Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Báo cáo tổng hợp kết quả dự án xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ đông cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................7
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.............................................................9
PHẦN II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN..................................12
1. Cơ quan quản lý dự án..........................................................................................12
2. Đơn vị chủ trì thực hiện dự án..............................................................................12
3. Phối hợp thực hiện dự án.......................................................................................12
4. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án.............................................13
5. Một số vấn đề phát sinh và bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực
hiện dự án...................................................................................................................14
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................................16
1. Hoạt động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.................................................16
2. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao"..........................20
2.1. Hoàn thiện và thống nhất mẫu nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao"
23
2.2. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHTT "Bưởi đỏ Đông Cao"
27
2.3. Biên tập bản đồ vùng địa lý sản phẩm mang NHTT “Bưởi đỏ Đông Cao”
29
2.4.

Lập
30

Hồ



đơn



đăng



NHTT,

nộp

đơn



theo

dõi

đơn

3. Xây dựng hệ thống công cụ quản lý NHTT "Bưởi đỏ Đông Cao".....................32
3.1. Xây dựng quy định về kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT
32
3.2. Xây dựng quy định về sử dụng tem, nhãn bao bì sản phẩm mang NHTT
33
3.3. Xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách theo dõi ghi chép, biểu mẫu phục vụ việc
quản

NHTT
35
3.4.


Lập
36

hồ



đơn

đăng





số



vạch

cho

1

tổ

chức


4. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu và biên tập các loại sổ tay.................37
4.1.

Thiết

kế

hệ

thống

nhận

diện

thương

hiệu

37
4.2. Biên tập sổ tay nhận diện thương hiệu nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao"
42
4.3. Biên tập sổ tay hướng dẫn sử dụng NHTT “Bưởi đỏ Đông Cao“
43


5. Xây dựng công cụ quảng bá, phương án phát triển thị trường cho sản phẩm
mang nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đơng Cao".........................................................45
5.1.


In
45

ấn

5.2.

Xây
47

thí

dựng

điểm

cơng

wesite

cụ

nhằm

quảng

quảng






nhãn
giới

hiệu

thiệu

tập
sản

thể
phẩm

5.3. Phương án phát triển thị trường cho sản phẩm mang NHTT "Bưởi đỏ Đông Cao"
47
6. Hoạt động hội thảo, tập huấn................................................................................49
6.1. Tập huấn nâng cao kiến thức về SHTT kết hợp tuyên truyền hướng dẫn về quy các
quy định, hệ thống công cụ quản lý, kiểm sốt chất lượng NHTT
49
6.2. Tập huấn về cơng tác tổ chức, phương án phát triển thị trường
49
6.3. Tập huấn về cách thức sử dụng, khai thác hệ thống MSMV, QR Code
50
6.4.

Đánh

giá


kết

quả

thực

hiện

51
7. Phương pháp thực hiện dự án...............................................................................51
7.1. Phương pháp kế thừa...........................................................................................51
7.2.

Phương

pháp

thu

thập

số

liệu

chọn

mẫu


51
7.3.

Phương

pháp

chọn

điểm



52
7.4.

Phương
52

7.5.

Phương
52

7.6.

pháp
pháp

Phương


xử
xây

pháp





dựng

bản

tham

phân
đồ

vấn

tích
khu

ý

số

vực


kiến

địa

chun

liệu

gia

52
7.7.

Phương

pháp

hội

thảo,

tập

huấn

52
PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ...............................................................................................53
1. Về cơng tác tổ chức chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện dự
án................................................................................................................................. 53
1.1.


Cơng
53

1.2.

Cơng

tác

tổ
tác

chức
phối

chủ
hợp

trì
thực

thực

hiện
hiện

dự
dự


án
án

53
2. Về việc hồn thành các nội dung, đảm bảo kết quả và mục tiêu của dự án.......54

2


2.1.

Mức
54

2.2.

Đánh
56

độ
giá

hồn
các

kết

thành
quả/


các
sản

mục

phẩm

hồn

tiêu

của

thành

dự

của

dự

án
án:

3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.......................................................................58
3.1.

Hiệu

quả


kinh

tế





hội

58
3.2.

Tác

động

đối

với

người

dân

60
4. Tính bền vững.........................................................................................................62
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................64
1. Kết luận................................................................................................................... 64

2. Kiến nghị................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................66

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Một số phương án thiết kế mẫu logo/ nhãn hiệu....................................26
Hình 2: Mẫu biểu tượng nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Đơng Cao” chính thức...26
Hình 3: Bản đồ vùng địa lý sản phẩm mang NHTT “Bưởi đỏ Đơng Cao”........30
Hình 4: Giấy chứng nhận đăng ký NHTT “Bưởi đỏ Đơng Cao”.......................31
Hình 5: Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho HTX bưởi đỏ Đơng Cao
.............................................................................................................................36
Hình 6: Tài khoản quản trị mã số mã vạch và các mã số mã vạch đã được tạo 37
Hình 7: Hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể
B
" ưởi đỏ Đơng Cao"...............................................................................................41
Hình 8: Sổ tay nhận diện thương hiệu nhãn hiệu tập thể B
" ưởi đỏ Đơng Cao". ...42
Hình 9: Sổ tay hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đơng Cao".........44
Hình 10: Hình ảnh một số ấn phẩm quảng bá nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông
Cao"được in ấn, sản xuất thực tế.........................................................................46
Hình 11: Giao diện website buoidodongcao.com...............................................47
Hình 12: Hình ảnh lớp tập huấn trong khuôn khổ dự án....................................50

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các sản phẩm của dự án.......................................................................10
Bảng 2: Diện tích trồng cây ăn quả tại huyện Mê Linh năm 2020.....................19
Bảng 3: Các giống bưởi trên địa bàn xã Tráng Việt...........................................20
Bảng 4: Phương thức sử dụng các giống bưởi đỏ...............................................20

