Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Kỹ Năng Tư Vấn Hợp Đồng Lao Động Giúp Việc Gia Đình.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.25 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Đề tài:
KỸ NĂNG TƯ VẤN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HỮU TUYẾN VÀ CỘNG SỰ CHO MỘT
KHÁCH HÀNG CỤ THỂ

Họ và tên sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Số thứ tự trong danh sách lớp:
Họ và tên giảng viên:

HÀ NỘI - 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH...................................................2
1.1. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật hợp đồng lao động...........2
1.1.1. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật..................................................2
1.1.2. Vai trò của các kỹ năng trong tư vấn pháp luật.................................2
1.1.3. Khái niệm tư vấn pháp luật hợp đồng lao động.................................3
1.2. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng lao động giúp việc gia đình.............4
1.2.1. Khái niệm hợp đồng lao động giúp việc gia đình..............................4
1.2.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động giúp việc gia đình........................4
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN HỢP


ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VĂN PHỊNG LUẬT SƯ
HỮU TUYẾN VÀ CỘNG SỰ...........................................................................8
2.1. Giới thiệu về Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự......................8
2.2. Các kỹ năng được áp dụng trong quá trình tư vấn pháp luật về hợp đồng
lao động giúp việc gia đình tại Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự..9
2.2.1. Kỹ năng tiếp xúc, lắng nghe khách hàng...........................................9
2.2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi.........................................................................10
2.2.3. Kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật..................................................10
2.2.4. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng...........................................................11
2.3. Ví dụ minh họa về tư vấn hợp đồng lao động giúp việc gia đình tại Văn
phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự.........................................................12
2.3.1. Tình huống minh họa.......................................................................12
2.3.2. Phương án tư vấn của Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự 12


2.4. Nhận xét việc áp dụng các kỹ năng trong quá trình tư vấn pháp luật về
hợp đồng lao động giúp việc gia đình tại Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và
Cộng sự.........................................................................................................17
2.4. Bài học kinh nghiệm cho bản thân.........................................................18
KẾT LUẬN......................................................................................................20


MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế tồn cầu hóa, chun mơn hóa, cơng việc chăm sóc
nhà, bao gồm chăm sóc trẻ em, dọn dẹp, lau chùi đồ đạc, đến chăm lo từng
bữa ăn, trang trí nhà cửa, … trở nên vơ cùng quan trọng. Nhu cầu đối với công
việc này đã tăng nhanh trong hai thập kỷ gần đây, người lao động giúp việc
gia đình đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lực lượng lao động, đặc biệt ở
những nước đang phát triển. Tuy nhiên, trong thị trường lao động, giúp việc
gia đình vẫn bị đánh giá thấp và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến.

Giúp việc gia đình bị coi là lao động khơng cần có kỹ năng vì những định kiến
giới thường gắn cơng việc này với thiên chức của phụ nữ được cho là phù hợp
với khả năng của họ. Ngay cả khi được trả công, mức tiền công của những
người lao động giúp việc gia đình thường bị đánh giá thấp và thiếu những quy
định rõ ràng về việc xác định tiền công của họ. Vì vậy, tư vấn pháp luật về
hợp đồng lao động giúp việc gia đình là một trong những vấn đề được đề cập
nhiều hiện nay. Bởi không phải người lao động nào hay người sử dụng lao
động đều biết và hiểu hết các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ
lao động giúp việc gia đình. Qua q trình tìm hiểu tại Văn phịng Luật sư
Hữu Tuyến và Cộng sự cũng như những kiến thức thực tế, em xin lựa chọn đề
tài: “Kỹ năng tư vấn hợp đồng lao động giúp việc gia đình tại Văn phòng
Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự cho một khách hàng cụ thể”, làm đề tài
nghiên cứu cho bài tiểu luận kết thúc học phần lần này.

