Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Môn lý thuyết truyền thông lập kế hoạch truyền thông cho một vấn đề tự chọn vệ sinh an toàn thực phẩm – vấn đề xã hội cần được giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.12 KB, 18 trang )

BÀI TẬP MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI : LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO MỘT
VẤN ĐỀ TỰ CHỌN
“Vệ sinh an toàn thực phẩm – vấn đề xã hội cần được giải quyết”

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………….……………………..3
2. Xác định và phân tích đối tượng:……………………….……………….4
2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm:………………………….........................4
2.2. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:………….………...5
3. Xây dựng mục tiêu và các hoạt động hướng tới mục tiêu :……………..6
3.1 Mục tiêu:……………………………………………………………….6
3.2 Các hoạt động hướng tới mục tiêu:…………………..………………...7
4 . Thiết kế thông điệp:…………………………………………………….8
5. Xây dựng thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông:………………….9
5.1 Lựa chọn các kênh truyền thơng :…………..…………………...…….9
5.2 Lí do lựa chọn các kênh truyền thông trên: ………………………….10
6. Sắp xếp hoạt động theo trình và lịch trình các hoạt động. :…….....…....10
7. Quyết định sử dụng các nguồn lực:………..…….…………....………...12
8. Kế hoạch giám sát và đánh giá:………………………….…….......……12
8.1 Giám sát:…………………………………………………......................12
8.2 Đánh giá:………………….….….….….….….….….….….............…...13

PHẦN KẾT..………….…………………………………………………16

2



MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận
với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực
phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng
cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm
3


kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc
sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho
chăm sóc sức khoẻ. An tồn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường
xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển
kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp
phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xố đói giảm nghèo và hội
nhập quốc tế.
Vệ sinh an tồn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang
tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử
dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực
phẩm; việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến
hoặc do nhiễm độc từ mơi trường,… đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và
tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thơng tin liên
tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia
cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên
sự lo âu của mọi người chúng ta.
Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự
khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây khơng

ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi
chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông, lâm,
thuỷ sản với cương vị là một một thành viên bình đẳng của WTO.
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực
phẩm khơng nhiễm vi sinh, khơng chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngồi danh mục
cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nâng cao năng lực cạnh
4


tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần
quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

2. Xác định và phân tích đối tượng:
2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm:
Theo thống kê của của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009 đã có 1.058 vụ NĐTP,
trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị NĐTP là 5.302 người/năm, số người
chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị NĐTP cấp
tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm. Năm 2009 có 152 vụ ngộ độc thực
phẩm với 5.212 người mắc và 31 người tử vong. So sánh với năm 2008, số
vụ ngộ độc/năm 2009 giảm 53 vụ (25,9%); số người mắc giảm 2.616 người
(33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vong
giảm 26 trường hợp ( 42,6%) . Về nguyên nhân NĐTP, 29,6% số vụ do thực
phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm
có sẵn độc tố tự nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân.
Riêng trong năm 2010 (tính đến 20/12/2010), cả nước đã xảy ra 175 vụ
ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664 người mắc và
42 trường hợp tử vong. So sánh với số liệu trung bình/năm của giai đoạn
2006-2009, số vụ NĐTP giảm 9,1%, số mắc giảm 17,6% và số người tử
vong giảm 19,2%. Đáng chú ý là trong số 42 người chết, có tới 14 người do
uống rượu có Methanol (cồn cơng nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn

phải nấm (23,8%). Ngộ độc do cá nóc cũng cịn khá cao (16,7%).

5


Mặc dù đã có quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo
đảm ATTP, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy
định này còn chưa nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh
doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng còn chưa cao. Còn thiếu quy
định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc
phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối
với các chủ thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

2.2. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều
trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;
Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh
doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn
the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…
6


Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng
quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống
mốc, chất chống oxy hoá…
Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho
phép
Chât độc gốc tự nhiêntrong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một
số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ,
gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Chất độc sinh ra trong q trình bảo quản khơng tốt như các loại hạt ngô, đậu
tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

3. Xây dựng mục tiêu và các hoạt động hướng tới mục tiêu.
3.1 Mục tiêu:
Một là: Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP. Phấn đấu đến năm 2015:
80% người quản lý, 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng
thực phẩm có kiến thức thực hành đúng về ATTP; năm 2020: 100% người quản
lý, 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm có kiến
thức thực hành đúng về ATTP.