Bảng 5: Tóm tắt nội dung quy chế quản lý và sử dụng NHTT Bưởi đỏ Đơng Cao 28
Bảng 6: Tóm tắt nội dung chính quy định kiểm sốt chất lượng sản phẩm mang
NHTT "Bưởi đỏ Đơng Cao"....................................................................................32
Bảng 7: Tóm tắt nội dung chính quy định về sử dụng tem, nhãn bao bì sản phẩm
mang NHTT "Bưởi đỏ Đơng Cao"..........................................................................34
Bảng 8. Hạng mục in ấn và bàn giao các phương tiện quảng bá.......................45
Bảng 9: Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của dự án..........................54
Bảng 10: Đánh giá kết quả/sản phẩm hoàn thành của dự án.............................57

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SHTT
NHTT
TSTT
KH&CN
UBND
HTX
MSMV

Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu tập thể
Tài sản trí tuệ
Khoa học và cơng nghệ
Ủy ban nhân dân
Hợp tác xã
Mã số mã vạch

5



MỞ ĐẦU
Nhắc đến Đơng Cao – Tráng Việt thì người ta nghĩ ngay đến một đặc sản
đó là bưởi đỏ Đông Cao. Theo người dân ở đây cho biết bưởi đỏ Đông Cao được
trồng từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Giống bưởi này khi còn non quả màu
xanh, khi bắt đầu chín quả bưởi cũng có màu xanh, sau đó chuyển màu dần sang
vàng, da cam và đỏ tươi; khi ăn có vị chua ngọt, mùi thơm đặc trưng.
Bưởi đỏ Đơng Cao bắt đầu chín từ đầu tháng 8 âm lịch, lúc này vỏ quả
bưởi vẫn có màu vàng xanh, nhưng ruột đã chuyển sang màu đỏ và có thể sử
dụng làm thực phẩm (ăn trực tiếp). Giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch là
thời điểm thu hoạch bưởi đỏ Đông Cao sử dụng để ăn, cao điểm là Tết Trung
thu hàng năm. Từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, quả bưởi chuyển
dần sang sắc đỏ, hàm lượng nước trong quả giảm xuống còn khoảng 70 – 80%
so với quả bưởi thu hoạch đúng vụ, quả bưởi được lưu trên cây để phục vụ nhu
cầu thắp hương và bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bưởi Đông Cao bày Tết tương
đối khan hiếm và không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, khách hàng thường phải
đặt trước 1 – 2 tháng mới mua được sản phẩm bày Tết
Năm 2014, Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội biết đến
giống bưởi đỏ quý hiếm tại địa phương nên đã tuyển ra cây đầu dòng. Nhận thấy
những giá trị về mặt đời sống, kinh tế, văn hóa của bưởi đỏ, nhiều hộ gia đình đã
quay trở lại trồng và phát triển giống cây này. Tháng 12/2018, Hợp tác xã Bưởi
đỏ Đông Cao được thành lập, lúc đầu chỉ 12 thành viên tham gia, bước đầu
nhằm mục đích bảo tồn gen và duy trì giống cây bưởi đỏ. Hợp tác xã bưởi đỏ
Đông Cao cũng đang tiếp tục kết nạp thêm thành viên trong số trên 100 hộ gia
đình trong thơn Đơng Cao đang có diện tích bưởi đỏ cho thu hoạch hàng năm,
đồng thời Hợp tác xã cũng đang mong muốn xây dựng, phát triển mơ hình đầu
kinh doanh liên kết cho các hộ dân trong xã mang tính ổn định bền vững.
Tuy nhiên, trong sản xuất và kinh doanh bưởi đỏ Đông Cao tại huyện Mê
Linh đang gặp phải một số vấn đề như: bưởi đỏ tiêu thụ trên thị trường chưa có

thương hiệu, chưa có dấu hiệu nhận biết nào để người tiêu dùng nhận dạng và
phân biệt với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ nơi khác. Giá bán
sản phẩm bấp bênh, không ổn định do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều và
hoạt động tiêu thụ chủ yếu diễn ra dưới hình thức bán tại chỗ nên phụ thuộc
nhiều vào tác nhân thương lái. Hoạt động quản lý, kiểm soát của địa phương với
người dân sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do chưa có cơ chế quản lý,
giám sát chung trên địa bàn tồn huyện. Điều này, ảnh hưởng khơng nhỏ tới tình
hình sản xuất kinh doanh của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho sản phẩm bưởi đỏ Đông Cao
là phải xác định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường, tăng cường lợi thế
cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại sản phẩm có giá trị kinh tế và góp
phần tăng thu nhập cho người dân.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, dự án ‘‘Xây dựng và quản lý nhãn hiệu
tập thể “Bưởi đỏ Đông Cao” huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” được hình
thành dựa trên Quyết định số 5508/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND
6


thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn vị tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian
thực hiện dự án. Những nỗ lực này cho thấy, định hướng phát triển một trong
những sản phẩm hàng hóa chủ lực, nhằm phát triển kinh tế xã hội và xóa đói
giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho người dân. Khẳng định danh tiếng và giá trị
của bưởi đỏ Đông Cao, nhằm nâng cao tính cạnh tranh và vị thế của sản phẩm
này trên thị trường.
Sau hơn 01 năm triển khai, đến nay dự án đã hoàn thành toàn bộ nội dung
và đạt được những kết quả tích cực. Trong khn khổ dự án, đơn vị chủ trì thực
hiện dự án tiến hành xây dựng báo cáo “Tổng hợp kết quả nghiên cứu Xây dựng
và quản lý nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Đông Cao” huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội”. Báo cáo gồm 05 phần chính:
Phần I. Thơng tin chung về dự án

Phần II. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án
Phần III. Kết quả thực hiện dự án
Phần IV. Đánh giá
Phần V. Kết luận và kiến nghị

7


PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Đông Cao”
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
2. Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt: 13 tháng (12/2020 – 12/2021).
3. Cấp quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội
4. Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án
Tên đầy đủ: Cơng ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt
Địa chỉ: số 4 Ngơ Quyền, P. Lý Thái Tổ, Q. Hồn Kiếm, Tp. Hà Nội.
Điện thoại: 024.8587.3939

