
Bảng 4.22. Sự xuất hiện của các hợp chất thuộc nhóm Chuktabularins,
Chukvelutilides, Tabulalides và Tabulalin trong cây Lát hoa.........................91
Bảng 4.23. Danh sách các mẫu vi khuẩn phân lập từ các cây chủ Lát hoa.....93
Bảng 4.24. Hiệu lực xua đuổi Sâu đục nõn của vi khuẩn nội sinh..................95
Bảng 4.25. Hiệu lực gây ngán ăn đối với Sâu đục nõn của vi khuẩn nội sinh 97
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn nội sinh đến sự phá hại của
Sâu đục nõn đối với Lát hoa một năm tuổi trong vườn ươm..........................99


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

Hình 3.1. Phân cấp Sâu đục nõn Lát hoa........................................................35
Hình 3.2. Vị trí đo chiều dài ngọn non............................................................38
Hình 4.1. Đặc điểm gây hại của Sâu đục nõn trên cây Lát hoa......................47
Hình 4.2. Cây Lát hoa 1 năm tuổi bị Sâu đục nõn (a); cây 2 năm tuổi (b); cây
3 năm tuổi (c)..................................................................................................50
Hình 4.3. Cây Lát hoa trồng ở các vị trí: a. chân đồi; b. sườn đồi; c. đỉnh đồi
.........................................................................................................................52
Hình 4.4. Cây Lát hoa 12 tháng tuổi khảo nghiệm tại Hịa Bình....................61
Hình 4.5. Cây Lát hoa 38 tháng tuổi khảo nghiệm tại Hịa Bình....................66
Hình 4.6. Cây Lát hoa 12 tháng tuổi khảo nghiệm tại Nghệ An.....................70
Hình 4.7. Cây Lát hoa 42 tháng tuổi khảo nghiệm tại Nghệ An.....................76
Hình 4.8. Mơ hình trồng Lát hoa ở giai đoạn 42 tháng tuổi tại Nghệ An.......77
Hình 4.9. Khảo nghiệm mở rộng.....................................................................80
Hình 4.10. Đặc điểm lơng tơ và vỏ của ngọn non...........................................85
Hình 4.11. Ngọn non và lá Lát hoa:................................................................86
Hình 4.12. Sự phục hồi sau khi bị Sâu đục nõn..............................................90
Hình 4.13. Đặc điểm khuẩn lạc của các mẫu vi khuẩn nội sinh được phân lập
từ cây Lát hoa..................................................................................................94
Hình 4.14. Khả năng gây ngán ăn của vi khuẩn nội sinh với Sâu đục nõn.....98
Hình 4.15. Cây phân loại với các trình tự kết hợp của các đoạn gen 16S
rRNA, gyrB, pycA và rpoB từ các lồi thuộc chi Bacillus...........................100
Hình 4.16. Cây phân loại với các trình tự kết hợp của các đoạn gen 16S
rRNA, từ các lồi thuộc chi Acinetobacter...................................................101
Hình 4.17. Cây phân loại với các trình tự kết hợp của các đoạn gen 16S rRNA
từ các loài thuộc chi Pseudomonas...............................................................102