1


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
1.1. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật hợp đồng lao động
1.1.1. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng là khái niệm được hiểu theo ý kiến chun mơn của từng
người, vì thế chúng thường có nhiều khái niệm khác nhau. Theo từ điển Tiếng
Việt1: “Kỹ năng là khả năng chúng ta vận dụng những kiến thức học được vào
đời sống thực tế”. Tuy nhiên có khái niệm khác lại cho rằng, kỹ năng là quá
trình tổng hợp tất cả những thao tác mà con người thành thạo trong thực tiễn,
được con người vận hành hoạt động chun mơn của mình một cách chủ
động. Ngồi ra, kỹ năng cịn bao gồm cả năng lực của trí tuệ và khả năng áp
dụng vào thực tiễn những hoạt động đó một cách thuần thục, từ đó giúp cho
cơng việc đang thực hiện sẽ đạt được kết quả cao nhất. Hiểu một cách khái

quát nhất thì kỹ năng sẽ là năng lực của bản thân khi thực hiện một hành động
nào đó trên cơ sở của sự hiểu biết và sáng tạo.
Kỹ năng tư vấn pháp luật là năng lực của người thực hiện tư vấn vận
dụng những kiến thức pháp luật, đạo đức và kinh nghiệm xã hội để có thể
hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, thơng tin pháp luật và giúp soạn thảo văn
bản liên quan để khách hàng hiểu được câu trả lời, biết cách cư xử và giải
quyết tất cả những vấn đề liên quan đến pháp luật. Từ đó giúp khách hàng tự
bảo vệ quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
Kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng
liên quan đến pháp luật, có nhiều kinh nghiệm chun mơn trong ngành.
Khơng chỉ cần những kiến thức chuyên môn, một Luật sư, Tư vấn viên giỏi thì
cần phải có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và xã hội có thể thích ứng với
những thay đổi để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân.2
1.1.2. Vai trò của các kỹ năng trong tư vấn pháp luật
Thứ nhất, kỹ năng được xem là “chìa khóa thành cơng” trong một lĩnh
vực nào đó. Nếu muốn đạt được thành tích cao trong cơng việc hay học tập,
thì cần phải có kỹ năng giỏi và khả năng vận dụng sáng tạo tốt. Trong tư vấn
pháp luật, kỹ năng đóng vai trị vơ cùng quan trọng để giúp cho khách hàng
1
2

Xem Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2015.
Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2022.

2


hiểu rõ nội dung tư vấn và đạt hiệu quả cao trong q trình tư vấn. Theo đó, kỹ
năng có những vai trò sau:
Thứ hai, tạo và tăng sự tin tưởng của khách hàng. Khi có niềm tin,

khách hàng mới có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn. Niềm tin chính là sức
mạng tạo ra những thành cơng, giúp cho mọi việc suôn sẻ hơn. Nếu như Luật
sư, Tư vấn viên chỉ có kiến thức chun mơn mà thiếu đi kỹ năng thì sẽ khiến
cho khách hàng khơng tin tưởng tuyệt đối vào lời tư vấn cũng như chưa tạo
được niềm tin, ấn tượng đối với khách hàng.3
Thứ ba, tăng cường khả năng thuyết phục khách hàng. Nếu như một
Luật sư, Tư vấn viên có thể giao tiếp giỏi nhưng lại thiếu đi một vài kỹ năng
cần thiết như: tra cứu văn bản pháp luật, kỹ năng soạn thảo văn bản … thì sẽ
là một cản trở trong việc thuyết phục khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ tư
vấn.
1.1.3. Khái niệm tư vấn pháp luật hợp đồng lao động
Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực lao động là sự hướng dẫn, đưa ra ý kiến
giúp khách hàng soạn thỏa các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật lao động. Qua đó, giúp khách hàng
thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. 4 Từ khái
niệm này, ta có thể hiểu tư vấn pháp luật về hợp đồng lao động theo hai cách:
Cách hiểu thứ nhất - theo nghĩa hẹp thì tư vấn hợp đồng lao động là việc
người tư vấn giải đáp pháp luật lao động về hợp đồng lao động, đưa ra ý kiến,
hướng ứng xử cho một tình huống cụ thể về hợp đồng lao động.
Cách hiểu thứ hai - theo nghĩa rộng, tư vấn pháp luật về hợp đồng lao
động là hoạt động cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật về hợp
đồng lao động, đồng thời đưa ra hướng ứng xử cho một tình huống cụ thể
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp
lý sau đó (như soạn thảo hợp đồng lao động).
Như vậy, tư vấn hợp đồng lao động là hoạt động pháp lý mà người tư
vấn hướng dẫn, giải thích pháp luật về hợp đồng lao động cho khách hàng,
hoặc đưa ra định hướng giải quyết, ứng xử đối với một tình huống cụ thể về
hợp đồng lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ một cách
tối ưu nhất.
3

4

Đỗ Thị Dung (chủ biên) (2018), Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2022, tr25.