Email:

Mã đại diện sở hữu cơng nghiệp ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ: 179
5. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án
Họ và tên: Lê Kinh Hải
Đơn vị công tác: Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt
Chức vụ: Giám đốc
Học vị: Thạc sĩ, Luật sư
Điện thoại: 038.236.6789
Email:
6. Kinh phí thực hiện: 840.000.000 đồng (bằng chữ: Tám trăm bốn mươi triệu
đồng), trong đó:

- Từ ngân sách ngân sách nhà nước: 840.000.000 đồng (bằng chữ: Tám
trăm bốn mươi triệu đồng)
- Kinh phí khốn: 589.010.000 đồng (bằng chữ: Năm trăm tám mươi chín
triệu khơng trăm mười nghìn đồng)
- Kinh phí khơng khoán: 255.990.000 đồng (bằng chữ: Hai trăm năm
mươi năm triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng)
7. Mục tiêu của dự án
7.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao" cho sản
phẩm bưởi đỏ huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nhằm duy trì danh tiếng, uy
tín, nâng cao giá trị của sản phẩm; Nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
7.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao" được đăng ký bảo hộ;
- Xây dựng được hệ thống công cụ để quản lý nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ
Đông Cao";

8


- Xây dựng được công cụ quảng bá, phương án phát triển thị trường cho
sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao".
8. Nội dung yêu cầu của dự án cần thực hiện
8.1. Hoạt động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
- Thực hiện 02 cuộc điều tra, khảo sát
8.2. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể "
Bưởi Đơng Cao"
- Hồn thiện và thống nhất mẫu nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Đông Cao";
- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHTT "Bưởi đỏ Đông Cao";
- Biên tập bản đồ vùng địa lý sản phẩm mang NHTT “Bưởi đỏ Đông

Cao”;
- Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký NHTT.
8.3. Xây dựng hệ thống công cụ quản lý NHTT "
Bưởi đỏ Đông Cao"
- Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định phục vụ công tác quản lý
NHTT
8.4. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu và Biên tập các loại sổ tay
- Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu;
- Biên tập Sổ tay nhận diện thương hiệu;
- Biên tập Sổ tay hướng dẫn sử dụng NHTT.
8.5. Xây dựng công cụ quảng bá, phương án phát triển thị trường cho sản
phẩm mang NHTT "
Bưởi đỏ Đơng Cao"
- In ấn thí điểm cơng cụ quảng bá nhãn hiệu tập thể;
- Xây dựng website nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm;
- Phương án phát triển thị trường cho sản phẩm mang NHTT "Bưởi đỏ
Đông Cao";
- Hoạt động hội thảo, tập huấn tuyên truyền;
- Hoạt động tổng kết Dự án.
9. Sản phẩm của dự án
Bảng 1: Các sản phẩm của dự án
Đơn vị
đo

TT

Tên sản phẩm

1


Báo cáo phân tích, đánh giá hiện
trạng sản xuất, kinh doanh sản
phẩm bưởi đỏ huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội

Báo cáo

2

Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập

Hồ sơ
9

Yêu cầu khoa học, kinh tế
Trung thực và khách quan,
phản ánh và đánh giá hiện
trạng, phục vụ được cho
công tác xây dựng hồ sơ
đăng ký nhãn hiệu
Khoa học, chính xác, tuân


TT

Đơn vị
đo

Tên sản phẩm
thể “Bưởi đỏ Đông Cao”


3

4

5
6
7

Yêu cầu khoa học, kinh tế
thủ các quy định hiện hành

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập
Văn
thể “Bưởi đỏ Đông Cao”
bằng
Hệ thống các văn bản, công cụ,
phương tiện phục vụ công tác
quản lý và kiểm soát sản phẩm Hệ thống
mang nhãn hiệu tập thể “Bưởi
đỏ Đông Cao”
Bộ thiết kế nhận diện nhãn hiệu
Bộ
tập thể “Bưởi đỏ Đông Cao”
Công cụ quảng bá, phương án
phát triển thị trường cho sản
Báo cáo
phẩm mang nhãn hiệu tập thể
“Bưởi đỏ Đông Cao”
Bộ tài liệu tập huấn, tuyên

Bộ
truyền

Do Cục SHTT cấp
Các văn bản được chủ sở
hữu nhãn hiệu ban hành
Thẩm mỹ, có tính ứng dung
Khoa học và có thể áp dụng
vào thực tiễn
Đầy đủ về nội dung, đảm
bảo chất lượng tuyên truyền

10. Thành viên thực hiện dự án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Lê Kinh Hải
Ngô Nhật Lệ
Vũ Thị Hồng Phượng
Lương Thị Yến

Vũ Hồng Nhung
Lê Xuân Cường
Lê Thế Soát
Hà Tuấn Phú
Lê Thế Khắc
Nguyễn Mạnh Tuấn

Chủ nhiệm dự án
Thư ký dự án
Kế toán dự án
Thành viên chính
Thành viên chính
Thành viên chính
Thành viên chính
Thành viên chính
Thành viên chính
Thành viên chính

