Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Lớp l03 nhóm 3 btl môn triết ml hk 221

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.86 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
––—————

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐÊ TAI: BẢN

CHẤT CỦA Ý THỨC. LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO

CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIÊN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP L03 --- NHÓM 03 --- HK 221
Giảng viên hướng dẫn: TS. An Thị Ngọc Trinh
Ngày nộp: 10/11/2022
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Nguyễn Thị Cẩm Dung

2012804

Phạm Tấn Dũng

2113073

Phạm Tuấn Dũng

2012876



Trương Tiến Dũng

2113083

Nguyễn Đại Dương

2113094

Cao Tấn Duy

2012808

TP.Hồ Chí Minh tháng 11, năm 2022

Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031
Nhóm/Lớp: L03 Tên nhóm: Nhóm 03
Đề tài: BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC. LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA

Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Tỷ lệ %
thành
viên
Nhiệm vụ được
nhóm
phân cơng
tham
gia
BTL
Chương 1: Phần
1.3
100%

STT

Mã số
SV

Họ

Tên

1

2012804

Nguyễn Thị
Cẩm

Dung


2

2113073

Phạm Tấn

Dũng

Chương 1: Phần
1.1

100%

3

2012876

Phạm Tuấn

Dũng

Chương 1: Phần
1.2.

100%

4

2113083


Trương
Tiến

Dũng

Chương 2: Phần
2.1 và 2.2.1

100%

Phần kết luận,
tổng kết và
chỉnh sửa

100%

Chương 2: Phần
2.2.2 và 2.3

100%

5

2113094 Nguyễn Đại Dương

6

2012808


Cao Tấn

Duy

Ký tên

Điểm


Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Đại Dương
Số ĐT:0922935366 Email:
Nhận xét của GV: ………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)

NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. An Thị Ngọc Trinh

Nguyễn Đại Dương


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN


STT

NỘI DUNG

TỪ VIẾT TẮT

1

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

AFTA

2

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN

3

Công nghiệp điện tử

CNĐT

4

Công nghệ thông tin

CNTT


5

Liên minh Châu Âu

EU

6

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

EVFTA

7

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FDI

8

Các nước cơng nghiệp mới

NiCs

9

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

TPP


10

Đồng đô la Mỹ

USD

11

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN .............................3
VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC .......................3
1.1. Nguồn gốc ý thức ...................................................................................... 3
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa duy tâm ......................................................... 3
1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình .......................................... 3
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ................................ 4
1.1.3.1. Nguồn gốc tự nhiên ............................................................... 4
1.1.3.2. Nguồn gốc xã hội ...................................................................5
1.2. Bản chất của ý thức .................................................................................. 6
1.2.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .................... 6
1.2.2. Ý thức phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc

con người ....................................................................................................7
1.3. Kết cấu của ý thức .................................................................................... 8
1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức ..............................................................8
1.3.2. Các cấp độ của ý thức ...................................................................... 9
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................. 14
2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở
Việt Nam ......................................................................................................... 14
2.1.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam ................... 14
2.1.2. Vai trò của ngành Công nghiệp điện tử đối với sự phát triển kinh
tế ở Việt Nam ........................................................................................... 15
2.2. Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản suất của ngành
Công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay ..................................................16
2.2.1. Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt
động sản xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam ....................16
2.2.2. Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong
hoạt động sản xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam ............19
2.3. Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức
trong hoạt động sản xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam .. 22
PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................26


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực tiễn:
“Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm nghiên

cứu, nhưng tùy theo cách lý giải khác nhau mà có những quan niệm rất khác nhau, là cơ
sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường lối cơ bản đối lập nhau là
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ” Nó là hình thức cao của sự phản ánh thực tại
khách quan, hình thức mà chỉ riêng con người mới có. Ý thức của con người là “khối vật
chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ óc của con người”, theo Lênin. Ý thức có vai
trị vơ cùng quan trọng đối với các khía cạnh của cuộc sống. Nhờ có ý thức mà chúng ta
có thể tạo nên động lực trong cuộc sống trước những khó khăn, nghịch cảnh. Sự thành
công của một cá nhân hay xã hội chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào ý thức. Ý thức giúp ta
định hướng lối đi đúng đắn về cuộc sống đồng thời cịn có thể nhìn nhận sự vật, sự việc
một cách khách quan và chính xác nhất. Trong ngành kĩ thuật hiện nay, ý thức có vai trò
rất quan trọng với chúng ta. Những người trẻ với sự sáng tạo, ý thức phát triển bản thân
sẽ có thể vươn cao hơn, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển khơng chỉ của bản thân mà
cịn là xã hội Việt Nam. Vì vậy, với vai trị to lớn của ý thức, vấn đề cấp thiết nhất hiện
nay là làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức theo triết học Mác - Lênin
đồng thời phân tích tính sáng tạo của ý thức. Vậy nên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “ Bản
chất của ý thức. Liên hệ tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất của ngành
Công nghiệp điện từ ở Việt Nam hiện nay ” cho Bài tập lớn trong chương trình học mơn
Triết học Mác - Lênin.
Mục đích nghiên cứu: bài tiểu luận cung cấp những hiểu biết căn bản về bản chất ý
thức của Triết học Mác – Lênin, giúp chúng ta biết được tầm quan trọng của nguồn gốc,
bản chất và kết cấu của ý thức theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin. Chứng minh được
tính khoa học của thế giới quan duy vật biện chứng, thơng qua phân tích vấn đề cơ bản
của triết học ý thức. Qua đó, nhận thức được giá trị, bản chất của tính sáng tạo và ứng
dụng chúng vào hoạt động sản xuất ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: bài tiểu luận nghiên cứu về mảng kiến thức của triết học bao
gồm: nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá tính
sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện
nay.
Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận sử dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, bài tiểu luận còn sử dung phương pháp đọc,