3


1.2. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng lao động giúp việc gia đình
1.2.1. Khái niệm hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Tại Điều 385 BLDS năm 2015 có quy định: “Hợp đồng dân sự là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”.
Về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận, giao ước giữa các bên và nội
dung của nó phải là những quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
tham gia. Hợp đồng lao động cũng là một loại hợp đồng, vì vậy nó cũng phải
mang bản chất của hợp đồng nói chung đó là tính khế ước, được hình thành
trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Song khác với hợp đồng dân sự hay hợp
đồng thương mại, sự thỏa thuận này phải là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của
quan hệ lao động (người lao động và người sự dụng lao động) và nội dung của
nó phải liên quan đến các quyền và nghĩa cụ của các bên trong quan hệ lao
động như vấn đề về việc làm, tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội,
…5
Theo quy định của BLLĐ năm 2019 thì: “Hợp đồng lao động là sự
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
cơng, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ lao động”.
Như vậy, Hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ
thể, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử
dụng lao động có nhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động.

Trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử
dụng lao động và đặt mình dưới sự quản lý của người sử dụng lao động và
được người sử dụng lao động trả lương.
1.2.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động giúp việc gia đình
- Về chủ thể giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình.
Chủ thể giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình là người lao
động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động. Trong đó, người từ đủ 18
tuổi trở lên được quyền trực tiếp ký hợp đồng lao động, người từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi được quyền ký kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng
ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Có thể thấy, pháp luật lao
5

Truy cập ngày 11/5/2023

4


động đã rộng mở cơ hội cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể làm cơng
việc giúp việc gia đình nếu cơng việc đó nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, thời
gian làm việc không vượt quá thời gian pháp luật quy định. Tuy nhiên, điểm
hạn chế là độ tuổi dưới 18 là người chưa có kinh nghiệm và kỹ năng sống, ứng
phó với các tình huống dẫn đến dễ bị xâm hại, đặc biệt phần lớn lao động giúp
việc gia đình lại là nữ. Một số liệu khảo sát tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh cho biết có tới 17,3% lao động giúp việc gia đình bắt đầu từ độ tuổi dưới
18.6
- Về thủ tục giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình.
Hợp đồng lao động giúp việc gia đình phải tuân theo thủ tục: (i) Cung
cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng; (ii) Thử việc; (iii) Ký kết hợp đồng;
(iv) Thông báo với UBND cấp xã. Lao động giúp việc gia đình là đối tượng có
nhiều nét đặc trưng nên pháp luật quy định các thủ tục nh m các bên đạt được

mong muốn, lợi ích tối đa. Đặc biệt cần phải thơng báo đến cơ quan có thẩm
quyền vì có liên quan đến con người, tạm trú, ... Tuy nhiên thì quy định này ít
được thực hiện bởi người sử dụng lao động có thể thay đổi người giúp việc
liên tục nên họ rất ngại khai báo hoặc khai báo một lần nhưng lại thay đổi rất
nhiều người lao động khác. Như vậy, pháp luật cần cân nhắc các giải pháp
trong vấn đề quản lý lao động giúp việc gia đình7.
- Về hình thức và nội dung của hợp đồng lao động giúp việc gia đình.
BLLĐ 2019 quy định: “Người sử dụng lao động phải giao kết hợp
đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình”. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019 thì hợp đồng lao động là sự thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng,
tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ
lao động.
Hợp đồng lao động có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1
Điều 21 của bộ luật. Theo đó, khi Chính phủ quy định về lao động là người
giúp việc gia đình (khoản 2 Điều 161 BLLĐ năm 2019) đã quy định mẫu hợp
đồng lao động, trong đó chi tiết các nội dung làm căn cứ để hai bên thỏa
thuận, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao kết hợp hợp đồng lao động.
6

Lã Trọng Đại (2014), Những vấn đề nảy sinh trong quan hệ lao động giúp việc gia đình và giải pháp khắc
phục, Tạp chí Lao động và xã hội.
7
ngày 11/5/2023.