10


PHẦN II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Cơ quan quản lý dự án
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội là cơ quan quản lý chung việc thực
hiện dự án, là chủ thể ký kết hợp đồng và giao cho đơn vị chủ trì thực hiện.
Là cơ quan quản lý chung việc thực hiện dự án. Trách nhiệm, quyền hạn
và nghĩa vụ của Sở Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội được thể hiện trong q
trình thực hiện dự án như sau:
- Tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện
nội dung, tiến độ và sử dụng kinh phí của dự án;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị chủ trì thực hiện dự án hồn
thành công việc được giao theo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu;
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết
kiến nghị, đề xuất của đơn vị chủ trì thực hiện dự án về điều chỉnh nội dung
công việc, phương án triển khai, kinh phí thực hiện dự án và các phát sinh khác
trong quá trình thực hiện;
- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu các kết quả của dự án theo yêu cầu.
2. Đơn vị chủ trì thực hiện dự án
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án là Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ
Việt, thơng qua Hợp đồng thực hiện dự án thuộc chương trình phát triển tài sản
trí tuệ giai đoạn 2019 - 2020 số: 09/2020/SKHCN-SHTT ký ngày 10/12/2020
giữa Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội và Cơng ty TNHH phát triển
tài sản trí tuệ Việt.
Cơng ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt: Chịu trách nhiệm chính thực
hiện các nội dung dự án, theo hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt. Lập
kế hoạch thực hiện và điều phối các đơn vị tham gia phối hợp thực hiện các hoạt
động của dự án. Chịu trách nhiệm trước Sở Khoa học và Công nghệ thành phố
Hà Nội về việc tổ chức thực hiện và kết quả của dự án..
3. Phối hợp thực hiện dự án
3.1. Hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao
Hợp tác xã bưởi đỏ Đơng Cao là chủ sở hữu NHTT, có trách nhiệm phối
hợp thực hiện các hoạt động sau:
- Phối hợp thực hiện, thẩm định, phê duyệt và ra quyết định ban hành các
quy định, quy trình có liên quan đến nội dung xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập
thể Bưởi đỏ Đơng Cao;
- Tham gia chủ trì các Hội thảo, tập huấn, mơ hình triển khai của dự án;
- Tiếp nhận và khai thác có hiệu quả sản phẩm được dự án hỗ trợ.
3.2. Các cơ quan chuyên mơn
Trong q trình triển khai thực hiện dự án, đơn vị chủ trì thực hiện dự án
đã phối hợp với các đơn vị chun mơn có liên quan, bao gồm:

11


- Cục Sở hữu trí tuệ;
- Các chuyên gia về Công nghệ thực phẩm;
- Các chuyên gia pháp lý về kinh doanh thương mại;
- Các chuyên gia về thương hiệu, về thể chế chính sách.
3.3. Ủy ban nhân dân xã Tráng Việt
- Hỗ trợ, phối hợp thực hiện các hoạt động triển khai trên địa bàn như:
Điều tra, khảo sát; cung cấp số liệu, thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh
bưởi đỏ trên địa bàn.
- Tham gia các Hội thảo, hội nghị, tập huấn, mơ hình triển khai của dự án.
3.4. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh bưởi đỏ trên địa
bàn huyện Mê Linh
Đây là đối tượng hưởng lợi chính của dự án, tham gia phối hợp trong suốt
quá trình thực hiện dự án. Cụ thể: tham gia hỗ trợ, cung cấp thông tin trong các
hoạt động như: điều tra, khảo sát; Tham gia hội thảo, hội nghị, tập huấn và các
mô hình của dự án.
4. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án
Để đảm bảo kết quả và hiệu quả của dự án, hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thực hiện dự án được tổ chức thành 3 cấp độ như sau:
- Kiểm tra, giám sát của Chủ nhiệm dự án:
+ Nội dung kiểm tra, giám sát: Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát việc thực hiện từng nội dung công việc cụ thể của dự án. Kiểm tra,
giám sát chất lượng và tiến độ thực hiện hoạt động của các thành viên thực hiện
và đơn vị tham gia phối hợp thực hiện dự án.
+ Phương pháp và thời gian kiểm tra, giám sát: Xây dựng kế hoạch thực
hiện hàng tuần. Xây dựng báo cáo tiến độ thực hiện; đột xuất hoặc định kỳ 6
tháng/lần. Tổ chức các cuộc họp đột xuất hoặc định kỳ theo kế hoạch của đơn vị
chủ trì. Đánh giá kết quả thực tế.

- Kiểm tra, giám sát của đơn vị chủ trì thực hiện dự án (Cơng ty TNHH
phát triển tài sản trí tuệ Việt)
+ Nội dung kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát toàn bộ nội dung và
kinh phí thực hiện dự án. Kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thực hiện các
nội dung của chủ nhiệm dự án và các thành viên thực hiện dự án, đảm bảo dự án
được thực hiện theo đúng hợp đồng, thuyết minh và kinh phí thực hiện đã được
phê duyệt.
+ Phương pháp và thời gian kiểm tra, giám sát: Xây dựng kế hoạch thực
hiện định kỳ 06 tháng/lần và trình Sở KH&CN Hà Nội. Xây dựng báo cáo tiến
độ thực hiện định kỳ 06 tháng/lần và tham gia nghiệm thu theo kế hoạch của Sở
KH&CN Hà Nội. Tổ chức các cuộc họp đột xuất hoặc định kỳ 01 tháng/lần.
Đánh giá kết quả thực tế của dự án.

12


- Kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
+ Nội dung kiểm tra, giám sát: Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện nội dung, tiến độ và sử dụng kinh phí của dự án theo chức năng của chủ
đầu tư và đơn vị quản lý chuyên ngành tại địa phương.
+ Phương pháp và thời gian kiểm tra, giám sát: Tổ chức báo cáo tiến độ
thực hiện và nghiệm thu kết quả định kỳ 06 tháng/lần. Tham gia phối hợp thực
hiện, kiểm tra, giám sát một số hoạt động tại thực địa và đánh giá kết quả thực tế
của dự án. Tổ chức nghiệm thu tổng kết dự án sau khi kết thúc thời gian thực
hiện dự án.
+ Tổ chức lập hội đồng chuyên môn (chuyên gia) đánh giá kết quả thực
hiện dự án giữa kỳ.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và quyết toán theo quy
định.
5. Một số vấn đề phát sinh và bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức

thực hiện dự án
a) Một số vấn đề phát sinh
Thời gian thực hiện một số hoạt động ngắn: Thời gian triển khai và vận
hành hệ thống quản lý và sử dụng NHTT ngắn, chưa đủ để đánh giá một cách
đầy đủ những bất cập nảy sinh trong quá trình sử dụng và thương mại hóa sản
phẩm gắn nhãn hiệu. Các cơng cụ quản lý, kiểm sốt chất lượng sản phẩm, quản
lý việc sử dụng nhãn hiệu được vận hành trong thời gian ngắn nên chưa được
kiểm chứng hết hiệu quả, cần có thêm thời gian theo dõi và điều chỉnh.
Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chuyên mơn tại địa phương chưa chặt
chẽ: Trong q trình xây dựng hệ thống văn bản để làm cơ sở cho việc vận hành
mơ hình quản lý NHTT về sau, thực tế địi hỏi phải có được sự hỗ trợ của các
đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng các mặt hàng
nông lâm thủy hải sản trên thị trường hiện nay như: Chi cục quản lý thị trường,
Chi cục quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản... Tuy nhiên, hiện nay sự
phối hợp cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng này chưa chặt
chẽ. Vì vậy, trong phạm vi của dự án chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Ảnh hưởng do dịch Covid-19: Trong những tháng đầu năm 2021, dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nước ta và nhiều khu vực trên thế giới, tác
động lớn đến hoạt động triển khai của dự án khi nhiều hoạt động bị gián đoạn,
ngưng trệ,… làm ảnh hưởng đến tiến độ, tăng rủi ro cho dự án.
Một số hộ gia đình chưa nhận thức hết vai trị của nhãn hiệu: Mặc dù đã
được tập huấn nâng cao nhận thức, tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình cá biệt
chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc xậy dựng NHTT, chưa tham
gia nhiệt tình vào quá trình xây dựng, phát triển NHTT.
b) Bài học kinh nghiệm
Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện
dự án như sau:
13



Cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức/cá nhân liên
quan, trong triển khai thực hiện: Trong hơn 1 năm triển khai, các hoạt động của
dự án đã được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Để đạt
được những kết quả đó, chính là nhờ có sự tham gia và phối hợp thực hiện trực
tiếp từ phía Sở KH&CN Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Mê Linh, UBND xã
Tráng Việt, HTX bưởi đỏ Đông Cao và đơn vị chủ trì thực hiện dự án, trong
việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tổ chức từng hoạt động cụ thể của
dự án. Bên cạnh đó, là sự tham gia tích cực trong các hoạt động hội thảo, tập
huấn,… của các hộ gia đình sản xuất và kinh doanh bưởi đỏ trên địa bàn huyện
Mê Linh đã góp phần vào sự thành công của dự án.
Trong những năm tới, để duy trì và phát triển NHTT “Bưởi đỏ Đơng
Cao”, tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu NHTT cần tiếp tục huy động sự tham gia và
phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương và các hộ
gia đình sản xuất, kinh doanh bưởi đỏ trên địa bàn huyện Mê Linh.
Tổ chức thực hiện các hoạt động cần tuân thủ theo nguyên tắc đồng thuận:
Quá trình xây dựng dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức và đặc biệt là
cộng đồng người trồng, kinh doanh bưởi đỏ Đơng Cao, vì vậy mọi hoạt động
của dự án cần tuân theo nguyên tắc đồng thuận trong suốt quá trình thực hiện dự
án, để đảm bảo các hoạt động được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại
địa phương.
Bài học về xây dựng mơ hình quản lý sử dụng và kiểm sốt NHTT: Xây
dựng và tạo lập NHTT đã khó, nhưng để quản lý và kiểm sốt việc sử dụng
NHTT cịn khó hơn. Để làm được điều này, HTX bưởi đỏ Đông Cao đã thành
lập bộ phận quản lý nhãn hiệu nhằm quản lý và kiểm soát việc sử dụng NHTT.
Tuy nhiên, hoạt động này cần có sự tham gia của nhiều đơn vị chun mơn khác
nhau mới có thể quản lý và kiểm soát việc sử dụng NHTT.
Bài học về quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm mang NHTT:
Từ những kết quả đạt được của dự án cho thấy, hoạt động quảng bá và phát triển
thương mại cho sản phẩm bưởi đỏ mang NHTT đã bước đầu mang lại những
hiệu quả nhất định. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm mang NHTT, tổ

chức chủ sở hữu nhãn hiệu và người trồng bưởi đỏ cần đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông và quảng bá bưởi đỏ trên các phương tiện truyền thông hiện đại, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc bưởi đỏ để nâng cao chất lượng
sản phẩm, chun nghiệp hóa hình thức giao dịch bằng hợp đồng,…vv

14


PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hoạt động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
a) Nội dung thực hiện:
Hoạt động khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, quy trình sản xuất sản
phẩm và điều tra khảo sát đánh giá nhu cầu thị trường sản phẩm bưởi đỏ được
thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ Internet,
sách, báo, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án,...vv. Nội dung các thông tin
thu thập gồm: các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của bưởi đỏ; quy trình kỹ
thuật trồng bưởi đỏ; hiện trạng sản xuất, kinh doanh bưởi đỏ; các tiêu chí về chất
lượng và giá trị của bưởi đỏ Đông Cao;...vv;
- Xây dựng phiếu điều tra thu thập thông tin: Phiếu điều tra được xây
dựng với trên 40 chỉ tiêu, 2 mẫu phiếu được xây dựng để phù hợp với nội dung
điều tra, khảo sát gồm: (1) Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, quy trình sản
xuất sản phẩm; (2) Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường làm căn cứ
xây dựng phương án thương mại hóa sản phẩm.
- Tổ chức điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát 2 đợt:
+ Đợt 1: phỏng vấn 100 cơ sở là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trồng và
kinh doanh sản phẩm bưởi đỏ Đông Cao. Địa bàn khảo sát tại tại xã Tráng Việt.
+ Đợt 2: phỏng vấn 150 người tiêu dùng. Địa bàn khảo sát tại tại thành
phố Hà Nội.
b) Phương pháp chọn đối tượng điều tra