x


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) thuộc họ Xoan (Meliaceae),
chúng còn có các tên gọi khác là Lát da đồng và Lát chun. Lát hoa là cây gỗ
lớn, thân tròn, thẳng, có bạnh vè nhỏ. Chiều cao cây đạt tới 35-37 m, đường
kính ngang ngực có thể đạt 1,5-2 m. Vỏ dày, nứt dọc, có rãnh sâu, màu nâu
nhạt đến nâu đen, có nhiều bì khổng nổi rõ, lớp vỏ trong có màu đỏ tươi. Lá
kép lơng chim 1 lần, cây non có lá kép giả 2 lần. Nách lá có lơng, lá non có
màu tím nhạt (Trần Hợp, 2002; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007).
Gỗ Lát hoa rất quý, được xếp vào nhóm I, có giá trị kinh tế cao. Gỗ có vân
rất đẹp, thớ mịn, ít co giãn cong vênh, khơng bị mối mọt, gỗ giác màu hồng
nhạt, gỗ lõi màu đỏ có ánh đồng, được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007).
Để phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã xác định Lát hoa là lồi trồng rừng chính ở Việt Nam
(Bộ NN&PTNT, 2021). Hiện nay có trên 35.000 ha rừng Lát hoa với 20.388
ha rừng sản xuất và 14.661 ha rừng phòng hộ, trong đó các tỉnh Đơng Bắc,
Tây Bắc và Bắc Trung bộ là những địa phương có diện tích rừng trồng Lát
hoa rất lớn (Thu et al., 2021). Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất để phát triển rừng
trồng Lát hoa là Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), chúng thường gây
hại rừng trồng ở giai đoạn 1-3 năm tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
rừng (Nguyễn Văn Độ, 2003). Sâu đục nõn gây hại các chồi non, gây chết
đỉnh sinh trưởng, sau một thời gian các chồi bên phát triển từ phần dưới của

đỉnh sinh trưởng đã bị chết. Sự phá hại này làm cho cây hình thành nhiều
cành nhánh, phân cành sớm và hạn chế phát triển chiều cao, từ đó làm giảm
giá trị kinh tế của gỗ. Loài sâu này khó kiểm sốt bởi vì sâu non đục những


2

đường hang trong ngọn non và chúng ít chịu tác động từ các biện pháp phòng
trừ (FAO, 2007).
Đến nay, việc sử dụng giống chống chịu được đánh giá là một trong những
giải pháp quản lý sâu hại hiệu quả và bền vững nhất. Do vậy, đề tài “Nghiên
cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia
tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)),
sinh trưởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ” là rất cần thiết, rất
có ý nghĩa về khoa học và ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định được một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống
chịu Sâu đục nõn, sinh trưởng nhanh.
Mục tiêu cụ thể
- Cập nhật được tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa
tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.
- Bước đầu chọn được một số gia đình Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn và
sinh trưởng nhanh.
- Xác định được các cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của cây Lát hoa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss).
- Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)).
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung

Trong đề tài luận án này, NCS không đi sâu vào cơ chế di truyền, cấu trúc
gen. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học chọn giống chống chịu dựa


3

trên các chỉ tiêu về khả năng xua đuổi, gây ngán ăn; đặc điểm vật hậu học,
khả năng phục hồi của cây và thành phần hóa học, thành phần vi sinh vật nội
sinh có trong cây Lát hoa. Nghiên cứu đặc điểm chống chịu và sinh trưởng
của 5 gia đình Lát hoa có khả năng chống chịu và 5 gia đình Lát hoa mẫn cảm
với Sâu đục nõn.
Về địa điểm
Điều tra tình hình Sâu đục nõn Lát hoa tại hai vùng sinh thái Tây Bắc và
Bắc Trung bộ được tiến hành tại 4 tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Nghệ An và Thanh
Hóa.
Đánh giá sinh trưởng, phân cấp sâu hại, nghiên cứu tính chống chịu, thu
mẫu cành và mẫu sâu được tiến hành tại các khảo nghiệm ở Hịa Bình và
Nghệ An.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Luận án là một cơng trình nghiên cứu về cơ chế chống chịu của cây Lát
hoa với Sâu đục nõn thơng qua các đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng
phục hồi của cây Lát hoa. Đồng thời phân tích ảnh hưởng của một số nhóm
chất hóa học và thành phần vi sinh vật nội sinh có trong ngọn non của cây đến
khả năng chống chịu Sâu đục nõn. Kết quả của đề tài cung cấp giải pháp cải
thiện giống Lát hoa có năng suất và chống chịu Sâu đục nõn. Kết quả nghiên
cứu của luận án cung cấp một số dẫn liệu khoa học quan trọng cho những
nghiên cứu về chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn để sàng lọc giống Lát hoa

chống chịu Sâu đục nõn. Bước đầu chọn được nguồn giống Lát hoa chống
chịu Sâu đục nõn, sinh trưởng nhanh phục vụ cơng tác trồng rừng, giảm chi
phí phịng trừ Sâu đục nõn.