5


Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, ngồi quy định báo
trước ít nhất 15 ngày, Nghị định quy định bổ sung các trường hợp được quyền

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước để phù
hợp với khoản 2 Điều 35 điểm d và e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ năm 2019.
Quy định này chủ yếu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nhưng
dường như thực tế cả người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động đều
không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau nên việc thực hiện quy định
này không dễ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trên 90% hợp đồng lao động
giúp việc gia đình được thỏa thuận bằng lời nói. Pháp luật cần có biện pháp
linh hoạt và răn đe để thay đổi nhận thức của người sử dụng lao động và lao
động giúp việc gia đình, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước để
kịp thời phát hiện và xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
Về hình thức hợp đồng lao động, trước đây BLLĐ năm 1994 quy định
hợp đồng lao động đối với người lao động giúp việc gia đình được giao kết
bằng miệng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp quyền lợi của
người giúp việc gia đình khơng được bảo đảm, người sử dụng lao động vi
phạm các thỏa thuận đã cam kết ban đầu với người lao động mà khơng có
bằng chứng, chứng cứ lưu lại để giải quyết tranh chấp phát sinh. Vì vậy, từ Bộ
luật lao động cũ năm 2012 và đến nay là Bộ luật lao động năm 2019 đều quy
định hợp đồng lao động đối với gia đình phải giao kết với hình thức văn bản,
quy định này cũng phù hợp với quan điểm của ILO được quy định tại điều 7
Công ước số 189.
- Về thực hiện, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động
giúp việc gia đình.
Khi hợp đồng lao động được kí kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng
cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tạm hoãn hợp đồng lao động đối với
lao động giúp việc gia đình trong trường hợp người lao động mang thai và do
hai bên thỏa thuận. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên, pháp luật quy định về
các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình. Theo quy định
tại Khoản 2 Điều 162 mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng lao động bất kì
lúc nào nhưng phải báo trước 15 ngày để bên kia cịn chuẩn bị và khơng bị
động.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động các bên có trách nhiệm thanh tốn đầy
đủ cho nhau các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng
6


lao động. Đối với người lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được
người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc trừ một số trường hợp. Ngồi ra
cịn được thanh tốn tiền nghỉ phép năm, tiền tàu xe, các giấy tờ và các khoản
nợ (nếu có) trong 7 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người sử dụng
lao động có trách nhiệm thanh tốn các quyền lợi nói trên và thơng báo đến cơ
quan có thẩm quyền trong vòng 7 ngày.

7


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VĂN PHÒNG LUẬT
SƯ HỮU TUYẾN VÀ CỘNG SỰ
2.1. Giới thiệu về Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự
Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự được thành lập theo Giấy
đăng ký hoạt động số 0108385309/TP-ĐKHĐ vào ngày 01/08/2015 được cấp
bởi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Địa chỉ Văn phòng đặt tại số 93, tổ 18,
đường Đổng Chi, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự là tổ chức chuyên cung cấp các
dịch vụ pháp lý chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các Cộng sự
và luật sư của Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đều có kiến thức
pháp lý chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, qua đó giúp Văn
phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực
tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Lĩnh vực tư vấn liên quan đến hợp đồng lao động là một trong những

lĩnh vực mà Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự tổ chức cung cấp dịch
vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư, tư vấn liên về Lao
động phục trách tư vấn và giải quyết tranh chấp lao động. Với kinh nghiệm và
hiểu biết, Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự cam kết sẽ tư vấn và đưa
ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Các trường hợp liên quan đến hợp
đồng lao động mà Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự nhận tư vấn,
bao gồm: Tư vấn về tiền lương, tư vấn chế độ phúc lợi lao động, soạn thảo các
đơn thư, văn bản pháp lý gửi đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, …
Trong đó có các trường hợp về tư vấn về hợp đồng lao động giúp việc gia
đình.
Tại Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đa phần các trường hợp
tiếp nhận tư vấn về hợp đồng lao động giúp việc gia đình đều liên quan đến tư
vấn giao kết hợp đồng và yêu cầu tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động giúp
việc gia đình. Luật sư cũng như các Tư vấn viên đã áp dụng kiến thức chuyên
môn và những kỹ năng nghiệp vụ giúp giải quyết hiệu quả các yêu cầu. Hầu
hết các khách hàng đều hài lòng về kết quả tư vấn cũng như có ấn tượng tốt,
tạo được niềm tin với khách hàng.8

8

Báo cáo kết quả tình hình hoạt động cua Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự trong năm 2021.