Đối với hộ nông dân trồng bưởi: Được tiến hành chọn theo phương pháp
chọn mẫu điển hình phân loại có sự tham gia góp ý của cán bộ lãnh đạo, cán bộ
khuyến nơng xã, phịng Nơng nghiệp và PTNT. Điều tra tổng số 100 hộ, những
hộ được điều tra là những hộ trồng bưởi trong thời gian dài và có thu nhập từ
trồng bưởi ổn định trong những năm gần đây.
Đối với lựa chọn người tiêu dùng: điều tra ngẫu nhiên người tiêu dùng tại
thành phố Hà Nội. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp khi mua hàng tại các
ki ốt trong chợ bán lẻ và chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc mua
hàng tại các cửa hàng trên phố tại Hà Nội.
Đối với lựa chọn người bán sản phẩm: điều tra ngẫu nhiên các tiểu thương
tại thành phố Hà Nội. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp trong quá trình
đang bán sản phẩm bưởi tại các chợ truyền thống và chợ đầu mối trên địa bàn
thành phố Hà Nội
- Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo;
- Tham vấn góp ý và chỉnh sửa, hồn thiện báo cáo.
c) Kết quả thực hiện
- Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và đất đai huyện Mê Linh:
15


Huyện Mê Linh nằm ở bờ bắc của sông Hồng, phía Bắc và phía Tây giáp
tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp sơng Hồng, phía Đơng giáp huyện Sóc Sơn, phía
Đơng giáp huyện Đông Anh.
Xã Tráng Việt thuộc huyện Mê Linh, cách trung tâm huyện 6km về phía
Nam và nằm ở phía Tây sơng Hồng với 3km bờ đê đia qua địa phận của xã, sông
Hồng là nguồn cung cấp nước tưới cho tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp của xã
do vậy việc trồng trọt nhìn chung tương đối thuận lợi. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Đơng sang Tây, phía trong đê cao độ từ 8,5 m đến 9,5m, phía
ngồi đê cao độ từ 10,9m đến 12,4m. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 oC đến
25oC, trung bình 10 năm gần đây 23,6oC. Mùa đơng lạnh nhiệt độ bình quân

dưới 20oC, kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa nóng nhiệt độ
bình quân từ 28-29oC kéo dài từ cuối tháng 5 đến tháng 9. Đây là ngưỡng nhiệt
thuận lợi cho phát triển cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới. Lượng mưa bình
quân hàng năm trung bình là 1.673mm/năm. Độ ẩm khơng khí các tháng trong
năm khơng có sự chênh lệch lớn trung bình khoảng 82%. Số giờ nắng trong năm
trung bình dao động từ 1.250 – 1.322 giờ/năm đáp ứng tốt nhu cầu bức xạ của
cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng.
Đất ferarit màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ phân bố tập trung ở
các xã Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tráng Việt, Văn Khê, Đại Thịnh,
Thanh Lâm, Tam Đồng. Cấu hình viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi.
- Phân bố nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc

Ghi chú:
Địa điểm trồng bưởi đỏ

16


+ Bưởi đỏ Lũm được trồng tập trung tại huyện Mê Linh với diện tích
khoảng 14 ha. Giống bưởi Lũm khối lượng quả trung bình 800g, quả hình quả
lê, ngọt mát, màu tơm: đỏ nhạt, vỏ khi chín từ vàng – đỏ, độ Brix 9,5%, múi dễ
tách, tôm hơi nát, hương vị thơm, màu vỏ quả đỏ vào dịp tết Nguyên Đán, cao
thành nên rất được ưa chuộng. Thời gian thu hoạch vào tháng 11 dương lịch.
+ Bưởi đào ngọt (sớm): Giống bưởi này có đặc điểm lá: hình e lip; hình
dạng tán cây hình dù; dạng quả hình cầu; màu tơm: đỏ; màu vỏ quả khi chín:
hồng cam. Quả có 12 -13 múi, khối lượng trung bình 1000-1500g, có 70-80 hạt,
múi dễ bóc, ráo tơm và ăn rất tan tôm, vị ngọt thanh đến ngọt đậm. Thời gian thu
hoạch vào tháng 8 âm lịch.
+ Bưởi đào ngọt (muộn): Giống bưởi này có đặc điểm lá: hình ơ van;

hình dạng tán cây: bán nguyệt; dạng quả hình cầu; màu tơm: đỏ; màu vỏ quả khi
chín: đỏ cam. Quả có 12 -13 múi, khối lượng trung bình 700- 1000g, có 50-60
hạt, múi dễ bóc, ráo tơm và ăn rất tan tơm, vị ngọt thanh đến ngọt đậm. Thời
gian thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.
+ Bưởi chua lòng đào: Giống bưởi có lá hình e lip, tán cây dạng dù, dạng
hình cầu, màu tơm lịng đào, màu vỏ quả khi chín vàng chanh. Khối lượng quả
trung bình 700-900g, quả có 12-13 múi, múi dễ bóc, có vị chua. Thời gian thu
hoạch vào tháng 8 âm lịch.
+ Bưởi Lâm Động: Có 2 loại: Quả có vỏ vàng ruột trắng và vỏ đỏ ruột
hồng đào.Giống bưởi vỏ đỏ ruột hồng đào có lá hình elip, tán cây dạng dù, quả
hình cầu, khối lượng trung bình 800-1000g. Quả có từ 11-13 múi 80-110
hạt/quả. Múi ráo dễ tách, có vị ngọt đậm. Thời gian thu hoạch vào tháng 11-12
âm lịch.
+ Bưởi đào Nam Định: Có tán cây dạng bầu dục, lá hình ovan, quả hình
cầu, màu tơm đỏ nhạt, khi chín vỏ quả có màu phớt hồng. Khối lượng quả trung
bình 700-900g, có 11-12múi/quả, 110-140 hạt/quả. Thời gian thu hoạch vào
tháng 9-10 dương lịch.
+ Bưởi Luận Văn: Giống bưởi có lá hình bầu dục. Quả có khối lượng
trung bình 1.031g, vỏ và tép đều có màu đỏ. Số múi trung bình là 15-16
múi/quả, số hạt trung bình là 139,1 hạt/quả. Thời gian thu hoạch vào tháng 10
âm lịch.
+ Bưởi Tân Lạc: Có 2 loại (1) Giống bưởi Tân Lạc: Cây có tán hình cầu,
lá hình elip. Khối lượng trung bình đạt 700-800g. Khi chín vỏ quả chuyển từ
màu xanh sang màu vàng, tép đỏ, ráo dễ tách, chín có màu vàng pha đỏ, tép đỏ,
vị ngọt dịu không the đắng. (2) Giống bưởi Tân Lạc: Cây sinh trưởng khỏe, tỷ lệ
đậu quả cao, năng suất 300-700kg/cây. Thời gian thu hoạch vào cuối tháng 10
âm lịch.
- Thực trạng sản xuất cây ăn quả tại huyện Mê Linh:
+ Diện tích sản xuất:


17


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Bảng 2: Diện tích trồng cây ăn quả tại huyện Mê Linh năm 2020
Tên xã
Quy mô sản xuất cây ăn quả
Cây có múi
Cây ăn quả
Cây bưởi
khác

khác
DT
Tỷ lệ
DT
Tỷ lệ
DT
Tỳ lệ
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
Xã Chu Phan
12,5
5,02
0
0,00
24,8
4,34
Xã Tiến Thịnh
8,8
3,54
0,3
4,76
33,9
5,93
Xã Văn Khê
7,6
3,05

0,4
6,35
70,8 12,38
Xã Hoàng Kim
4,3
1,73
0
0,00 114,8 20,07
Xã Tiền Phong
5,3
2,13
0,1
1,59
10,4
1,82
Xã Tráng Việt
105,1 42,23
1,5 23,81
53,1
9,28
Xã Đại Thịnh
4,6
1,85
0
0,00
12,9
2,26
Xã Kim Hoa
13,2
5,30

2,4 38,10
38,2
6,68
Xã Thạch Đà
26,3 10,57
0
0,00
66,9 11,70
Xã Tiến Thắng
4,8
1,93
0
0,00
17
2,97
Xã Tự Lập
3,8
1,53
0,5
7,94
16,2
2,83
Xã Thanh Lâm
20,4
8,20
0,4
6,35
21,4
3,74
Xã Mê Linh

6
2,41
0,5
7,94
17
2,97
Xã Tam Đồng
4,4
1,77
0,1
1,59
13,4
2,34
Xã Liên Mạc
2,6
1,04
0
0,00
20,1
3,51
Xã Vạn Yên
3,3
1,33
0
0,00
7,9
1,38
TT Chi Đơng
2,7
1,08

0
0,00
10,3
1,80
TT Quang Minh
13,2
5,30
0,1
L59
22,9
4,00
Tổng
248,9
100
6,3
100
572
100
(Nguồn: Phịng Kinh tế huyện Mê Linh)

Cây ăn quả được trồng nhiều nhất là bưởi chiếm diện tích chủ yếu tại
huyện Mê Linh (30,09% tổng diện tích cây ăn quả trên toàn huyện), các xã trồng
tập trung là Tráng Việt (105,1ha), Thạch Đà (26,3ha), Thanh Lâm (20,4ha), Kim
Hoa (13,2 ha), Quang Minh (13,2ha), Chu Phan (12,5ha), các xã cịn lại trồng
với diện tích từ 2,8 – 10ha.
Cây bưởi diện tích trồng là 248,9 ha bao gồm bưởi Diễn, bưởi đỏ Bánh
Men, Bưởi đỏ Lũm, bưởi Da Xanh, bưởi Đoan Hùng, … Trong đó bưởi Diễn
được trồng chủ yếu ở tất cả các xã trong huyện. Bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ
Lũm được trồng tập trung ở xã Tráng Việt, giống bưởi này cũng được trồng ở
các xã Văn Khê, Thạch Đà nhưng không đáng kể.

+ Cơ cấu giống bưởi đỏ tại xã Tráng Việt: Theo kết quả điều tra năm
2021, Tráng Việt là một trong những xã có diện tích bưởi lớn nhất của huyện
Mê Linh. Các giống bưởi được trồng ở đây khá đa dạng với 3 giống chủ lực là:
bưởi đỏ Bánh Men, bưởi đỏ Lũm, bưởi Diễn. Đây là thời điểm phát triển mạnh
giống bưởi Diễn tại Tráng Việt nói riêng và tồn huyện Mê Linh nói chung.
Bưởi Diễn chiếm diện tích lớn nhất 91,28% được trồng trên toàn xã. Tiếp đến là

18


nhóm bưởi đỏ Bánh Men 5,27% và bưởi đỏ Lũm 2,64%, nhóm bưởi này chỉ
trồng tập trung ở thơn Đơng Cao. Các giống bưởi khác trồng với số lượng ít.
Bảng 3: Các giống bưởi trên địa bàn xã Tráng Việt
Diện tích
Tỷ lệ
TT
Tên giống
Địa điểm trồng
(ha)
(%)
1
Bưởi đỏ Bánh Men
5,2
5,27
Thơn Đơng Cao
2
Bưởi đỏ Lũm
2,6
2,64
Thôn Đông Cao