7


Hai là: Tăng cường năng lực hệ thống quản lý ATTP. Phấn đấu đến năm
2015: Có từ một đến hai phịng kiểm nghiệm ATTP tuyến tỉnh đạt chuẩn
ISO/IEC 17025:2005; hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và quản lý nguy cơ
về ATTP; trên 30% đơn vị quản lý nhà nước về ATTP ở các ngành, các cấp
được kiện toàn và đi vào hoạt động; thành lập, củng cố lực lượng thanh tra
chuyên ngành về ATTP; 70% cán bộ quản lý ATTP cấp tỉnh; 50% cán bộ quản
lý ATTP cấp huyện; 30% cán bộ quản lý ATTP cấp xã, phường, thị trấn được
tập huấn chương trình cơ bản về chun mơn, nghiệp vụ; 60% cộng tác viên
ATTP ở tuyến xã, phường, thị trấn được tập huấn kiến thức về ATTP. Đến năm
2020: 100% cán bộ quản lý ATTP các cấp được tập huấn chương trình cơ bản
về chun mơn, nghiệp vụ; 100% cộng tác viên ATTP ở tuyến xã, phường, thị
trấn được tập huấn kiến thức về ATTP; trên 80% đơn vị quản lý nhà nước về
ATTP ở các ngành, các cấp được kiện tồn và đi vào hoạt động có hiệu quả;
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành về ATTP.
Ba là: Cải thiện tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh

thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2015: Có 30% cơ sở ni hoặc vùng thâm canh;
trên 10% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi hoặc vùng quảng canh được công nhận
Quy phạm thực hành tốt (GapP) hoặc Quy tắc ni thủy sản có trách nhiệm
(CoC); 50% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn
uống và bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy
định; 100% siêu thị được kiểm soát ATTP; 50% chợ được quy hoạch và được
kiểm soát ATTP. Đến năm 2020: Trên 60% cơ sở nuôi hoặc vùng thâm canh;
có ít nhất 20% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi hoặc vùng quảng canh được công
nhận Quy phạm thực hành tốt (GapP) hoặc Quy tắc ni thủy sản có trách
nhiệm (CoC); 80% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch
vụ ăn uống và bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
8


theo quy định; 100% siêu thị được kiểm soát ATTP; 80% chợ được quy hoạch
và được kiểm soát ATTP.

Bốn là: Hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính. Phấn đấu đến năm
2015: Tỷ lệ mắc các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận giảm xuống
cịn dưới 8 trường hợp/100.000 dân và dưới 5 trường hợp/100.000 dân vào năm
2020.

3.2 Các hoạt động hướng tới mục tiêu:
Mục tiêu 1:
- Tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng
thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc
thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ
chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm
thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
Mục tiêu 2:

- Tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và
sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế
9


biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực
phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm;
- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm ATTP trên địa bàn cả nước;
Mục tiêu 3:
- Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi
phạm các quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Mục tiêu 4:
- Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý VSATTP,
nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể. Thẳng thắn chỉ rõ những
vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý ATTP của các nhà quản lý, lãnh đạo,
các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền;
Mục tiêu 5:
- Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện
đúng Luật An toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật ATTP, Thơng tư
quy định bảo đảm an tồn thực phẩm.

4. Thiết kế thông điệp
Dựa vào các đối tượng mà ta hướng tới, những muc tiêu truyền thông mà ta đã đề
ra thì cần phải xác định những thơng điệp truyền thông. Những thông điệp truyền
thông sẽ trở thành những phát ngơn hồn chỉnh, hướng trực tiếp vào đối tượng, từ
đó sẽ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng. Ở Phần trên ta đã xác
định được đối tượng và mục tiêu truyền thơng của chương trình tuyền thông này.

10


Mục tiêu chính đó là truyền thơng nếp sống văn minh cho sinh viên. Như vậy ta
có thể có 1 thơng điệp chính. Đó là:
“ Hãy nói khơng với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến
một ngày mai xanh, sạch”.
Ngồi thơng điệp chính trên ta cịn có thể có những thơng điệp khác như:
• Xóa sạch vấn nạn mất vệ sinh an tồn thực phẩm;
• Một thế giới an tồn với thực phẩm sạch;
• Vì một ngày mai khơng cịn thực phẩm bẩn.

Những thơng điệp trên sẽ trực tiếp tác động tới nhận thức và hành động của mọi
người.