8


2.2. Các kỹ năng được áp dụng trong quá trình tư vấn pháp luật về hợp
đồng lao động giúp việc gia đình tại Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và
Cộng sự
2.2.1. Kỹ năng tiếp xúc, lắng nghe khách hàng
Kỹ năng tiếp xác khách hàng là một trong những kỹ năng cần thiết trong

hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn pháp luật về hợp đồng lao
động giúp việc gia đình nói riêng. Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận
yêu cầu tư vấn pháp luật thành cơng, được khách hàng tín nhiệm lựa chọn là
bước khởi đầu khơng dễ dàng trong tư vấn pháp luật. Có được kỹ năng tiếp
xúc khách hàng tốt là một trong những đòi hỏi quan trọng cho Luật sư, Tư vấn
viên trong hoạt động tư vấn. Luật sư, Tư vấn viên cần chú trọng và thường
xuyên rèn luyện những kỹ năng như: giao tiếp, lắng nghe, đặt câu hỏi, ghi
chép, diễn giải, tổng hợp vấn đề, tìm hiểu vấn đề. Những kỹ năng này ảnh
hưởng đến cảm nhận của khách hàng về sự tôn trọng của người tư vấn với
những thông tin mà khách hàng cung cấp.
Khi nghe khách hàng trình bày, Luật sư, Tư vấn viên cần chú ý một số
kỹ năng sau đây:
Thứ nhất, dùng cử chỉ, điệu bộ, ngơn ngữ (tiếp đón đối tượng chu đáo,
thăm hỏi sức khoẻ đối tượng và gia đình, tập trung chú ý vào đối tượng khi đối
tượng đang trình bày…) thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.
Thứ hai, tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái
để đối tượng diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Không nên
phản ứng trước những lời tức giận của đối tượng. Phải biết tự kiềm chế, yên
lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội. Phương pháp chuẩn mực
để lắng nghe có hiệu quả là tập trung chú ý vào những điều đối tượng đang
nói, gợi ý họ nói rõ ràng, chính xác những ý nghĩ của họ, diễn đạt lại đúng
những sự kiện đã xảy ra và yêu cầu nhắc lại những điểm gì cịn mập mờ, chưa
rõ.
Thứ ba, kiên trì lắng nghe hết những gì đối tượng nói, khơng nên cắt
ngang lời hoặc hỏi trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng
suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng
lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói và chú ý lắng nghe đến khi họ khơng
cịn gì để nói. Bằng phương pháp đó chúng ta khuyến khích được đối tượng
nói hết những gì cần nói và chúng ta sẽ hiểu được bản chất của vụ việc.
9



Thứ tư, dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng
định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình
tiếp nhận được. Người tư vấn cần thể hiện sao cho đối tượng tin rằng mình đã
nắm được đúng quan điểm và bản chất vụ việc thì đối tượng mới dễ tiếp thu
những lời tư vấn và chấp nhận lời khuyên mà người tư vấn đưa ra.
Thứ năm, tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc một
cách chính xác, khẳng định lại với đối tượng yêu cầu tư vấn và thống nhất
quan điểm về những nội dung cần tư vấn.
2.2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Khi khách hàng đến mong muốn được tư vấn đề mang theo những nội
dung vụ việc riêng gắn liền với yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của họ.
Khách hàng đến với người tư vấn thường mong muốn chia sẻ về câu chuyện
của họ và mong nhận lại được ý kiến tư vấn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng
thường nhắc đi nhắc lại một vấn đề và cung cấp thông tin gây nhầm lẫn, thậm
chí cịn mâu thuận với chính thơng tin mà mình vừa cung cấp. Cho nên, để có
thể kiểm sốt buổi tư vấn và khai thác thơng tin hiệu quả thì người tư vấn cần
đặt ra những câu hỏi.
Kỹ năng đặt câu hỏi được xem là một bước quan trọng khi tư vấn. Găn
liền với những thông tin khách hàng cung cấp và yêu cầu đề nghị cung cấp
dịch vụ pháp lý là những dạng câu hỏi để người tư vấn khai thác những thông
tin cần và đủ. Việc chuẩn bị bảng hỏi sẽ giúp người tư vấn thu được những
thơng tin thực sự hữu ích và có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ
việc để tránh những câu hỏi dài dịng, khó hiểu, khơng liên quan trực tiếp đến
vụ việc. Ví dụ:
- Chủ thể của hợp đồng là ai?
- Ai là người lao động giúp việc gia đình?
- Cơng việc của người lao động giúp việc gia đình sẽ phải làm là gì?
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của công việc giúp việc gia đình?