tìm và nghiên cứu tài liệu qua đó tổng hợp, phân tích so sánh và đối chiếu để đưa ra
nhưng kết luận hợp lý nhất.
1


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

Kết cấu đề tài: ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 02 chương, 02 tiểu tiết.

2


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1.1. Nguồn gốc ý thức
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa duy tâm
Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng ý thức là
cái có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, củ thể là ý thức là nguyên thể
đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của
toàn bộ thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với những đại biểu tiêu biểu như Plato, Hegel đã
tuyệt đối hóa vai trị của lý tính. Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”,
hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức
của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải

là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời,
biệt lập với thế giới bên ngồi. Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của
chủ nghĩa duy tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo.
Lấy ví dụ như những quan điểm về Chúa trời tạo ra Trái Đất và sự sống trên Trái
Đất, sự ra đời của những câu chuyện thần thoại Hy Lạp để giải thích các hiện tượng tự
nhiên…
1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình phủ
nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lý
giải nguồn gốc của ý thức. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khoa học của thời đại đó cịn
nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những quan niệm về ý thức còn
mắc nhiều sai lầm. Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý
thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. Ví dụ tiêu biểu là
quan niệm ý thức của Democritos là do những nguyên tử đặc biệt (hình cầu, nhẹ, linh
động) liên kết với nhau tạo thành. Các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII lại cho rằng:
“Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”. Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt
luận” (J.B. Robinet, E. Hechken, Diderot) lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của
mọi dạng vật chất - từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người. Theo họ,
có chăng sự khác nhau giữa các giống, loài chỉ là ở cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằng

3


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

ngơn ngữ hay khơng mà thơi. Nhà triết học Pháp Diderot cho rằng: “cảm giác là đặc tính
chung của vật chất, hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất”1.
Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình trong
quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó làm

cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” có trước, sáng
tạo ra thế giới., C. Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “ý niệm
chẳng qua chỉ là vật chất chuyển vào đầu óc con người và được cải tiến ở trong đó”. Dựa
trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học - thần kinh hiện đại,
các nhà kinh điện của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng ý thức có nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội.
1.1.3.1. Nguồn gốc tự nhiên
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức con người là bộ óc con người,
thế giới khách quan và q trình phản ánh.
Bộ óc con người: C. Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “ý
niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải
biến đi ở trong đó”2. Dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý
học - thần kinh hiện đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng,
ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Ĩc
người là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Bộ óc con
người hiện đại là sản phẩm của q trình tín hóa lâu dài và có cấu tạo rất phức tạp. Các tế
bào thần kinh có trong bộ não người giúp con người có thể thu nhận, xử lý, dẫn truyền và
điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngồi thơng qua
các phản xạ khơng điều kiện và có điều kiện, ví dụ phản xạ khơng điều kiện như nhìn
thấy quả chanh thì cơ thể tiết ra nước bọt, trời nóng thì cơ thể tiết mồ hơi,… hay là ví dụ
về phản xạ có điều kiện là mặc áo ấm khi trời lạnh,bật quạt khi trời nóng,…
Thế giới khách quan: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều này
có nghĩa là nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Thế giới quan là toàn
bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới
quan duy vật biện chứng có vai trị đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận
thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là “cặp kính” triết học để con người xem xét,
nhận thức thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp con
1

2

. V.I. Lênin: Tồn Tập, t.18 NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr.32.
. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, t.23, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr 55.

4


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức
được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống. Thế giới quan duy vật biện chứng cịn giúp con
người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động, từ đó xác định thái độ
và cả cách thức hoạt động của mình. Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trị
tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân
sinh quan tích cực
Q trình phản ánh: Trải qua q trình tiến hóa, con người dần phát triển năng lực
phản ánh của thế giới vật chất từ thấp đến cao và cao nhất là trình độ phản ánh – ý thức.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong sự liên hệ,
tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Đó là sự tái tạo những đặc điểm
của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua
lại của chúng.
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
1.1.3.2. Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể
thiếu được, song chưa đủ điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề,
nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với q trình hình thành bộ óc nhờ lao động, ngôn
ngữ và những quan hệ xã hội.

