BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Mơn học
Ghim 1
Tên
chủ
đề/vấn đề
bài
thu
hoạch:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Ngày chấm:
SỐ
PHÁCH
Giảng viên chấm 1
(Ký, ghi rõ họ,
tên)
ĐIỂM
Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Bằng số:
Bằng chữ:
Ghim 2
Lưu ý: Không bấn ghim phần dưới đây
Mơn học
Tên
chủ
đề/vấn đề bài
thu hoạch:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
SỐ PHÁCH Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Quy luật giá trị........................................................................................2
2.1.1. Khái niệm quy luật giá trị................................................................2
2.1.2. Nội dung của quy luật giá trị...........................................................2
2.1.3. Tác động của quy luật giá trị...........................................................3
2.1.4. Ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam...............................................................................................................4
2.2. Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............................................................................5
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9
1
1. MỞ ĐẦU
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nước
Việt Nam ta cịn là một trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo
nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ
thuật kém phát triển... hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi
trường vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc chưa hạn chế được. Tuy vậy
ta cũng không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được những yếu
điểm đó mà ta phải dần dần khắc phục. Song hành với nó ta phải liên tục vận
dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để phát triển đất nước.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa. Ở đâu có trao đổi và sản xuất hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy
luật giá trị. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Đất nước ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong
phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh
tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp
dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải
thật linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế. Quy luật
giá trị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, thị trường Việt Nam đặc biệt
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ như hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính quan trọng trên tơi nên lựa chọn đề
tài: “Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm chủ đề bài thu hoạch của
mình nhằm có những cái nhìn tổng quan về quy luật giá trị và sự vận dụng quy
luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện tiểu luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
để nghiên cứu nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Rất mong nhận được sự đóng góp, ý kiến thầy cơ để báo cáo tiểu luận được
hồn thiện hơn.
2
2. NỘI DUNG
2.1. Quy luật giá trị
2.1.1. Khái niệm quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và
trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
2.1.2. Nội dung của quy luật giá trị
Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động
cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần
thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những lợi
thế giúp người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất
khác.
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động
xã hội cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa
thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc
sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá,
nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và
đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận
động của giá cả hàng hố. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường cịn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung –
cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng
hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự
tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.
3
2.1.3. Tác động của quy luật giá trị
Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố trên thị trường
Điều tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Nếu cung < cầu: giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi,
bán chạy. Nếu Giá cả hàng hóa cao hơn giá trị sẽ làm cho mở rộng và đẩy mạnh
sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá cả của hàng hóa tăng
Nếu cung > cầu, hàng hóa sản xuất ra nhiều so với nhu cầu của thị trường,
giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất khơng có lãi. Vì vậy, người
sản xuất ngừng hoặc giảm sản xuất; nếu giá cả giảm thì cầu hàng hóa sẽ tăng.
Cung = Cầu: giá cả trùng hợp với giá trị. Do đó, nền kinh tế người ta
thường gọi là “bão hịa”.
Điều tiết lưu thơng của quy luật giá trị dựa vào sự thay đổi của giá cả hàng
hóa trên thị trường. Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không
những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà cịn có tác động điều tiết nền kinh tế
hàng hoá.
Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất
lao động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hố là một chủ thể
sản xuất có tính độc lập trong q trình sản xuất và vì vậy nên sự hảo tổn lao
động của các chủ thể cũng sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động
cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hố ở thế có lợi sẽ thu được lãi
cao. Nhà sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết sẽ thua lỗ. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ
nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn
hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, nhà sản xuất phải dùng
các biện pháp để tối đa hoa hóa chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất để tăng năng suất, tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh.
4
Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hố thành người giàu,
người nghèo
Q trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những
người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ
thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết, từ đó mà thu được nhiều lợi nhuận, họ trở thành người giàu. Họ mở rộng
thêm sản xuất, quy mô. Ngược lại những người không có được các lợi thế cạnh
tranh sẽ dần thua lỗ, trở thành người nghèo.
2.1.4. Ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam
Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố trên thị trường. Điều
tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh
tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Thứ hai: Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, muốn phát triển hoạt
động sản xuất cũng như muốn hoạt động sản xuất này có lãi thì nhà sản xuất
ln ln phải nâng cao trình độ kỹ thuật, máy móc, nâng cao năng lực của
người lao động tìm ra các biện pháp hữu hiệu để làm cho việc sản xuất phát triển
không ngừng, từ đó mà kích thích lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Thứ ba: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.người sản xuất muốn đứng
vững phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của
hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hố như vậy người sản xuất mới có
lãi nhất. Để giành được lợi thế cạnh tranh thì người sản xuất phải dùng các biện
pháp để tối đa hoa hóa chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
để tăng năng suất, tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh.
5
2.2. Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
* Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất
Thứ nhất, đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất
hàng hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vững được trên thị trường, chiến
thắng đối thủ cạnh tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thơng
qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí... Để có lợi nhuận, các doanh
nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết
kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động... Để làm được điều đó, doanh
nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh tế.
Thời gian qua ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, điều đó cho
thấy các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,
Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và
Nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh
nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi
cổ đơng sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất, hoạch toán kinh tế sao
cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, việc vận dụng quy luật giá trị vào
hoạch toán kinh tế của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một việc hết sức quan
trọng và cần thiết đối với mỗi cơng ty cổ phần.