4

1.6. Những đóng góp mới của luận án
(1) Cập nhật được tình hình gây hại của Sâu đục nõn gây hại cây Lát hoa ở
các địa điểm nghiên cứu.
(2) Bước đầu chọn được 5 gia đình Lát hoa (LH26, LH32, LH87, LH108
và LH109) có khả năng chống chịu Sâu đục nõn và có sinh trưởng nhanh.
(3) Đề xuất được 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn (Cơ chế không ưa
thích, cơ chế kháng sinh, cơ chế chịu đựng và cơ chế trốn tránh) làm cơ sở
sàng lọc giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn.
1.7. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2021 đến 2023 trên cơ sở hai mơ hình
khảo nghiệm giống đã xây dựng từ 2019 đã được sự cho phép kế thừa của chủ
nhiệm cùng các thành viên đề tài.
1.8. Bố cục luận án
Luận án được viết với tổng số 119 trang, bao gồm 19 hình, 31 bảng và
được kết cấu gồm: Phần mở đầu (4 trang). Tổng quan vấn đề nghiên cứu (25
trang). Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu (17 trang). Kết quả
nghiên cứu và thảo luận (59 trang). Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang).
Tài liệu tham khảo (12 trang). Luận án đã tham khảo 143 tài liệu, trong đó 20
tài liệu tiếng Việt và 123 tài liệu tiếng nước ngoài.


5


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1. Các nghiên cứu cải thiện sinh trưởng và phát triển Lát hoa
Các loài thuộc chi Chukrasia là cây ưu tiên cho trồng rừng và bảo tồn gen
ở nhiều nước nhiệt đới bao gồm Lào, Thái Lan và Việt Nam. Những loài cây
này được trồng làm cây bóng mát cho đồn điền cà phê ở Ấn Độ, và được hứa
hẹn như một lồi cây trồng nơng lâm kết hợp ở Trung Quốc, Sri Lanka và
Việt Nam (Kalinganire và Pinyopusarerk, 2000). Với giá trị kinh tế cao và là
loại gỗ đa tác dụng, do đó đã có các cơng trình nghiên cứu về cải thiện giống
và phát triển cây Lát hoa để phục vụ cho việc trồng rừng từ rất sớm.
Khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng theo từng năm và từng loại lập địa
cho thấy Lát hoa phát triển nhanh trong những năm đầu và có thể đạt được
chiều cao hàng năm lên đến 3 m trong các đồn điền ở điều kiện thuận lợi. Cây
con thường đạt chiều cao 0,7-1 m trong năm đầu tiên, và đạt từ 2,1-2,7 m
trong năm thứ hai. Ở Ấn Độ, tăng trưởng chiều cao 2,7-5,5 m sau 2 năm và
8,5-9,1 m sau 5 năm, và đường kính hàng năm tăng hơn 2,5 cm trong vòng
sáu năm. Tuy nhiên, cây sinh trưởng chậm ở những nơi đất khô, nghèo dinh
dưỡng (Kalinganire và Pinyopusarerk, 2000).
Ở Nam Phi, cây Lát hoa đạt chiều cao trung bình 37 m và đường kính 63
cm sau 49 năm (von dem Bussche, 1982). Ở Malaysia, cây cao trung bình
39m và đường kính 93 cm đã được ghi nhận ở một đồn điền Lát hoa 69 tuổi.
Nhưng trên lập địa xấu ở Myanmar, cây chỉ cao khoảng 12 m và đường kính
khoảng 15 cm ở giai đoạn 16 tuổi (Kalinganire và Pinyopusarerk, 2000).
Nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng của Lát hoa trồng tại các địa điểm khác
nhau ở Trung Quốc cũng thể hiện sự khác biệt về đường kính và chiều cao