Thôn Đông Cao, Tráng Việt,
3
Bưởi Diễn
90
91,28
Điệp Thôn
Bưởi khác: Đoan
4
Hùng, Da Xanh,
0,8
0,81
Thôn Đông Cao
La Tinh…
Bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm được trồng lần đầu tiên vào năm 1966
tại thơn Đơng Cao, xã Tráng Việt. Do có màu đỏ đẹp mắt, phẩm chất tốt nên từ
một số hộ ban đầu, các thành viên trong Hội làm vườn cùng một số hộ nông dân
khác đã tiến hành chiết và nhân rộng ra tồn thơn để có được vườn bưởi như
hiện nay. Hai giống bưởi này khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ, tơm có màu từ
đỏ nhạt – đỏ. Giống bưởi Bánh Men có vị chua dịu, giống quả bưởi Lũm có vị
ngọt mát. Theo người dân địa phương, bưởi đỏ Bánh Men vừa dễ trồng vừa có
giá trị hơn bưởi đỏ Lũm, điều này thể hiện diện tích bưởi đỏ Bánh Men gần gấp
đơi diện tích bưởi đỏ Lũm.
- Năng suất các giống bưởi đỏ: Bưởi đỏ Bánh Men có năng suất trung
bình 185 quả/cây, bưởi đỏ Lũm năng suất khoảng 180 quả/cây.
- Giá trị sử dụng bưởi đỏ:
Bưởi đỏ được trồng ở địa phương vừa được sử dụng tươi và được sử dụng
phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán. Giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm
khi chín vỏ quả và tép quả có màu đỏ, bán dịp Tết âm lịch có giá bán cao mang
lại thu nhập đáng kể cho người trồng ở địa phương. Người tiêu dùng rất ưa
chuộng các giống bưởi này vào các dịp lễ tết bởi chúng có màu đỏ tươi, biểu

hiện của sự may mắn, tài lộc và duy trì trong một khoảng thời gian dài.
Bảng 4: Phương thức sử dụng các giống bưởi đỏ
Thời gian
Giống bưởi
thu hoạch
Bánh Men
Lũm

Tháng 9
Tháng 11

Phương thức sử
dụng (%)
Ăn tươi Bán tết
60
40
30
70

Giá bán (đ)
Ăn tươi
30.000
25.000

Bán tết
100.000 – 150.000
100.000 – 150.000

- Tập quán canh tác bưởi đỏ tại huyện Mê Linh
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác là giải pháp quan trọng để nâng

cao năng suất, chất lượng và hiệu quả canh tác cây bưởi. Năng suất, chất lượng
của của các giống bưởi đỏ giảm trong vòng 15 năm qua là do người dân ít đầu
tư, chưa quan tâm áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc chăm sóc các giống bưởi
19


đỏ. Tập quán canh tác của người dân tập trung vào các khâu chính là bón phân,
tưới nước, cắt tỉa, tạo tán, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh.
Giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm trong thời kỳ kinh doanh được
trồng 100 % cây chiết. Người dân tự chiết cành để nhân giống. Do hiểu biết về
kỹ thuật chiết cành còn hạn chế, vật liệu nhân giống được tận dụng từ các cành
quá dày trong tán, cành giao nhau hay các cành bị bệnh trên cây bất kỳ. Với
cách chọn vật liệu nhân giống tùy tiện sẽ làm cây con có thể mang mầm bệnh
ngay khi trồng.
Bón phân: Có 100% hộ dân áp dụng bón phân cho cây bưởi ít nhất 1
lần/năm. Tuy nhiên, liều lượng phân bón, thời điểm bón và cách bón chưa theo
quy trình cụ thể. Hầu hết các hộ dân đều khơng bón phân hữu cơ hoặc có hộ bón
rất ít (2 - 4kg/cây), khơng bón phân đơn chủ yếu bón phân NPK (13:5:7). Các hộ
bón phân từ 1-2 đợt/năm vào sau thời kỳ thu hoạch, giai đoạn ni quả và một
số hộ bón bổ sung Kali clorua trước thu hoạch 30 - 45 ngày. Nhiều hộ khi tiến
hành bón phân thường rắc phân từ trong gốc ra ngồi tán rồi tưới nước khơng sử
dụng vật liệu che phủ, một số ít các hộ đào rãnh bón phân. Việc bón phân chưa
đúng, chưa đủ dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, cây nhanh thối hóa,
năng suất và chất lượng quả thấp.
Phân bón lá: Chỉ có 10-30% số hộ có sử dụng phân bón lá.
Cắt tỉa: Tại thời điểm điều tra, hầu hết trên hai giống bưởi đỏ đều có nhiều
tầm gửi, cành tăm, cành vượt. Các hộ trồng bười đỏ hầu như không cắt tỉa hoặc
cắt tỉa rất sơ sài dẫn đến bộ tán cây rậm rạp, dễ bị nhiễm sâu bệnh. Số hộ tiến
hành cắt tỉa chỉ chiếm 30% - 50%. Tuy nhiên, các hộ chủ yếu cắt cành đã bị sâu
bệnh, cành vượt quá tán đặc biệt các hộ dân chưa bao giờ tỉa quả cho cây, số

lượng quả/cây để nhiều dẫn đến khối lượng và chất lượng quả giảm.
Bao quả: Sử dụng biện pháp bao quả tập trung các hộ tại xã Tráng Việt
(50%). Tuy nhiên, hầu hết các hộ bao quả bằng túi nilon trắng chưa sử dụng
nhiều các túi chuyên dụng. Mặt khác, trước khi bao quả không phòng trừ sâu
bệnh kịp thời dẫn đến mẫu mã và chất lượng quả giảm.
Tưới nước: Tỷ lệ hộ dân tưới nước vào thời kỳ khô hạn biến động từ 6090% số hộ. Các hộ thường tiến hành tưới nước khi ít hoặc khơng có mưa, tkhi
tiến hành bón phân, giai đoạn tắt hoa đậu quả. Tuy nhiên, có nhiều vườn trồng 2
giống bưởi đỏ đều khơng làm rãnh thốt nước gây ảnh hưởng xấu đến bộ rễ, cây
sinh trưởng kém.
Phòng sâu bệnh hại: Hầu hết các hộ tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại cho
bưởi đỏ không theo đúng quy trình cụ thể. Các hộ tiến hành phịng trừ sâu bệnh
chủ động chỉ chiếm 30-70%. Người dân khơng có kiến thức về sâu bệnh hại,
triệu chứng của sâu bệnh hại nên không sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm.
Các hộ phun phòng trừ 2-3 lần trong năm tập trung vào nhện đỏ và rệp sáp. Rất
nhiều vườn bị nhện đỏ gây hại nặng trên quả.
- Thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn và phát triển bưởi đỏ trên địa bàn
huyện Mê Linh

20



×