Lao động: Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực
phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của loài người mới là
nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức. Để tồn tại, con người phải tạo ra
những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hoạt động lao động sáng tạo của lồi
người có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Thơng qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách
quan mà con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về
thế giới. Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực, bắt
chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những thuộc tính, kết cấu... nhất định và
thơng qua giác quan, hệ thần kinh tác động vào bộ óc để con người phân loại dưới dạng
thơng tin, qua đó nhận biết nó ngày càng sâu sắc. Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Nhưng
cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng bước một đầu óc cũng phát triển, ý thức xuất
hiện, trước hết là về những điều kiện của các kết quả có ích thực tiễn và về sau,... là về
những quy luật tự nhiên chi phối các kết quả có ích đó”.3
Ngơn ngữ: Là phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội
đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội.
Ph. Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng
3

. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, t.20, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr.476.

5


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

ngơn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy
nhất đúng về nguồn gốc của ngơn ngữ”.4 Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội
dung ý thức. Cùng với lao động, ngơn ngữ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển
của ý thức. Nhờ ngơn ngữ, con người có thể tạo nên các mối quan hệ hợp tác, trao đổi

kinh nghiệm, kế thừa, thoát khỏi những suy nghĩ cá nhân, cảm tính.
Như vậy, lao động và ngơn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc
của lồi vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người. Ý
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người, nhưng khơng phải cứ
có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ
với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài
người.
1.2. Bản chất của ý thức
Do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên chủ nghĩa duy tâm đã có
những quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức và đã cường điệu vai trò của ý thức một
cách thái quá. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trị của ý
thức. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyết
phản ánh “Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người”5. Bản chất của ý
thức thể hiện qua: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và ý thức là hình
thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực
tiễn xã hội - lịch sử.
1.2.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, cịn hình thức phản ánh là chủ quan.
Ý thức là cái vật chất ở bên ngồi “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được
cải biến đi ở trong đó. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng
phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể
phản ánh. Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau có
đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong những hồn cảnh lịch sử
khác nhau... thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau. Ph.
Ăngghen đã từng chỉ rõ tính chất biện chứng phức tạp của quá trình phản ánh: “Trên thực
tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng đến bị hạn chế về
mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quan bởi những đặc điểm về
thể chất và tinh thần của tác giả”6.
. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.20, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr 645.

. V.I. Lênin: Toàn tập,: Toàn tập, t.18, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr 38.
6
. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, t.20, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr. 57.
4
5

6


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Đây là
một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh
tâm lý động vật. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự
phản ánh đặc biệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu
cầu của con người.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá trình mang
tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thơng tin cần thiết.
Hai là, mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất
đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật
chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển hóa mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. Để thúc đẩy q trình
chuyển hóa này, con người cần sáng tạo đồng bộ nội dung, phương pháp, phương tiện,
công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của
mình. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
1.2.2. Ý thức phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người
“Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Đây là
một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh

tâm lý động vật. Ý thức không phải là kết quả của sự phản ảnh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ
động thế giới khách quan. Trái lại, đó là kết quả của q trình phản ánh có định hướng,
có mục dích rõ rệt. Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt
động thực tiễn xã hội”7. Bằng hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú của mình, con
người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá không ngừng cả bề rộng và
chiều sâu của các đối tượng phản ánh.
Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bẩm rất nhập các tăng bản chất, quy luật,
điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Con người bằng hoạt động thực tiễn, từng
bước nâng cao sự chân thức của mình về thế giới, xâm nhập các tầng bản chất, quy luật,
từ đó hình thành những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Tri
thức của con người về thế giới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn.
Trên cơ sở của tri thức đã có cũng hoạt động thực tiễn con người đã sáng tạo ra tri
thức mới, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Sự phản ánh ý thức là quá trình
thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây
là quá trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là,
7

. Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.161.
7


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá
trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành
các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển hóa mơ hình từ tư duy ra hiện thực
khách quan, tức là q trình hiện thực hóa tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn biến
cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các
dạng vật chất ngoài hiện thực. Để thúc đẩy q trình chuyển hóa này, con người cần sáng

tạo đồng bộ nội dung, phương pháp, phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào hiện
thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt
thuộc bản chất của ý thức.
Ví dụ về bản chất của ý thức: trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan,
con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của
mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm
đường,… mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương có sự khác nhau và đều được
con người tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh
tế-xã hội,.. Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có
định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.
Tính sáng tạo của ý thức khơng có nghĩa là ý thức để ra vật chất. Sáng tạo của ý thức
là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết
quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản
chất của ý thức. Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội tạo ra sự phản ánh phức
tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
1.3. Kết cấu của ý thức
1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức
Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất phức tạp. Có nhiều cách để
tiếp cận nghiên cứu về kết cấu của ý thức song ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu theo các
yếu tố hợp thành và theo chiều sâu của nội tâm. Theo các yếu tố hợp thành, ý thức bao
gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm, tin, lý trí, ý chí,… Trong đó tri
thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi nhất trong quá trình hình thành và phát triển ý thức của con
người.
Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn
ngữ.Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu
hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Theo C. Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức
và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với
8



Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

ý thức, chừng nào ý thức biết cái đối.”8. Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể
chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn
cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và
tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý
tính…
Tình cảm: tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan
hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự
khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình
cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát
huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Ý chí: là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong q
trình thực hiện mục đích của con người. “Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức,
một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của
hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể
coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình.Nó điều khiển hành vi để con người
hướng đến mục đích một cách tự giác. Nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản
thân và quyết đốn trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân
chính của ý chí khơng chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện
ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong
những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai
cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại”9.
Tri thức kết hợp với tình cảm, ý chí hình thành nên niềm tin, nâng cao ý chí tích cực
biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạch của mình.
1.3.2. Các cấp độ của ý thức
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận thức

được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức… Tất cả những yếu tố đó cùng với những
yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần
của con người, đồng thời tự ý thức đóng vai trị quyết định đối với hoạt động của con
người.
Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân trong mối quan hệ với ý thức về
thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh dấu trình độ phát
triển của ý thức. Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, con người cũng tự phân
biệt, tách mình, đối lập mình với thế giới đó để đánh giá mình thơng qua các mối quan hệ.
8

C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.42, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội , tr 236

9

Viện pháp luật ứng dụng ( 15/06/2021), Bản chất và kết cấu của ý thức. Truy cập từ

/>
9


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

Nhờ vậy, con người tự ý thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác,
đang tư duy; tự đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân về thế giới, cũng như
các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, hành vi, đạo đức và lợi ích của mình.
Qua đó, xác định đúng vị trí, mạnh yếu của mình, ý thức về mình như một cá nhân - chủ
thể có ý thức đầy đủ về hành động của mình; ln làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh
hành vi của mình trong tác động qua lại với thế giới khách quan.
Ví dụ về tự ý thức: Adam Khoo đã từng viết cuốn sách “tôi tài giỏi và bạn cũng

thế” và đây là cuốn sách hay và được bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông
đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ nhất nhưng rồi cuối cùng ơng
cũng đã thành cơng vì ông đã nhận thức được khả năng của mình không chỉ là vậy. Đây
thể hiện khả năng tự ý thức của ông.
Vô thức: là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngồi
phạm vi của lý trí mà ý thức khơng kiểm sốt được trong một lúc nào đó. Chúng điều
khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen... trong con người thơng qua phản xạ
không điều kiện. Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng khơng phải mọi hành
vi của con người đều do lý trí chỉ đạo. Trong đời sống của con người, có những hành vi
do bản năng chi phối hoặc do những động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói
quen đến mức chúng tự động xảy ra ngay cả khi khơng có sự điều khiển của lý trí. Vơ
thức là những trạng thái tâm lý ở tầng sâu điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử
của con người mà chưa có sự can thiệp của lý trí. Vơ thức biểu hiện ra thành nhiều hiện
tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ,... Mỗi hiện tượng vô thức có vùng
hoạt động riêng, có vai trị, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là
giải toả những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn
bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng.
Nó góp phần quan trọng trong việc lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con
người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như tức giận, áp lực ...
Ví dụ về vô thức: khi mới bắt đầu tập đi xe máy, ban đầu chúng ta phải dùng ý thức
để điều khiển các động tác như tay ga, phanh xe và cố giữ thăng bằng…Đến khi thành
thạo thì chúng ta ngồi lên xe là tự nhiên tay ga, phanh xe khi xuống dốc,… mà khơng cần
kiểm sốt những hành tác theo ý thức nữa. Bởi vì những kinh nghiệm đó đã tiềm ẩn trong
tầng vô thức mà con người chỉ cần đánh thức nó là có tác động ngay.
Tiềm thức: là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức. Về
thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như
thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức
mà chủ thể khơng cần kiểm sốt chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trị quan
10



Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

trọng trong đời sống và tư duy khoa học. Tiềm thức gắn bó rất chặt chẽ với loại hình tư
duy chính xác, được lặp lại nhiều lần. Khi tiềm thức hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sự
quá tải của đầu óc, khi cơng việc lặp lại nhiều lần, mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và
chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
Ví dụ về tiềm thức: khi chúng ta đói bụng và não bộ ra quyết định chúng ta đi mua đồ
ăn, ra quyết định đi mua đồ ăn là ý thức quyết định để giải quyết vấn đề đói bụng, thế
nhưng khi ăn lại là cả một quá trình tiếp thu, phản hồi và chỉnh sửa liên tục của ý thức
Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”:
Hiện nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sản
xuất ra nhiều loại máy móc khơng những có khả năng thay thế lao động cơ bắp, mà cịn
có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn máy tính điện tử,
"người máy thơng minh", "trí tuệ nhân tạo". Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” trong khoa học
viễn tưởng mô tả một loại não bộ bằng máy tính hay robot có thể suy nghĩ và thật sự hiểu
về vấn đề nào đó tương tự như con người. Và đây nên được gọi là “trí tuệ nhân tạo tổng
thể” - AGI (artificial general intelligence) vì sở hữu khả năng suy nghĩ đến nhiều thứ
khác nhau và áp dụng những suy nghĩ đó trong các tình huống, lĩnh vực khác nhau. Một
khái niệm khác cũng liên quan là “strong AI”, một máy tính có thể trải nghiệm ý thức
như con người.Nhưng chúng ta vẫn chưa tạo ra được các loại AI như trên, và sẽ còn rất
lâu để điều đó xảy ra. Do đó Siri, Alexa, hay Cortana hiện tại chưa thể thật sự hiểu và
ngẫm nghĩ như con người. Những tính năng AI ta thường thấy chỉ là đã được dạy để thực
tiện tác vụ cụ thể dựa vào dữ liệu con người cung cấp, chúng chỉ học cách làm nhưng
không hiểu tại sao phải làm vậy.
Ý thức và máy tính điện tử là hai quá trình khác nhau về bản chất. "Người máy thơng
minh" thực ra chỉ là một quá trình vật lý. Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập
trình phỏng theo một số thao tác của tư duy con người. Máy móc chỉ là những kết cấu kỹ

thuật do con người sáng tạo ra. Còn con người là một thực thể xã hội năng động được
hình thành trong tiến trình lịch sử tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội.
Máy không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó. Năng lực đó
chỉ có con người có ý thức mới thực hiện được và qua đó lập trình cho máy móc thực
hiện. Sự phản ánh sáng tạo, tái tạo lại hiện thực chỉ có ở ý thức của con người với tính
cách là một thực thể xã hội, hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Ý thức mang bản chất
xã hội. Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng khơng thể hồn thiện
được như bộ óc con người.
Ví dụ về xe khơng người lái: Một trong những yếu tố quan trọng của xe không người
lái chính là bản đồ số. Những cảnh báo như đường đâng thi công hay không thể lưu thông
11


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

do kẹt xe,… thì Google Map chưa thực hiện được, cuối cùng thì những thơng tin này vẫn
cần con người để xử lý. Ngồi ra những cơng nghệ trên xe dường như tính chính xác chỉ
mang tính chất tương đối. Vụ tai nạn xảy ra hôm 7/5/2016 ở thành phố Williston của Mỹ
được biết đến như là thảm họa gây chết người đầu tiên liên quan đến việc sử dụng công
nghệ lái xe tự động. Tesla Motors là đơn vị phát triển chiếc xe Model S cho biết rằng cảm
biến trên xe không không phân biệt được màu trắng bên hông xe tải và ánh sáng bầu trời
khiến vụ va chạm xảy ra.10
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở bộ óc con người về hiện thực khách
quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử. Sự hoàn thiện trong cấu trúc vật chất của bộ óc
người và hoạt động thực tiễn xã hội phong phú đã tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ
cho đặc tính phản ánh - ý thức người phát triển, ngày càng xâm nhập vào tầng sâu của thế
giới hiện thực, gắn nhận thức với cải tạo thế giới. Thực tiễn xã hội là động lực trực tiếp to
lớn thúc đẩy ý thức hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phong
phú, đa dạng. Ý thức nhân đôi thế giới trong tinh thần, nhờ đó con người sáng tạo ra "giới

tự nhiên thứ hai" in đậm dấu ấn của con người. Một trong những sáng tạo đó là con người
ngày càng sáng tạo ra các thế hệ "người máy thông minh" cao cấp hơn giúp cho con
người khắc phục được nhiều mặt hạn chế của mình.
Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức, chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị
vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khẳng định vai trò to
lớn của ý thức trong đời sống hiện thực của con người về thực chất là khẳng định vai trò
của con người- chủ thể mang ý thức đó. Cần có thái độ đúng đối với con người, quan tâm,
chăm lo phát triển con người toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt quan tâm bồi
dưỡng thế hệ trẻ có kiến thức, nắm vững khoa học - cơng nghệ hiện đại, có tình cảm cách
mạng trong sáng, ý chí vươn lên xây dựng đất nước giàu mạnh.
Cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để vận dụng vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay. Muốn ý thức xã hội chủ nghĩa thực sự giữ vai trò chủ
đạo trong đời sống tinh thần nhân dân, phát huy được tính tích cực xã hội của mỗi người
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, cần quán triệt tốt
đường lối đổi mới của Đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm. Xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vật chất vững chắc để xây dựng đời
sống văn hoá tinh thần phong phú cho nhân dân, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hố,
khoa học kỹ thuật, tri thức phát triển. Xây dựng nhân tố con người thực sự là nguồn lực
phát triển đất nước bền vững. Chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao, phẩm chất nhân cách phát triển toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức,
. Sở thơng tin - truyền thơng thành phố Đà Nẵng (16/03/2017), Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế được con người?, Truy cập từ
/>10

12


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

tài để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để làm được điều đó, cần gắn nó với quá trình xây

dựng mọi mặt tạo mơi trường thuận lợi cho xây dựng con người, phát huy cao nhất tính
tích cực xã hội, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ khoa học, trình độ chun mơn cho
mỗi con người.