- Tiền lương và phương thức thanh tốn như thế nào?
- Thời hạn làm việc là bao lâu?

10


2.2.3. Kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật
Khi tìm các quy định của pháp luật để áp dụng trong tư vấn pháp luật về
hợp đồng lao động giúp việc gia đình thì người tư vấn cần phải xác định được
các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và khoanh vùng các văn bản có
chứa các văn bản quy phạm pháp luật cần tra cứu như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Lao động, Luật Bảo hiểm, …
Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm
kiếm nguồn luật để giải quyết. Bên cạnh đó người tư vấn cịn phải kiểm tra, rà
sốt các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp để xác định quy phạm, nhóm
quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ khách hàng đang có vướng mắc.
Cuối cùng là tập hợp, phân tích, nghiên cứu, xác định hướng và viện dẫn, sử
dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc của khách hàng theo hướng
có lợi nhất mà vẫn đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ việc tư vấn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà
người tư vấn chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp
khác am hiểu sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa
ra lời tư vấn, tránh tình trạng mặc dù người tư vấn chưa nắm vững pháp luật
nhưng vẫn thực hiện tư vấn, đưa ra những lời khun khơng chính xác, khơng
đúng pháp luật, gây hậu quả xấu cho khách hàng.
2.2.4. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng mà cụ thể là hợp đồng lao động
giúp việc gia đình thì nội dung được soạn cần phải được trình bày một cách
logic. Chẳng hạn như trật tự của một văn bản khi tư vấn cần tuân thủ như sau:
Khẳng định phạm vi tư vấn; Mơ tả tóm tắt sự việc và tài liệu đã kiểm tra; Xác

định các vấn đề được yêu cầu tư vấn; Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời
khuyên và cuối cùng là phần kết thúc.
Khi tư vấn cũng cần tránh việc lan man, dài dòng mà nên xúc tích, đủ ý.
Đảm bảo sự chính xác về ngơn từ, dễ hiểu, tránh những từ có thể hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau. Ngồi ra, ngơn từ khi soạn thảo văn bản cần sử dụng là
ngôn từ trang trọng, lịch sự. Hợp đồng lao động giúp việc gia đình cần trình
bày sáng sủa và khơng mắc lỗi chính tả bằng cách soát lại nội dung một lượt
sau khi soạn xong.

11


2.3. Ví dụ minh họa về tư vấn hợp đồng lao động giúp việc gia đình tại
Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự
2.3.1. Tình huống minh họa
Gia đình chị Trần Thị C (32 tuổi) kết hôn với nhau vào năm 2014, và
hiện tại họ đang có một người con 03 tuổi. Hiện gia đình đang sinh sống và
làm việc tại Hà Nội. Nghề nghiệp của cả hai đều là bác sĩ tại Bệnh viện Bạch
M. Do công việc bận rộn, khơng có thời gian chăm sóc con cái cũng như dọn
dẹp nhà cửa nên chị C có nhu cầu thuê người giúp việc gia đình giúp chị làm
những công việc ấy. Bà Phạm Thị L (55 tuổi) là người cùng quê với chị C,
được bố mẹ chị C giới thiệu để làm giúp việc cho gia đình chị C. Chị C đã gửi
mail vào gmail của Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự mong muốn
được nghe tư vấn về soạn thảo hợp đồng lao động giúp việc gia đình giữa gia
đình chị C và bà L.
2.3.2. Phương án tư vấn của Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự
Sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn của chị C qua mail của Văn phòng,
Luật sư của Văn phòng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đã đưa ra phương án
tư vấn như sau:
- Về giao kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình:

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình giữa chị C và bà L phải được ký
kết bằng văn bản và được lập thành 02 bản, mỗi bên chủ thể giữ 01 bản. Bên
cạnh đó cần thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động giúp
việc gia đình. Chị C phải cung cấp cho bà L những thông tin cần thiết được
quuy định trong khoản 1 Điều 16 BLLĐ năm 2019. Ngoài ra cịn phải cung
cấp các thơng tin về điều kiện ăn ở, đặc điểm của các thành viên trong gia
đình, sinh hoạt của hộ gia đình. Bên cạnh đó, bà L cũng phải cung cấp cho chị
C những thông tin cần thiết theo khoản 2 Điều 16 BLLĐ năm 2019. Cung cấp
thêm về thông tin cá nhân, hộ khẩu thường trú, hồn cảnh gia đình, họ, tên và
địa chỉ của người báo tin khi cần thiết.
Bước 2: Thử việc. Sau khi các bên đã nắm được thông tin của nhau, nếu
có thiện chí trong việc thiết lập quan hệ lao động, hai bên thỏa thuận về việc
thử việc. Mục đích là nhằm kiểm tra trình độ, khả năng thực hiện cơng việc
của bà L có đáp ứng được u cầu của gia đình chị C hay khơng. Bởi khi quan
12