6


tương ứng gồm: cây trồng tại Jianfengling, đảo Hải Nam, trong 9 năm đạt 12
cm và 8 m; ở Xiashi, Quảng Tây đạt 26 cm và 12 m sau 10 năm; ở Fuzhou
Arboretum, Phúc Kiến đạt 16 cm và 8 m sau 11 năm; và ở Longdong, Quảng
Châu đạt 34 cm và 13 m sau 18 năm (Kalinganire và Pinyopusarerk, 2000).
Theo Pinyopusarerk và cộng sự (1999), dự án ACIAR do Australia phối
hợp với các quốc gia Nam Á đã xây dựng các khảo nghiệm giống Lát hoa
năm 1999 với 15 xuất xứ. Sau đó, khảo nghiệm 32 xuất xứ đã tiếp tục được
xây dựng ở các nước Đông Nam Á. Dự án đã sưu tập được các xuất xứ Lát
hoa với 252 gia đình có nguồn gốc từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,
Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam nhằm phục vụ nghiên
cứu và bảo tồn, khảo nghiệm giống và đã xây dựng các khảo nghiệm hậu thế
tại các nước thuộc dự án (Pinyopusarerk và Kalinganire, 2003).
Kết quả cho thấy, cây sinh trưởng rất khác biệt ở các điều kiện lập địa
khác nhau, chiều cao đạt từ 0,7 đến 2,5 m sau 12 tháng tuổi và 1,3 đến 4,5 m
sau 24 tháng tuổi (Pinyopusarerk và Kalinganire, 2003). Các xuất xứ thuộc
loài C. tabularis thu từ Việt Nam sinh trưởng chậm hơn các xuất xứ thuộc
loài C. velutina nhưng ưu thế hơn về các chỉ tiêu độ thẳng thân, độ nhỏ cành,
tỷ lệ cây đơn thân và mức độ bị sâu hại (Gunn et al., 2004).
2.1.2. Nghiên cứu về sâu hại cây Lát hoa
Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc trồng và phát triển cây Lát
hoa là Sâu đục nõn. Chúng làm ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng
và hình thân của cây cũng như chất lượng và giá trị gỗ.
Một số loài sinh vật gây hại trên Lát hoa (C. tabularis) đã được đề cập đến
như Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta), Sâu ăn lá (Episparis tortuosalis Moore)
và Sâu đục thân (Zeuzera coffeae Nieth), trong đó Sâu đục nõn gây hại
nghiêm trọng nhất. Lồi sâu hại này là mối đe dọa chính đối với hoạt động
gây trồng các loài thuộc chi Chukrasia (Hutacharern và Tubtim, 1995).