13


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam
2.1.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền
kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến
các ngành công nghiệp khác. Ngành CNĐT xuất hiện vào thế kỷ 20 và ngày nay đã trở
thành một ngành công nghiệp tồn cầu với trị giá hàng tỷ đơ la. CNĐT là một lĩnh vực
nghề nghiệp rộng lớn bao gồm công nghệ dùng trong lĩnh vực hàng không hoặc y tế, hệ
thống điều khiển điện tử và thiết bị công nghiệp. Các lĩnh vực như an ninh, truyền thanh,
truyền hình, vận tải và viễn thông cũng được liên kết với CNĐT. Đây là ngành mũi nhọn,
tất cả các loại thiết bị điện tử số được sử dụng ngày nay đều được chế tạo trong các nhà
máy do ngành CNĐT vận hành.
Ngành CNĐT bao gồm một chuỗi các quy trình sản xuất và sản phẩm khác nhau.
Các sản phẩm dễ thấy nhất của ngành công nghiệp điện tử là hàng tiêu dùng như TV,
Amply, Smartphone và Laptop, máy MP3. Các thiết bị cảnh báo, an ninh như camera,
báo trộm, báo cháy, các thiết bị văn phòng, hệ thống điều khiển lưới điện, điện chiếu sáng
tại các tòa nhà, các băng chuyền tự động, bán tự động tại các công ty chế biến, nhà máy
sản xuất, hệ thống nâng hạ như thang máy, cánh tay robot, xe robot, thiết bị điện tử ô tô

GPS, Việc sản xuất các linh kiện điện tử, lắp ráp, thay thế, sửa chữa các thiết bị điện dân
dụng, các bảng mạch điều khiển cũng như việc vận hành, giám sát, bảo trì các hệ thống
tự động tại các văn phịng, cơng xưởng nhà máy, xí nghiệp và thậm chí trong các lĩnh vực
nơng nghiệp như chăn ni, trồng trọt, các ngành công nghiệp phụ trợ khác là tất cả các
khía cạnh của ngành CNĐT.
Ngành CNĐT Việt nam xuất hiện từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX nhưng chỉ
thực sự hình thành vào cuối những năm 80 và dần hoàn thiện đầu năm 2000 khi luồng
đầu tư nước ngồi vào ngành điện tử bắt đầu có hiệu ứng lan tỏa. Sự bùng nổ của nhu cầu
về hàng điện tử và sự cần thiết phải phát triển ngành công nghệ thông tin trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội dưới tác động của tăng trưởng kinh tế là những tiền đề
14


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

thúc đẩy cho một thị trường sơi động và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình
hình thành và phát triển ngành cơng nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975-1990: Xây dựng và phát triển trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp: Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất Việt Nam tiếp quản một số xí
nghiệp điện tử ở phía Nam. Phần lớn các xí nghiệp này sản xuất hàng điện tử dân dụng,
liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National, Sanyo…và một vài xí nghiệp
sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền
công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam vào thời kỳ này.
Giai đoạn 1990 – 2010: Từ đầu những năm 1990, với chủ trương đổi mới và hội
nhập, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển động mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường.
Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thơng thống, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở
hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành
Công nghiệp điện tử.

Giai đoạn 2010 – nay: Từ năm 2010 đến nay, ngành Cơng nghiệp điện tử Việt Nam
đã hịa mình với ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành một bộ phận của thị trường
sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các
sản phẩm điện tử trên thế giới đã tràn vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau:
nhập khẩu chính thức linh kiện và bộ linh kiện, nhập khẩu chính thức các sản phẩm
nguyên chiếc và các sản phẩm do các liên doanh nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.
Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo
nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng điện tử,
máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn
thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay:
2.1.2. Vai trị của ngành Cơng nghiệp điện tử đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
Nam
CNĐT là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước
trên thế giới. CNĐT đặc biệt là CNTT đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, trở thành cơ sở nền tảng trong các lĩnh vực kinh tế – an ninh – quốc
phòng của mọi quốc gia.
15


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

CNĐT được coi là một trong những ngành cơng nghiệp có tính cạnh tranh cao và
góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn
cầu, tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực như sản xuất chế tạo, tài chính ngân hàng, thương
mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, vận tải, mơi trường…Có thể coi CNĐT và CNTT là cuộc
cách mạng cơng nghiệp lần thứ hai và mang tính tồn cầu hố. Do vậy, hầu hết các nước
cơng nghiệp phát triển và phần lớn những nước đang phát triển đều có những chính sách
quốc gia nhằm phát triển CNĐT; trong đó phải kể đến các nước đi đầu như Mỹ, EU, Nhật
Bản và những nước áp dụng thành công như NiCs, ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ…