hệ lao động đã được thiết lập, bà L phải thực hiện nhiều công việc khác nhau
phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình chị C. Do
vậy, thử việc là thủ tục cần thiết trước khi quyết định giao kết hợp đồng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng. Sau khi thử việc đạt yêu cầu, chị C và bà L
ký vào bản hợp đồng lao động. Nếu bà L khơng biết chữ thì có thay thế bằng
điểm chỉ vào hợp đồng và có người làm chứng.
Bước 4: Thơng báo với cơ quan có thẩm quyền nơi bà L làm việc về
việc sử dụng lao động giúp việc gia đình như: đăng ký tạm trú cho bà L tại nhà
chị C.
- Về nội dung của hợp đồng giúp việc gia đình:
Luật sư của Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đưa ra phương
án tư vấn cho hợp đồng giúp việc gia đình giữa gia đình chị C và bà L gồm

những nội dung chính sau:
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Địa điểm làm việc;
Công việc phải thực hiện;
Nội dung và yêu cầu cụ thể của từng công việc;
Thời hạn hợp đồng, thời giờ nghỉ ngơi của bà L;
Điều kiện ăn, ở của bà L tại nhà chị C;
Tiền lương và hình thức trả lương.

- Về soạn thảo hợp đồng giúp việc gia đình:
Luật sư tại Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đã tư vấn soạn
thảo hợp đồng giúp việc gia đình giữa gia đình chị C và bà L như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2019;

13



Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính
phủ.
1. BÊN A: NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Ơng/bà: TRẦN THỊ C
Đại diện cho hộ gia đình gồm (ghi họ tên từng người trong hộ):
- Anh Lê Văn H
- Cháu Lê Phan A
Địa chỉ nơi cư trú: Số nhà 18 Ngách 91, Ngõ 185 Chùa Láng, Láng Thượng,
Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 0868780xxx
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu: 038301004xxx cấp ngày
20/06/2021 tại Cục trưởng cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.
2. BÊN B: NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Ơng/bà: PHẠM THỊ L
Địa chỉ nơi cư trú: Khu phố 1, Thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa
Điện thoại: 0971311xxx
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu: 038325756xxx cấp ngày
25/4/2022 tại Cục trưởng cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Thơng tin liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:
Ông/bà: TRẦN VĂN K
Mối quan hệ với người lao động: Chồng
Địa chỉ nơi cư trú: Khu phố 1, Thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa
Điện thoại: 0966546xxx
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Thời hạn hợp đồng
- Hợp đồng lao động: Không xác định thời hạn hoặc có thời hạn 12 tháng.
Ngày bắt đầu làm việc: Từ ngày 23 tháng 2 năm 2023
- Thời gian thử việc (nếu có): từ ngày 23 tháng 2 năm 2023 đến ngày 01 tháng
03 năm 2023.
14



Điều 2. Công việc và địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc (ghi rõ địa chỉ nơi người lao động thực hiện cơng việc
giúp việc gia đình): Số nhà 18 Ngách 91, Ngõ 185 Chùa Láng, Láng Thượng,
Đống Đa, Hà Nội.
- Công việc phải làm (ghi rõ các công việc người lao động phải thực hiện hằng
ngày ví dụ như: vệ sinh nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc trẻ em....): vệ sinh
nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc cháu Lê Phan A.
Điều 3. Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung khác
- Mức lương: 5.500.000 đồng/tháng (hoặc tuần hoặc ngày hoặc giờ), trong đó
chi phí ăn, ở của người lao động (nếu có): 0 đồng.
- Các khoản phụ cấp, bổ sung (nếu có): tiền đi xe bus 100.000 đồng/tháng.
- Hình thức trả lương (tiền mặt/chuyển khoản): Tiền mặt
- Kỳ hạn trả lương: tiền lương được trả vào ngày 30 hằng tháng.
- Khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm
của người sử dụng lao động trả cho người lao động cùng kỳ trả lương: 0 đồng.
- Tiền tàu xe về nơi cư trú của người lao động (ghi rõ các trường hợp được hỗ
trợ tiền tàu xe về nơi cư trú, mức hỗ trợ): 1.000.000 đồng/năm.
Điều 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Thời giờ làm việc: 8 tiếng/ngày
- Thời giờ người lao động được nghỉ liên tục trong ngày: nghỉ từ 12h đến
13h30 và sau 20h30.
- Ngày nghỉ hằng tuần: nghỉ ngày chủ nhật hằng tuần.
- Ngày nghỉ hằng năm: theo lịch nghỉ của Bộ Lao động thương binh và Xã
hội.
- Ngày nghỉ lễ, tết: theo lịch nghỉ của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Điều 5. Điều kiện làm việc
- Chỗ ăn, ở của người lao động (đối với người lao động sống tại gia đình
người sử dụng lao động