7

Trong một nghiên cứu khác về các lồi cơn trùng gây hại trên các lồi cây
gỗ có giá trị cao ở vùng nhiệt đới phía Bắc Australia, Griffiths (2001) đã chỉ
ra 2 lồi cơn trùng gây hại chính được tìm thấy trên cây Lát hoa đó là Sâu đục
nõn và Kiến vương gặm vỏ (Xylotrupes gideon). Trong đó, Sâu đục nõn cũng
được khẳng định là một trong những loài sâu hại nghiêm trọng ở vùng nhiệt
đới (Griffiths et al., 2004).
Các loài Sâu đục nõn (Hypsipyla spp.) thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ
Cánh vảy (Lepidoptera) thường gây hại các loài cây họ Xoan, như Dái ngựa
(Swietenia mahagoni), Xà cừ (Khaya senegalensis) và Xoan mộc (Toona
sureni) ở Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines (Varma, 2001). Loài H. robusta đục
nõn Lát hoa ở Bangladesh, Lào, Malaysia, Thái Lan (Eungwijarnpanya,
2001).
Một thế hệ Sâu đục nõn thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng, thậm chí có thể
đến 5 tháng. Con cái chỉ giao phối một lần và đẻ từ 200 đến 450 trứng trong 5
đến 8 đêm. Con trưởng thành có khả năng bay rất khỏe, chúng có thể xác định
vị trí cây chủ ở các khoảng cách khá xa. Sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ăn lá non,
sau đó đục thành đường hang trong ngọn cây. Hành vi của sâu non và các vị
trí đẻ trứng và làm nhộng thay đổi tùy theo loài cây chủ và phần thực vật bị
ăn. Hiện tượng ngừng hoạt động của sâu non đã được ghi nhận ở các khu vực
có nhiệt độ thấp hoặc lượng mưa thấp (Griffiths, 2001).
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của Sâu đục nõn đã
được thực hiện khá đầy đủ, qua đó xác định được các đặc điểm phát sinh,
vòng đời, thời gian xuất hiện các pha trong năm, đặc điểm gây hại... góp phần
xác định biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do Sâu đục nõn gây ra đối với
rừng trồng các loài cây thuộc họ Xoan và cho cây Lát hoa nói riêng (Griffiths,
2001; Griffiths et al., 2004).



8

Thiệt hại do các loài sâu hại thuộc giống Hypsipyla gây ra là trở ngại lớn
nhất đối với việc trồng các lồi cây gỗ có giá trị cao thuộc họ Xoan. Chúng
gây thiệt hại cho cây do việc đào hang của sâu non trong các chồi đang phát
triển. Điều này dẫn đến chồi non bị chết và cây liên tục phân nhánh, cong
queo, giảm giá trị gỗ. Tỉ lệ tăng trưởng giảm và tỷ lệ chết của cây chủ tăng
khi các cuộc tấn công lặp đi lặp lại. Thiệt hại đã được ghi nhận trên cây chủ từ
3 tháng tuổi, chiều cao khoảng 50 cm (Kalshoven, 1926), đến 14 tháng tuổi,
chiều cao khoảng 15 m (Suratmo, 1977) nhưng tập trung chủ yếu ở giai đoạn
dưới 3 năm tuổi. Do đó, Sâu đục nõn là một vấn đề lớn đối với cả vườn ươm
và rừng trồng ở giai đoạn mới trồng.
Các nghiên cứu cho thấy hai loài H. robusta và H. grandella gây hại chính
đối với cây họ Xoan (Grijpma, 1974). H. robusta phân bố ở Châu Phi, Châu
Á và Úc trong khi H. grandella chỉ có mặt ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Ngoài sự
khác nhau về phân bố, 2 lồi sâu hại này cịn có những khác biệt về mặt hình
thái. Cụ thể trứng của H. grandella có hình bầu dục màu trắng vàng lúc mới
đẻ và dần chuyển sang màu đỏ, kích thước từ 0,6-1,1 × 0,5-0,8 mm. Sâu non
có màu nâu đến hồng, trên cơ thể có nhiều nốt sần màu đen. Nhộng của H.
grandella có màu nâu và bóng, được bao bọc bởi kén bảo vệ làm bằng tơ màu
trắng. Trưởng thành có màu xám ở cánh trước và cánh sau màu trắng trong
suốt (de Castro et al., 2016).
Nghiên cứu đặc điểm gây hại của Sâu đục nõn trên Hồng xuân (Toona
australis) cho thấy vị trí chồi cây có liên quan rất chặt đến sự tấn công của
Sâu đục nõn. Những cành ở độ cao trên 90% so với chiều cao của cây thường
bị hại nặng nhất (Mo et al., 1997).
Theo Pinyopusarerk và Kalinganire (2003), khi nghiên cứu về tỷ lệ cây bị
Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa tại Thái Lan cho thấy tỷ lệ cây bị Sâu




×