Ngành CNĐT đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tiếp thu nhanh
những tiến bộ trong khoa học – công nghệ – kỹ thuật; hiệu quả mang lại cao, giá trị gia
tăng lớn và không bị hạn chế phát triển như một số ngành khác. Sự phát triển của CNĐT
thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hố, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và
dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo đánh giá chung về 20
nhóm ngành cơng nghiệp trên thế giới thì CNĐT đứng đầu về thu hút lao động, đứng thứ
hai về doanh thu trên vốn (sau ngành luyện kim), đứng thứ ba về doanh thu tuyệt đối (sau
ngành lọc dầu và ơ tơ). Ngồi ra, CNĐT cũng chính là ngành tạo cơ sở cho việc hình
thành và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời là một ngành sản xuất chủ lực trong nền
kinh tế tri thức.
Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam, sự phát triển của
ngành CNĐT có một vai trị rất quan trọng bởi vì:
Thứ nhất, ngành CNĐT góp phần thúc đẩy sự tham gia của các nước này vào quá
trình tồn cầu hố sản xuất và thương mại. Nó góp phần làm tăng dung lượng thông tin
trong các hoạt động kinh tế, linh hoạt hoá các giao dịch kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài,
nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tạo nên sự chuyên mơn hố và mở
rộng quy mơ kinh tế;
Thứ hai, ngành CNĐT làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc
chuyển đổi các ngành công nghiệp sản xuất hàng hố thơng thường sang sản xuất các sản
phẩm cơng nghiệp có hàm lượng chất xám cao.
Thứ ba, ngành CNĐT giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm những tác
động xấu đến mơi trường trong q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố.
2.2. Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản suất của ngành Công
nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản
xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam
16


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh

Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

Thứ nhất, sự sáng tạo của ý thức làm tăng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm sản
phẩm điện tử. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việc
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương
mại tự do thế hệ mới (TPP, EVFTA…) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp ngành CNĐT phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế
giới. Minh chứng là, từ năm 2013 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu ngành điện tử ln chiếm
vị trí dẫn đầu trong các ngành xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu hàng năm đã vượt
ngưỡng con số 30 tỷ USD. Dựa trên đặc điểm này, các công ty sản xuất sản phẩm điện tử
tại Việt Nam sẽ có thể yên tâm về thị trường đầu ra. Đây chính là một lợi thế lớn trong
bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan,
kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng
trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình qn
23,8%/năm. Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã giúp Việt Nam
liên tiếp lập nhiều kỳ tích về xuất khẩu, xuất khẩu khơng ngừng tăng, trung bình 5,794 tỷ
USD/năm, từ vị trí là nước đứng thứ 47 năm 2001 lên vị trí 12 trên thế giới và đứng thứ 3
trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử với kim ngạch 44,6 tỷ USD trong năm
2020.11

Nguồn: Tổng cục thống kê
Thứ hai, sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp
điện tử giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
. Bộ Công Thương Việt Nam (05/082021), Ngành điên tử Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0. Truy cập từ
/>11

17



Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế. Có thể nói rằng, nguồn vốn trong nước
đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự phát của ngành CNĐT nước ta. Vốn đầu tư trong
nước được xem là bộ phận đối ứng rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào
ngành này. Để có thể phát triển ngành CNĐT, vốn trong nước đóng vai trò quyết định
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào đầu tư. Với một thị
trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả quan, cùng với hệ thống chính trị ổn
định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đồn lớn về
cơng nghệ thơng tin trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư
thường căn cứ vào hai yếu tố chính, đó là giá th nhân công và thuế. Và các nước đang
phát triển như Việt Nam vốn đã có lợi thế về giá thuê nhân công rẻ. Đặc biệt khi Việt
Nam tham gia vào WTO, sẽ có thêm lợi thế về thuế suất đối với mặt hàng linh kiện điện
tử. Vì vậy, sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tăng rõ rệt. Đây cũng
chính là cơ hội lớn nhất cho Việt Nam. Theo số liệu thống kê, lĩnh vực công nghiệp điện
tử Việt Nam đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI. Đa phần nguồn vốn này đến từ các tên
tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia.
Thứ ba, sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất của ngành CNĐT giúp đa
dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế. Các doanh nghiệp điện tử hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cả doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm
điện tử thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, tivi, máy giặt, điện thoại, máy in… Các sản phẩm
điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt,
đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế
giới. Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác
động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. “Ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% tồn ngành cơng nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện
tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.”12 Trong năm 2022 ngành CNĐT sẽ tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành

khác phát triển là tiền đề để thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư, sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất của ngành CNĐT giúp thu
hút người lao động, giải quyết vấn đề việc làm. Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định
và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Mác đã từng nói: “Trình độ sản
xuất của một nền kinh tế không phải ở chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó
dùng cái gì để sản xuất”. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, Lênin
12