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Quyền của người lao động:
15


- Về thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp, bổ sung khác; thưởng; tiền tàu
xe về nơi cư trú theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động: 1.000.000
đồng/năm.
- Về bố trí chỗ ăn, ở; trang bị bảo hộ lao động; bồi thường thiệt hại theo thỏa
thuận trong hợp đồng lao động: theo quy định pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người lao động:
- Về hồn thành cơng việc theo hợp đồng lao động.
- Về thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và
phịng chống cháy nổ, bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia
đình, khu dân cư nơi cư trú.
- Về bồi thường cho người sử dụng lao động nếu làm mất, hư hỏng tài sản
trong gia đình người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và thỏa
thuận giữa hai bên: theo thỏa thuận.
- Về cung cấp tài liệu hợp pháp cho người sử dụng lao động để đăng ký tạm
trú (đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động nếu thuộc đối
tượng phải đăng ký tạm trú): cung cấp căn cước công dân.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động:
- Về quản lý, điều hành người lao động thực hiện các công việc theo thỏa
thuận trong hợp đồng lao động.
- Về bồi thường thiệt hại nếu người lao động làm mất, hư hỏng tài sản trong
gia đình người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và thỏa thuận
giữa hai bên.
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- Về thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn tiền lương và các chế độ, quyền lợi

khác của người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Về bố trí chỗ ăn, ở cho người lao động (đối với người lao động sống cùng
người sử dụng lao động).
- Về đăng ký tạm trú cho người lao động (đối với người lao động sống cùng
người sử dụng lao động thuộc đối tượng phải đăng ký tạm trú).
Điều 8. Điều khoản thi hành
16


Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản
và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 2 năm 2023.

NGƯỜI LAO ĐỘNG

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG

NGƯỜI LÀM CHỨNG (nếu có):
- Họ tên: ..............................................
- Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu:
… cấp ngày ……… tại ........
- Địa chỉ nơi cư trú: ...........................
- Số điện thoại (nếu có): ....................
- Ký tên:
2.4. Nhận xét việc áp dụng các kỹ năng trong quá trình tư vấn pháp luật
về hợp đồng lao động giúp việc gia đình tại Văn phịng Luật sư Hữu
Tuyến và Cộng sự
Trong q trình tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật về hợp đồng lao
động giúp việc gia đình, Văn phịng Luật sư Hữu Tuyến và Cộng sự đã vận
dụng nhiều kỹ năng nhằm giúp cho quá trình tư vấn đạt được hiệu quả cáo

nhất. Đó là các kỹ năng: Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ
năng tra cứu văn bản pháp luật, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, … Bên cạnh đó,
cùng với việc sử dụng các kỹ năng, Luật sư, Tư vấn viên tại Văn phòng Luật
sư Hữu Tuyến và Cộng sự đã áp dụng đúng, đủ các quy định pháp luật về hợp
đồng lao động giúp việc gia đình nhằm giải quyết các yêu cầu tư vấn của
khách hàng. Do vậy, hầu hết các yêu cầu tư vấn đều được giải quyết triệt để,
có hiệu quả, tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng.
Tuy nhiên, với một số tư vấn viên trẻ tuổi, kinh nghiệm nghề nghiệp
chưa nhiều, do vậy trong quá trình tư vấn cịn bỏ xót một vài kỹ năng, đồng
thời chưa biết kết hợp sử dụng các kỹ năng với nhau giúp giải quyết vụ việc
17



×