Lí do xây dựng những thơng điệp trên
• Nội dung khá rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ.
• Phù hợp với đối tượng chính là quần chúng nhân dân, cơ quan chức năng và các
cấp chính quyền.
Ngồi việc xây dựng những thơng điệp bằng ngơn ngữ như trên ta cịn có thể
xây dựng thơng điệp bằng những hình ảnh,tranh vẽ…để tác động đến đối tượng

11


một cách dễ dàng hơn.

5.Xây dựng thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông.
5.1 Lựa chọn các kênh truyền thông
Để truyền thơng một cách hiệu quả thì chúng ta cần phải xác định xem đâu là

kênh truyền thông tốt nhất để sử dụng.:
 Internet
-Lập webside
- Đăng bài trên các trang báo
- Tổ chức các cuộc thi viết bài trên các trang báo…

12


- Mạng xã hội: Tạo các nhóm,các trang về tuyên truyền nếp sống văn minh cho
sinh viên
- Lập page trên Facebook , instagram , tiwtter ,…
- Những video ngắn có sự góp mặt của những ngơi sao nổi tiếng.
 Truyền hình: Xây dựng các chương trình để tuyên dương những tấm
gương sinh viên văn minh.Khích lệ mọi người làm theo.
 Tổ chức các buổi tọa đàm,các chương trình trị chơi cho sinh viên để giúp
sinh viên định hướng được thế nào là sống văn minh
 Thành lập các câu lạc bộ để sinh viên trao đổi,giao lưu học hỏi lẫn nhau.

5.2. Lí do lựa chọn các kênh truyền thơng trên.
• Những kênh truyền thông trên là những kênh truyền thông gần gũi với đối
tượng là cha mẹ , gia đình trẻ nói riêng và người dân trên nước Việt cũng như thế
giới nói chung nhất. Qua số liệu nghiên cứu có thể thấy rằng những đối tượng này
thường xuyên sử dụng cá kênh truyền thơng như internet, truyền hình, truy cập
mạng xã hội…vì thế lựa chọn các kênh truyền thơng này thì lượng đối tượng ta có
thể tác động sẽ nhiều hơn,hiệu quả truyền thông cũng cao hơn.

6 .Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian và lịch trình các
hoạt động.
Hoạt động 1: Xây dựng trang thơng tin điện tử tuyên truyền đảm bảo ATTP

- Bài viết, phóng sự, hình ảnh,…..Chứa đựng thơng tin về thực trạng mất vệ
sinh an tồn thực phẩm, từ đó tăng sự hiểu biết và nhận thức về tầm nguy hiểm
của vấn đề này đối với mỗi người trong việc chung tay góp sức đẩy lùi vấn nạn
này.

13


- Tăng số lượng truy cập website, đóng góp ý kiến, phát biểu trên phương
tiện truyền thông đại chúng, trước hết là trang thông tin điện tử trực tiếp tương tác
với những cá nhân cũng như các nhóm quan tâm sâu sắc đến vấn đề này.
- Tăng hiểu biết và kĩ nănng sống cho nhà truyền thơng, để có thể có những
giải pháp thúc đẩy sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhóm sinh viên vào xây
dựng nếp sống văn minh.
- Tổ chức các hoạt động và các cuộc thi, viết bài về vấn nạn mất vệ sinh an
toàn thực phẩm, …, các bài dự thi sẽ được đăng tải trên website và đánh giá từ
đó tăng sự chú ý, quan tâm của nhóm đối tượng trực tiếp đồng thời lơi kéo các
nhóm đối tượng gián tiếp.
- Fanpage : đăng các thông tin về dự án truyền thông và thông tin liên quan
- Mức độ cập nhật: Hàng ngày, lien tục.
- Thời gian : trong 2 tháng truyền thông
- Đối tượng tham gia : tất cả mọi người , mọi lứa tuổi trên khắp nơi trong và
ngoài nước
Hoạt động 2: Thay Avatar Avatar để lên tiếng phản đối nạn thực phẩm bẩn,
chung tay vì sức khỏe cộng đồng
6.1 Tổ chức thực hiện :
-

Mạng Xã hội Facebook


-

Số lượng người : không giới hạn

-

Thời gian diễn ra: tháng 3

-

Đối tượng tham gia : tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

6.2 Hoạt động cụ thể :

14


Đồng loạt thay avatar trên Facebook để kêu gọi phòng chống, đẩy lùi nạn thực
phẩm bẩn.
6.3Chỉ số đánh giá :
+ Số người tham gia thay avatar
+ Số người biết đến hoạt động này .