. Đồn Huệ (22/10/2021), Cơng nghiệp điện tử giữ vị trí quan trong trong sản xuất cơng nghiệp. Truy cập từ

ges_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM215718

18


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân và người
lao động”.Vào năm 2021 ngành CNĐT thu hút hơn 1,3 triệu lao động13, để đảm bảo số
lượng và chất lượng nguồn lao động cho ngành CNĐT thì các trường đại học đã đổi mới
phương thức đào đạo liên kết với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng từ nhu cầu thực tế
của các doanh nghiệp để đưa vào các chương trình đào tạo.
Thứ năm, sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản xuất của ngành CNĐT giúp
các doanh nghiệp tự tạo và nắm bắt cơ hội phát triển, tạo cơ hội đưa Việt Nam trở thành
công xưởng lớn thứ hai của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội cho
Việt Nam thu hẹp dần khoảng cách về năng suất với các nước trên thế giới. Đây là cơ hội
nhưng cũng là thách thức khi nền sản xuất công nghiệp Việt Nam hiện vẫn dựa vào gia
cơng, thâm dụng lao động với mơ hình kinh doanh cũ, vì vậy để cạnh tranh được trong xu
thế đổi mới này, các doanh nghiệp Việt phải đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất,

kinh doanh. Các doanh nghiệp đã nhận thấy được ngành công nghiệp điện tử là điểm
sáng trong sản xuất công nghiêp ở Việt Nam. Khi một loạt tập đồn điện tử, viễn thơng
lớn tun bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự
quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công
cuộc phát triển của Việt Nam.

2.2.2. Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động sản
xuất của ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Thứ nhất, sự sáng tạo của ý thức chưa đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao cho
ngành CNĐT. Nếu như trước đây, nhân công giá rẻ được xem là lợi thế thì nay điều này
. Hồng Chiêu (15/07/2022), Ngành điện tử thiếu lao động chất lượng cao. Truy cập từ tml
13

19


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
Bộ mơn Lý Luận Chính Trị

đã khác cùng với đó, tài ngun thiên nhiên sẵn có cũng khơng cịn là lợi thế nữa. Cuộc
cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực
tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ, nước đó sẽ chiến thắng trong
cuộc chạy đua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lao động của Việt Nam vẫn hạn chế trong
việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng
cơng nghệ thông tin. Không chỉ vậy, nhiều lao động dù đã qua đào tạo, nhưng khi làm
việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến người sử dụng lao động mất thời gian đào tạo
lại. Như vậy, có thể nói Việt Nam chưa có được đội ngũ đủ mạnh để thích ứng với u
cầu đi trước đón đầu cơng nghệ. Vấn đề này đang ngày càng đè nặng lên hệ thống đại học
Việt Nam. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia

tăng của các ngành cơng nghiệp cịn nhiều khó khăn. Không chỉ vậy “chất xám” của các
doanh nghiệp Việt Nam bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia. Đây cũng là một
cảnh báo về tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ riêng đối với các
doanh nghiệp điện tử như hiên nay.
Thứ hai, sự sáng tạo của ý thức chưa đem lại sức cạnh tranh trên thị trường trong
và ngoài nước cho sản phẩm của ngành CNĐT. Đây là thách thức rất lớn đối với các
doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt
Nam hiện nay còn yếu quy mô sản xuất nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt
động kinh doanh như: trình độ lao động cịn ở mức độ thủ cơng cao nên năng suất lao
động thấp. Rất ít doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, từ đó
hiệu quả kinh doanh thu được cũng khơng cao, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp
ứng được yêu cầu cao của thị trường. Nhiều doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước
đây đang có xu hướng phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu và chiếm thị phần
nhỏ. Ở khâu tiếp cận với các nguồn vốn, thông tin thị trường, mặt bằng sản xuất... các
doanh nghiệp cịn rất hạn chế nên khó có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật,
đầu tư nghiên cứu sản phẩm...Thị trường điện - điện tử dân dụng trong nước chủ yếu vẫn
do các thương hiệu của nước ngoài chiếm lĩnh.
Thứ ba, sự sáng tạo của ý thức chưa giúp Việt Nam tự chủ hồn tồn cơng nghệ
trong sản xuất, tỉ lệ nội địa hóa của ngành CNĐT cịn thấp. Lâu nay điện tử Việt Nam
chủ yếu chuyên về lắp ráp nhưng phần lớn linh kiện lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Công nghiệp điện tử Việt Nam hiện mới chỉ lắp ráp các bộ phận và gia công đơn giản,
các hợp phần hay thiết bị chuyên ngành vẫn chưa thực hiện được. Sự phát triển ấn tượng
của ngành điện tử thời gian qua chủ yếu thể hiện ở khâu thu hút đầu tư lớn từ các tập
đoàn đa quốc gia, nhất là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Các dự án đầu tư bằng
vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất điện tử đang chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành hàng này.Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 5-10%. Các
20



×