Thứ hai, đối với việc hình thành giá cả sản xuất
Thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tất cả giá cả các mặt hàng đều
do Chính phủ kiếm sốt. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang sản
xuất hàng hóa thì giá cả là do thị trường quyết định. Nhà nước ta cũng xác định,
thời kỳ này giá cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trong đó quy luật giá trị
có tác động trực tiếp. Giá cả phải do giá trị quyết định. Tuy nhiên, trên tực tế giá
cả hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố như cung - cầu, cạnh tranh, sức mua
đồng tiền, giá các mặt hàng liên quan... không thể giữ giá theo ý muốn chủ quan
6
của Nhà nước. Qua đây cho ta thấy ngay trong Nhà nước cũng đã nhận ra được
vai trò quan trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả trong nền kinh
tế thị trường.
* Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực lưu thơng hàng hóa
Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải theo nguyên
tắc ngang giá, tức giá cả bằng giá trị. Dưới tác động quy luật giá trị, hàng hóa trong
nền kinh tế sẽ được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung
nhiều đến nơi cầu nhiều. Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, luồng
hàng hóa sẽ lưu thơng từ đó tạo sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam,
thông qua hệ thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu
thông của một hàng hóa nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán
hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta vận dụng
vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật,
tăng cường quản lý. Khơng những thế Nhà nước ta cịn chủ động tách giá cả
khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự
chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông,
điều chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan
trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng của xã hội.
Ví dụ: giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại đặt thấp hơn giá trị để
khuyến khích sự đầu tư phát triển, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, sự
điều chỉnh này ở nước ta không phải bao giờ cũng phát huy tác dụng tích cực,
nhiều khi những chính sách này lại làm cho giá cả bất ổn, tạo điều kiện cho hàng
hóa nước ngoài tràn vào nước ta do giá cả hợp lý hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực thì cịn có những hạn chế. Do chạy theo lợi
nhuận, do tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế nên xuất hiện tình trạng gian lận
trong buôn bán, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên
thị trường...Ở Việt Nam, theo đánh giá của cơ quan chức năng, hàng giả, hàng nhái
đang len lỏi vào thị trường một cách công khai. Thực trạng hàng giả hàng nhái hiện
7
nay là một vấn nạn xã hội chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày
một gia tăng. Theo thống kê, đối với mặt hàng mỹ phẩm, khoảng 75% thị phần mỹ
phẩm bán ngoài thị trường là hàng giả và hàng nhập lậu, hàng chính hãng chỉ có
25% cịn lại. Nhiều sản phẩm mỹ phẩm của nước ngồi chưa hề được công bố cũng
đã được bán tại nhiều chuỗi cửa hàng của Việt Nam trong đó có cả những chuỗi
cửa hàng danh tiếng.
Để vận dụng tốt quy luật giá trị vào phát triển nền kinh tế thị trường ở nước
ta khơng thể khơng đề cập đến vai trị của Nhà nước. Mặc dù quy luật giá trị tồn
tại một cách khách quan trong nền kinh tế, nhưng nhờ nắm vững tác dụng chủ
đạo của các quy luật kinh tế, Nhà nước đã nâng cao dần trình độ cơng tác, kế
hoạch hóa kinh tế. Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: Về cơ bản chúng ta đã nắm
được nội dung, tính chất và tác dụng của quy luật giá trị đối lĩnh vực sản xuất và
phân phối và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của
Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Cơng tác kế hoạch hóa giá cả cũng đã có
tiến bộ, phạm vi ngày càng mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng được nâng lên một
bước. Với vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, việc vận dụng tốt quy luật giá trị
vào nền kinh tế thị trường ở nước ta nhằm: kích thích sản xuất phát triển; điều
hịa lưu thông hàng tiêu dùng; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân...
Tóm lại, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng
hóa. Sự ra đời và hoạt động của quy luật này gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Việc vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa vơ cùng to lớn, giúp nền kinh tế
Việt Nam phát triển theo kịp trình độ các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, Nhà nước với vai trị quản lý vĩ mơ nền kinh tế cần có những giải
pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị tới nền kinh tế,
giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
8
3. KẾT LUẬN
Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách
mở cửa hợp tác với các nước. Đảng ta đã đưa ra quan điểm “Một nền kinh tế
phát triển theo mơ hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước”. Trong quá trình phát triển nền kinh
tế, nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân
tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị.
Việc vận dụng quy luật giá trị đã có nhiều tác động đối với sự phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu
nhất định trên tất cả các lĩnh vực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với
90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ
thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tạo ra cơng ăn việc làm cho người lao động cũng như thu hút được mạnh
mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao so với nhiều nước trong
khu vực và nhiều kì vọng về sự tăng trưởng cao hơn nữa trong tương lai. Về cơ
cấu GDP theo ngành đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của
khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây
dựng và dịch vụ.
Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai
trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành
tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng
được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã
hội cho phát triển dài hạn và bền vững.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị MácLênin (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), NXB Lý luận chính trị,
2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XII,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.