7.Quyết định sử dụng các nguồn lực
+ Nhóm 1: các phương tiện truyền thơng, các kênh thơng tin phản hồi như
internet, đài, báo,….
+ Nhóm 2 : Chiến lược thiết thực có thể dễ dàng thu hút nguồn tài trợ từ các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức , ngân hàng , doanh nghiệp ,…
+ Nhóm 3 : Nguồn nhân lực dồi dào ( tình nguyện viên ,…)
+ Nhóm 4 : Trực tiếp tham gia các hoạt động


8. Kế hoạch giám sát, đánh giá
8.1 . Giám sát
8.1.1. Chủ quan :
Trước hết, phải lập ra một ủy ban chuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình
thực hiện chiến dịch truyền thơng. u cầu của ủy ban này là: có đủ năng lực,
chun mơn để thực hiện q trình giám sát trong suốt thời gian thực hiện chương
trình truyền thơng này. Xem nó có thực hiện trách nhiệm giám sát nghiêm túc hay

15


khơng? Cịn có chỗ nào thiếu sót hay khơng? Có đảm bảo với mục tiêu đã đề ra và
phản ứng của dư luận với chương trình truyền thơng này ra sao ?
Cần theo dõi sát sao quá trình thực hiện và phản ứng của dư luận. Bên cạnh
đó, cũng thường xuyên lắng nghe những ý kiến từ người tiếp nhận truyền thông: ở
đây, cụ thể là những đối tượng được tác động tới nhận thức và hành động. Luôn
nghiêm túc khi thực hiện dự án, từ đó mới tăng khả năng thuyết phục cũng như gây
dựng niềm tin nơi đối tượng tiếp nhận. Phải thường xuyên điều chỉnh nội dung,
cũng như hình thức cho phong phú, đa dạng từ đó mới thu hút, hấp dẫn được sự
quan tâm của nhiều đối tượng, thành phần khác nhau, từ đó nhân rộng phạm vi ảnh

hưởng và hiệu quả của dự án truyền thơng. Bên cạnh đó, cũng kịp thời
phát hiện những mặt còn tồn tại để sửa chữa cho hợp lý, đảm bảo đúng
tiến độ và mục tiêu của dự án truyền thông.
8.1.2. Khách quan
Theo dõi phản ứng của dư luận xã hội về dự án truyền thông thông qua các
phương tiện thơng tin đại chúng như: các loại hình báo chí, truyền hình, internet và
đơng đảo dư luận (mà chủ yếu là ở đối tượng tiếp nhận). Nếu ta nhận được phản
hồi tốt từ đối tượng tiếp nhận, tức là dự án truyền thông của ta đã đạt thành công,

đạt được mục tiêu cơ bản ban đầu. Từ đó tiếp tục phát huy các biện pháp. Nếu
phản hồi từ đối tượng tiếp nhận không tốt, ta phải ngay lập tức điều chỉnh lại các
hoạt động cũng như các phương pháp sử dụng trong q trình làm dự án truyền
thơng, từ đó mới thuđược hiệu quả như mong muốn.

8.2. Đánh giá
16


Tiêu chí đánh giá
Từ internet :
- Bao nhiêu người đọc bài viết về vấn đền truyền thông?
- Thời gian họ xem những trang web của chương trình truyền thơng?
- Những trang web mà họ hay theo dõi ?
- Tỷ lệ số người tương tác với fanpage của chương trình truyền thơng ?
- Phán ứng của dư luận là tích cực/tiêucực ?
Từ các sự kiện, hoạt động cá nhân mang tính cộng đồng được tổ chức :
- Số lượng người biết đến sự kiện , hoạt động truyền thông là bao nhiêu ?
- Số lượng tham gia? Thái độ tham gia?
- Thơng qua các cuộc thi, mọi người có hiểu thêm về thông điệp mà những
người làm truyền thông muốn gửi đến hay không ?
Phản ứng của họ khi tham gia các hoạt động này? Có muốn nhân rộng nó ra hay
không?

17


PHẦN KẾT

Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, chất lượng một số nông thủy sản và thực

phẩm chế biến càn phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm
tối đa những yếu kém tồn tại. Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là
người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.
Cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm ở nước ta cịn nhiều khó khăn, thách
thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ
lẻ, quy mơ hộ gia đình nên việc kiểm sốt an tồn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù
Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
trong thời gian qua song cơng tác quản lý an tồn thực phẩm còn nhiều yếu kém,
bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn.
Thực chất đảm bảo VSATTP chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện
pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản xuất, đến người
tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ
chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai.

18



×